[Chém gió] - Tại sao các công ty tuyển dụng thường có nội dung "sử dụng thành thạo AutoCad" mà không

Bất kể có trình độ đại học, cao đẳng hay trung cấp, khi đứng tham gia hoạt động xây dựng thì người ta đều gọi chung là “ Kỹ thuật xây dựng” hay “kỹ thuật”. Trong xã hội kinh tế thị trường hiện nay, bạn phải làm được việc thì mới được thuê. Làm được việc ở đây có nghĩa là có thể giải quyết một cách nhanh gọn, hiệu quả công việc mà cấp trên giao cho mình, trong lĩnh vực xây dựng nói riêng, kỹ thuật biết làm việc là người biết một hoặc nhiều kỹ năng như: chỉ đạo thi công, biết lập dự toán, soạn và thương thảo hợp đồng, lập và đánh giá hồ sơ thầu, lập hồ sơ dự thầu, hoàn công và thanh quyết toán công trình … và điều cơ bản đầu tiên là thì đương nhiên phải biết đọc hiểu bản vẽ và sử dụng máy tính. Những người làm kỹ thuật xây dựng giỏi và yêu nghề sẽ luôn có ý thức học tập và cập nhật những kiến thức văn minh, cải tiến ... tuy nhiên biết vẽ và sử dụng các phần mềm đồ họa là chủ đề đang muốn chém gió.

Ai cũng thừa biết rằng, Vẽ là công việc bắt buộc của người kỹ thuật, đã qua rồi cái thời dùng bút chì vẽ tay hay cặm cụi gù lưng bên bàn vẽ. Hiện này công nghệ phát triển và việc bạn biết vẽ hay sử dụng Autocad là một yêu cầu bắt buộc, nhưng có nhất thiết với tất cả những người làm kỹ thuật xây dựng phải sử dụng thành thạo AutoCad. Vậy một kỹ sư cần sự hỗ trợ của CAD như thế nào, trước tiên tham khảo Tây lông họ quan niệm như thế nào ?

How Does an Engineer use Computer Aided Design (CAD)?

How Does a Connecticut Engineer use CAD?

Ever since CAD (Computer Aided Design) was introduced, it has been mainly used for drawings required in the field of mechanical, manufacturing, electrical and civil engineering.
In civil engineering, both draftsmen and engineers know how to use CAD to design their structures. The work should ideally be divided between the two; the analysis part of the design is first done by the civil engineer who then passes on the task of creating the technical drawings and printing them out to the draftsman. In this process, the design is transferred from the engineer's mind onto paper, and then eventually onto the development phase with a contractor.

What Exactly is CAD?


CAD is a tool that helps draftsmen and engineers to do their job in a faster and more productive manner. It basically brings automation to manual hand drafting. The user still needs to have some knowledge of drawing standards, accounting for tolerances and other engineering aspects.

The software does not do away with mistakes; if the draftsman or engineer has made an error, this will be carried forward into the CAD design.

Why Does an Engineer Use CAD to a Limited Extent?


It has often been asked how much a civil engineer really uses CAD in their daily job. The answer is based on a couple of facts, which we will now look into. CAD-related tasks are considered low-level in civil engineering and are usually assigned to draftsmen to reduce the engineer’s workload within the company.

The engineer is responsible for providing the basic design idea and then reviewing the final design product in CAD. This arrangement also gives the engineer more time to complete advanced tasks that a draftsman cannot do themselves.

Exceptions When an Engineer will Work with CAD:


Of course, there are exceptions to the general way that civil engineers work with CAD. They will take on more CAD workload in a smaller company that doesn’t have draftsmen. Also, there are other programs that run inside along with CAD that do hydrological calculations as well, so most engineers have a working knowledge of CAD.
  • In a critical or challenging project that needs expert knowledge or a high degree of accuracy
  • A small-scale or start-up company that cannot afford to hire draftsmen
  • An engineer who likes to be in control of all stages of the design and cannot trust this work to be delegated

Key Takeaways:


  • CAD plays an important role for automated design drawings in civil engineering.
  • Draftsmen primarily use CAD and the design analysis provided by the civil engineer.
  • These engineers undertake limited CAD usage to reduce costs and make time for more important work.
  • For critical projects or those with a limited budget, engineers use CAD to a larger extent than usual.

Như vậy có thể nói CAD chỉ hỗ trợ cho người làm kỹ thuật xây dựng. Trong lĩnh vực civil engineering, cả draftsmen lẫn engineers đều phải biết sử dụng CAD để làm công việc của họ: kết cấu, kiến trúc ... kỹ thuật không biết thì làm sao chỉ draftsmen triển khai ý tưởng của một cách nhanh nhất ... việc kiểm tra bản vẽ trên máy tính bao giờ cũng nhanh và chuẩn hơn là soi bản vẽ giấy đã in ra. Cần ghi chú hay hiệu chỉnh gì trên máy tính cũng dễ hơn ... Nhưng như đã nói ở trên là không phải làm thay draftsmen.

Nhưng tại sao các công ty không còn tuyển riêng họa viên chỉ để chuyên tâm vẽ ?
 

thanhhatran1

Senior Member
19/12/15
293
4
Đi theo sự tiến hóa của xã hội, nhiều ngành nghề sẽ bị "tuyệt chủng" , và với ngành xây dựng thì ngạch họa viên - nói chung là nghề thâm dụng chân tay - sẽ không còn nữa. CAD và tiếng Anh (với KS Việt Nam) trở thành một kỹ năng tất yếu kèm theo kỹ năng chuyên môn.

Nói ngắn gọn thế này: kỹ sư thế hệ trước không biết cad là thường nhưng vẽ tay thì OK, chuyện không biết vẽ phải thuê người khác vẽ thì nên bỏ nghề, vẽ yếu thì có nhưng không quan trọng. Mấu chốt của kỹ sư là biết tư duy, tính toán và đưa giải pháp. Đến lúc CAD hay các phần mềm vẽ thịnh hành thì nhóm này đã trải qua giai đoạn ngồi vẽ để chuyển qua giai đoạn làm quản lý rồi nên vẽ là thứ yếu. Đám kỹ sư trẻ mà không biết CAD hay phần mềm tương tự thì thuộc loại khó đào tạo. Tóm lại CAD là công cụ (tool) hành nghề.

Và BIM thì cũng là công cụ thôi, BIM (Building Information Modeling) là quá trình tạo lập và sử dụng mô hình thông tin trong các giai đoạn thiết kế, thi công và vận hành công trình. Nhưng BIM là gì không thể chỉ hiểu là những phần mềm như Revit, Tekla, Navisworks… mà đó là cả một quy trình hoàn thiện. Từ giai đoạn tạo dựng mô hình 3D cho đến việc dùng mô hình đó trong giai đoạn thiết kế (hồ sơ bản vẽ), thi công (quản lý khối lượng, lập biện pháp, an toàn lao động…) và quản lý tòa nhà (bảo trì các thiết bị cơ điện nước), xuyên suốt vòng đời của công trình. Sẽ giải thích kỹ về BIM để hiểu rằng BIM liên quan đến mô hình từng tổ chức cụ thể:
(Tham khảo congnghebim.vn/bim-la-gi/ )
BIM là gì:
  • Building: công trình
  • Information: thông tin
    • Hình học: các kích thước dài, rộng, cao, khoảng cách giữa các cấu kiện công trình như dầm, cột, sàn, cửa, cầu thang, mái…
    • Phi hình học: thông tin về đặc tính sản phẩm, thông số kỹ thuật, như chậu rửa Lavabo từ nhà cung cấp nào, model ra sao, giá bao nhiêu, website và description về sản phẩm…
  • Modeling: mô hình (khi là Model, Models), cần sử dụng các phần mềm (BIM Tools) để tạo lập các mô hình thông tin.
Tất cả các dữ liệu liên quan đến mô hình công trình đều được lưu trữ tại CDE (Common Data Environment) – môi trường trao đổi dữ liệu chung, nên các thành phần tham gia xây dựng sẽ dùng dữ liệu này cho các giai đoạn từ thiết kế, thi công, hoàn công và giúp quản lý công trình tốt hơn (Facility Management). Một số trình quản lý CDE phổ biến hiện nay như BIM 360, Buzzsaw của hãng Autodesk, hoặc Trimble Connect của hãng Trimble.
Một số BIM Tools hỗ trợ dựng mô hình 3D thông tin như:
  • Kiến trúc: Revit, ArchiCad, Grasshopper 3D, Rhinoceros, Lumion…
  • Kết cấu: Revit, Tekla, Robot Structural Analysis, Bentley, Staad pro…
  • Cơ điện: Revit, Cadewa…
  • Phân tích năng lượng: Equest, Energy +, Ecotect, GBS, Vasari…
  • Quản lý dự án: Navisworks Manage (+iConstruct+Synchro), TeklaBimsight…
  • Dự toán: Vico, CostX…
Mục đích sử dụng mô hình thông tin công trình BIM phục vụ công việc cho các bên liên quan là khác nhau, gồm:
  • Ứng dụng BIM cho chủ đầu tư (Owners) và quản lý cơ sở hạ tầng (Facility Managements)
  • Ứng dụng BIM cho kiến trúc sư (Architects) và kỹ sư công trình (Engineers)
  • Ứng dụng BIM cho nhà thầu (Contractors)
  • Ứng dụng BIM cho nhà thầu phụ (Subcontractors) và nhà chế tạo (Fabricators)
Trước khi triển khai BIM, các công ty cần chuẩn bị một số việc quan trọng và cơ bản như các giao thức (BIM Protocols), phần mềm (BIM Softwares), Thư viện (Components), các mẫu (Templates), kế hoạch thực hiện (BIM Execution Plan)… Dù thế nào, yếu tố chi phối lớn nhất đến hiệu quả công việc vẫn là con người, chúng ta cần con người (Human) để sử dụng công nghệ (Technology) và triển khai BIM theo đúng quy trình (Process).

Nghĩa là BIM rất là mênh mông, nhưng CAD là kỹ năng tất yếu cần phải có.

Nói về tools BIM cụ thể, có thể từng vị trí tuyển dụng mà các công ty yêu cầu thành thạo về Autodesk Civil, Autodesk Revit ..

Ví dụ làm dự án với nước ngoài giờ họ dùng Revit hết rồi, ngoài lợi ích về quản lý bảng vẽ và khai triển thì làm việc chung các bên kiến trúc, kết cấu, cơ điện nước dùng Revit cực kì tiện, Quản lý tốt các phần C&S và MEP từ giai đoạn thiết kế, thi công ko bị đâm đụng, góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí. Rồi dùng Revit và các BIM Tools giỏi thì công tác làm dự toán cũng cực khỏe, sau này vận hành quản lý tòa nhòa cũng dễ hơn rất nhiều nhiều. Ngoài ra làm revit thì khi vẽ 2D là nghĩ tới 3D luôn rồi, ngoài ra còn khai báo và quản lý luôn các lớp vật liệu, độ dày tường, sàn hoàn thiện, dàn trang cả hồ sơ trăm bảng vẽ link hết với nhau.... nói chung là rất nhiều nhiều... nếu làm chuyên nghiệp và làm dự án lớn thì revit và BIM sẽ rất rất lợi.


Tuy nhiên cũng tùy vị trí công việc, hầu hết các KS và KTS Việt Nam đầu quân cho các công ty nước ngoài, tuy được tương tác trên các BIM Tools, nhưng hầu hết là làm công tác họa sĩ - chép các thiết kế mẫu và trang trí bản vẽ.


Còn trong một tổ chức, nguyên tắc là chức càng cao thì công cụ càng nhỏ, bình nhì thì vác tiểu liên, đại đội trưởng thì súng lục, tư lệnh thì chỉ cần cay bút chì, nhân viên thì computer 27inch đủ cả CAD, Sketch up, Revit, 3Dmax, PS ...... creative manager thì Surface Pro với PowerPoint, xếp lớn nhất thì có mỗi cái phone.
 

vuyen

Member
30/10/16
136
1
Chung quy thì CAD hay cái bút chì hay thậm chí là cái mồm nó là cái tools để làm việc. Ai thuận cái nào xài cái đó. Có người tool là cái mồm thì vẫn xong công trình thôi. Tùy từng vị trí tuyển dụng, không phải bất kỳ vị trí tuyển KTS hay KS nào cũng bắt buộc phải biết CAD nghe nó hài hài. Ví dụ ví trí PM, không phải con đường đi lên PM đều phải đi qua Shop DGW hay phải đi qua nhân viên kỹ thuật mà phải biết Cad hay các phần mềm tính toán. Muốn thăng tiến nhanh lên PM thì con đường đi phải là thằng quản lý Ngân Sách, quản lý hợp đồng. Hiện nay vẫn tồn tại rất nhiều kỹ sư và kiến trúc sư không biết vẽ bằng máy, nhưng họ lại rất giỏi tại vị trí chuyên môn của họ.

Tuy nhiên đã được phong danh hiệu Kỹ sư, thì trong khi hành nghề, nên có những sáng tạo nhất định, đấy là bằng chứng quan trọng để thể hiện tính chuyên nghiệp, yêu nghề và vận dụng chuyên môn tốt. Kỹ sư xây dựng, kỹ sư công trình không biết CAD thì đấy là một khiếm khuyết đáng kể, nếu như đang còn hành nghề đúng chuyên môn. Kỹ sư xây dựng giỏi nghề, yêu nghề luôn có nhiều ý tưởng cần thể hiện ra bản vẽ, mọi truyền đạt bằng lời nói cho người khác không bao giờ đạt mục đích cao nhất. Kỹ sư mới ra trường mà đi xin việc nói em/cháu không biết CAD e rằng thất nghiệp vêu cả mỏ hoặc chuyển qua làm Grab biker

Ví dụ một kiến trúc sư không biết vẽ CAD, một công trình 200.000 m2 sàn đi, complex kết hợp nhiều chức năng. Nếu vẽ máy chắc ra ý tưởng khoảng 2 tháng. Nếu vẽ tay thì ra ý tưởng chắc 1 năm. Nội lấy cây thước cân tỷ lệ thôi chắc một bản vẽ mất 2 ngày.Vẽ sai cái, chẳng lẽ đi gôm tới gôm lui? Vẽ lại tiếp à? Hài vãi. Tất nhiên như đã nói nếu là KTS trưởng hay chủ nhiệm hay đại loại gì đó thì không cần vẽ gì hết! Phác ra 3 nét thôi, còn lại đám dưới quyền làm hết ... nhưng cái này lại liên quan đến quy trình công việc. Mới ra trường thì làm gì được chủ trì, có khi ra trường xong đi vẽ miệt mại năm năm cũng chưa được làm chủ trì nữa là đòi làm chủ nhiệm.

Giải thích dễ hiểu về BIM về bên dân dụng:
  • BIM sẽ kết hợp các bộ môn kết cấu, kiến trúc, MEP lại với nhau để phát hiện các xung đột giữa những bộ môn này. Dễ hiểu nữa khi 3 bộ môn này thiết kế bởi 3 thằng bị đá nhau tới lúc thi công mới biet và chỉnh sửa thì phát sinh chi phí thời gian lớn, với BIM sẽ giải quyết được vấn đề này trước khi thi công, lợi cho cả thi công, thiết kế và CĐT.
  • BIM xuất được các bản vẽ Shop DGW ( bản vẽ triển khai chi tiết) và khối lượng của từng hạng mục, công tác. Vậy kiểm soát bản vẽ, khối lượng của phía CDT rất dễ dàng
Nhưng tùy vào từng công trình từng nhà thầu mà có áp dụng BIM Tools hay không​​​​​​​
 

thuanpham

Thành viên cơ bản
10/7/13
146
8
BIM nó cực kì rộng, mình chỉ biết về revit, và revit là tiền đề để tiến lên BIM.
Làm revit là y như đang làm mô hình 3D cho công trình vậy đó, các bên kiến trúc, kết cấu và cơ điện đều 3D hết, thấy luôn bên trong đường ống ra sao từ lúc làm thiết kế , ít sai số đụng nhau khi đi sâu vào thi công. Khi vận hành mở ra xem là biết tắc hay bể chỗ nào luôn trên 3D.
Các đơn vị thi công lớn như HB, CTD, AP, AGC... giờ đều đã có đội ngũ quản lý revit và vận hành BIM hết rồi.
 

thuanpham

Thành viên cơ bản
10/7/13
146
8
nói chung kiếm tiền rất khó trong cuộc đời tựu trung sẽ chia ra làm 3 giai đoạn để kiếm tiền

Giai đoạn đầu : kiếm tiền bằng tay chân ( bao gồm lao động chân tay, trí não...nói nôm na là đi làm thuê )

Giai đoạn giữa : kiếm tiền bằng đầu ( nói nôm na là làm ông chủ, quản lý )

Giai đoạn cao : tiền nó tự đẻ ra tiền, chém gió là chính.​

Giờ ra trường thì phải thành thạo CAD trước khi thành thạo chuyên mô
 

hoavt

Thành viên cơ bản
2/4/13
195
44
Nói thẳng giờ tuyển Kỹ sự hay Kiến trúc sư mới ra trường thì nên xác định là quăng chữ Sư đi, mà đang là tuyển trung cấp xây dựng thôi. Vậy thì Autocad phải biết vẽ nhoay nhoáy ... giờ tuyển dụng còn phải thêm biết vẽ sketchup như là một kỹ năng bắt buộc .... chỉ thành thạo AutoCAD là quá muỗi rồi.

Giờ KS trẻ ở VN phải biết từ a đến z như AutoCAD ... rồi làm mấy công việc linh tinh như hóa đơn giấy tờ này nọ, chưa kể mấy việc tay chân nữa. Nhiều ông giảng viên đại học ngồi trên mây nên toàn nhồi nhét những thứ không phù hợp, nên có một mớ KS hay KTS mới ra trường chân không chạm đất, đầu không tới trời - chỉ khốn nạn cho cái công ty nào tuyển dụng nhầm mớ KTS hay KS này. :):):):)
 

bietthudepsg

Thành viên cơ bản
10/5/19
2
0
33
HCM
www.nhaxinhcenter.com
Bây giờ autocad đang dần bị lãng quên rồi bạn à, hiện tại các KTS đang chuyển hướng dần sang revit điển hình như công ty nhà xinh của chúng tôi
 

congphuc

Thành viên cơ bản
2/5/19
27
0
35
tp.hcm
xaydungtecco.com
Autocad là phần mềm cơ bản trong lĩnh vực xây dựng , nó cũng như phần mềm Word trong văn phòng vậy !Trong lĩnh vực xây dựng , bản vẽ là loại ngôn ngữ chủ yếu thể hiện trong ngành. Để vẽ được bản vẽ , yêu cầu tối thiểu phải thao tác được phần mềm autocad. Vì vậy yêu cầu biết autocad là 1 yêu cầu cơ bản và tối thiểu của nhà tuyển dụng. Lẽ nào trong trường học, chúng ta không làm đồ án môn học!
 
  • Sad
Reactions: thangmayhoangtrieu

HoangProject

Thành viên cơ bản
13/5/21
3
2
31
249008353_1958683790972028_8444766806369538517_n.jpg


Trước khi có AutoCAD
 
  • Haha
Reactions: thangmayhoangtrieu