Đằng sau những bài báo trên truyền thông về năng suất lao động của người Việt Nam

Mr Fill

Thành viên cơ bản
19/10/16
36
0
Mặc dù có thớt

[Chém gió] - Cải thiện hiệu suất và hiệu quả lao động của người Việt dưới góc độ hoạt động xây dựng

Nhưng vẫn mở thớt mới, vì đọc những bài báo như thế này cảm thấy tức ách ách .... báo với chả chí
https://www.laodong.vn/su-kien-binh-luan/khi-nang-suat-lao-dong-viet-thap-hon-ca-lao-583733.ldo
Chúng ta vừa phải nghe một tin chẳng mấy vui vẻ: Năng suất lao động (NSLĐ) Việt đang chỉ bằng 87,4% NSLĐ Lào.
Con số vừa được Tổng cục Thống kê tuyên bố. “Tính theo sức mua tương đương năm 2011, năng suất lao động của Việt Nam năm 2016 đạt 9.894 USD. Tức là chỉ bằng 7% của Singapore; 36,5% của Thái Lan; 42,3% của Indonesia; 56,7% của Philippines và bằng 87,4% NSLĐ của Lào”.
Không chỉ thấp về giá trị tuyệt đối, khoảng cách chênh lệch đang ngày càng gia tăng.
Dẫn nghiên cứu của World Bank, Tổng cục Thống kê cho biết chênh lệch mức năng suất lao động (tính theo PPP năm 2011) của Singapore và Việt Nam tăng từ 115.087 USD năm 2006 lên 131.333 USD năm 2016; Thái Lan từ 14.591 USD lên 17.208 USD; Philippines từ 6.691 USD lên 7.561 USD và Lào từ 220 USD lên 1.422 USD.
Nguy cơ bị bỏ lại phía sau. Từ nguy cơ đã chuyển sang “Báo động đỏ”... Đây là những từ ngữ đã được các chuyên gia về lao động nói tới 2 tháng trước.
Câu hỏi vì sao rất dễ nhìn thấy. Ngoài nguyên do công nghệ, quản trị doanh nghiệp, cơ chế đãi ngộ hay các điều kiện cho sáng tạo thì còn có một nguyên nhân quan trọng thuộc về nền tảng và đặc biệt là sự lãng phí nguồn nhân lực chất lượng cao.
24 giờ trước khi chỉ số NSLĐ được công bố có hai con số không phải là có mà rất rất liên quan. Đó là việc cả nước còn tới 2 triệu người mù chữ. Và việc có tới 237.000 người trình độ đại học trở lên đang thất nghiệp.
Mở ngoặc là ngay cả những con số này cũng chưa hề đầy đủ, chưa hề phản ánh chính xác tình trạng. Bởi chính những người thống kê cũng nhìn thấy, chẳng hạn “Công tác điều tra cơ bản số người mù chữ hằng năm ở một số địa phương chưa được coi trọng, số liệu báo cáo không cập nhật và sai thực tế”.
Thậm chí thống kê còn vô lý đến mức có tới 11 địa phương chấp nhận cả sự phi lý “tỉ lệ biết chữ độ tuổi 15-60 cao hơn tỉ lệ biết chữ độ tuổi 15-35”.
Nửa của nửa triệu cử nhân thất nghiệp là phung phí nghiêm trọng tài nguyên chất xám. Không ít các nhân tài được trải thảm để ngày ngày đổ nước pha trà, trong khi dạy nghề thì theo kiểu “cho người miền núi đi sửa xe máy”.
Muốn không bị tụt hậu, NSLĐ theo kịp, chứ đừng nói lọt top khu vực, muốn tài nguyên con người trở thành thế mạnh thay vì xuất khẩu mồ hôi cơ bắp thuần túy, có lẽ, những điểm yếu đó cần được khắc phục, sửa chữa, tận dụng. Mà việc khắc phục cũng đừng chỉ là ngồi chờ cuối năm để “copy and paste” báo cáo năm ngoái.
ĐÀO TUẤN

Chắc nguồn thống kê bên Lào là chưa chính xác, hoặc là bài báo viết tào lao ... công nhân Lào mình đánh giá 3 người Lào mới bằng 2 người Việt.

Vấn đề là chế độ lương, tâm lý làm việc sẽ khác nhau. Thợ chính xây dựng và cơ khí đa phần từ Việt sang. Bên Việt lương 280 -320k/ ngày. Bên Lào 400 -450K. Xác định đi cày kiếm tiền về quê do vậy họ làm khá siêng năng, bên cạnh đó bên Lào xây dựng theo kiểu Thái khá chuẩn, tô thì không bả ma tít mà tô phẳng rồi sơn luôn nên không thể làm ẩu.

Công nhân Lào thì chưa có tác phong công nghiệp nên hiệu suất cũng không cao. Ở các cơ quan nhà nước còn kém hơn.

Qua Lào, ra chợ chiều 5h, Lào đóng cửa đi chơi hết rồi, sạp nào còn bán thì chắc chắn là người VN.

Qua Cam, thuê lao động làm xây dựng. Ngày đó chủ Việt muốn công nhân tăng ca nên bảo: hôm nay 8h tối mới có lương, làm thêm tới 8h rồi nhận lương + tiền tăng ca luôn. Tiền làm thêm giờ trả gấp đôi. Vậy mà người Cam họ nhất định không làm, họ ngồi chơi chờ từ 5h đến 8h để nhận lương chứ nhất quyết không làm .

Thuê lao động người Lào và Cam thì chấp nhận họ nhận lương xong là họ thích họ nghỉ 1 tuần, chủ cần gấp kệ mẹ. Kêu họ đi làm họ bảo có tiền rồi, nghỉ tiêu cho hết đã dồi mới đi làm tiếp.

Những chiến hữu đi thi công bên Phi và Myanmar về, đều đầu hàng luôn với lao động bên đó. Bên Phi thì đc cái trung thực, ko mất cắp dạo ...

Không biết cơ sở nào nói Cam Lào năng suất hơn Việt
 

ngonhubu1

Member
14/8/17
84
7
Thực ra những bài báo thua Lào thua Cam là tốt ở chỗ nó khích được tin thần đại đa số dân Việt.

Còn thực tế với những ai từng qua Cam và Lào thì sẽ thấy họ còn sau Việt Nam cỡ chục năm cả về trình độ, tác phong, kinh tế.

Con số trung bình của cả Việt Nam luôn thấp hơn con số nếu chỉ tính các thành phố lớn là vì dân Việt Nam đông, ở nông thôn nhiều, nên nếu tính có 20 triệu người trong độ tuổi lao động thì một nửa ở nông thôn rồi, mà nông thôn có làm mịa gì đáng kể đâu. Cam với Lào dân số ít. Chia mẫu số nhỏ thì kết quả tăng lên.

Do đó, nếu chỉ tính ở thành phố lớn, tỉnh lớn thì năng suất lao động cũng như thu nhập sẽ cao hơn hẳn trung bình cả Việt Nam và sẽ hơn trung bình Cam với Lào chắc.
 

huynhbao

Thành viên cơ bản
21/5/13
141
8
Một chuyên gia từng làm Research Manager ở Nielsen chia sẻ

Nói chung thống kê là một môn khoa học rất hay dùng để lừa người.

Cách lấy mẫu, cách làm questionnaire nó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả survey. Cùng 1 vấn đề, muốn dẫn dắt dư luận kiểu gì cũng được hết.

Mấy trò lừa đảo thống kê này bọn Tây lông nó phát minh ra. Mình toàn học của nó chứ dân Việt sao nghĩ ra được.

Nhìn vĩ mô thì định hướng kiểu này cũng có tác dụng tốt. Một hình thức cảnh tỉnh dân Việt.