Thảo luận Về việc sử dụng con dấu doanh từ 2021 và chữ ký của người đại diện pháp luật của doanh nghiệp !? Khi con dấu không còn giá trị pháp lý

Theo Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về dấu của doanh nghiệp và Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về con dấu của doanh nghiệp thì các điểm mới về con dấu doanh nghiệp cụ thể như sau:
- Chữ ký số được công nhận là dấu của doanh nghiệp, theo khoản 1 Điều 43 Luật doanh nghiệp 2020 quy định 02 hình thức của dấu doanh nghiệp, bao gồm: Dấu được làm tại cơ sở khắc dấu; và Dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử
- Doanh nghiệp quyết định dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, VPĐD và đơn vị khác của doanh nghiệp: không bị ràng buộc bởi bất kỳ quy định nào như pháp luật hiện hành, theo đó pháp luật trao toàn quyền quyết định về dấu cho doanh nghiệp
- Doanh nghiệp không cần thông báo mẫu dấu: doanh nghiệp không phải thông báo mẫu con dấu doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp như quy định của pháp luật hiện hành
- Quản lý, lưu giữ dấu theo quy chế của chi nhánh, VPĐD hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp: Theo khoản 3 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định thì việc quản lý và lưu giữ dấu được thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc theo quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, VPĐD hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Theo đó, trường hợp chi nhánh, VPĐD hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp tự ban hành dấu thì tự quy định về quy chế quản lý và lưu giữ dấu của mình mà không phụ thuộc vào Điều lệ công ty.
- Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật: khác với quy định hiện hành khi con dấu được sử dụng cả trong trường hợp các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu

Biết đây là quy định tiến bộ:
- Theo lý thuyết là chữ ký của người đại diện theo pháp luật đã đủ hiệu lực thay mặt cho doanh nghiệp để thực hiện giao dịch, việc phải có thêm con dấu là thừa và vô hình chung đã yêu cầu doanh nghiệp xác nhận đến hai lần trên cùng một giao dịch, gây lãng phí thời gian và không cần thiết
- Việc quản lý con dấu và tính xác thực của con dấu là vẫn là vấn đề khá phức tạp đối với doanh nghiệp, việc giả mạo con dấu diễn ra khá phổ biến và việc phân biệt thật giả là rất khó nhận định được đối với các bên tại thời điểm giao dịch.

Như vậy luật doanh nghiệp 2020 không bỏ con dấu, có thể hiểu con dấu doanh nghiệp chỉ là đại diện cho mỗi doanh nghiệp, được dùng để phân biệt giữa các doanh nghiệp với nhau. Như vậy con dấu không còn thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của doanh nghiệp. Nói cách khác là không có con dấu đóng trên văn bản giấy tờ thì văn bản giấy tờ đó vẫn có thể có giá trị pháp lý ... vì quy định chỉ sử dụng con dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật, nếu pháp luật không quy định thì sữ dụng con dấu thì đóng dấu sẽ như thế nào ?
 
  • Like
Reactions: PTHVina
Như vậy có thể hiểu từ 01/2021 bãi bỏ thủ tục thông báo mẫu con dấu doanh nghiệp, Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp, trong đó bãi bỏ một số thủ tục hành chính không cần thiết liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.

Cụ thể, bãi bỏ thủ tục thông báo sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu (trước đây quy định tại Điều 34 Nghị định 78/2015/NĐ-CP). Việc bãi bỏ thủ tục này phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.

Về việc sử dụng con dấu, tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:
- Doanh nghiệp không bắt buộc phải đóng dấu trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng lý doanh nghiệp, nghị quyết, quyết định, biên bản họp trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
- Việc đóng dấu đối với các tài liệu khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Lưu ý: Trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp còn có các tài liệu khác như văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp (Điều 12 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).

Bên cạnh đó, Nghị định 01/2021/NĐ-CP còn bãi bỏ một số thủ tục như: Thông báo thay đổi thông tin người quản lý doanh nghiệp, thông báo chào bán cổ phần riêng lẻ,... (Điều 54 Nghị định 78/2015/NĐ-CP).

Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 04/01/2021 và thay thế Nghị định 78/2015/NĐ-CP và Nghị định 108/2018/NĐ-CP.
 
rằng hay thì thật là hay, ngẫm ra thì thấy đắng cay thế nào,

bỏ con dấu có thể giảm thủ tục hành chính cho doanh nghiệp nhưng sẽ phát sinh những thủ tục khác phức tạp hơn khi có tranh chấp xảy ra, phải chứng minh tính pháp lý của chữ ký trong trường hợp có tranh chấp đó

khi không cần có con dấu có thể dẫn đến vượt tầm kiểm soát và có thể dẫn đến những nhiều hệ lụy về mặt pháp lý và các vấn đề liên quan, mạo danh con dấu đã dễ, giờ mạo danh chữ ký còn dễ hơn

do đó, không bỏ con dấu sẽ bảo vệ doanh nghiệp tốt hơn
 
  • Like
Reactions: BacNinhTBD

BacNinhTBD

Thành viên cơ bản
12/1/21
2
1
40
Bắc Ninh
tbdbacninh.vn
Ra rả là bỏ thủ tục hành chính không cần thiết cho doanh nghiệp, nhưng túm lại là nhà nước chỉ quan tâm tới thuế (VAT, TNDT, TTĐB ...) và BHXH doanh nghiệp phải đóng thôi, từ nay các doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm giao dịch với nhau, nhà nước không đứng ra hỗ trợ bất kỳ một chuyện gì, tranh cãi thì ra tòa, luật sư giờ cũng giẻ rách.
 
  • Haha
Reactions: LuanDangMGBDS

LuanDangMGBDS

Thành viên cơ bản
4/1/21
2
0
Ra rả là bỏ thủ tục hành chính không cần thiết cho doanh nghiệp, nhưng túm lại là nhà nước chỉ quan tâm tới thuế (VAT, TNDT, TTĐB ...) và BHXH doanh nghiệp phải đóng thôi, từ nay các doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm giao dịch với nhau, nhà nước không đứng ra hỗ trợ bất kỳ một chuyện gì, tranh cãi thì ra tòa, luật sư giờ cũng giẻ rách.
thì giờ tư cách người ký hợp đồng là quan trọng nhất