Khảo sát đánh giá việc thiệt hại cho nâng hay hạ cốt nền công trình hạ tầng đô thị & phương án xác đ

tamxuanpham

Thành viên cơ bản
7/3/14
325
23
Mục tiêu xác định chi phí bồi thường khi thực hiện công tác nâng hạ nền đường do việc đầu tư các công trình giao thông hay hạ tầng kỹ thuật gây ảnh hưởng các công trình dọc hai bên tuyến? có vẻ không dễ và việc bồi thường do nâng hạ đường có vẻ cũng chưa có tiền lệ, song hoàn toàn có cơ sở để đặt ra vấn đề này.

Theo luật Xây dựng
Điều 4. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng
1. Bảo đảm đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ cảnh quan, môi trường; phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hóa của từng địa phương; bảo đảm ổn định cuộc sống của nhân dân; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh và ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên tại khu vực có dự án, bảo đảm đúng mục đích, đối tượng và trình tự đầu tư xây dựng.
3. Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm nhu cầu tiếp cận sử dụng công trình thuận lợi, an toàn cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em ở các công trình công cộng, nhà cao tầng; ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng hệ thống thông tin công trình trong hoạt động đầu tư xây dựng.
4. Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng, sức khỏe con người và tài sản; phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường.
5. Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình và đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
6. Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ các điều kiện năng lực phù hợp với loại dự án; loại, cấp công trình xây dựng và công việc theo quy định của Luật này.
7. Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thấtthoát và tiêu cực khác trong hoạt động đầu tư xây dựng.
8. Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng với chức năng quản lý của chủ đầu tư phù hợp với từng loại nguồn vốn sử dụng.

Điều 36. Nguyên tắc điều chỉnh quy hoạch xây dựng
1. Việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng phải trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trạng, kết quả thực hiện quy hoạch hiện có, xác định rõ yêu cầu cải tạo, chỉnh trang của khu vực để đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu về sử dụng đất, giải pháp tổ chức không gian, cảnh quan đối với từng khu vực; giải pháp về cải tạo hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phù hợp với yêu cầu phát triển.
2. Nội dung quy hoạch xây dựng điều chỉnh phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật này; nội dung không điều chỉnh của đồ án quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt vẫn được thực hiện.​


Bàn về các cao trình chống ngập.
Ngập lụt đô thị được xác định có nhiều nguyên do, trong đó nguyên do chính là việc thoát nước không bảo đảm. Điều đó có thể xuất phát từ cốt nền đô thị thấp hơn hệ thống cốt chuẩn (gây ngập trên diện rộng) và cũng có trường hợp địa hình tuy cao hơn cốt chuẩn song lại bị làm trũng so với khu vực xung quanh (gây ngập cục bộ). Ngập lụt xảy ra do hệ thống cốt nền lạc hậu là bất khả kháng, được cho là hệ quả của thiên tai. Trong khi đó, ngập cục bộ được xem là “nhân tai”, hệ quả của công tác quản lý đô thị thiếu khoa học, thiếu đồng bộ. Việc nâng đường không đồng bộ và thiếu khoa học làm tình trạng ngập lụt tuy biến mất trên nhiều tuyến đường song lại được “chuyển” vào khu vực hai bên tuyến. Ngập lụt triền miên ngay cả vào mùa khô đã mang lại sự xáo trộn đáng kể và gây thiệt hại rất cụ thể.

Ngập lụt đô thị xuất phát từ “lỗi” của quy hoạch đô thị. Nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật đầu tư thời gian gần đây đều tuân thủ quy hoạch cốt nền quy hoạch, cốt nền lại được quy hoạch sau thời điểm nhà dân xây dựng (xây dựng hợp pháp, đúng giấy phép hoặc đã tồn tại trước đó). Khi xây dựng công trình hai bên tuyến, giấy phép xây dựng được xem là cơ sở pháp lý có nghĩa vụ phải tuân thủ. Theo đó, giấy phép quy định chiều cao cốt xây dựng một cách cụ thể dựa trên những tính toán của nhà quản lý, dù có muốn xây dựng với cốt cao hơn nhằm phòng tránh rủi ro ngập lụt từ việc duy tu và nâng cấp đường sá thì cũng không được phép.

Ngập lụt đô thị xuất phát từ quản lý quy hoạch đô thị. Do yếu tố kinh phí, rất nhiều công trình được đầu từ có cốt nền đường thấp hơn cốt nền quy hoạch. Cốt nền quy hoạch tuy đã có, nhưng có một thực tế là quản lý đô thị cấp quận, huyện không có đủ người và đủ trình độ để có thể hiểu và quản được cốt nền này. Vì thế, việc cắm mốc cốt nền, cấp phép xây dựng theo cốt nền chỉ là hình thức. Điều này dẫn đến tình trạng trên cùng một con đường nhưng có nhà xây nền cao, nhà xây nền thấp, cán bộ đô thị địa phương không quản lý được. Nên khi đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật đã biến các công trình hai bên tuyến thành hầm hoặc phải làm thang leo.​


Bàn về yếu tố kỹ thuật giao thông đường bộ

Cao trình (cốt) nền đường (bỏ qua yếu tố chống ngập nêu trên) luôn tuân thủ các quy chuẩn quy phạm chuyên ngành, kéo theo sẽ có nền đường đào và nền đường đắp. Đây là vấn đề rắc rối lớn nhất vì quy hoạch không thể cập nhật chi tiết các yếu tố kỹ thuật của một tuyến đường. Việc bồi thường cũng cần phải được xác định do việc đầu tư công trình gây ra.​

Vào thời điểm tháng 07/2015, sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đã chủ trì một tổ công tác liên ngành để khảo sát khắc phục hậu quả bởi các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật bằng cách trình Ủy Ban Nhân dân TP.HCM ban hành quy định chung về mức hỗ trợ thiệt hại
Theo tổ công tác liên ngành, những hạn chế do dự án nâng đường, nâng hẻm gây ra cần được bồi thường, hỗ trợ thiệt hại. Tổ công tác đề xuất hai hình thức bồi thường, hỗ trợ: Đối với trường hợp có tài sản thế chấp, chương trình vay vốn tạo lập nhà cho người có thu nhập thấp của quỹ phát triển nhà ở của TP có thể bổ sung chính sách hỗ trợ cho những người có nhà bị ảnh hưởng bởi dự án nâng đường. Trường hợp này có thể vay tối đa đến 300 triệu đồng để xây dựng, sửa chữa nhà (thời hạn vay 15 năm). Đối với những trường hợp không có tài sản thế chấp, TP hỗ trợ mức vay 30 triệu đồng với lãi suất 3%/năm từ Ngân hàng Chính sách xã hội TP để người dân sửa nhà.

Ngoài ra, tổ công tác liên ngành còn đề xuất chính sách bồi thường thiệt hại khi thực hiện các dự án tương tự trong tương lai. Cụ thể, khi xây dựng đường, hẻm có cao độ thiết kế cao hơn hiện trạng nhà dân, gây ra thiệt hại thì chủ đầu tư dự án phải chuẩn bị trước nguồn kinh phí để bồi thường thiệt hại cho người dân. Trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án, chủ đầu tư phải tổ chức khảo sát, đánh giá mức độ ảnh hưởng, lấy ý kiến cộng đồng, thông báo về cơ chế bồi thường, mức hỗ trợ…


Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có khung chính sách chính thức được ban hành.​


Tại thời điểm đầu 2016, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục có văn bản kiến nghị UBND TP HCM xem xét, quyết định về chính sách hỗ trợ đối với các hộ gia đình cá nhân bị ảnh hưởng bởi những dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật (nâng cấp đường, hẻm) có cao độ thiết kế cao hơn cao độ hiện trạng của nhà dân trên địa bàn TP .... và hàng vạn người dân bị ảnh hưởng đang nóng lòng tiếp tục chờ.


Bỏ qua các công trình đã được phê duyệt dự án đầu tư, các công trình tiếp theo chuẩn bị lập dự án cần phải chuẩn bị trước phương án bồi thường thiệt hại, phải tổ chức khảo sát, đánh giá mức độ ảnh hưởng, lấy ý kiến cộng đồng, thông báo về cơ chế bồi thường, mức hỗ trợ… nói thì dễ .... nhưng thực hiện như thế nào?