[Chém zó] - Đừng vội mừng khi con(em) mình ngoan ngoãn và có thành tích học tập tốt

tupham

Thành viên cơ bản
7/3/14
134
2
Vì đại gia thường là 'học sinh cá biệt', nhiều học sinh "cá biệt" "quậy phá" đã gặt hái được nhiều thành công sau này. Có lẽ một phần vì những người đó rất giỏi kỹ năng sống, học sinh cá biệt thường làm sếp, kiếm tiền giỏi và thành công hơn ở trường đời:
Tổng hợp và tổng kết từ nhiều nguồn:

1. Học sinh cá biệt thường mặt dày: Do từ bé đã bị phê bình quen rồi nên trơ mặt, không cảm thấy xấu hổ khi trơ mặt bám lấy khách hàng.
Còn những học sinh thành tích tốt, ngoan ngoãn nghe lời, từ bé họ được nghe toàn lời khen ngợi nên thi thoảng nghe một lời chỉ trích hay phê bình, họ dễ cảm thấy xấu hổ muốn tìm lỗ nẻ nào đó để chui xuống, thế nên bám lấy khách hàng làm họ cảm thấy mất mặt như đi cầu xin bố thí vậy.​

2. Học sinh cá biệt không sợ khổ : Bị phạt, bị đòn roi, bị đe nẹt ... từ nhỏ quen rồi, dần dần rèn cho họ tính nhẫn nại, có thể chịu được nỗi khổ thể xác mà người khác không chịu được.
Còn những học sinh ngoan, học giỏi và nghe lời từ nhỏ họ được gia đình và thầy cô bao bọc, đa số họ nắng không tới mặt, mưa không tới đầu nên họ chỉ thích ở chỗ nào an toàn.​

3. Học sinh cá biệt không sợ vấp ngã: từ nhỏ luôn đối mặt với các kỳ thi bị điểm kém nên trở ngại nào với họ cũng như nhau, nó giống như cỏ dại vậy, cắt rồi mọc, mọc lại cắt, họ không hề cảm thấy đau khổ.
Ngược lại, các học sinh ngoan, trò giỏi, từ nhỏ sống trong sự bảo vệ của thành công nên khi đối mặt với thất bại họ thường cảm thấy vô cùng đau đớn.​

4. Học sinh cá biệt dám mạo hiểm: Từ nhỏ ưa mạo hiểm, tuy nhiên mỗi lần đều bị phát hiện và chịu sự trừng phạt nặng nề nhưng họ vẫn không từ bỏ niềm vui đó của mình.
Còn những học sinh ngoan, thành tích tốt, từ nhỏ đến lớn quỹ đạo cuộc sống của họ đều do giáo viên và phụ huynh thiết lập nên họ thiếu đi khả năng độc lập và tinh thần mạo hiểm.​

5. Học sinh cá biệt đề cao nghĩa khí: Không sợ chuyện thị phi, họ có xu hướng đoàn kết từ bé
Những học sinh thành tích tốt, ngoan ngoãn họ lại rất sợ chuyện thị phi, thậm chí họ còn tìm khuyết điểm của người khác để thể hiện mình. Những người như vậy có làm lãnh đạo thì ngày nào họ cũng coi nhân viên như kẻ địch, thử hỏi như vậy ai còn muốn làm việc cho họ, một khi công ty gặp khó khăn, nhân viên sẽ tự động bỏ đi hết.
 

tupham

Thành viên cơ bản
7/3/14
134
2
6. Học sinh cá biệt không học như máy: sự "quậy" ở mức nào đó cho họ khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề; đồng thời rèn luyện bản lĩnh đối mặt với rắc rối. Họ cũng rất biết điều phối bản thân và xây dựng các mối quan hệ cả ngoài và trong nhà trường.
Những học sinh thành tích tốt thuộc nhóm siêu chăm, học như nghiền chữ, không kỹ năng xã hội, không kinh nghiệm làm việc, không quan hệ (networking), toàn dựa vào quan hệ sẵn có của bố mẹ và người thân​

7. Học sinh cá biệt hiểu những gì họ muốn sớm hơn người khác: Họ không muốn mất thời gian vào những điều không cần thiết. Họ không bị cám dỗ bởi những việc mà họ thích làm nhưng không có ích gì cho mục tiêu của họ bằng cách ưu tiên cái họ phải làm

8. Học sinh cá biệt thích trải nghiệm công việc hơn là chỉ học và học: Hầu hết những học sinh cá biệt này đều làm việc sớm hơn những học sinh khác vì thế, họ luôn đạt điểm kém vì bỏ học trong lớp. Nhưng bù lại, họ có nhiều kinh nghiệm trong công việc mà những học sinh tốt nghiệp loại ưu không dễ gì có được.

9. Học sinh cá biệt luôn tìm kiếm những giải pháp đơn giản nhất: Họ có tiêu chuẩn cho thành công của họ, không bị ảnh hưởng bởi người khác. Họ có thể có lối suy nghĩ riêng và tự định nghĩa sự thành công của mình, họ cân nhắc được đồng ý hay không vào ý kiến của người khác. Họ không hoàn thành công việc một cách hoàn hảo, sẽ luôn tìm ra cách tự động hóa và tối ưu hóa những tiến trình lặp đi lặp lại trong công việc của họ.

10. Học sinh cá biệt thường có máu doanh nhân: Họ có nhiều ý tưởng và dự án bởi vì tâm trí họ không bị lấp đầy bởi những suy nghĩ và trách nhiệm xa xôi. Họ nghĩ về nhiều thứ khác nhau. Điều quan trọng với họ là tiến trình làm việc không nhàm chán và có được kết quả cuối cùng.

...
Mời mọi người bổ sung
 

ngochuyh

Thành viên chính thức
21/5/13
126
4
Chém zó cho vui thì được, thực tế thì:

100 thằng hồi nhỏ học giỏi, 90 thằng sau này kiếm tiền khá
100 thằng hồi nhỏ học ngu, 10 thằng sau này kiếm tiền tốt

Thiên hạ thường nhìn thấy thằng học ngu sau này giàu vì nó nổi bật lên, nên mới có chuyện để nói. Còn thằng siêng năng ngoan ngoãn học giỏi, sau này ra đi làm kiếm nhiều tiền thì thường quá rồi, có gì đặc biệt đâu mà tám

Những thằng học dốt mà giàu phần lớn thuộc dạng liều mạng, điếc không sợ súng, cũng có khối thằng banh xác chứ không phải thằng nào cũng thành công, giỏi căn bản trước đi đã, cho chắc ăn.
 
27/10/16
94
4
Đừng phán bừa theo cảm tính hay theo một vài quan sát cá nhân. Đừng nhìn đám COCC với mấy thằng tham nhũng, ăn cắp, làm hàng giả, buôn lậu ở cái xứ mọi này rồi nói nhảm. Vụ này Tây Mỹ họ đã nghiên cứu chán chê rồi. Học giỏi thể hiện khả năng, cụ thể là khả năng phân tích, giải quyết vấn đề, tính kiên trì, cẩn thận, khả năng tập trung, vv..., toàn là những đức tính cần thiết để thành công sau này

ACADEMIC PERFORMANCE THE BEST INDICATOR OF POTENTIAL FOR SUCCESS IN LIFE

Many at times I wonder, if everyone at the university will become a successful academic. My answer is: they might, but not necessarily will. It is, however, true that your academic performance tells your skills, your skills tells your ability, and your ability determines your success - also in non-academic life

If you take a closer look at what qualities it takes to have an excellent academic performance, you will get to know that these are the qualities required to be successful in life, because to have good academic performance you have to be consistent, determined, focus then and then you can have good academic performance, academic performance reflects your abilities. Why are we in the university if academic performance is not the best indicator of success?, don’t we now see that we have been prepared at the university for the future challenges that lies ahead of us.

www.fogs.com/articles/academic-performance-the-best-indicator-of-potential-for-success-in-life-1622
 

banhbeo

Thành viên cơ bản
28/9/15
568
36
Học giỏi và giàu có là 2 phạm trù riêng biệt. Nhiều đứa trẻ học rất giỏi vì nó rất thích học, không quan tâm chuyện gì khác ngoài học. Nhưng quăng ra đời đối diện với thực tế thì như hổ sở thú thả về rừng, không biết làm sao để tự kiếm ăn.

Thường mấy học sinh bị coi là cá biệt thì họ có cơ hội lớn để trải nghiệm nhiều thứ. Trải nghiệm sẽ giúp họ học được nhiều kĩ năng hơn và giúp bé dc nhiều hơn sau này.

Lớp cùng học đại học xưa, những đứa làng nhàng thì ra đời lúc đầu rất vất vả nhưng sau này phần lớn thành công hơn những đứa học giỏi, những đứa học giỏi thì thường ở lại làm giảng viên hoặc culi cho Tây.

Còn lớp phổ thông thì khác, mấy người học giỏi hơn đa phần giờ tụi nó đầy đủ hơn, còn mấy đứa ngu hơn thì tất tần tật đều thê thảm hơn. Giỏi định nghĩa ở top 5% trên tổng thể nhá, còn lại đánh giá là làng nhàng.

Đúng là nước ngoài họ nghiên cứu cả trẻ em từ lúc 12-13 tuổi, Hai mươi năm sau khi những người này lớn lên họ lại nghiên cứu tiếp sự nghiệp, thành quả của người ta rồi mới đưa ra kết luận, chứ đâu có phán bừa

Does Early Academic Prowess Predict Later Success?

Early achievement in school predicts later success in life.

A fascinating paper in the May, 2013 issue of Psychological Science by Harrison Kell, David Lubinski, and Camilla Benbow does just that. They tracked a group of people who took the Scholastic Aptitude Test (SAT) at the age of 13. The SAT (as it was given back then) had two scores—a verbal score and a math score.

The people they tracked were those who got a score that placed them in the top 0.01% (that is 1 in 10,000) on either the verbal or math portion of the test (or both). So, these individuals were not just high-scorers for their age group, but extremely high-scorers. Twenty years after taking the SAT, this sample of 320 people was surveyed about their achievements. In addition, the researchers used databases to get additional information about employment, publications, patents, and awards.

Several interesting things emerged from this analysis.

The people who did extremely well on the verbal section of the SAT tended to go into careers in the arts, the humanities and the social sciences. Those who did well on the math portion of the test tended to go into STEM (Science, Technology, Engineering and Mathematics) fields. Many of those who became lawyers did very well on the verbal section of the SAT, and moderately well on the mathematics section of the test at age 13.

This group was highly accomplished in their fields. The group that did well in mathematics generated large numbers of patents and large numbers of publications in journals in the STEM disciplines. Those that did well on the verbal section of the test went on to publish books, plays, short stories, and publications in the humanities at a high rate. These individuals also received a number of grants and awards to support their work. Finally, many of these individuals went on to get tenure prestigious research universities.

There is no comparison group in this study. The researchers just tracked the accomplishments of this group. However, the rates of publication and achievement of tenure are higher in this group than in the general population, so this group of individuals was clearly operating at a high level.

What kinds of conclusions should we draw from data like this?

On the one hand, kids who show high levels of academic achievement early in their careers are on a path toward greatness. If we nurture those students, they have the study skills and interest in learning that will allow them to work at the highest levels of the fields they choose. It is well-worth finding ways to help these students to continue their studies and to make their contribution to the world.

On the other hand, that does not mean that we should focus selectively on high achievers at the expense of everyone else. Smart thinking is ultimately a skill that anyone can acquire. Anyone who is motivated to learn can ultimately do great things in a field of study. Early success may be a marker of great things to come in the future. But, a person who is not in the top 0.01% at the age of 13 is not destined for mediocrity.

https://www.psychologytoday.com/blo...-early-academic-prowess-predict-later-success

Vấn đề ở đây nhiều người nhầm lẫn giữa học có challege và trải nghiệm khác với học kiểu "ngoan và mọt sách"

Em học bình thường nên đến giờ công việc, tiền tài và địa vị vẫn làng nhàng
 

HuynhTran

Thành viên cơ bản
21/5/13
169
14
Định nghĩa thế nào là thành công, là thành đạt cái đã? Giáo sư Trần Văn Khê có giàu không? So với anh Đức lâm tặc thế nào? Newton, Einstein, Beethoven là những kẻ bất tài về tiền bạc ?

Thành công có nhiều cách.
Học giỏi hay dở đều có thể thành công được lắm.



Rồi phải định nghĩa lại học dốt, học dốt là như thế nào, dốt toàn diện hay dốt một số môn hay chỉ giỏi một môn, có thể dốt nhiều môn nhưng có môn nó siêu đẳng và người dạy có giỏi, có thể làm học sinh hứng thú với môn học đó hay không .... ?

ví dụ anh CT HĐQT của ACB, thời đi học lớp 8 có lần học Sinh Học phải mổ cá, nhóm assign ảnh đi mua cá. Ảnh lười kêu người làm ảnh đi mua rồi đem vô trường. Đến giờ mổ, nhóm người ta làm 20 phút vì mua con cá lóc nhỏ. Nhóm ảnh vật lộn với kềm, búa, dao phay vì người làm ảnh đem vô con cá thu 5kg lol ... nhưng giờ ảnh là CT HĐQT ACB


Rồi.
- Nghịch phá, lười học nhưng thông minh --> ra đời lanh lẹ và có nhiều ý tưởng.
- Nghịch phá, lười học mà dốt, chậm, ù lỳ thì cũng vẫy thôi chẳng khá gì
- Nghịch phá (hoặc không), học giỏi --> ra đời cũng khá
....

Thường mấy ông giao tiếp với đời sớm đúng là mặt dày hơn, lỳ đòn hơn ít bị ảnh hưởng tâm lý hơn so với những bạn được bảo bọc --> cái này hợp lý nè.

Thường mấy ông ngày xưa học dốt nhưng sau này giàu mình dễ nhận biết là vì:
- Bọn nó thích khoe khoang hoặc giả vờ lộ cái sự giàu đó (nhiều thằng do gia đình, nhiều thằng do mánh lới...)
- Bọn giỏi cũng giàu thì thường không khoe hoặc ít khoe do bản tính nó trước giờ vậy, cứ im ỉm.

Thường thì mấy đứa cực giàu nó ngại khoe lắm, có nhiều lý do.

Điều kiện cần và đủ của mỗi đối tượng khác nhau và cần bổ khuyết cho nhau.
Đương nhiên, học dở chưa chắc không thông minh, không thông minh thì không làm được cái củ chuối gì cả
 

thanhhatran1

Senior Member
19/12/15
293
4
Chắc chắn có tỷ lệ thành công nhất định ở người cá biệt, nhưng không phải đa số . Lều báo dịch bài, hoặc lấy tỷ lệ thấp để quy nạp cho tất cả thì giờ khuyến khích con cái cá biệt cmn hết. Không biết từ lúc nào mà nguời ta mặc định định nghĩa thành công là kinh doanh, thành công hơn là có nhiều tiền hơn.

Học sinh "cá biệt" thành công thì phải có phụ huynh "cá biệt". Ừ thì mấy ông sáng lập các công ty nổi tiếng đều bỏ học giữa chừng, dưng mà toàn trường top đầu: ha vợt, mít, sờ tan phọt,... nhưng toàn mấy ông học giỏi và nhà có tiền.

Ở Việt Nam, học hành đánh đố, rập khuôn, đọc chép,... có thể học giỏi thì chỉ giỏi theo bài mẫu, ý thầy thôi. Ra đời thì đi lên bằng đầu gối với xoa tay,... đúng là liều ăn nhiều nên không cần học nhiều chỉ cần đầu óc nhanh nhạy biết nắm bắt thời cơ là phất , ông lao vào học thời đó thì lý thuyết quá lại học nhiều nên ko nắm bắt kịp , bỏ lỡ nhiều cơ hội làm giàu nên lại làm thuê cho ông học kém nhưng ra đời sớm. Chưa nói ở Việt Nam thành công trong kinh doanh... phụ thuộc nhiều vào quan hệ ... "không quan hệ", "không tiền tệ" có giỏi cũng như có động cơ, có tên lửa tốt nhưng không bệ phóng .... lẹt đẹt chục năm lại về cái máng lợn.

Nhưng e rằng sớm sẽ có nhiều thay đổi
 

automaticvn

Thành viên cơ bản
20/11/18
23
5
Trẻ con bây giờ được bao bọ quá. Có khi chả hiểu hạt gạo ăn thường ngày trải qua những giai đoạn gì ?
Làm đất
Gieo mạ
Cấy
Chăm bón
Gặt
Phơi
Sát gạo
>> Thành gạo
Mình đảm bảo trẻ em thành thi ít được biết/