Chia sẻ câu chuyện xù tiền cấp cứu ở bệnh viện - để cảm thông với các bác sĩ và kế toán bệnh viện

ytra0606

Thành viên cơ bản
8/6/17
2
0
Chia sẻ một câu chuyện, cấp cứu nhưng mới tạm ứng được 2tr, thường thì các BV sẽ yêu cầu tạm ứng nhiều hơn và người nhà cũng hẹn sẽ đóng đầy đủ theo yêu cầu BV, nhưng do diễn tiến bệnh nhân nặng quá nhanh trước khi người nhà đóng tạm ứng nên các BS cứ thế mà làm tới luôn nên mới xảy ra chuyện dở khóc dở cười....
========================================================================================

Bệnh nhân nữ, 72 tuổi, tăng K+ máu, suy thận mạn đang điều trị nội trú trên Nội Thận đột ngột ngưng tim (!!!)
Khoa Hồi Sức Cấp Cứu, Khoa Tim Mạch, Gây mê Hồi Sức cùng phối hợp nhanh chóng cấp cứu ngưng hô hấp tuần hoàn, sốc điện cháy cả máy => tim bệnh nhân hồi phục kỳ tích (!!!)
Chụp mạch vành và can thiệp cấp cứu LAD (tắc hoàn toàn mạn tính RCA, hẹp nặng LAD)
Tất cả diễn ra trong vài tiếng đồng hồ đêm qua !!!
Sáng nay dưới hồi sức mới lòi ra là bệnh nhân mới tạm thu được 2tr (Hai Triệu Đồng) trong khi riêng tiền cái stent mạch vành rẻ nhất cũng phải đóng 40-50 củ (bảo hiểm đã chi trả một phần) chưa kể một mả các chi phí khác (!!!)
Và bây giờ người nhà chơi lầy bảo Đéo Có Tiền, bệnh viện muốn làm gì thì làm (???!!!)
Giờ 3 đứa con ruột phắn hết để kệ mẹ mình nằm đấy cho tự sinh tự diệt
Thằng con cả còn phệt luôn câu : biết đóng lắm tiền thế để kệ cho bà chết cứu làm gì ???!!!
Và đây không phải lần đầu gặp cái cảnh này :
Càng nặng càng nguy hiểm tính mạng càng nhiều thủ thuật cấp cứu cần làm gấp (chưa kịp tạm thu trước) thì tỉ lệ bệnh nhân và người nhà chơi lầy đếch trả tiền càng cao (!!!)
Còn mặt bệnh các thanh niên đú cắn thuốc say rượu tai nạn xây xước rách tay chân vào viện nhẹ nhàng khi tỉnh lại khoẻ lại không trốn viện hơi phí !!! Diễn ra như cơm bữa (...)
Nhưng nếu bác sĩ không cấp cứu ngay cho bệnh nhân, yêu cầu đóng tạm thu mấy trăm nghìn (xuất viện thừa bệnh viện trả lại) thì dân đen lại có dịp gào khóc ối zời ơi cái lũ máu lạnh chỉ biết đến tiền (???!!!)
Cho nên nhân dân đừng ảo tưởng sức mạnh đất nước giàu có phát triển xã hội văn mình đừng ca ngợi sự nhân văn của người Việt nữa đi
......
Update 19/9
Quả thực vấn đề của bệnh nhân cũng như cách cư xử của người nhà người bệnh khiến các bác sĩ điều trị, phòng kế hoạch tổng hợp, phòng kế toán...vv rất đau đầu, vì chi phí điều trị một bệnh nhân can thiệp tim mạch rất lớn, vật tư y tế đều là những trang thiết bị đắt tiền, kỹ thuật cao - không có cách nào bù lại được nếu thiếu hụt (stent mạch vành không đơn giản như ống nước cất, như cái kim tiêm hay sợi chỉ nylon)
Bệnh nhân rất nặng !!! Ngày hôm đó ngay khi bệnh nhân ngưng tim các bác sĩ hồi sức cấp cứu liên tục ép tim sốc điện trong 45 phút không ngừng nghỉ - vì bệnh viện chưa có máy ép tim tự động nên việc ép tim ngoài lồng ngực với tần số 120 lần/phút giống như chống đẩy liên tục trong gần một tiếng đồng hồ vậy, nhiều lúc tưởng chừng như hết hi vọng nhưng tim bệnh nhân hồi phục một cách kỳ tích và chuyển bệnh nhân lên can thiệp tim mạch cấp cứu ngay lập tức trong hoàn cảnh bệnh nhân chưa đóng một đồng, chỉ có một lời hứa của gia đình bệnh nhân sẽ thanh toán tiền cho bệnh viện ...
Ngày hôm nay : sau nhiều ngày tự tìm cách xoay sở, các bác sĩ trên khoa can thiệp tim mạch cuối cùng đã xin được 01 stent của công ty cung ứng, coi như bù vào phần chi phí lớn nhất bị thiếu hụt
Khoa Hồi sức cấp cứu phải tự cân đối chi phí lấy chỗ nọ bù chỗ kia ...
Kết quả là tổng chi phí vẫn còn âm 1tr (một triệu đồng)
Và việc đòi 1tr này từ gia đình bệnh nhân quả thật cũng vô cùng khó khăn...
Bác sĩ ngày xưa được gia đình nuôi cho ăn học đàng hoàng đầy đủ chưa khi nào tưởng tượng được sau khi ra trường đi làm phải đi lậy lục xin xỏ lo đòi nợ từng đồng ...

Nguồn: View: https://www.facebook.com/viethung245/posts/2368456809836474?__tn__=K-R
 

minhduclh

Thành viên cơ bản
Bạn gái mình từng làm kế toán bệnh viện, kể rằng với các bác sĩ thì khi xảy ra cấp cứu, đã cấp cứu thì quên hết để cứu bằng được bệnh nhân, có phương tiện gì trong tay là bác sĩ làm tới luôn, không xem hóa đơn tạm ứng, việc hối thúc người nhà đóng tạm ứng là do y tá hành chánh đảm nhận. Rất nhiều lúc, khi mọi chuyện xong xuôi đâu vào đấy rồi mới thấy em y tá hành chánh hớt hơ hớt hải lắp bắp: " Bênh n hân chưa đóng tạm ứng đủ các bác ơi..." khi đấy cả dàn bác sĩ nhìn nhau cười mà như ........... mếu...

Khi gặp phải những trường hợp như vậy, điều trước tiên là các bác sĩ trong khoa phải truy tìm cho được số điện thoại của ........ các em trình dược viên của các hãng thuốc hay hãng cung cấp vật tư y tế ... để xin các hàng mẩu, hàng khuyến mại ... nhằm bù vào chổ đã sử dụng, nhưng đồ xin thì khi có khi không và cuối cùng thì cũng có lúc các bác sĩ bỏ tiền túi ra trả cho bệnh nhân, xem như làm phước.

Nhớ khi bạn gái mình làm kế toán khoa Phòng mổ - Hậu phẩu, bạn ấy kể có mục "tiền tiêu cực", thu các đối tượng đâm chém cướp giựt và tự tử, gọi là tiền ngu. Mà mấy đối tượng đó thuộc dạng lầy lội, ghi vào phiếu chứ có đóng đồng nào đâu, thất thu mãi. Hồi đầu BV cho tỉ lệ thất thu từng khoa, khoa Cấp cứu tỉ lệ cao nhất. Sau nảy ra sáng kiến cứ 2 ngày nằm viện thu một lần, các xét nghiệm phải đóng tiền trước mới làm, kế toán cực như con giòi. Gặp bệnh nhân nghèo, khóc quá đành phải cho người ta nợ chứ biết làm sao. Mấy case càng nặng tiền nợ càng nhiều, tới hồi ký giấy xin về y tá còn phải góp tiền cho người nhà thuê xe về quê, đừng kể tới thu viện phí
clear.png
Nói tới tiền bạc, phía bệnh viện cũng khổ lắm.
 

HoaChatKsuCo

Thành viên cơ bản
Cũng tùy người tùy bệnh viện, đi đúng tuyến và có BHYT thì còn đỡ, đi không BHYT là nguồn béo bở của bệnh viện - nhất là bệnh viện tư nó đẽo tiền bệnh nhân có mà khóc tiếng Mán - không tiền thì ngồi yên đó nhé.

Chuyện cũ, em bị cướp giật giỏ xách té trên đường Hàm Nghi, tay chân chảy máu nhiều. CA tới và dẫn vào bv SG ngay đường Lê Lợi để băng bó vết thương nhưng bác sĩ yêu cầu đóng tiền trước mới băng bó cầm máu vết thương. Anh CA đã nói rõ là bị cướp giật giỏ, tiền đâu mà tạm ứng liền nhưng họ vẫn không chấp nhận. Đến khi gọi được chú ruột và em trai tới đóng tiền thì mới chịu băng bó.
 

TalentBold

Thành viên cơ bản
Thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng giấy trong nhiều năm qua đã thể hiện sự bất tiện trong quá trình sử dụng. Và giờ đây, người dân không cần phải mang theo tấm thẻ này khi đi khám chữa bệnh bởi mọi thông tin của mình đã được lưu giữ trên nền tảng số.

VssID - ứng dụng lưu trữ mọi thông tin của thẻ BHYT


Theo Công văn 3717/BHXH-CNTT của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, VssID là ứng dụng trên nền tảng thiết bị di động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

- Đã được cung cấp trên Google Play cho thiết bị sử dụng hệ điều hành Android (tại đây) và AppStore (tại đây) cho thiết bị sử dụng hệ điều hành IOS của Apple

- Nhằm thiết lập kênh giao tiếp và tạo điều kiện cho người tham gia bảo hiểm xã hội BHXH, BHYT tiếp cận thông tin, thực hiện các dịch vụ công một cách tiện lợi, dễ dàng, nhanh chóng nhất

- Từng bước thực hiện việc thay thế Sổ BHXH, Thẻ BHYT giấy như hiện nay.

Để đăng nhập ứng dụng, tra cứu mọi thông tin liên quan đến quyền lợi BHYT, người bệnh cần có tài khoản giao dịch điện tử cá nhân với cơ quan BHXH.

Sau khi đăng nhập thành công, người bệnh bấm vào mục “Thẻ BHYT”, bấm tiếp vào “Xem thẻ BHYT”.

mail


Khi đó, hình ảnh thẻ BHYT của người bệnh sẽ hiển thị trên màn hình. Người bệnh có thể đưa hình ảnh này cho cơ quan khám, chữa bệnh để làm các thủ tục hưởng quyền lợi BHYT của mình.

Lưu ý quan trọng: Hiện nay, người dân 10 tỉnh miền Trung - Tây Nguyên bị ảnh hưởng của bão, lũ đã có thể sử dụng được ứng dụng này để thay thế cho thẻ BHYT giấy khi đi khám, chữa bệnh, gồm: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Kon Tum. Với các tỉnh, thành khác sẽ sớm được triển khai.

Trước đó, tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP, Chính phủ quy định chậm nhất đến ngày 01/01/2020, người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được phát thẻ bảo hiểm y tế điện tử. Thẻ này có kích thước như thẻ ATM và được gắn chíp, tích hợp nhiều thông tin của người bệnh. Do đó, khi đi khám chữa bệnh, người bệnh cũng không cần mang theo các giấy tờ tùy thân khác.

Tuy nhiên, thay vì đợi thẻ BHYT điện tử được phát hành thì người dân đã có thể sử dụng app VssID để thay thế cho thẻ BHYT giấy.
 

mayhannhuadt

Thành viên cơ bản
2/12/20
1
0
Đúng là làm trong ngành mới hiểu rõ được. cái gì nó cũng có 2 mặt, nhưng mà thực sự bác sỹ thấy chết không cứu thì không phải đúng với lương tâm, trách nhiệm ngành y. Chẳng nhẽ jo bệnh viện lại thêm phòng đi đòi nợ xấu của các bệnh nhân. Nhưng mà nhiều hoàn cảnh bệnh nhân cũng thực sự quá ép le. Ôi thật khó vì xã hội tình - tiền đâu đầu.