Chia sẻ tổng hợp về thành phần hồ sơ, thực hiện thủ tục về kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng

minhtrungvanba

Thành viên cơ bản
7/3/14
39
7
Cũng tính mở riêng chủ đề về phần móng cọc, nhưng thôi thì có quyền mở chủ đề mới, mở luôn chủ đề tổng hợp.

Đi nhanh vào vấn đề, sau khi có thí nghiệm nén tĩnh cọc xong, chủ đầu tư gửi báo cáo thí nghiệm nén tĩnh cọc cho bên tư vấn thiết kế, và yêu cầu bên tư vấn thiết kế có phải Trả lời công văn xác định chiều dài cọc đúc đại trà, tức là chủ đầu tư yêu cầu "Văn bản của tổ chức tư vấn thiết kế đồng ý thi công cọc đại trà sau khi có kết quả thí nghiệm cọc ", nhưng tìm mãi thì không biết điều này được quy định ở Nghị định hay Văn bản nào?

Theo thủ tục hành chính , đính kèm link

Hồ sơ thi công và nghiệm thu công trình xây dựng phần cọc móng (nếu có)
thì chỉ cần có
5 Biên bản cho phép thi công cọc đại trà của nhà thầu thiết kế


Vấn đề thi không ngại, nhưng mong muốn làm đúng thủ tục hành chính, chứ chung chung kiểu này thì oải quá
 

HoaiGiangChu

Thành viên cơ bản
17/7/19
3
4
39
Nhớ ngày xưa có bác Lê Văn Thịnh bên bộ Xây Dựng trả lời là
XIN LƯU Ý, LÂU NAY CÁC CƠ QUAN QLNN VỀ XÂY DỰNG ĐÒI HỎI VĂN BẢN CỦA NHÀ THẦU THIẾT KẾ CHO PHÉP THI CÔNG CỌC ĐẠI TRÀ LÀ SAI
7xrw58d.jpg


nhưng rất tiếc là không truy cập được link này
 
  • Like
Reactions: minhtrungvanba

nqthangqlxd

Thành viên cơ bản
17/7/19
3
3
47
Về phần Hồ sơ thi công và nghiệm thu công trình xây dựng phần cọc móng (nếu có)@minhtrungvanba đề cập nó nằm trong quy định tại "Công văn 2814/BXD-GĐ của Bộ Xây dựng về việc kiểm tra công tác nghiệm thu công trình, báo cáo về tình hình chất lượng và công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng"
link:
dạng công văn này KHÔNG XÁC ĐỊNH ĐƯỢC HIỆU LỰC, vì đến thời điểm này vẫn chưa bị điểm danh

Tuy nhiên cơ sở pháp lý của Công văn 2814/BXD-GĐ là Nghị định 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng & Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 đã hết hiệu lực, đã được thay thế bởi Nghị định 46/2015/NĐ-CP và Thông tư 26/2016/TT-BXD

Tuy nhiên "thủ tục kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình" mỗi địa phương, mỗi bộ ngành có quy định riêng, có thể tra cứu tại đây
ví dụ Bộ Xây Dựng
ví dụ sở Xây Dựng TP.Hồ Chí Minh
ví dụ sở Xây Dựng tỉnh Nam Định

nhưng ví dụ về lĩnh vực điện của tỉnh An Giang

sang tỉnh Quảng Ngãi
http://www.quangngai.gov.vn/vi/soxd/Lists/VanBanHuongDan/Attachments/2880/Phu luc III (kem theo HD 3670).doc

Vậy trước tiên phải xác định đang theo thủ tục hành chính của cơ quan nào bàn hành, nếu trong thủ tục đã quy định rồi thì cứ thế mà triển

Tuy nhiên chủ đầu tư thích gì, thích "Văn bản của tổ chức tư vấn thiết kế đồng ý thi công cọc đại trà sau khi có kết quả thí nghiệm cọc " thì cứ viết, có mấy dòng mất gì đâu mà không làm
 
  • Like
Reactions: minhtrungvanba

TranDuongBSEE

Thành viên cơ bản
17/7/19
1
1
52
Sau khi có kết quả thí nghiệm ép cọc, nén tĩnh cọc, toàn bộ hồ sơ, biên bản liên quan sẽ được chủ đầu tư gửi cho tư vấn thiết kế. và đơn vị tư vấn thiết kế sẽ ra văn bản quyết định thi công cọc đại trà hoặc thiết kế bổ sung cho phù hợp khả năng chịu lực của nền móng, đấy là điều bắt buộc rồi, sao lại thắc mắc nhỉ ? Nghĩa là trước khi thi công cọc đại trà cần có ý kiến của TVTK về các kết quả thí nghiệm cọc tại hiện trường. Sau khi có ý kiến của tư vấn thiết kế, chủ đầu tư sẽ thống nhất với nhà thầu về kết cấu, kích thước.... cọc ép đại trà để nhà thầu sản xuất cọc đại trà.

Nếu không có ý kiến của tư vấn thiết kế thì làm sao Chủ đầu tư quyết định hay chấp thuận cho đơn vị thi công cọc đại trà được. Tránh trường hợp vi phạm luật thì đừng ra Quyết Định mà ra công văn về việc thi công cọc đại trà , đại khái là căn cứ kết quả nén này kia, căn cứ tính toán dự báo theo thiết kế đã duyệt, căn cứ địa chất thực tế... qua tính toán lại đơn vị tư vấn thấy rằng thì là... kiến nghị CĐT cho phép đơn vị thi công... Đơn vị tư vấn lưu ý rằng... nếu có.

Kỹ sư chém gió trên bàn bia thì ào ào, có cái văn bản này cũng phải mở thớt ... ặc ặc, có mở thớt thì mới có comment
 
  • Like
Reactions: saodoingoitq

minhtrungvanba

Thành viên cơ bản
7/3/14
39
7
Các bác làm dữ quá, nếu mà công văn dạng này thì không có khó khăn gì để soạn thảo cả

Cái mình đang cần cơ sở pháp lý.
Nếu không có cơ sở pháp lý thì để bên thiết kế phải ra công văn dạng này thì bên chủ đầu tư phải có văn bản yêu cầu thiết kế có ý kiến, chứ khơi khơi thiết kế phát hành văn bản.
 
  • Like
Reactions: NgocSonEE