Dùng tiêu chuẩn nào để tính toán cho tường chắn của các công trình giao thông đường bộ, đường sắt ?

Việc áp dụng TCVN 9152 : 2012 Công trình thủy lợi – Quy trình thiết kế tường chắn công trình thủy lợi là không được chấp nhận vì ngay từ đầu tiên đã cấm áp dụng

1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng khi thiết kế các loại tường chắn tường cứng đặt trên nền thiên nhiên là đất hoặc đá.
Tiêu chuẩn này không dùng để thiết kế các loại tường chắn sau:
- Có kết cấu bằng gạch xây và đá xây, có và không có cốt thép.
- Các loại tường khác như tường mềm (tường cừ, tường cọc), tường có neo, kétson, tường trong đất, tường có cốt trong đất, tường ngăn tổ ong, có kết cấu bằng gỗ cũng như tường chắn của các công trình giao thông đường bộ, đường sắt và cho các tường chắn của các công trình ở vùng biển xây dựng không có đê quai.

Dùng Tiêu chuẩn ngành 22TCN 219:1994 về Công trình bến cảng sông - Tiêu chuẩn thiết kế cũng quá khiên cưỡng

1. NGUYÊN TẮC CHUNG
1.1. Tiêu chuẩn này dùng để thiết kế mới và thiết kế cải tạo các công trình bến của cảng sông và của nhà máy đóng mới hoặc sửa chữa tàu sông (sau đây gọi chung là công trình bến cảng sông).

Việc áp dụng Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 272:2005 về tiêu chuẩn thiết kế cầu do Bộ Giao thông vận tải ban hành (được thay thế bằng TCVN 11823:2017) cũng có gì đó không ổn, mặc dù có quy định về Mố, trụ và tường chắn ... nhưng cái này là dành cho cầu.

Hóng cao nhân nào ghé ngang buông cho vài dòng chỉ giáo ?
 
Theo mình cứ xem như đó là tường chắn của đường đầu cầu, khi đó áp dụng tiêu chuẩn cầu đường bộ hay đường sắt không có gì sai
Chỉ có vấn đề là xác định tải trọng tính toán
Về đường bộ, có thể chất tải thực hoặc áp dụng tiêu chuẩn TCN 262-2000 về tính toán nền đất yếu.

Đương nhiên là phải áp dụng thêm tiêu chuẩn về móng cọc TCVN 10304:2014 - Móng Cọc - Tiêu chuẩn thiết kế
 
  • Like
Reactions: hanhnhi