[Chém gió nhân sự] Ứng xử trong môi trường doanh nghiệp - làm chủ làm lãnh đạo ngày càng không hề dễ dàng

banhbeo

Thành viên cơ bản
28/9/15
568
36
Nguồn:


Làm người có thể rộng rãi, nhưng cần gặp được người biết báo ân; có thể lương thiện, nhưng cần phải gặp người thông tình đạt lý. Những lời nói sau đây, tuy chua chát, nhưng lại chính là mặt trái trong nhân tính con người.
zFkKoN-20161224-mat-trai-cua-nhan-tinh-ban-cang-nhan-nhuong-nguoi-khac-cang-lan-toi.jpg


Bạn càng nhân nhượng, người khác lại càng muốn lấn tới. (Ảnh: Internet)​

Bạn càng nhân nhượng, người khác lại càng muốn lấn tới

Bạn càng lùi bước, người khác lại càng tàn nhẫn hơn, càng muốn đuổi cùng giết tận.

Bạn càng tha thứ, người khác lại càng liều lĩnh hơn, càng không kiêng nể gì cả.

Bạn càng mềm lòng, người khác càng tham lam vô độ hơn.


Người hiền lành thường dễ bị bắt nạt, ngựa tốt thường bị người cưỡi.

Đây chính là bản chất trần trụi của nhân tính…

Bạn luôn theo đuổi, cũng sẽ dễ dàng bị ruồng bỏ.

Bạn luôn quan tâm, cũng sẽ bị ngoảnh mặt làm ngơ.

Bạn luôn cho đi, cũng sẽ bị coi là tất yếu.

Bạn luôn dốc lòng, cũng sẽ bị xem thành kẻ vô tâm.

Ngốc nghếch thường bị người đùa nghịch, thành tâm lại hay bị người giẫm đạp.

Cho yêu thương, nhận yêu thương

Đây là bài học xương máu…

Làm người có thể rộng lượng, nhưng cần phải gặp được người biết báo ân, bằng không, lòng tốt của bạn coi như uổng phí.
8rT3SE-20161224-mat-trai-cua-nhan-tinh-ban-cang-nhan-nhuong-nguoi-khac-cang-lan-toi.jpg


Làm người có thể rộng lượng, nhưng cần phải gặp được người biết báo ân. (Ảnh: Internet)​

Làm người có thể lương thiện, nhưng cần phải gặp được người thông tình đạt lý, bằng không thì chỗ dụng tâm của bạn coi như lãng phí.

Làm người có thể bao dung, nhưng cần gặp được người có lòng có dạ, nếu không thì bao nhiêu nhẫn nại cũng là vô ích.

Hãy nói với những người không hiểu ân tình kia, đừng xem bạn là kẻ ngốc. Bạn có thể dễ dàng tha thứ cho họ, chỉ vì bạn coi họ là bằng hữu. Nếu như nói ra những điều xấu của họ, thì nhất định có người sẽ mất mặt.

Đối với bạn bè, tha thứ nhưng không dung túng. Đối với tình cảm, quý trọng nhưng không thể nuông chiều.

Bạn có nỗi khổ tâm, nhưng cũng cần ai đó hiểu được. Bạn không muốn nói tâm trạng, nhưng cũng cần một ai đó cảm thông.

Bạn từng xem tôi là kẻ có mắt không tròng, bây giờ tôi xem bạn như người qua đường xa lạ.

Bạn đã từng bao lần không đếm xỉa đến tôi, bây giờ tôi cũng không muốn ngó ngàng gì tới bạn.

Bạn từng xem tôi là người đa tình đa cảm, bây giờ tôi xem bạn tựa như gió thoảng qua tai.

Hãy dành trái tim chân thành của bạn cho những người quan tâm bạn nhất!
 

hoavt

Thành viên cơ bản
2/4/13
195
44
Chia sẻ câu chuyện hay

LÀ NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU, THÀNH BẠI DO MÌNH, ĐỪNG ĐÁI DẦM ĐỔ TẠI CHIM

Muốn đủ lớn thì việc gì cũng xong, đã không muốn thì khó khăn bé tí cũng thành lý do. Nên trước khi làm việc gì, cần xác định đó có phải việc lớn nên làm không, mọi người có muốn không, muốn đủ rồi thì không cần làm gì cũng tự chia việc ra mà làm. Xong tất

Nguồn: https://www.facebook.com/hungfloyd/posts/10155614278910530

Trời mưa to, tắc đường, không thể lên được công ty đành gọi bạn ra cafe, nghe bạn kể chuyện. Chuyện thấy vui quá nên viết lại đây.

Bạn tôi có mấy cậu em.

Cậu thứ nhất tên A, là founder và kiêm CEO một công ty startup nhỏ. Cậu này trẻ tuổi, nghệ sĩ, sáng tạo, thông minh, hay gặp bạn tôi để than phiền về mấy việc quản trị. Lúc thì mid-manager ra các quyết định không khôn ngoan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất công việc, lúc thì nhân viên không tôn trọng lãnh đạo, không nghe lời, lúc thì chửi đối tác không giữ cam kết, thất thường.

Tôi hỏi bạn tôi khuyên ông em này thế nào.

Bạn tôi bảo, “em là CEO, công ty thành công là do em, công ty thất bại cũng là do em. Mid-manager do em bổ nhiệm, nhân viên do em tuyển dụng, khách hàng do em lựa chọn. Em chê trách cái đéo gì. Em ngu em mới bổ nhiệm người ta, em ngu em mới tuyển người ta, em ngu em mới chọn người ta. Tóm lại do em ngu mà thôi.”

Tôi nghe thích quá, hỏi tiếp, thế tư vấn ông em thế nào.

Bạn tôi bảo, “Với mid-manager em có lý do mới bổ nhiệm người ta, vậy trách nhiệm của em là giúp người ta hoàn thành trách nhiệm; với nhân viên em thấy phù hợp mới tuyển người ta, vậy trách nhiệm của em là cho người ta cơ hội trưởng thành; với đối tác đừng chỉ nhìn trên lợi, hãy làm hết sức trước, họ có bỏ em cũng vì công ty em dở mà thôi".

Bạn tổng kết “là người đứng đầu, thành bại do mình, đừng đái dầm đổ tại chim".

Lại một cậu em khác, tên B, là giám đốc sản phẩm một mảng kinh doanh to. Cậu này cũng trẻ tuổi, cứng đầu, nhiều hoài bão, hay gặp bạn tôi để kể bạn tôi nghe về những việc đang làm. Cậu em này hay than phiền về những khó khăn gặp phải. Bạn tôi khuyên nên học người có kinh nghiệm và đọc thêm sách.

Tôi băn khoăn lắm, người trẻ thường không thích đọc sách.

Bạn bảo “lúc đầu nó khăng khăng là nó sẽ làm theo cách của nó, chứng minh là không học từ sách và học từ người đi trước mà nó vẫn làm được. Không thể thuyết phục được. Sau cáu bảo, giờ có một thằng B phẩy (B'). Thằng B' này trẻ tuổi như em, thông minh như em, nhiều hoài bão như em, chim cũng bé như em, nó chả khác gì em. Nhưng nó chịu nghe lời người có kinh nghiệm và đọc thêm sách, thế em nghĩ em và thằng B' ấy ai dễ thành công hơn?”

Cậu em B thừa nhận B' sẽ thành công hơn.

Bạn nhún vai bảo “có vậy thôi". Tôi nghe tí khóc.

Sau tôi hỏi chuyện của tôi, giờ có việc mà mọi người làm không nhiệt tình lắm, đồng thuận không cao, phải làm sao?

Bạn bảo “ngày xưa hẹn đi ngủ với gái, giữa đường lỡ có hỏng xe, trời mưa, khó khăn bằng mấy thì cũng sẽ biết cách gửi xe, bắt taxi đi gặp gái. Tức là nếu muốn đủ lớn, thì khó mấy cũng thành”.

Tôi gật đầu.

Bạn tiếp “lại ngày xưa nữa, đi học thêm Văn, lôi xe ra khỏi nhà mà xịt lốp, thể đéo nào cũng gọi điện cho mẹ bảo mẹ ơi hỏng xe, con không đi học được, có phải không?”

Tôi gật đầu.

Bạn tổng kết “muốn đủ lớn thì việc gì cũng xong, đã không muốn thì khó khăn bé tí cũng thành lý do. Nên trước khi làm việc gì, cần xác định đó có phải việc lớn nên làm không, mọi người có muốn không, muốn đủ rồi thì không cần làm gì cũng tự chia việc ra mà làm. Xong tất"

Tôi đội ơn bạn quá, trả tiền cà phê, hỏi bạn thế bình thường làm gì?

Bạn bảo, bình thường toàn đi chém gió cho vui, thằng nào ngu mới nghe, có làm cái đéo gì đâu.
 

PhuocTTKC

Thành viên cơ bản
18/12/19
2
2
Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021) quy định rõ người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động; bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;


Bộ luật lao động 2019, quy định rõ các trường hợp người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước; bao gồm:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn.
- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động.
- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Cái luật này bảo vệ quyền lợi cho người lao động nhưng lại quá bất công cho người sử dụng lao động, cánh HR lại nhức đầu rồi.
 
  • Like
Reactions: NamTranKG

NamTranKG

Thành viên cơ bản
18/12/19
8
12
Rạch Giá Kiên Giang
Nếu không có quy định rõ ràng như thế nào là "có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự " thì căng thẳng quá, người lao động chỉ cần tuyên bố bâng quơ là nghỉ việc.

Việc giữ chân người lao động bằng cách phát trễ lương, nay chắc phải tách thu nhập người lao động thành 2 khoản: lương và thu nhập như lương, thu nhập như lương trả trễ hơn.