Thảo luận Điều kiện năng lực của đơn vị thực hiện dịch vụ tư vấn lập định mức và đơn giá xây dựng công trình

Tình hình mình được giao nhiệm vụ mời thầu gói thầu tư vấn thực hiện Dịch vụ tư vấn lập định mức, xây dựng đơn giá xây dựng công trình, đang băn khoăn:
- Hoặc là chỉ cần có đủ điều kiện hoạt động trong lĩnh vực tư vấn định mức kinh tế kỹ thuật (chứng minh bằng: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định của cấp có thẩm quyển hoặc hình thức khác phù hợp), hoặc và
- Phải đủ điều kiện là tổ chức Quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo nghị định 100/2018/NĐ-CP

Tuy nhiên nếu áp dụng theo nghị định 100/2018/NĐ-CP thì có sự vướng mắc
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số điều .....
20. Sửa đổi, bổ sung Khoản 19 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP như sau:​
“Điều 57. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng:​
1. Tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau đây:​
a) Khảo sát xây dựng, bao gồm: Khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình.​
b) Lập quy hoạch xây dựng.​
c) Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình, bao gồm: Thiết kế kiến trúc công trình; thiết kế kết cấu công trình dân dụng - công nghiệp; thiết kế cơ - điện công trình; thiết kế cấp - thoát nước công trình; thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.​
d) Quản lý dự án đầu tư xây dựng.​
đ) Thi công xây dựng công trình.​
e) Giám sát thi công xây dựng công trình.​
g) Kiểm định xây dựng.​
h) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.​
2. Tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực quy định từ điểm a đến điểm e khoản 1 Điều này phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ năng lực).​
3. Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng quy định tại khoản 1 Điều này phải là doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc tổ chức có chức năng hoạt động xây dựng được thành lập theo quy định của pháp luật và đáp ứng các yêu cầu cụ thể đối với từng lĩnh vực hoạt động xây dựng theo quy định tại Nghị định này.​
35. Sửa đổi, bổ sung Điều 67 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau:​
“Điều 67. Điều kiện năng lực của tổ chức quản lý chi phí đầu tư xây dựng​
1. Tổ chức tham gia hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:​
a) Hạng I:​
- Cá nhân chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng hạng I;​
- Cá nhân tham gia thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng;​
- Đã thực hiện quản lý chi phí của ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên.​
b) Hạng II:​
- Cá nhân chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng từ hạng II trở lên;​
- Cá nhân tham gia thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng;​
- Đã thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng của ít nhất 01 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 02 dự án từ nhóm C hoặc 03 dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật trở lên.​
c) Hạng III:​
- Cá nhân chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng từ hạng III trở lên;​
- Cá nhân tham gia thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng.​
2. Phạm vi hoạt động:​
a) Hạng I: Được thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với tất cả các dự án.​
b) Hạng II: Được thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với dự án từ nhóm B trở xuống.​
c) Hạng III: Được thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với dự án nhóm C và dự án chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.”.​

Vướng mắc là công việc tư vấn lập định mức, xây dựng đơn giá xây dựng công trình không biết cách nào để phân loại nhóm A, B, C cả ... không lẽ phân thành nhóm C ???
 
  • Like
Reactions: ThaoSupervisor

ThaoSupervisor

Thành viên cơ bản
Theo luật xây dựng 2014 thì

21. Hoạt động xây dựng gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.

24. Hoạt động tư vấn đầu tư xây dựng gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế xây dựng, thẩm tra, kiểm định, thí nghiệm, quản lý dự án, giám sát thi công và công việc tư vấn khác có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng.

Điều 133. Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng

1. Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng, giá gói thầu xây dựng, giá hợp đồng xây dựng, định mức và giá xây dựng, chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; quyền và nghĩa vụ của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

2. Chính phủ quy định chi tiết về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Theo 68/2019/NĐ-CP thì

Điều 15. Quản lý định mức xây dựng

1. Phương pháp xác định định mức cơ sở, định mức dự toán xây dựng công trình, định mức chi phí và việc thỏa thuận thống nhất ban hành định mức xây dựng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

2. Trên cơ sở phương pháp xác định định mức theo quy định tại khoản 1 Điều này, các bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xác định hoặc thuê tổ chức, cá nhân đủ năng lực theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng để xác định, điều chỉnh, thẩm tra làm cơ sở ban hành định mức dự toán xây dựng cho các công việc đặc thù, chuyên ngành của ngành và địa phương sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng đồng thời gửi về Bộ Xây dựng để theo dõi, quản lý.

3. Định mức xây dựng được ban hành là cơ sở để lập đơn giá xác định tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

4. Đối với các công việc xây dựng chưa có trong hệ thống định mức dự toán xây dựng được ban hành hoặc đã có trong hệ thống định mức dự toán xây dựng được ban hành nhưng chưa phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công của công trình được thực hiện như sau:

a) Chủ đầu tư tổ chức xác định các định mức dự toán xây dựng công trình mới, định mức dự toán xây dựng công trình điều chỉnh làm cơ sở xác định đơn giá xây dựng công trình và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

Tổ chức, cá nhân tư vấn lập dự toán, quản lý chi phí của dự án hoặc gói thầu có trách nhiệm xác định định mức dự toán xây dựng mới, định mức dự toán xây dựng điều chỉnh theo thiết kế, yêu cầu cụ thể của công việc, gói thầu, dự án, làm cơ sở xác định dự toán xây dựng, dự toán xây dựng công trình, dự toán gói thầu xây dựng;

b) Đối với các định mức dự toán xây dựng mới hoặc định mức dự toán xây dựng điều chỉnh, khi áp dụng tính toán xác định đơn giá xây dựng thấp hơn đơn giá xây dựng áp dụng định mức đã ban hành thì người quyết định đầu tư quyết định phê duyệt áp dụng cho dự án, công trình để xác định dự toán xây dựng, dự toán xây dựng công trình, dự toán gói thầu xây dựng và gửi về Bộ Xây dựng để theo dõi, quản lý. Đối với công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện phê duyệt;

c) Chủ đầu tư có trách nhiệm tổng hợp danh mục các công tác điều chỉnh định mức, xây dựng định mức mới chưa có trong danh mục định mức ban hành, báo cáo cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp và tổ chức khảo sát xây dựng định mức dự toán xây dựng công trình trong quá trình thi công xây dựng theo phương pháp Bộ Xây dựng hướng dẫn. Kết quả xây dựng định mức được cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp tổng hợp và gửi về Bộ Xây dựng làm cơ sở phục vụ quản lý. Chi phí cho việc tổ chức xây dựng định mức được tính vào tổng mức đầu tư của dự án.

5. Chủ đầu tư được thuê tổ chức tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng để lập, điều chỉnh, thẩm tra các định mức xây dựng tại khoản 4 Điều này.

6. Hệ thống định mức xây dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành được rà soát thường xuyên và ban hành theo định kỳ 02 năm/lần đối với các định mức mới và định mức cũ có điều chỉnh. Kinh phí cho việc rà soát được bố trí từ nguồn ngân sách.

Như vậy có thể hiểu là tổ chức tư vấn quản lý chi phí phải đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng:
- Nghị định 59/2015/NĐ-CP, hoạt động này đã được điều chỉnh bởi nghị định 100/2018/NĐ-CP
- Nghị định 42/2017/NĐ-CP, hoạt động này đã được điều chỉnh bởi nghị định 100/2018/NĐ-CP

Vướng mắc xác định thì cứ quy về hạng I, có khó khăn gì nhỉ ?

“Điều 67. Điều kiện năng lực của tổ chức quản lý chi phí đầu tư xây dựng

1. Tổ chức tham gia hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:

a) Hạng I:

- Cá nhân chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng hạng I;

- Cá nhân tham gia thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Đã thực hiện quản lý chi phí của ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên.

Không rõ lắm ?
 
  • Like
Reactions: LamHoSoThau
Theo luật xây dựng 2014 thì


Theo 68/2019/NĐ-CP thì

Như vậy có thể hiểu là tổ chức tư vấn quản lý chi phí phải đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng:
- Nghị định 59/2015/NĐ-CP, hoạt động này đã được điều chỉnh bởi nghị định 100/2018/NĐ-CP
- Nghị định 42/2017/NĐ-CP, hoạt động này đã được điều chỉnh bởi nghị định 100/2018/NĐ-CP

Vướng mắc xác định thì cứ quy về hạng I, có khó khăn gì nhỉ ?

Không rõ lắm ?

Vấn đề cơ sở nào để xác định công việc lập định mức, xây dựng đơn giá xây dựng là dự án loại A, B, C ??? Vì thông thường mấy gói thầu này giá trị thường dưới 5 tỷ VND
 

ThaoSupervisor

Thành viên cơ bản
Vấn đề cơ sở nào để xác định công việc lập định mức, xây dựng đơn giá xây dựng là dự án loại A, B, C ??? Vì thông thường mấy gói thầu này giá trị thường dưới 5 tỷ VND
Mạnh dạn hạng I đi, chứ mấy đơn vị như thế này thì dư sức mà



Mấy đơn vị như thế này dư sức qua phà
 
  • Haha
Reactions: LamHoSoThau
  • Like
Reactions: ThaoSupervisor

ThuyMineralEng

Thành viên cơ bản
Phải có luật lệ chứ, ai lại chơi bừa như vậy, nhà thầu kiện thì sao ?

Phân loại thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, bao gồm cả dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác.


Do vậy khẳng định là công tác xây dựng hệ thống định mức và giá xây dựng không phải là công việc tư vấn theo một dự án đầu tư xây dựng cụ thể nào cả, cho nên không thể xem là nhóm A, B, C gì ... do vậy có thể áp dụng Nghị định 100/2018/NĐ-CP
2. Phạm vi hoạt động:​
a) Hạng I: Được thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với tất cả các dự án.​

Tuy nhiên lờ mờ đoán ra LamHoSoThau đang liên quan đến công tác tư vấn rà soát hệ thống định mức xây dựng theo nhiệm vụ của đề án hoàn thiện hệ thống định mức và giá xây dựng theo Quyết định 2038/QĐ-TTg


chỉ khác là các văn bản pháp luật có liên quan đến 3 văn bản trên đã thay đổi, ví dụ thông tư 09/2019/TT-BXD thay thế Thông tư số 06/2016/TT-BXD



nếu vậy thì có lẽ khộng có tiêu chí nào cả cho đơn vị tư vấn rà soát định mức ... vì Google chưa ra văn bản làm rõ "II. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG ĐỊNH MỨC VÀ GIÁ XÂY DỰNG" của đề án theo quyết định 2038/QĐ-TTg.

5. Xây dựng chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư vấn, người có năng lực, trình độ tham gia lĩnh vực quản lý kinh tế ngành​
- Xây dựng các tiêu chí của tổ chức, cá nhân được tham gia hoạt động lập, thẩm định, quản lý định mức, giá xây dựng và dịch vụ đô thị.​
- Quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân được tham gia hoạt động lập, thẩm định, quản lý định mức, giá xây dựng và dịch vụ đô thị.​
- Nghiên cứu, lựa chọn áp dụng mô hình thích hợp cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công ích như: cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn, dịch vụ nghĩa trang, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.​

Bản thân tại "III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU" cũng chung chung
b) Trách nhiệm xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về định mức và giá xây dựng​
- Bộ Xây dựng​
+ Bộ Xây dựng xây dựng, quản lý và kiểm soát toàn diện hệ thống cơ sở dữ liệu về định mức và giá xây dựng trên phạm vi cả nước.​
+ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu, mã hóa, hệ thống phần mềm ứng dụng để quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu chủ yếu về định mức và giá xây dựng của toàn ngành.​
+ Hướng dẫn nội dung, phương pháp sử dụng hệ thống phần mềm, cách thức cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu xuyên suốt từ các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, các vùng, các địa phương và các chủ thể có liên quan.​
- Các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành và địa phương​
+ Chịu trách nhiệm tổng hợp, cập nhật và kiểm soát hệ thống phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu về hệ thống định mức và giá thị trường trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Xây dựng.​
+ Thực hiện khảo sát thị trường, cập nhật thông tin kịp thời theo chức năng và khu vực quản lý và cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu về định mức và giá xây dựng trên cơ sở thống nhất với Bộ Xây dựng.​
- Các đơn vị chuyên môn, tư vấn, viện nghiên cứu chuyên ngành, chuyên gia:​
+ Hỗ trợ các chủ đầu tư, ban quản lý dự án trong việc xây dựng các định mức xây dựng mới, định mức chuyên ngành và đặc thù.​
+ Trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và thống nhất với Bộ Xây dựng ban hành các định mức và giá xây dựng mới để cập nhật trên hệ thống cơ sở dữ liệu.​
Vậy nên quay lại vế đầu là "Có đủ điều kiện hoạt động trong lĩnh vực tư vấn định mức kinh tế kỹ thuật (chứng minh bằng: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định của cấp có thẩm quyển hoặc hình thức khác phù hợp)" và các cá nhân tham gia có chứng chỉ định giá, trưởng nhóm phải có định giá hạng I.
 
Cảm ơn @ThuyMineralEng nhưng cho dù là tư vấn rà soát hệ thống định mức xây dựng, cũng phải có tiêu chí chứ ?
Là hoạt động đặc thù, nó không nằm trong khung quy định , làm sao xác định được cần doanh nghiệp hạng I hay hạng II, vì các tổ chức sự nghiệp có thu vẫn tham gia được bình thường.
 

TuanAnhEco

Thành viên cơ bản
21/12/20
2
0
Cảm ơn @ThuyMineralEng nhưng cho dù là tư vấn rà soát hệ thống định mức xây dựng, cũng phải có tiêu chí chứ ?
Lại đua nhau giải ngân trước 31/12/2020 ???


có kinh phí là ngon rồi, toàn thấy các sở kêu gào tự giác


Quá đặc thù, làm sao biết được nó là dự án nhóm gì ?