[Chém gió] Ba mươi người Việt không bằng ba người Trung Quốc

banhbeo

Thành viên cơ bản
28/9/15
568
36
Các bạn có biết tại sao 30 mạng Việt Nam làm việc thì không bằng 3 người Trung Quốc không?

Sếp giao cho một nhóm Người Việt Nam cùng làm một việc gì đó, ví dụ cùng nấu một nồi Bún Bò Huế! Sẽ phân nhau kẻ mua thịt bò, người lo rau giá, kẻ nấu nước lèo, người chuẩn bị tô đũa...

Người Tàu sẽ mạnh ai lo tốt việc của mình, sau đó dòm chừng đồng đội xem họ có khó khăn gì cần mình hỗ trợ hay không, để sau cùng đạt kết quả tốt nhất!

Còn người Việt Nam thì việc mình chả cần quan tâm, làm lẹt quẹt qua quýt, nhưng chăm hăm vào mấy việc của người khác xem họ có sai sót hay kém cỏi gì không thì bay vô góp ý, chê bai đồ!

Chê người rửa rau không biết rửa, bay lại dạy đời trong khi mình mua lộn thịt trâu chớ không phải thịt bò! Chê người xếp tô đũa ko ngay ngắn trong khi nồi nước lèo mình nấu quá lửa mặn lè...! vân vân... Và sau cùng, kết quả chung thấy gớm chưa từng có, chưa kể góp ý chê bai nhau một hồi gây hấn xung đột bỏ dở công việc đánh đấm nhau chớ chả chơi!

Đó là hình ảnh một Xã Hội Việt Nam, Thủ Tướng bản chất cũng là một nhiệm vụ được xã hội giao thôi, như nấu nước lèo vậy, tôi sẽ chê bai ông ấy khi và chỉ khi nhiệm vụ của tôi được làm tốt đã! Còn cứ xà quần chê chửi nhau thì cùng ngụp lặn trong những kết quả tệ hại mà thôi!

Túm lại, làm tốt chuyện mình trước, rồi hãy chê hay chửi người khác!

Nguồn: https://www.facebook.com/photo.php?....466074040107314.98003.100001141662653&type=3
 
  • Like
Reactions: khanhpham90

nhannguyen

Thành viên cơ bản
7/11/14
183
9
Khó lắm, cứ xem họ kinh doanh đi, thấy họ đi đâu cũng chơi hội nhóm, giúp mối quan hệ, mua bán trao đổi hàng hoá với nhau chứ hãn hữu lắm mới mua bên ngoài; nên họ cứ lượm tiền của mình đem về nước họ. Ví dụ như đầu tư EB5 để kiếm hộ khẩu ở Hoa Kỳ, một người sang đầu tư ở đó, sẽ có hội nhóm cử người đến làm thuê để sau 5 năm người mới có hộ khẩu.

Người Hàn người Trung Quốc họ đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau nên không ai lo ai lừa ai . còn dân Việt hở là lừa thì làm sao có niềm tin lẫn nhau nên mạnh ai nấy lo cho chắc ... nên cứ phải giết nhau trước cho chắc ăn. Người mình không có nguyên tắc đạo đức chẳng hạn chính trực, trọng chữ tín, vì lợi ích chung ...

Đi nhiều diễn đàn, giờ là các group kêu gọi lập hội nhóm làm ăn, hội nhóm tương trợ ... nhưng chung quy rồi cũng lừa tình bán khóa học, bán dịch vụ, bán hàng trá hình.
 

bravia

Member
16/10/15
229
11
Đi nhiều diễn đàn, giờ là các group kêu gọi lập hội nhóm làm ăn, hội nhóm tương trợ ... nhưng chung quy rồi cũng lừa tình bán khóa học, bán dịch vụ, bán hàng trá hình. Vãi lái Gộp lại ăn nhạo chơi , phét lác với kiếm tiền cùng nhao khó ! nhanh chóng rã đám vì không có gì ràng buộc tránh nhiệm cũng như quyền lợi với nhau. Hix
 

nhannguyen

Thành viên cơ bản
7/11/14
183
9
Trong nghề nghiệp cũng như kinh doanh, người Việt có đặc tính kèn cựa, có ai khá hơn mình là không thích ......chỉ thích xuống hố cả nút thôi. Cứ hình thành hội nhóm lại sẽ hình thành tổ lợi ích :(:(:(:( lại tan rã. Đúng là người Việt rất khó tập hợp nhau lại mà dưới một mô hình chuẩn, một mô hình có ràng buộc ... vất vả thành lập hội nhóm xong cũng lúc sẽ có các tổ lợi ích kết bè kết phái đâm thọc nhau, rồi hội nhóm cũng sẽ sớm chết ỉu hoặc ôm một vài scandal trước khi chìm nghỉm. Truyền thống có cục muối có thể bẻ đôi, xuất hiện cục xôi là giành nhau là một đặc tính xấu của người Việt.

Tuy nhiên thực tế vì vẫn đang tồn tại rất nhiều nhóm đang hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong công việc mà chẳng cần mang một cái tên, một sự ràng buộc nào. Chẳng qua chơi với nhau đủ lâu, đủ để tin, đủ để muốn hỗ trợ, đủ để có thể tự tin giới thiệu với bạn bè hay đối tác rằng mình có thằng bạn có thể bù vào chỗ thiếu cái họ đang cần

Cũng tuy nhiên chỉ có con đường hợp tác mới thành công. Cộng đồng người Hoa đa số họ giúp nhau rất nhiều, dù giá cả có đắt hơn người Việt bán, họ vẫn mua ủng hộ. Một nhóm dân kinh doanh ngành nhựa gia dụng mà em biết như Tân Lập Thành, Nguyên Phát, Tứ Hưng .... người ngoài nhìn vào cứ tưởng họ cạnh tranh gay gắt với nhau lắm,nhưng họ chia khách và thị phần tránh để con buôn quay họ, vì họ chơi chung một nhóm và cũng là người Hoa đa số.

Người Việt có cái trò tình cảm nửa mùa, khó khả thi để phát triển bền vững, nợ nần quen ngại đòi sợ mất tình cảm, không đòi thì đứt ruột, không có tiền trả ngại bắt máy, thấy số quen gọi đòi tiền để đổ chuông xong rồi không gọi hoặc chặn luôn. Chuyện này khốn nạn nhất là việc hợp tác công việc ... ví dụ là giao khoán ... toàn đâm sau lưng chiến sĩ ... ngoài mặt nói vậy nhưng sau lưng cầm sẳn dao kéo hoặc xúi người khác làm cái này để mình len lén làm cái khác .... nhận việc xong lại đi tìm cách phá người giao việc ... nên ai cũng phải đề phòng, thủ thân mình trước, dẫn đến khó hợp tác, liên kết.
 

thanhhatran1

Senior Member
19/12/15
293
4
Nói chuyện hợp tác với nhau các bác cứ phức tạp vấn đề quá. Có nhiều bác chơi thân, hay nhậu chung nhưng khi làm chung thì sinh chuyện ... lý do toàn có ý chí lợi dụng nhau, kèo trên thì muốn bóc lột kèo dưới, kèo dưới vì miếng cơm cắn răng hầu hạ kèo trên.

Phần đa dân xây dựng kiến trúc gặp nhau thì chẳng bác nào nhận mình thiết kế tệ, khảo sát láo, thi công bết ...

Để hợp tác với nhau muốn bềnm thứ nhất là giá cả phải đắt hơn ở ngoài, nói thẳng là đắt hơn không hợp tác với nhau thì thôi, nhưng hợp tác thì phải bù lại cái chất lượng dịch vụ hay hậu mãi. Cứ muốn bóc lột nhau thì khỏi hợp tác với nhau, trước sau gì .

Thứ hai là không vì anh anh em em mà không hợp đồng, không điều khoản đàng hoàng đến lúc bể việc thì lại chửi nhau nói xấu nhau.

Còn muốn giữ được tình thân thì ngay cả ruột thịt, bí quyết giữ được tình thân là không làm ăn, hùn hạp với nhau
:p:p:p
 

tamxuanpham

Thành viên cơ bản
7/3/14
325
23
Cái gì cũng vậy, nó có những bước cơ bản:
1. Giới thiệu và tìm hiểu.
2. Xây dựng lòng tin:
3. Testing 1 , 2 , 3.
4. Xây dựng cam kết, bộ nguyên tắc ứng xử.
5. Vận hành thử từ nhỏ tới lớn.
6. Sàng lọc.
7. Củng cố, ổn định và phát triển.

Còn người Việt thì xưa nay vốn vậy, năng suất thấp, kỷ luật kém .... bởi vì bản chất tiểu nông .... mượn luôn của tác giả

Pham Nguyen Anh Duy

Manufacturing Engineering Supervisor at Datalogic


1. Tư tưởng tiểu nông là gì

Khởi thủy nước Việt Nam bắt nguồn từ nền văn minh nông nghiệp, chuyên trồng lúa nước (và đến nay vẫn vậy). Các cư dân trên các vùng đồng bằng châu thổ đó quần tụ lại, cố kết với nhau thành từng làng, từng xóm nhỏ được bao quanh bằng những lũy tre dày. Sống trong những lũy tre đó, người ta canh tác trên những mảnh ruộng của mình, theo tác phong tự cung, tự cấp, tự lo, tự chủ và cả tự cường. Chính vì cái gì cũng "tự" nên đã sinh ra tính cách là chỉ biết lo nghĩ cho mình, gia đình mình, xóm làng mình, mà ít khi nhìn rộng ra bên ngoài. Mạnh ai nấy sống, thân ai nấy lo, nhiều khi lại tưởng hạnh phúc của người này là nguyên nhân của mọi bất hạnh của mình. Thế là họ sanh nạnh, kèn cựa, phá hại nhau, làm cho nhau bầm dập mới thôi. Đó là tâm lý tiểu nông.

2. Tâm lý tiểu nông ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển

Biểu hiện của tâm lý tiểu nông đầu tiên , đó là tính an phận thủ thường, tự tiết chế các nhu cầu của mình theo kiểu "cầu vừa đủ xài", bằng lòng với chính mình. Từ đó, họ ít dám trải nghiệm, dám tham vọng, dám vươn lên. Học đại học xong thì mong tìm được 1 chỗ làm, lương dăm ba triệu. Đi làm nhìn thấy anh trưởng phòng lương vài nghìn đô thì chép miệng: "Ông đấy sướng, ngồi một chỗ chỉ tay mà lương cao ngất ngưởng". Kêu đi học, nâng cao kiến thức, tay nghề để phát triển sự nghiệp, sau này còn làm lương tháng vài nghìn thì than: "Già rồi, học chữ không vô". Bảo ra ngoài làm ăn buôn bán thì sợ vốn ít, không dám liều. Bảo hùn hạp thì lại sợ bị gạt, tiền mất tật mang, thôi "mày để tao đi làm ăn lương, sống vầy đủ rồi". Vậy đó, mà lúc nào cũng than thở, đổ tại số phận đẩy đưa... Hỏi sao dân ta cứ nghèo hoài, có chịu phát triển đâu mà không nghèo?

Biểu hiện thứ hai là thói ghen ăn tức ở, cục bộ địa phương, hay tính "bình quân chủ nghĩa", không muốn người khác hơn mình. Cái gì biết thì dấu nhẹm, không cho thằng khác biết vì sợ nó biết nó hơn mình sao??? "Không ăn được thì đạp đổ", làm cái gì cho người ta cũng phải đòi báo đáp, theo kiểu "“đi ngoài cũng phải ăn lời cái đánh rắm”". Bữa trước ráp cái máy cho xưởng thằng bạn, ông chủ xưởng kế bên là bạn thân chí cốt của ông già thằng bạn, nhậu nhẹt gì cũng rủ ổng qua. Vậy mà lúc mình làm hỏi một câu không chỉ, chờ làm xong, trật giuộc tùm lum thì mới qua nói là tụi bay phải làm vầy này, vầy này, bữa trước tao không nói cho bay tốn tiền chơi vì "hồi đó tao cũng tốn tiền nghiên cứu dữ lắm mới làm được vậy". Lại có thằng lỏi bán thiết bị, trước khi bán thì cài chương trình sai cho người ta, để vài ngày sau lên chỉnh lại kiếm vài đồng tiền công, rốt cục chỉ lừa được mấy người không chuyên, bị Duy Phạm phát hiện ra trả hết đồ lại, chuyển qua mua thằng khác xài. Kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm kỹ thuật không chia sẻ cùng nhau để phát triển, chỉ lo quẩn quanh cái cối xay, tới khi Trung Quốc đổ hàng giá rẻ ồ ạt vào thì bấn loạn cả lên, mất sức cạnh tranh phải nhường cả "sân nhà" cho "đội khách. Bao nhiêu tinh hoa dành hết ra để đấu đá với nhau, còn đâu tư duy, tầm nhìn để đầu tư, phát triển. Thời buổi này có đấu đá, cạnh tranh thì ráng mà cạnh tranh với thằng Peter, thằng Steve, thằng Tập, thằng Nishikawa gì gì đó, chứ Tí Tèo cắn nhau thì hay ho gì.

Biểu hiện thứ ba của bệnh "tiểu nông" là cái bệnh bon chen, ích kỷ đã ăn sâu vào cội rễ. Một trong những biểu hiện của bệnh này là văn hóa xe máy đang tràn lan ngoài đường. Đèn đỏ mà thấy "chú công an" thì mới chịu dừng vì sợ phạt, còn không thì cứ vượt "cho nó nhanh, bất chấp an toàn tính mạng của bản thân hay những người xung quanh. Đang chạy xe thấy tiện thì dừng lại mua mớ rau, mớ cá, từ đó sinh ra mấy cái chợ chồm hổm mà chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm là một dấu hỏi lớn. Văn hóa xếp hàng là một cái gì đó xa xỉ phẩm. Người ta sẵn sàng đạp đổ hàng rào để tranh 1 suất vào học trường điểm, hay một cái vé xem bóng đá, vì đó có phải hàng rào của mình đâu mà lo. Đi hội hoa xuân thấy tiện tay thì bẻ vài cành đem về, vì hoa của hội chợ chứ có phải của tôi. Kinh doanh thì chăm chăm đầu cơ, manh mún, mua đi bán lại chứ ít khi nào chịu đầu tư cơ bản, bền vững.

Cái bệnh cuối cùng của tư duy tiểu nông là bệnh "sĩ". Người Việt rất giản dị và tiết kiệm, “bóp mồm bóp miệng” trong sinh hoạt ngày thường nhưng hễ đụng đến chữ "sĩ",... lại rất phung phí tiền của, “vung tay quá trán”. Đi làm lương 500$, cũng ráng mua Iphone 6 để xài cho "bằng anh bằng em", xong rồi nhịn đói ăn mì gói cả tháng. Xe thì phải SH, Dylan, chứ có đời nào chịu đi xe đạp, dù nhà cách cty có dăm bước chân. Cái bệnh này còn lây lan vào các cơ quan đoàn thể, làng xã thì nghèo, cũng phải ráng có cái ủy ban cho to, cho bự, trong khi hiệu quả sử dụng thì rất kém. Xây cái công trình tượng đài mấy nghìn tỉ, trong khi dân trong tỉnh còn nghèo đói đến 50-60%. Tục ngữ có câu "miệng ăn núi lở", "mưa dầm lâu cũng lụt", mà "đã lụt thì lút cả làng". Một nền kinh tế dù có vững vàng bao nhiêu, sản xuất dù phát triển như thế nào, nhưng nếu không tiết kiệm, cứ tiêu dùng hoang phí thì chẳng khác nào gió vào nhà trống, rốt cuộc của cải vào lỗ hà ra lỗ hổng, làm bao nhiêu tay không vẫn hoàn tay không. Không phải ngẫu nhiên mà các nước có nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân rất cao người ta vẫn rất đề cao vấn đề tiết kiệm. Tiết kiệm đối với họ bao giờ cũng là quốc sách. Huống chi đối với ta, một đất nước còn nghèo, lại phải chịu hậu quả nặng nề của mấy cuộc chiến tranh tàn phá ác liệt, hiện đang cần phải xây dựng nhiều thứ, trước mắt có rất nhiều khó khăn, làm sao lại có thể lãng quên vấn đề tiết kiệm, chi tiêu một cách xả láng?
 
Lâu nay nhiều người vẫn có cái suy nghĩ người Việt Nam tài giỏi thông minh cần cù theo mình là sai lầm, ngoài người vn tự sướng ra thì thế giới chẳng ai công nhận cả. Theo mình thì đừng đổ lỗi cho xã hội hay cái gì khác vì xã hội như vậy mới bộc lộ bản chất của con người Việt Nam kém cỏi, mất dạy, lừa đảo, trộm cắp.

Người Việt, do vị trí địa lý của nó, là giao thoa của khá nhiều chủng tộc, gốc là China, pha trộn với Champa, Khơ Me, Indo... nên người Việt bản chất lưu manh, láu cá từ ngàn năm trước khi có tiệc lãnh đạo, tính cách này chả liên quan gì đến cơ chế, thể chế cả, mà cơ chế - thể chế chỉ là hệ quả của dân tộc tính, cũng có thể cá gặp nước thì nó thăng hoa lên một bậc nhưng phải khẳng định, thể chế là hệ quả chứ không phải nguyên nhân.

70% tính lưu manh, láu cá của Việt tộc là di truyền từ dòng máu China, nếu nói về sự thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát, Việt tộc còn đứng dưới China 1 bậc, 30% là học hỏi thêm từ các tộc khác như Chăm Pa, Miên, Indo... Trong đó cái tệ nhất của Việt tộc đó là họ đã lược bớt đặc tính tốt của người China đó là uy tín, và thay vào đó là tính tráo trở, đó là lý do tại sao các triều đại China có thể tồn tại trung bình 200 năm, còn các triều đại Việt thì chỉ khoảng 100 năm.

So với các dân tộc khác, do đặc điểm lưu manh, láu cá, cho nên người Việt khá nhanh nhạy trong việc đi đường tắt, cut short procedure, breach the rule... trong công việc, họ làm gì cũng nhanh hơn các người khác, họ sẵn sàng bỏ qua các check point, các chi tiết đảm bảo cho 1 công việc được thực hiện mà ko xảy ra lỗi hệ thống, ví dụ, thợ điện Việt tộc sẽ không cần găng tay, giày, kìm... cách điện nhưng vẫn có thể nối dây ầm ầm, trong khi bọn khác thì bảo là không an toàn, nên không làm, Việt tộc thì sẽ kiếm ngay cái ghế, đứng lên để cách điện và sẽ làm được ngay.

Sự “thông minh” của Việt tộc chỉ khác bọn khác ở chỗ đó, 1 anh sẵn sàng bỏ qua các quy định, quy tắc để làm 1 công việc gì đó, còn 1 anh thì bố đéo, quy định sao bố làm vậy, đéo việc gì phải reinvent the wheel.

Bản chất lưu manh, láu cá, tráo trở, khôn lõi đã hình thành cách sống, cách suy nghĩ, cách đối nhân, xử thế, cách làm việc, cách lãnh đạo của Việt tộc
Càng ngày bản chất này càng phát triển, thế hệ sau hơn thế hệ trước, càng tinh vi,...Chẳng biết kết quả sẽ thế nào?

Kể tội Việt tộc tạm đủ rồi, bây giờ mình thử nghĩ xem, Việt tộc có đặc tính gì tốt, nhẽ đéo đâu tuyền tính xấu.

Nếu nói về thông minh, bọn Việt tộc có cái phát minh nào lưu truyền hậu thế không nhỉ, súng thần công có được kể là phát minh của Việt tộc ko nhỉ? Nô bưn thì hình như cũng dc 1 cái nô bưn hoà bình cmj đó chứ cũng ko phải là phát minh.

Nếu nói về cần cù, Việt tộc có bằng Hoa tộc dc ko ? xem phim Hongkong, China, thấy họ cần cù, chịu thương chịu khó ghê lắm, đời cha khó thì đời con nhất định thoát nghèo, đéo thể chịu đời đời cặn bã, Việt tộc bằng được ko?

Có cái này thấy Việt tộc nhất thế giới, đó là truyền thống chống ngoại xâm, quả thực tính cách này thì miễn chê, nói chung là kiên cường bất khuất, they’re good.

Hài vãi là cái trò đổ thừa 1000 năm đô hộ, 1000 năm đầu sau công nguyên thì Việt là phiên bang của Trung Hoa, kiểu Đông Ngô, Tây cmn Thục, có đéo đâu chống ngoại xâm, 1000 năm chả phát cmn minh mẹ gì!

Sau năm 900 gì đó thì Lý Công Uẩn mới lập ra Đại Việt, họ Lý cũng từ Trung Hoa mà ra, ban đầu kiểu lãnh chúa cát cứ, dần thành lập quốc.

Trong 1000 năm sau, nói đánh ngoại xâm liên miên thì cũng ko đúng, ko kể thời Pháp đô hộ khá lâu, 100 năm, thì tổng thời gian Trung Hoa chiếm và đô hộ Việt Nam ko quá 50 năm đâu, lâu nhất là 20 năm Lê Lợi thôi, còn những lần trước và sau đó cũng chỉ 3-4 năm là mình đuổi chúng về rồi.

Cho nên, bảo Việt tộc quanh năm bị đô hộ là ko chính xác, chỉ người Việt tuyền lật đổ lẫn nhau thì đúng hơn

Rồi còn cái hay là đánh ngoại xâm xong chúng lập tức lao vào đánh nhau để khẳng định cái tôi tự cao tự đại của mình ,.... đầu tiên chúng diệt hết công thần đánh đấm giỏi, xây dựng nhà nước ổn rồi đem binh đi xuống phương Nam chiến tiếp
clear.png
. Được vài đời vua ngắn ngủi vua trẻ lên thay thì bọn dưới lại chia phe lật đỏ vua xào bài lại, dấy động can qua miết, lại suy yếu lại bị xâm lược, vòng lặp

Lại nói xấu tiếp vì chưa thấy cái tốt

ZDsE7vw.jpg


Trong suốt 1000 năm sau, người Việt tự múc nhau là chính, chứ chỉ có 3 lần đánh quân Nguyên là hơi mệt, nhưng cũng khá nhanh. Lần họ Lê múc nhau với nhà Minh là lâu nhất, 20 năm, Bọn nhà Thanh thì ko đánh kể, chưa quá 1 cái Tết.

Có đéo đâu mà đô hộ cái gì 1000 năm sau, Pháp là lâu nhất nhưng họ cũng khai sáng văn minh đáng kể cho mình.

Nhìn các triều đại Việt đi, 33 năm đầu tiên chúng đã kịp xử nhau 3 đời vua, mẹ nhất quả đất luôn.

Nhà Ngô tiếp theo được 30 năm, kể cũng là thành công so với 3 ông trước.

Nhà Đinh được 12 năm, nhục thặc
clear.png


Nhà Lý được 16 năm, tịt.

Tiền Lê, 29 năm, khá đới
clear.png


Nhà Trần là đẹp nhất, được gần 200 năm, bằng mức trung bình của Trung Hoa.

Nhà Hồ 7 năm.

Thôi, triều đại sau chán lắm.

Mãi đến nhà Nguyễn thì cũng được kha khá.

Suốt chiều dài độc lập chỉ chăm chăm lật nhau, phủ định nhau thôi

Mình muốn sửa mình thì trước tiên phải nhìn cho rõ tính xấu của mình, còn nếu đã tốt thì chả còn gì để sửa nữa rồi .

Với cái tính cách này mà không nhìn nhận cho trung thực thì thật em éo hiểu khi nào Việt tộc mới ngóc đầu lên được.

Bọn hạng bét xa xôi như Mông Cổ, Cu Ba, bọn gần như Mã, Indo, Thái nó tiến ầm ầm rồi, trong khi chúng ta vẫn đang thò tay tự sướng thông minh, cần cù, hoang tưởng phát sợ.
 

toancoocoo

Thành viên cơ bản
4/7/17
1
0
Người học rộng biết nhiều, kinh nghiệm làm việc chân trời - góc bể thì éo ai dám phán: người Việt thế này thế nọ. Vì họ biết rằng, trải nghiệm cá nhân có biết bao nhiêu là đủ? Nhận xét về cả 1 dân tộc đâu phải chuyện khơi khơi - chém đại? Có nói thì họ cũng “theo kn của tôi”, “ở môi trường của tôi” hay thêm trạng từ nghi vấn vào, chỉ dùng mệnh đề như 1 giả thiết để nói về một thực tế hẹp hơn, dễ chứng minh khác.

Còn bọn trưởng giả học làm sang thì sợ lắm. Chân chúng vừa thoát bùn, buôn bán mánh mung trong cái xó nhỏ, có tí tiền tưởng mình bố thiên hạ rồi; loại này ở HN thì một góc phố hơn trăm thằng.

Giờ còn có bọn chém mạng xã hội đông đảo nữa

Nói chung, với nhân sinh quan u ám. Học cái hay cái đẹp thì đéo học lại học đòi bọn bựa. Đời bọn này đến đây là hết, chả thể làm gì thêm có ích cho xã hội.
 

MaiVanThangArch

Thành viên cơ bản
Nói công bằng.

Người Việt Nam mà làm những việc tư duy trí tuệ, nhưng không đòi hỏi phải lãnh đạo một tập thể cùng làm, thì trình độ tư duy cũng khá lắm.

Những tay như Ngô Bảo Châu, Vũ Hà Văn nổi tiếng không nói, bạn cùng lớp mình loại không có gì nổi bật thì sang Mẽo cũng đi dạy Ivy League được cả, nếu theo ngạch nghiên cứu.

Tuy nhiên đi làm ra việc, việc nó chạy mới khó ... Chứ đi học cho giỏi, rồi lại đi dạy học ... thì khó đếch gì.

Từ nhỏ, mình luôn dạy con cái là "trường học là dành cho những người bình thường, không phải dành riêng cho thiên tài ... ai cũng học được, ai cũng dạy được".

Học giỏi thì chẳng có gì để khoe cả, làm giỏi mới khó ... Còn lãnh đạo được một đám đông ngu dốt làm giỏi - đó chính là thiên tài!

Quan điểm của mình là chê thói xấu của người Việt thì cũng không phải luôn luôn là chửi bới tổ tiên.

Nhận ra thói xấu để phòng ngừa cũng là tốt thôi.

Cái nguy hiểm là một số anh ếch ngồi đáy giếng - mà loại này hơi bị đông - cho rằng những thói xấu xa đó là của riêng người Việt ... Rồi đội Tây lên đầu để thờ - kiểu như "đồng hồ Tây đéo bao giờ chạy sai"

Nên hiểu rằng đa số thói xấu là của loài người, thói xấu riêng của người Việt Nam cũng có, nhưng ít, rất ít thôi.
Nhiều anh sang Singapore chơi rồi khen nức nở ...

Thật ra thì thằng người Sing nó có khác gì người mình đâu, nó bẩn bựa bỏ mịa, chẳng qua nó hay bị phạt nên nó buộc phải hành xử văn minh thôi.

Nhiều anh chê bai người Việt đếch có kỷ luật. Vậy sao người Việt làm cho Tây lại có, tại sao nhân viên VinGroup lại có? Do trình độ của lãnh đạo mà thôi ...

Mà MOD/MIN cũng nên đóng chủ đề này lại