Mẫu thuẫn giữa thông tư 03/2016/TT-BXD và Nghị định 100/2018/NĐ-CP về hành nghề hoạt động xây dựng

TuLeKG

Thành viên cơ bản
Theo luật xây dựng 2014 , tại điều 5

Điều 5. Loại và cấp công trình xây dựng
1. Công trình xây dựng được phân theo loại và cấp công trình.
2. Loại công trình được xác định theo công năng sử dụng gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình giao thông, công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình quốc phòng, an ninh.
3. Cấp công trình được xác định theo từng loại công trình căn cứ vào quy mô, mục đích, tầm quan trọng, thời hạn sử dụng, vật liệu sử dụng và yêu cầu kỹ thuật xây dựng công trình.
Cấp công trình gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV và các cấp khác theo quy định của Chính phủ.

Nghĩa là không có loại công trình cấp thoát nước

Theo Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ Về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, phụ lục I

Theo Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng tại điều 8

Điều 8. Phân loại và phân cấp công trình xây dựng
1. Căn cứ theo công năng sử dụng, công trình xây dựng được phân thành các loại như sau:
a) Công trình dân dụng;
b) Công trình công nghiệp;
c) Công trình giao thông;
d) Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;
đ) Công trình hạ tầng kỹ thuật;
e) Công trình quốc phòng, an ninh.
Danh mục chi tiết các loại công trình được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Đối với công trình không được quy định trong các mục từ mục I đến mục V của Phụ lục I Nghị định này, Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành xác định loại của công trình.

3. Công trình, hạng mục công trình được phân cấp căn cứ trên quy mô, loại kết cấu, tầm quan trọng để áp dụng trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng sau đây:
a) Quản lý phân hạng năng lực của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng và công bố thông tin năng lực của các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng công trình;
b) Yêu cầu về cấp công trình phải lập chỉ dẫn kỹ thuật và xác định số bước thiết kế xây dựng công trình;
c) Phân định trách nhiệm thẩm định thiết kế xây dựng, kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình của các cơ quan chuyên môn về xây dựng;
d) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng và hợp đồng xây dựng;
đ) Phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng;
e) Quy định về thời hạn bảo hành công trình xây dựng; quản lý công tác bảo trì công trình xây dựng;
g) Phân cấp sự cố công trình xây dựng và thẩm quyền giải quyết sự cố công trình xây dựng;
h) Các quy định khác có liên quan.

4. Phân cấp công trình để thiết kế xây dựng công trình và để quản lý các nội dung khác được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy định của pháp luật có liên quan.

5. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành hướng dẫn phân cấp các loại công trình xây dựng nêu tại Khoản 3 Điều này.

Nghĩa là vẫn không có cái gọi loại công trình cấp thoát nước

Nhưng đến phụ lục I thì bắt đầu rắc rối

III. CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT
1. Công trình cấp nước: Nhà máy nước, công trình xử lý nước sạch; trạm bơm (nước thô, nước sạch hoặc tăng áp); bể chứa nước sạch; tuyến ống cấp nước (nước thô hoặc nước sạch).
2. Công trình thoát nước: Tuyến cống thoát nước mưa, cống chung; tuyến cống thoát nước thải; hồ điều hòa; trạm bơm nước mưa; công trình xử lý nước thải; trạm bơm nước thải; công trình xử lý bùn.

3. Công trình xử lý chất thải rắn:
a) Công trình xử lý chất thải rắn thông thường: trạm trung chuyển; bãi chôn lấp rác; khu liên hợp xử lý/khu xử lý; cơ sở xử lý chất thải rắn;
b) Công trình xử lý chất thải nguy hại.

4. Công trình chiếu sáng công cộng: mạng lưới điện chiếu sáng, cột đèn.

5. Công trình khác:
a) Công trình thông tin, truyền thông: Cột thông tin, công trình thu phát sóng; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông (cáp chôn trực tiếp dưới lòng đất, cáp trong cống bể, cáp dưới đáy biển, cáp dưới đáy sông, cáp treo); công trình xây dựng lắp đặt cột bê tông (loại cột như trên) để treo các loại cáp thông tin;
b) Nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng;
c) Công viên, cây xanh;
d) Bãi đỗ ô tô, xe máy: bãi đỗ xe ngầm, bãi đỗ xe nổi;
đ) Cống, bể kỹ thuật, hào và tuy nen kỹ thuật.

nghĩa là có cái gọi là công trình thoát nước, công trình cấp nước - nhưng vẫn nằm trong Công Trình Hạ Tầng Kỹ Thuật

Đến Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng - phụ lục I

Bảng 1.3 Phân cấp công trình hạ tầng kỹ thuật (HTKT)

Nhưng đến cái Nghị định số 100/2018/NĐ-CP của Chính phủ : Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, bắt đầu rắc rối xuất hiện.

“Điều 48. Chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình
1. Các lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình gồm:
a) Thiết kế kiến trúc công trình;
b) Thiết kế kết cấu công trình dân dụng - công nghiệp;
c) Thiết kế cơ - điện công trình;
d) Thiết kế cấp - thoát nước công trình;
đ) Thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.

Điều 57. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng
1. Tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau đây:
a) Khảo sát xây dựng, bao gồm: Khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình.
b) Lập quy hoạch xây dựng.
c) Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình, bao gồm: Thiết kế kiến trúc công trình; thiết kế kết cấu công trình dân dụng - công nghiệp; thiết kế cơ - điện công trình; thiết kế cấp - thoát nước công trình; thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.
d) Quản lý dự án đầu tư xây dựng.
đ) Thi công xây dựng công trình.
e) Giám sát thi công xây dựng công trình.
g) Kiểm định xây dựng.
h) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Vấn đề đặt ra ở đây
1. Thiết kế cấp - thoát nước công trình nằm ở đâu trong loại công trình nào, có thuộc về công trình hạ tầng kỹ thuật hay không ?
2. Nếu chứng chỉ hành nghề và chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng:
- Nếu ghi là " Thiết kế cấp - thoát nước" thì có được thiết kế cấp - thoát nước cho loại công trình hạ tầng kỹ thuật hay không ?
- Nếu ghi là "Thiết kế công trình hạ tầng kỹ thuật" nhưng không ghi chi tiết, thì có được thiết kế cấp - thoát nước hay không ?

Đau hết cả đầu
 
  • Haha
Reactions: KhacHuyEng

KhacHuyEng

Junior Member
2/6/18
5
1
46
Củ chuối các văn bản về xây dựng luôn đấy, Nghị định bụp Luật, Thông tư bụp nghị định ... ví dụ cái Thông tư số 08/2018/TT-BXD ngày 05/10/2018 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam.

Điều 2. Chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
3. Đối với lĩnh vực hành nghề thiết kế xây dựng công trình
d) Thiết kế cấp - thoát nước công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến thiết kế cấp - thoát nước;
g) Thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến thiết kế các loại công trình hạ tầng kỹ thuật.

Điều 4. Đánh giá cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
3. Trường hợp tổ chức chỉ có cá nhân đảm nhận các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số lĩnh vực, loại hình, bộ môn thì việc đánh giá được thực hiện như sau:
c) Đối với tổ chức thiết kế xây dựng công trình
Đối với lĩnh vực thiết kế xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp
: Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế các bộ môn của thiết kế xây dựng của tổ chức phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình bao gồm: thiết kế kiến trúc công trình, thiết kế kết cấu công trình dân dụng - công nghiệp, thiết kế cơ - điện công trình, thiết kế cấp - thoát nước công trình phù hợp với công việc đảm nhận và hạng đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức. Trường hợp tổ chức kê khai các cá nhân đảm nhận chức danh chủ trì đối với một hoặc một số bộ môn của thiết kế xây dựng công trình thì chỉ xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đối với nội dung thiết kế xây dựng công trình của bộ môn đó.

Đối với lĩnh vực thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật: Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế xây dựng của tổ chức phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật phù hợp với loại công trình và hạng đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức.

Kết cục trong cùng một thời điểm vào thời điểm tháng 9/2018
- Kỹ sư Xây dựng ( Thủy lợi - Thủy điện - Cấp thoát nước) thì được cấp chứng chỉ "Thiết kế Cấp thoát nước", dẫn đến liệu có được thiết kế cấp thoát nước cho loại công trình hạ tầng kỹ thuật không ?
- Kỹ sư Xây dựng (Dân dụng) thì được cấp chứng chỉ "Thiết kế Hạ tầng kỹ thuật thoát nước" và "Thiết kế Kết cấu công trình DD&CN", cái này thì đã rõ - không được thiết kế thoát nước cho công trình dân dụng.

Tìm kiếm trên website của Bộ Xây Dựng, với từ khóa
Hướng dẫn việc cấp chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Nghị định số 100/2018/NĐ-CP site:xaydung.gov.vn

Cấp thoát nước + Nghị định số 100/2018/NĐ-CP site:xaydung.gov.vn

dính cái trả lời chung chung muôn thưở của Bộ Xây Dựng

Sau khi nghiên cứu, Cục Quản lý hoạt động xây dựng có ý kiến trả lời như sau:
Điều 2 Thông tư số 08/2018/TT-BXD ngày 05/10/2018 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam đã quy định cụ thể về chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.

Huề vốn

Câu hỏi của bạn Nguyễn Văn Trình tại hòm thư trinhdasnn@gmail.com hỏi :
Năm 2012 tôi đã được cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng; lĩnh vực hoạt động xây dựng: Thiết kế xây dựng công trình giao thông và thủy lợi; thiết kế hạ tầng kỹ thuật; khảo sát địa hình công trình xây dựng. Nay tôi làm thủ tục để được sát hạch cấp lại chứng chỉ do chứng chỉ hết hạn sử dụng. Theo Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 và Thông tư số 08/2018/TT-BXD ngày 5/10/2018 tôi có được xem xét cấp lại chứng chỉ các lĩnh vực nêu trên không? Chuyên môn của tôi là Bằng tốt nghiệp Đại học Xây dựng.

Cục Quản lý hoạt động xây dựng có ý kiến trả lời như sau:

Điều kiện và lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng đã được quy định cụ thể trong Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng và Thông tư số 08/2018/TT-BXD ngày 05/10/2018 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam.

Và vui nhất là khi đọc cái trả lời
Chứng chỉ hành nghề trong dự án có nhiều loại công trình và có cấp công trình khác nhau

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 26 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP thì “Tổ chức thực hiện giám sát quy định tại Khoản 2 và Điểm a Khoản 3 Điều này phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và có đủ nhân sự thực hiện giám sát tại công trường phù hợp với quy mô, yêu cầu của công việc thực hiện giám sát. Tùy theo quy mô, tính chất, kỹ thuật của công trình, cơ cấu nhân sự của tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình bao gồm giám sát trưởng và các giám sát viên. Người thực hiện việc giám sát thi công xây dựng của tổ chức nêu trên phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với chuyên ngành được đào tạo và cấp công trình”.

Do đó, dự án có thể bổ nhiệm nhiều giám sát trưởng tương ứng với từng hạng mục công trình. Cá nhân thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình phải đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng tương ứng với loại và cấp công trình.

Như vậy có thể hiểu là một công trình có nhiều giám sát trưởngnhiều chủ nhiệm thiết kế

Hy vọng vào "Quyết định số 496/QĐ-BXD ngày 31/05/2019 về việc Thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng "
 
  • Haha
Reactions: TuLeKG

TuLeKG

Thành viên cơ bản
Kết cục trong cùng một thời điểm vào thời điểm tháng 9/2018
- Kỹ sư Xây dựng ( Thủy lợi - Thủy điện - Cấp thoát nước) thì được cấp chứng chỉ "Thiết kế Cấp thoát nước", dẫn đến liệu có được thiết kế cấp thoát nước cho loại công trình hạ tầng kỹ thuật không ?
- Kỹ sư Xây dựng (Dân dụng) thì được cấp chứng chỉ "Thiết kế Hạ tầng kỹ thuật thoát nước" và "Thiết kế Kết cấu công trình DD&CN", cái này thì đã rõ - không được thiết kế thoát nước cho công trình dân dụng.
Đọc cái này còn vui vãi nữa nè

4p0iSa2.jpg


Cá nhân đứng chủ trì thiết kế
20/2/2019
Câu hỏi của bạn Phan Duy Quý tại hòm thư pdqgt32@gmail.com hỏi :
1. Theo quy định tại Thông tư số 17/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng thì mỗi cá nhân được tham gia hoạt động xây dựng với các tổ chức khác nhau nhưng chỉ thực hiện vai trò chủ chốt tại một tổ chức. Nhưng hiện nay Thông tư này đã được thay thế bởi Thông tư số 08/2018/TT-BXD ngày 05/10/2018. Tôi xin hỏi, theo Thông tư số 08/2018/TT-BXD ngày 05/10/2018 cá nhân tham gia hoạt động xây dựng có được giữ vai trò chủ chốt với nhiều tổ chức hay không?
2. Công ty tư vấn A đã đăng ký ông B có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng làm chủ trì lĩnh vực thiết kế. Như vậy, ông B có được tham gia một Công ty khác với tư cách là chủ trì thiết kế hay không?

3. Người có chứng chỉ hành nghề thiết kế đường giao thông, thiết kế công trình dân dụng. Như vậy kỹ sư nêu trên có được thiết kế cống thoát nước mưa, thoát nước thải sinh hoạt hay không?

Sau khi nghiên cứu, Cục Quản lý hoạt động xây dựng có ý kiến như sau:

Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng và Thông tư số 08/2018/TT-BXD ngày 5/10/2018 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam không có quy định cá nhân tham gia hoạt động xây dựng được giữ vai trò chủ chốt với nhiều tổ chức.

Cá nhân đã được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng thì được tham gia hoạt động xây dựng phù hợp với lĩnh vực và hạng năng lực ghi trên chứng chỉ hành nghề được cấp. Theo đó, trường hợp cá nhân ký hợp đồng lao động với tổ chức có đủ điều kiện về chuyên môn, thời gian kinh nghiệm tham gia công việc, đã được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế thì được đảm nhận vai trò cán bộ chủ chốt của tổ chức đối với lĩnh vực thiết kế xây dựng ghi trên chứng chỉ hành nghề.

Trường hợp cá nhân có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình giao thông đường bộ thì được làm chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng công trình giao thông đường bộ (bao gồm cả hệ thống thoát nước mặt của công trình) phù hợp với hạng năng lực.

Trường hợp cá nhân có chứng chỉ hành nghề thiết kế kết cấu công trình dân dụng và công nghiệp thì được làm chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng phần kết cấu công trình dân dụng và công nghiệp phù hợp với hạng năng lực. Phần cấp - thoát nước do cá nhân có chứng chỉ hành nghề thiết kế cấp - thoát nước công trình đảm nhiệm.

Có quyền bắt bẻ là "Thiết kế Cấp thoát nước" thì chỉ đi thiết kế cho công trình dân dụng công nghiệp, không được thiết kế cho công trình hạ tầng kỹ thuật
ngược lại "Thiết kế công trình giao thông" thì được thiết kế hạng mục thoát nước mặt cho công trình giao thông
 
  • Haha
Reactions: KhacHuyEng

KhacHuyEng

Junior Member
2/6/18
5
1
46
Ặc ặc bộ Xây Dựng lại sáng tác ra cái gọi là Thoát Nước Mặt, không biết có liên quan gì đến Thoát Nước Mưa hay không ?
 
Cảm thấy hình như giờ Bộ Xây Dựng thay trời hành đạo, lược khảo vài dòng

1. Hướng dẫn việc cấp chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Nghị định số 100/2018/NĐ-CP
09:21 06/05/2019


1. Cá nhân có nhu cầu cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng thì nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp mà không phụ thuộc vào hộ khẩu hay nơi công tác của cá nhân đó.​
2. Kỹ sư chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp được coi là chuyên ngành phù hợp để cấp chứng chỉ hành nghề quản lý dự án, giám sát, thiết kế,... đối với các công trình thuộc các loại giao thông, hạ tầng kỹ thuật, thủy lợi.​


Như vậy có thể hiểu là kỹ sư xây dựng DDCN giờ là trùm các ngành luôn, hay các nghành nghề khác cũng quay lại lấn sân như xưa ? ai dám nói Kỹ sư giao thông không biết thiết kế kết cấu dân dụng , không biết thiết kế hạ tầng kỹ thuật, không biết thiết kế thủy lợi ???

2. Có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng thiết kế có được thẩm tra công trình?
07:00 19/07/2019
Sau khi nghiên cứu, Cục Quản lý hoạt động xây dựng có ý kiến trả lời như sau:​

Theo quy định tại khoản 28 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng thì tổ chức được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đối với lĩnh vực thiết kế xây dựng công trình thì được tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế công trình các cấp tương ứng với hạng năng lực.​

Như vậy có thể hiểu cái món "thẩm tra thiết kế" không cần thiết phải đi xin chứng chỉ năng lực, nhưng tại Khoản 20 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP thì

“Điều 57. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng​
1. Tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau đây:​
a) Khảo sát xây dựng, bao gồm: Khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình.​
b) Lập quy hoạch xây dựng.​
c) Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình, bao gồm: Thiết kế kiến trúc công trình; thiết kế kết cấu công trình dân dụng - công nghiệp; thiết kế cơ - điện công trình; thiết kế cấp - thoát nước công trình; thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.​
d) Quản lý dự án đầu tư xây dựng.​
đ) Thi công xây dựng công trình.​
e) Giám sát thi công xây dựng công trình.​
g) Kiểm định xây dựng.​
h) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.​
Soi lại khoản 28 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP
28. Sửa đổi, bổ sung Điều 61 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau:​
“Điều 61. Điều kiện năng lực của tổ chức thiết kế xây dựng công trình​
1. Tổ chức tham gia hoạt động thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:​
a) Hạng I:​
- Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;​
- Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;​
- Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại.​
b) Hạng II:​
- Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;​
- Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;​
- Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại.​
c) Hạng III:​
- Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;​
- Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.​
2. Phạm vi hoạt động:​
a) Hạng I: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại.​
b) Hạng II: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các công trình cùng loại từ cấp II trở xuống.​
c) Hạng III: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các công trình cùng loại từ cấp III trở xuống.”.​

Vậy hiểu sao đây trời ? Văn bản lẻ của Cục Quản lý hoạt động xây dựng là khuôn vàng thước ngọc ??? Liệu Thanh Tra Chuyên Ngành có chấp nhận ?

3. Cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
07:00 15/07/2019
Sau khi nghiên cứu, Cục Quản lý hoạt động xây dựng có ý kiến trả lời như sau:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng thì Mã số chứng chỉ năng lực không thay đổi khi tổ chức đề nghị cấp lại hoặc điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực đã được cấp. Do đó, trường hợp tổ chức đã được cấp chứng chỉ năng lực hạng I thì tiếp tục sử dụng mã số chứng chỉ năng lực đối với chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng II, hạng III do Sở Xây dựng cấp.​
Theo quy định tại khoản 22 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP thì tổ chức có thể nộp hồ sơ tại Sở Xây dựng các địa phương để được xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng II, hạng III. Việc cấp mã số chứng chỉ thực hiện theo quy định nêu trên.​

Cũng khá thoáng, giờ bổ sung các ngành nghề chỉ cần hạng II, hạng III cứ đem lên các tổ chức nghề nghiệp cho nó nhanh, sẽ có nhiều phiên bản chứng chỉ với nhiều con dấu, con dấu Bộ Xây Dựng, con dấu Sở Xây dựng và con dấu của các tổ chức nghề nghiệp , lại quay trở lại thời kỳ nhiễu loạn

4. Quay trở lại thắc mắc của @TuLeKG@KhacHuyEng thì thấy rằng:
- Nếu ghi thiết kế "công trình cấp thoát nước" thì có thể thiết kế "cấp thoát nước" cho loại công trình Dân Dụng Công Nghiệp và loại công trình Hạ tầng kỹ thuật
- Nếu ghi chung chung "công trình hạ tầng kỹ thuật" thì chắc chắn sẽ đầy tranh cãi, nếu là cá nhân KSXD không thể đi thiết kế hệ thống chiếu sáng công cộng được, nhưng nếu là công ty thì có thể chơi láng được không ? lại phải có sự "cảm thông" từ Chủ đầu tư, từ các cơ quan có thẩm quyền , chứ không ai dại khờ đi chỉnh sửa lại cái cụm từ chung chung "công trình hạ tầng kỹ thuật" - nhưng cũng nên biết điều, đừng có thò bút vào thiết kế hệ thống chiếu sáng công cộng.
 
  • Haha
Reactions: tracdiamiennam
Có quá nhiều chuyện dở khóc dở cười mấy chuyện chứng chỉ hành nghề này, hình như bộ Xây Dựng luôn lảng tránh câu hỏi của người hỏi

Chứng chỉ thiết kế hạ tầng kỹ thuật
07:00 12/08/2019
Câu hỏi của bạn Nguyen Thanh tại hòm thư nguyenthanhqbhcm@yahoo.com hỏi :

Tôi tốt nghiệp đại học khoa xây dựng trường Đại học Bách khoa TPHCM chuyên ngành thủy lợi - thủy điện - cấp thoát nước và học lên thạc sỹ xây dựng dân dụng và công nghiệp tại Đại học Bách khoa TPHCM. Tôi hành nghề trong lĩnh vực cấp thoát nước 10 năm (thiết kế phần kết cấu sắt thép.. trong các nhà máy nước, thiết kế kết cấu hầm van, bục chặn).

1. Tôi có thể tham gia thi cấp chứng chỉ lĩnh vực "Xây dựng dân dụng và công nghiệp hay lĩnh vực thiết kế hạ tầng kỹ thuật" để được đứng chủ nhiệm dự án phần kết cấu các công trình trên không?.
2. Phạm vi "thiết kế hạ tầng kỹ thuật" trong chứng chỉ do Bộ cấp tôi có thể đứng chủ trì thiết kế kết cấu các công trình về cấp thoát nước được không?.

Sau khi nghiên cứu, Cục Quản lý hoạt động xây dựng có ý kiến trả lời như sau:
1. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Thông tư số 08/2018/TT-BXD ngày 5/10/2018 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam thì công dân Nguyen Thanh tốt nghiệp đại học khoa xây dựng trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh chuyên ngành thủy lợi - thủy điện - cấp thoát nước và có bằng thạc sỹ xây dựng dân dụng và công nghiệp, có chuyên môn đào tạo phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật

2. Theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng thì cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế hạ tầng kỹ thuật hạng I do Bộ Xây dựng cấp được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế bộ môn chuyên ngành của tất cả các cấp công trình cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.

Vậy hiểu sao đây Yes hay No ?
mấy thành phần ăn theo mới vãi

Có chứng chỉ thiết kế hạ tầng kỹ thuật thì có được chủ trì thiết kế kết cấu các công trình về cấp thoát nước không?
Ngày hỏi:21/08/2019

Tôi đã được cấp chứng chỉ lĩnh vực "Xây dựng dân dụng và công nghiệp hay lĩnh vực thiết kế hạ tầng kỹ thuật" để được đứng chủ nhiệm dự án phần kết cấu các công trình. Vậy, phạm vi "thiết kế hạ tầng kỹ thuật" trong chứng chỉ do Bộ cấp, tôi có thể đứng chủ trì thiết kế kết cấu các công trình về cấp thoát nước được không?

Căn cứ Khoản 8 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP thay thế Điều 48 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP và khoản 14 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP như sau:
“Điều 48. Chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình
1. Các lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình gồm:
...
d) Thiết kế cấp - thoát nước công trình;
đ) Thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.
3. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng I: Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế bộ môn chuyên ngành của tất cả các cấp công trình cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
b) Hạng II: Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế bộ môn chuyên ngành của công trình từ cấp II trở xuống cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
c) Hạng III: Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế bộ môn chuyên ngành của công trình cấp III, cấp IV cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.”
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đã được chứng chỉ lĩnh vực "Xây dựng dân dụng và công nghiệp hay lĩnh vực thiết kế hạ tầng kỹ thuật". Lĩnh vực thiết kế hạ tầng kỹ thuật và lĩnh vực thiết kế cấp - thoát nước công trình là hai lĩnh vực khác nhau trong các lĩnh vực thiết kế xây dựng công trình.
Với chứng chỉ "Xây dựng dân dụng và công nghiệp hay lĩnh vực thiết kế hạ tầng kỹ thuật" thì bạn chỉ được làm chủ trì thiết kế kết cấu các công trình hạ tầng kỹ thuật.
Như vậy, bạn không thể đứng chủ trì thiết kế kết cấu các công trình về cấp thoát nước được.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi.
Trân trọng!
Nói chung là bó tay
 
  • Haha
Reactions: huynhtran

HuynhTran

Thành viên cơ bản
21/5/13
169
14
Phải hiểu thân phận "thiết kế cấp thoát nước công trình" có thể hiểu là "cấp thoát nước" cho công trình
- Lĩnh vực thiết kế cấp thoát nước công trình, với 43 câu, không có câu nào liên quan đến cấp thoát nước cho đô thị
- Lĩnh vực thiết kế hạ tầng kỹ thuật, với 89 câu, không có câu nào liên quan đến cấp thoát nước cho công trình
Nhưng quái dị hiện nay rất nhiều chủ đầu tư không chấp nhận người có chứng chỉ hành nghề thiết kế hạ tầng kỹ thuật được thiết kế cấp thoát nước cho đô thị, nhưng hài hước ở chỗ những kỹ sư tốt nghiệp ĐH BK TP.HCM với ngành thủy lợi - thủy điện - cấp thoát nước thì không được cấp chứng chỉ thiết kế hạ tầng kỹ thuật, dù họ được học về cấp thoát nước đô thị là khá nhiều.

Chỉ duy nhất hiện nay là kỹ sư hạ tầng kỹ thuật ở trường ĐH Kiến Trúc mới được cấp chứng chỉ thiết kế hạ tầng kỹ thuật
 

nhannguyen

Thành viên cơ bản
7/11/14
183
9
Theo trả lời của bộ Xây dựng có thể hiểu công trình (theo luật Xây Dựng) là có nhiều loại, nhưng ngoài kiến trúc và kết cấu còn có cấp thoát nước, cơ khí, điện ... công trình giao thông, thủy lợi, hạ tầng thì nếu đòi hỏi có kiến trúc thì phải mời kiến trúc sư chủ trì. Về kỹ sư ai học chuyên ngành xây dựng về giao thông, xây dựng. thủy lợi ... thì làm kết cấu, ai học điện thì làm phần điện, ai học cơ thì làm phần cơ, ai học nước thì làm phần nước ... vậy ai học chữ điện, chữ cơ, chữ thủy là trúng lớn - vừa được làm kết cấu vừa được làm chuyên môn hẹp.
Không biết có đúng vậy không ?
 
Bộ Xây Dựng rắc rối, vậy chứng chỉ "thiết kế cấp thoát nước" có được thiết kế "thoát nước" cho "công trình" đô thị ? tội nghiệp mấy kỹ sư cấp thoát nước quá
Căn cứ Khoản 8 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP thay thế Điều 48 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP và khoản 14 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP như sau:
“Điều 48. Chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình
1. Các lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình gồm:
...
d) Thiết kế cấp - thoát nước công trình;
đ) Thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.
3. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng I: Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế bộ môn chuyên ngành của tất cả các cấp công trình cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
b) Hạng II: Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế bộ môn chuyên ngành của công trình từ cấp II trở xuống cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
c) Hạng III: Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế bộ môn chuyên ngành của công trình cấp III, cấp IV cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.”

Khẳng định rằng "Lĩnh vực thiết kế hạ tầng kỹ thuật" và "Lĩnh vực thiết kế cấp - thoát nước công trình" là hai lĩnh vực khác nhau trong các lĩnh vực thiết kế xây dựng công trình, khi thiết kế các công trình dân dụng & công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn có thể có các bộ môn chuyên ngành.

Ặc ặc bộ Xây Dựng lại sáng tác ra cái gọi là Thoát Nước Mặt, không biết có liên quan gì đến Thoát Nước Mưa hay không ?
Bộ Xây dựng định nghĩa là "Hệ thống thoát nước mặt của công trình" - nghĩa là hệ thống cống thoát nước mưa mặt đường của bản thân công trình giao thông đó, chứ không phải thoát nước cho khu dân cư hay đô thị.

thietkecapthoatnuoc.png



Trường hợp cá nhân có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình giao thông đường bộ thì được làm chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng công trình giao thông đường bộ (bao gồm cả hệ thống thoát nước mặt của công trình) phù hợp với hạng năng lực.

Phải hiểu thân phận "thiết kế cấp thoát nước công trình" có thể hiểu là "cấp thoát nước" cho công trình
- Lĩnh vực thiết kế cấp thoát nước công trình, với 43 câu, không có câu nào liên quan đến cấp thoát nước cho đô thị
- Lĩnh vực thiết kế hạ tầng kỹ thuật, với 89 câu, không có câu nào liên quan đến cấp thoát nước cho công trình
Nhưng quái dị hiện nay rất nhiều chủ đầu tư không chấp nhận người có chứng chỉ hành nghề thiết kế hạ tầng kỹ thuật được thiết kế cấp thoát nước cho đô thị, nhưng hài hước ở chỗ những kỹ sư tốt nghiệp ĐH BK TP.HCM với ngành thủy lợi - thủy điện - cấp thoát nước thì không được cấp chứng chỉ thiết kế hạ tầng kỹ thuật, dù họ được học về cấp thoát nước đô thị là khá nhiều.

Chỉ duy nhất hiện nay là kỹ sư hạ tầng kỹ thuật ở trường ĐH Kiến Trúc mới được cấp chứng chỉ thiết kế hạ tầng kỹ thuật

Theo trả lời mới nhất của bộ Xây Dựng
linhvucthietkehatang.png



2. Theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng thì cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế hạ tầng kỹ thuật hạng I do Bộ Xây dựng cấp được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế bộ môn chuyên ngành của tất cả các cấp công trình cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.

Như vậy có thể hiểu có chứng chỉ "thiết kế cấp - thoát nước công trình" thì thiết kế "cấp thoát nước cho công trình", ngược lại có chứng chỉ "thiết kế hạ tầng kỹ thuật" thì chỉ được thiết kế tất tần tật bất kỳ bộ môn chuyên ngành của công trình hạ tầng kỹ thuật dĩ nhiên là có "cấp thoát nước", nhưng không được làm chủ trì thiết kế phần cấp - thoát nước cho các công trình dân dụng & công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nhiều người thắc chứng chỉ "thiết kế cấp - thoát nước công trình" có được làm chủ nhiệm thiết kế loại "công trình cấp nước" và "công trình thoát nước" nằm trong nhóm hạ tầng kỹ thuật theo Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng hay không thì tại nghị định 100/2018/NĐ-CP

“Điều 48. Chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình
3. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng I: Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế bộ môn chuyên ngành của tất cả các cấp công trình cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
b) Hạng II: Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế bộ môn chuyên ngành của công trình từ cấp II trở xuống cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
c) Hạng III: Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế bộ môn chuyên ngành của công trình cấp III, cấp IV cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.”.

Đừng nhầm lẫn sang hạng mục công trình, tóm gọn lại là "thiết kế cấp thoát nước công trình" là một bộ môn chuyên ngành.
 
Không hiểu mọi người tranh luận cái gì nhỉ ?

Loại công trình là để quản lý xây dựng, thông tư 03/2016/TT-BXD có quy đinh rõ ràng

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh và đối tượng áp dụng​
1. Phạm vi Điều chỉnh:​
Thông tư này quy định chi Tiết về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng cấp công trình xây dựng trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng công trình theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.​
2. Đối tượng áp dụng:​
Thông tư này áp dụng với người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình, nhà thầu trong nước, nhà thầu nước ngoài, các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng công trình trên lãnh thổ Việt Nam.​

Tiếp nữa là Khoản 3 Điều 8 Nghị định 46/2015/NĐ-CP 46/2015/NĐ-CP
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh​
Nghị định này hướng dẫn Luật Xây dựng về quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng; về bảo trì công trình xây dựng và giải quyết sự cố công trình xây dựng.​
Điều 2. Đối tượng áp dụng​
Nghị định này áp dụng với người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình, nhà thầu trong nước, nhà thầu nước ngoài, các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.​
Điều 8. Phân loại và phân cấp công trình xây dựng​
3. Công trình, hạng mục công trình được phân cấp căn cứ trên quy mô, loại kết cấu, tầm quan trọng để áp dụng trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng sau đây:​
a) Quản lý phân hạng năng lực của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng và công bố thông tin năng lực của các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng công trình;​
b) Yêu cầu về cấp công trình phải lập chỉ dẫn kỹ thuật và xác định số bước thiết kế xây dựng công trình;​
c) Phân định trách nhiệm thẩm định thiết kế xây dựng, kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình của các cơ quan chuyên môn về xây dựng;​
d) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng và hợp đồng xây dựng;​
đ) Phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng;​
e) Quy định về thời hạn bảo hành công trình xây dựng; quản lý công tác bảo trì công trình xây dựng;​
g) Phân cấp sự cố công trình xây dựng và thẩm quyền giải quyết sự cố công trình xây dựng;​
h) Các quy định khác có liên quan.​


Còn với Nghị định 100/2018/NĐ-CP có cái gốc là Nghị định 59/2015/NĐ-CP
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định số 59/2015/NĐ-CP) và một số khoản tại Điều 1 của Nghị định số 42/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định số 42/2017/NĐ-CP)​


Còn Nghị định 59/2015/NĐ-CP

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng​
1. Phạm vi điều chỉnh​
Nghị định này quy định chi tiết một số nội dung thi hành Luật Xây dựng năm 2014 về quản lý dự án đầu tư xây dựng, gồm: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án; thực hiện dự án; kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng; hình thức và nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng.​
Đối với dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài được thực hiện theo quy định của Nghị định này và pháp luật về quản lý sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.​
2. Đối tượng áp dụng​
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động đầu tư xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.​


Một nghị định phân loại phân cấp công trình để Quản Lý Chất Lượng, một nghị định thì đi vào Quản lý dự án đầu tư xây dựng với ... loại và cấp công trình thì chi phối bởi luật xây dựng 2014

Điều 5. Loại và cấp công trình xây dựng
1. Công trình xây dựng được phân theo loại và cấp công trình.​
2. Loại công trình được xác định theo công năng sử dụng gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình giao thông, công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình quốc phòng, an ninh.​
3. Cấp công trình được xác định theo từng loại công trình căn cứ vào quy mô, mục đích, tầm quan trọng, thời hạn sử dụng, vật liệu sử dụng và yêu cầu kỹ thuật xây dựng công trình.​
Cấp công trình gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV và các cấp khác theo quy định của Chính phủ.​


Còn chứng chỉ hành nghề thì đi theo lĩnh vực theo luật Xây dựng 2014

Điều 149. Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng​
1. Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là văn bản xác nhận năng lực hành nghề, do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 148 của Luật này có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về lĩnh vực hành nghề.​
2. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:​
a) Có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;​
b) Có thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;​
c) Đã qua sát hạch kiểm tra kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực hành nghề.​

Nghị định 100/2018/NĐ-CP đã sửa sai cho Nghị định số 59/2015/NĐ-CP và Nghị định số 42/2017/NĐ-CP rất nhiều, bởi vì các công trình giao thông, công trình nông nghiệp và phát triển nông thông và công trình hạ tầng kỹ thuật không thể chia nhỏ ra kết cấu công trình, kiến trúc công trình ... nhưng theo mình cần phải sửa đổi Nghị định 100/2018/NĐ-CP thêm một lần nữa, tất cả các KTS hay KS nên phân loại ra: Thiết kế kiến trúc công trình; Thiết kế kết cấu công trình; Thiết kế cơ - điện công trình; Thiết kế cấp - thoát nước công trình thôi, ai nói Kỹ sư xây dựng không thể thiết kế được công trình giao thông, công trình nông nghiệp và phát triển nông thông và công trình hạ tầng kỹ thuật ....
 
  • Haha
Reactions: VietNamBoiler
Hình như đồng chí Capthoatnuocthienan không hiểu vấn đề tranh cãi rồi, ở đây đang tranh cãi cái trò chia nhỏ kỹ sư dân dụng và công nghiệp, kỹ sư giao thông, kỹ sư thủy lợi, kỹ sư cấp thoát nước, kỹ sư kỹ thuật đô thị .... chắc chỉ có ở Việt Nam, nên mới có cái trò mâu thuẫn này nên "kỹ sư kỹ thuật đô thị" đi xin lĩnh "thiết kế hạ tầng kỹ thuật" thì chỉ đeo bám được loại công trình hạ tầng kỹ thuật, không được tham gia thiết kế bộ môn chuyên ngành cấp thoát nước cho các loại công trình khác, ví dụ như công trình giao thông có hạng mục thoát nước - thì các chủ đầu tư cấm cửa "kỹ sư kỹ thuật đô thị" chỉ có chứng chỉ "thiết kế hạ tầng kỹ thuật" vì các chủ đầu tư cho rằng "bộ môn cấp thoát nước" không bà con gì với "bộ môn hạ tầng kỹ thuật".