Giá trị truyền thống với lối học hành khoa bảng cùng hệ thống thi cử cực kỳ căng thẳng

27/10/16
94
4
Nhân tiện đọc bài báo trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần

Liệu có còn chỗ cho giá trị truyền thống?

TTCT - Câu hỏi đó không phải là sự tiếc nuối quá khứ nghìn năm lều chõng và lối học hành khoa bảng, nhưng cách dạy và học kiểu Khổng - Mạnh, cùng những ảnh hưởng hữu hình và vô hình kéo dài sau đó, chắc chắn vẫn còn mạnh mẽ ở nhiều quốc gia châu Á.

Giáo dục Á Đông từng, và vẫn đang, có những giá trị riêng mang tính bản sắc, đặc biệt rõ nét ở các trình độ phổ thông, mà việc phủ nhận sạch trơn và cố gắng sao chép giống hệt mô hình phương Tây có thể khiến những thế hệ tiếp theo phải trả giá đắt.

Xung đột giá trị

Trong cuốn sách in năm 2012, Cultural Foundations of Learning: East and West (tạm dịch: Những nền tảng văn hóa của học tập: Đông và Tây), tác giả Li Jin (Lý Cẩn) - sinh ở Trung Quốc và là giáo sư Đại học Brown (Mỹ) - đã chỉ ra những khác biệt cơ bản trong tư duy học tập phương Đông và phương Tây.

Theo bà, những học trò chịu ảnh hưởng của truyền thống Khổng - Mạnh coi việc học tập là điều quan trọng nhất trong đời, là mục đích của cuộc sống; học hành giúp một người không chỉ giỏi giang hơn mà còn lương thiện hơn; học tập là cả đời; tri thức giúp ta khác biệt không tới một cách tự nhiên và hành trình tìm kiếm tri thức đó đòi hỏi sự quyết tâm, nỗ lực và tự nhận thức bản thân.

Ngược lại, các học trò phương Tây tiếp cận học vấn dựa trên các nguyên tắc: sự tò mò về thế giới bên ngoài là nguồn cảm hứng cho việc học tập; tinh thần nghi vấn liên tục với vũ trụ xung quanh ta sẽ dẫn tới những tri thức mới; khả năng tư duy của con người là vô song và khả năng tư duy duy lý sẽ dẫn dắt quá trình chúng ta tìm hiểu thế giới; từng cá nhân là một thực thể tham gia vào cuộc khám phá đó.

Những nhà nghiên cứu được dẫn trong cuốn sách đã tìm hiểu các mô hình học tập ở Đông Á và phương Tây và thấy những kết quả đáng kinh ngạc.

Họ thấy học trò, các bậc phụ huynh và thầy cô ở Mỹ giải thích sự thành công của trẻ nhỏ dựa trên năng lực, trong khi những người tương ứng ở châu Á dựa trên sự nỗ lực. Qua nghiên cứu của bà Li thấy rằng học sinh Đông Á luôn chăm chỉ hơn học trò phương Tây.

Một trong những khía cạnh hay được nói tới với hệ thống giáo dục phương Đông là bệnh thành tích và những kỳ thi cử cực kỳ căng thẳng, thậm chí ngay từ khi mới bắt đầu.

Sự chỉ trích nhắm vào lối khoa cử rõ ràng chịu ảnh hưởng mạnh của tư duy Khổng giáo này thì rất nhiều: nó chỉ tập trung vào giáo viên, độc đoán, khuyến khích học vẹt và bóp chết sáng tạo, gây ra bệnh thành tích, ảnh hưởng tới tâm lý trẻ...

....
Nhưng các xã hội châu Á, đang chuyển mình mạnh mẽ và ngày càng hướng vào các giá trị phương Tây, đang thay đổi. Các thế hệ trẻ hơn đã “thấm nhuần” nếu không phải là tư tưởng thì ít ra cũng là một lối sống kiểu phương Tây thông qua mạng xã hội, Internet, phim ảnh và rất nhiều trao đổi liên văn hóa khác.

cũng như theo giỏi kết quả tuyển sinh vào trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa với Đề và đáp án bài khảo sát Tiếng Anh vào lớp 6 trường Trần Đại Nghĩa được công bố như sau
Đề thi và đáp án phần tự luận như sau:

baithituluan1499051257914page001.jpg

baithituluan1499051257914page002.jpg

baithituluan1499051257914page003.jpg

baithituluan1499051257914page004.jpg


Đề thi và đáp án phần trắc nghiệm:
tdn62017tracnghiemchinhthuccongbo1499051215401page001.jpg

tdn62017tracnghiemchinhthuccongbo1499051215401page002.jpg

tdn62017tracnghiemchinhthuccongbo1499051215401page003.jpg

tdn62017tracnghiemchinhthuccongbo1499051215401page004_1.jpg


Nội dung bài khảo sát đề cập đến nhiều lĩnh vực như địa lý, tự nhiên, xã hội.

Rồi
“Cả nhà nói con phải vào bằng được Trường Trần Đại Nghĩa”
Buổi sáng 30/6, kỳ khảo sát năng lực bằng tiếng Anh vào lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa diễn ra tại 5 hội đồng thi. Phụ huynh đi thi còn đông hơn cả thí sinh, không chỉ một người, nhiều gia đình cả bố mẹ, ông bà cùng “tháp tùng” con trẻ đi thi.

Bên ngoài trường thi là một bầu không khí “nóng” hơn cả trong cả phòng thi với đủ tâm trạng của phụ huynh với ước mong con vào được ngôi trường chuyên danh tiếng. Với chỉ tiêu chỉ hơn 500, sẽ có hơn 3.300 em sẽ rớt khỏi kỳ khảo sát này, hơn ai hết phụ huynh hiểu được áp lực “chạy đua” khủng khiếp và chuyện đỗ vào trường cực kỳ khó.

tdn2-1498955439935.jpg

Ông bà nội ngoại ở các quận huyện TPHCM đưa cháu đi khảo sát năng lực vào lớp 6 Trần Đại Nghĩa. Ông Hoàng Văn Kim, có cháu học Trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu, Bình Thạnh cho hay mình có nhiệm vụ đưa đón cháu đi học, chở cháu đi học thêm nhiều trung tâm từ năm cháu lớp 4. Cháu của các bà bên cạnh cũng học thêm rất nhiều nơi.


tdn3-1498955439937.jpg

Cảnh ngoài trường thi, phụ huynh còn căng thẳng hơn cả thí sinh.

Câu chuyện của nhiều nhóm phụ huynh, ông bà khi ngồi chờ con thi đã tái diễn hành trình ôn luyện nhồi nhét, biến trẻ thành “gà chọi”. Họ khoe con mình được ôn ở cùng lúc nhiều trung tâm đắt tiền, có tiếng nhất; ngoài ôn trung tâm học tại nhà những thầy cô “mát tay” luyện thi; chưa hết, có người còn mời gia sư về tại nhà kèm cặp con... Bé nào được ôn từ lớp 4 xe như là chậm, các em được ôn từ lớp 3, thậm chí từ lớp 2 với lịch ôn dày kín.

Các em đến từ khắp các quận huyện ở TPHCM, xa như quận 12, huyện Hóc Môn, Củ Chi cũng có nhưng cùng có điểm chung đều phải học sinh giỏi ở trường, có điểm kiểm tra định kỳ cuối năm mỗi môn tiếng Việt và Toán đạt từ 9 điểm trở lên của năm học lớp 5.

Phải chăng đây cũng chính là “gánh nặng” của các em khi bố mẹ mang niềm tin “con mình giỏi nhất nhì trường”, cùng với công sức ôn luyện bố mẹ góp vào. Việc đỗ vào trường Trần Đại Nghĩa không chỉ là dịp thể hiện mà còn là để không phụ công bố mẹ.

Một TS thứ thiệt dạy ĐH, cầm cái đề thi đầu vào lớp 6 lắc đầu ngao ngán, Họ (toàn TS-GS), ra cái đề quái quỷ gì với những đứa trẻ 11-12 tuổi thế này. Einstein tái thế chăc cũng khó ở lứa tuổi ấy, ví dụ những khía cạnh, thông tin, chữ nghĩa này, ngay cả người lớn tốt nghiệp ĐH ở Việt Nam đôi khi còn khó, nếu không chú ý, một đề thi giả cầy, lúc Anh lúc Việt tá lả:



(chia nhỏ bài ra, diễn đàn không cho đăng dài dòng)
 
27/10/16
94
4
Chém gió tiếp, hiện nay nhiều người cho rằng cách nhìn nhận sự ưu việt trong việc tìm, khám phá, nuôi dưỡng, đào tạo và thúc đẩy Nhân Tài của Phương Tây hoàn toàn khác Á Đông, và bằng chứng họ có quá nhiều nhân tài. Với cách đào tạo của Á Đông thì Mark Zuckerberg hay Bill Gates sẽ nát đít khi rời Harvard, sẽ bị nguyền rủa thêm vài năm tiếp theo, và như thế Microsoft hay Facebook chắc chưa có.

Nhưng có người cho rằng giáo dục có nhiều đường lắm, cách phần đông Á Đông (chỉ nói về những người thật sự quan tâm đến giáo dục của con thôi nhé) đang áp dụng ít có khả năng đưa con lên đỉnh cao hơn, nhưng cũng ít rủi ro hơn, với lối truyền thống này sẽ đảm bảo cho con em họ ở đâu đó TOP trên của xã hội (xét cho cùng với tư duy cục bộ, cá nhân ai cũng chỉ muốn con em mình sống tử tế và sung sướng, còn đóng góp gì cho nhân loại thì cứ coi như hên xui may rủi đi). Và rằng cách của phường Tây sẽ rủi ro hơn, nhưng dễ được chấp nhận, vì cái đáy xã hội bên đó cao hơn cái trung bình Á Đông, cụ thể là Việt Nam.

Với đề thi vào trường chuyên Trần Đại Nghĩa, nhiều người cho rằng hãy xem chương trình " Ai thông minh hơn học sinh lớp 5" rồi phê phán, đây là đề thi hay và bao quát, người ta đặt ra để chọn người giỏi, nên họ có quyền đặt câu khó để mấy đứa thần đồng, tức là chịu khó học hỏi bên ngoài vượt lên những đứa chỉ có mỗi khả năng trí nhớ tốt mà thành thủ khoa hoặc đậu điểm cao.

Hóng chém gió
 
7/4/17
126
5
Cái này thấy nhiều người bàn.
Tại sao nhiều người học kém sau này đều làm sếp, kiếm tiền giỏi, thành công hơn ở trường đời?


Không biết sau này thế nào, giờ mình để ý, đa số những đứa bạn mình, những người mình biết thì người nào càng học cao, học giỏi và học nhiều đều đi làm thuê hoặc éo giàu, những đứa giàu hoặc rất giàu đều học ngu hoặc nghỉ học ngang. Tại sao nghịch lý vậy? Mấy đứa học ít học ngu giờ đa số làm chủ, công việc ổn định doanh thu vững chắc!

Mình có người quen học đến master, thời trai trẻ làm toàn tập đoàn lớn, giờ làm giám đốc, nhậu vô đối, hiểu biết bao la, đến giờ này vẫn ở nhà bố mẹ, đi Sh việt. Người thân người quen giờ kết luận: thằng đó để nhậu là ok nhất, đừng bàn chuyện làm ăn với nó.

Học nhiều để làm gì? Ở đây nói học nhiều mà theo kiểu chuyên sâu, học thật và thật học! Chứ không phải học nhiều để biết nhiều, cái gì cũng biết, cũng tồ lô, người ta gọi là bao đồng.

Có người cho rằng học giỏi quá nhiều khi ảo tưởng sức mạnh, sẽ ỷ lại vào kiến thức của mình mà không chịu học hỏi, người học dốt ban đầu người ta đã xác định bản thân kém cỏi, hiểu rõ bản thân hơn người học giỏi, dễ tiếp thu cái mới cái không đúng với những suy nghĩ, những điều trong sách, chịu khó tìm hiểu thực tế nên có khi tỉ lệ thành công cao hơn.

Hoặc học nhiều thường ít dám mạo hiểm, học giỏi chút thì áp lực kỳ vọng gia đình ra kiếm việc làm tốt, lương cao rồi tà tà, cuộc sống ổn định nhưng không giàu được. Còn hoc dở thì thường không có đường lùi, cộng với máu liều lĩnh, mạo hiểm, cộng với chút ma lanh nên làm giàu được.
 

oanhhoang

Thành viên cơ bản
16/5/13
35
3
hoangphongnguyen có cần phiếu khám bệnh tâm thần không ? :D:D:D:D

Học để làm Người!
Học để làm Người!
Bảo người Giàu không có học là Sai trầm trọng!
Bảo người "Có Học" thì sẽ không giàu cũng sai!
Quan trọng là Học Được Cái Gì!
Học kiến thức, kỹ năng, đạo đức để làm việc và phát triển sự nghiệp!
Còn nhiều người cứ nghênh ngoang ta đây "có học" nhưng sao lại nghèo thì hãy xem lại học được cái gì!

Những người học giỏi học nhiều cuộc sống họ ít có nguy cơ nghèo hèn, học ngu học ít có thể rất giàu cũng có thể nghèo hèn, mà tỉ lệ nghèo hèn thì cực cao lắm lắm. Còn mấy người học cao hiểu rộng cứ lơ ngơ, toàn đem mấy chuyện xa lơ xa lắc hay chuyện trên trời ra bàn thì không phải là thực học thực nghiệp. Rồi thông minh học giỏi nó khác với bọn có học nhưng là học dốt nhưng vẫn lên lớp, học vẹt lấy cần cù bù thông minh. Những người này mới đáng sợ khi dốt nhưng khoác trên người bộ cánh trí thức.

Những người học dốt trong trường không có nghĩa họ học dốt ngoài đời, nhất là nên giáo dục Việt Nam là nền giáo dục khoa cử từ chương, chứ không phải nền giáo dục khai phóng đi vào thực học thực nghiệp.

Nhiều người hay đánh đồng có học = có bằng cấp = thời gian bỏ ra nhồi thông tin nhiều. Cái này chắc chỉ là "biết" thôi. Đã đọc qua qua thì gọi là biết, mà biết thì không đến nơi đến chốn, không ứng dụng được cũng không giải quyết được vấn đề.

Thực chất học phải đi đôi với hiểu, hiểu rồi mới hành được. Nên nhiều người học đến già vẫn không bằng một đứa trẻ ranh bất chợt ngộ ra vấn đề trong giây lát. Bởi vậy nhiều người lấy tiến sĩ còn phải đi làm thuê cho người bỏ học dang dở nhưng làm chủ đó thôi, có gì đâu mà lạ.

Người không cần bằng cấp không có nghĩa là người ta thất học, mà là học ở một ngữ cảnh khác, và thu nhận một kết quả khác, dẫn đến một lối đi khác.

Học chưa chắc đã hơn ai, nhưng không học thì chắc chắn đi móc bọc. Học dở mà giàu! Tất nhiên là có, nhưng 1000 người mới có 1 người.

Rảnh mình sẽ chém gió tiếp về cái món học hành của vanbaminhtrung sau
 

oanhhoang

Thành viên cơ bản
16/5/13
35
3
Bàn tiếp về vấn đề học ... hiện nay không có một sự thống kê chuẩn xác cho sự học tại Việt Nam, nhưng ở nước ngoài họ đã nghiên cứu chán chê rồi. Kết quả: Học càng giỏi, IQ càng cao, bằng cấp càng cao thì sau này càng kiếm được nhiều tiền. Học trường danh tiếng thì có cơ hội làm việc nơi danh tiếng càng cao. Thêm một nghiên cứu nữa là xuất thân từ gia đình càng giàu thì sau này càng kiếm được nhiều tiền.

Tuy nhiên rất nhiều người học giỏi họ không có mục đích kiếm tiền là chính, mà là hưởng thụ cuộc sống hoặc nghiên cứu khoa học theo niềm yêu thích. Lấy tiêu chí "nhiều tiền" làm mẫu số chung cho tất cả e ko hợp lý.

Tri thức là quá trình tích lũy, có thể một người có thể tích lũy kiến thức ở giai đoạn này nhiều hơn ở giai đoạn khác, chứ thật sự ra người thành công hiếm có ai dốt, bởi nếu họ dốt thì thì họ đã nhanh chóng làm mất đi những gì mà họ kiếm được chứ không thể giữ vững dài dài để mà thiên hạ gọi đó là THÀNH CÔNG!

Nhiều người nhỏ mọn, ti tiện... thường ganh ghét nên khi thấy bạn bè thành công thì thường trích dẫn người bạn ấy về một giai đoạn nào đó trong cuộc đời để minh chứng rằng người đó dốt hơn mình. Đó là những kẻ não ngắn và tiểu nhân.

Đúng là học ở trường chuyên Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa, Amsterdam, Phan Bội Châu, Quốc Học Huế ... không thể làm Mark Zuckerberg hay Bill Gates được, nhưng thành phần học ở trường chuyên Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa, Amsterdam, Phan Bội Châu, Quốc Học Huế ... ra đời phần lớn vẫn nằm trong tốp khá ở ngoài đời. Chưa biết danh phận sau này ra sao, nhưng trước mắt đỡ được tiền cho con qua du học tự túc vì các cháu sau này phần lớn sẻ săn được học bỗng của mấy trường danh tiếng

Nói về đề thi vào trường chuyên Trần Đại Nghĩa rõ ràng là ngày càng hay, đòi hỏi kiến thức tổng quát và thực tế ... đang xa dần sáo rỗng từ chương. Việc ra đề thi vào trường chuyên Trần Đại Nghĩa tới học sinh toàn diện nhiều hơn là học sinh giỏi một số môn nào đó, trong đó đề cao Anh Văn như là một công cụ để hội nhập. Mục đích thi tuyển là để tuyển chọn học sinh đủ năng lực theo tiêu chí riêng.

Ví dụ trường người ta lấy 100 học sinh, có tới 700 học sinh thi, họ phải ra đề khó để có cơ sở chọn đủ số xứng đáng. Nếu ra đề dễ có 150 đứa đạt điểm cao, trong đó 10 đứa đạt 100 điểm, 140 đứa đạt 99 điểm, lấy căn cứ gì loại 50 đứa còn lại 99 điểm để lấy đủ 100 chỗ?

Những trường hợp phê phán đề thi như trường Trần Đại Nghĩa xuất phát từ các phụ huynh có con bị rớt, sau đó lan ra những người không hiểu nên hùa theo. Truyền thống ra đề khó của trường như Trần Đại Nghĩa có từ lâu, do năm nào số thí sinh dự thi cũng kỷ lục, bao giờ ra đề thi mà thí sinh được chọn có điểm dưới trung bình mới là đề thi có vấn đề quá khó. Hơn 3000 thí sinh bị rớt dù đây phần đông là học sinh giỏi, nhưng vẫn có nhiều đứa điểm cao, chứng tỏ những đứa được chọn vào là xứng đáng.

Trường Trần Đại Nghĩa không có dạy thêm, không có dạy hè, không quá nhiều áp lực về bài vở.
Phương pháp giảng dạy hiện nay thiên về làm việc nhóm và Tư duy phản biện, còn hơn rất nhiều trường Đại Học Việt Nam! Dù chưa hoàn thiện nhưng đó là điều tích cực. Chứng kiến các học sinh theo dõi cuộc bầu cử Tổng thống vừa rồi ở Mỹ, tuy rất trẻ con, chia làm 2 phe rất hào hứng, có vui buồn, có thất vọng, rất hiếm có học sinh cấp 2 nào ở Việt Nam có được không khí học đường như thế!

Thành phần không luyện thi vào Trần Đại Nghĩa nhưng đậu cũng khá phổ biến. Rõ ràng đọc đề trên không cần cao siêu, rõ ràng học chắc và tiếng Anh là yếu tố đầu tiên, tiếp theo là phải có tư duy logic để có thể trả lời được những câu hỏi toán đố và có kiến thức xã hội. Những yêu cầu trên không thể luyện trong thời gian ngắn mà được. Không thể chỉ luyện và cắm đầu chơi game mà đậu. Kiến thức xã hội của thu thập được rõ ràng không chỉ ở mỗi sách vở hay truyền thông mà còn thu lượm được từ người thân, từ bạn bè, từ những chuyến đi chơi ...
 

ViecLamXayDung

Junior Member
12/12/15
53
14
Không biết nói gì, chỉ biết copy để đây
Trường tư thục Nguyễn Khuyến (TP HCM) là một trong những trường THPT đạt kỷ lục cao về tỷ lệ đỗ vào các trường đại học với 162 Thủ khoa, Á khoa.
Thầy Lê Trọng Tín, Hiệu trưởng trường Nguyễn Khuyến chia sẻ: “Tính đến 2015, trường đã có 162 học sinh là Thủ khoa, Á khoa của các trường đại học, đây là tỷ lệ cao nhất nước. Trong đó, số lượng học sinh đạt thủ khoa là 103, còn 59 em đạt được á khoa.

Các Thủ khoa, Á khoa đều đậu vào các trường Đại học danh tiếng như Đại học Y Dược, Ngoại thương, Bách khoa, Ngân Hàng, Khoa Y Đại học Quốc gia, Kinh tế - Luật, Khoa học Tự Nhiên, Kiến Trúc và Công nghệ Thông tin…".

Kể về thành tích của học sinh, thầy Hiệu trưởng cho rằng, tự các em làm nên danh hiệu Thủ khoa vì chính các em đi thi và đã biến ước mơ của cha mẹ, bản thân trở thành hiện thực.

Theo thầy Tín, trường Nguyễn Khuyến cũng như những trường khác, dành mọi ưu tiên vì học sinh để giáo dục các em được tốt hơn. Nhà trường chỉ muốn học sinh và phụ huynh hiểu được chuyện học nghiêm túc là cần thiết. Đã học và quyết tâm thi cử thì phải có trách nhiệm đối với sự học của bản thân.

Ban Giám hiệu của nhà trưởng cũng khẳng định, các em đậu kết quả cao không phải do trường ép luyện kiểu “lò luyện”. Bởi ở Nguyễn Khuyến không phải nơi chỉ để học và học mà đây còn là nơi để học sinh cảm thấy như nhà của chính mình. "Khi các em cảm nhận được gần gũi, thân thiện, các em sẽ yên tâm cố gắng học. Cái gì cũng phải khổ luyện mới thành công. Nếu học sinh không rèn luyện mà đòi thành công, đòi xuất sắc là điều khó xảy ra”, thầy Tín chia sẻ.
vietnammoi.vn/truong-tu-thuc-dat-ky-luc-thu-khoa-a-khoa-do-vao-dai-hoc-cao-nhat-nuoc-27595.html
 
Mấy bữa rồi nghe tin thần đồng Nhật Nam đạt đc học bổng này nọ mừng cho cháu nó.
Nay đọc được bài này lại thấy buồn.

TIÊN TRÁCH KỶ....
Viết cho Chung Lê.

1.
Hơn một lần, truyền thông đã bị Knock-out khi đưa tin Nhật Nam được thư khen của tổng thống Mỹ, lấy tin từ facebook của mẹ Nam. Trong khi thực tế đây chỉ là một loại- giấy- khen, khá thông thường, mỗi năm trao cho hơn 3 triệu học sinh và gần 30% các trường phổ thông Mỹ không tham gia khen thưởng bằng hình thức này.
Học phí cao nhất của trường Pomona là 51 ngàn đô (các con số tôi đều làm tròn).
Cao nhất, có nghĩa thế này: Mỹ học theo chế độ tín chỉ. Học tín chỉ nào trả tiền tín chỉ đó. 51 ngàn đô là số tín chỉ học tối đa thời gian vật chất, đồng thời là khả năng tối đa của trí não có thể tiếp thu kể cả thần đồng.
Thông thường các cháu chỉ học đến 45, 46 ngàn là "đuối hơi".
Theo Zing, phỏng vấn mẹ cháu Nam, cháu được học bổng 72 ngàn đô/năm.
Nói thêm. 60% học sinh tại Pomona nhận được học bổng hàng năm.

1. (tiện thể quảng cáo không công mô hình trường Mỹ cho các bạn quan tâm. Xin lưu ý những chữ tôi viết hoa)
Chí ít có 3 trường tên Pomona. Một trường "giả", bằng cấp chỉ có giá trị sử ngoài nước Mỹ. Một trường siêu tệ không vào bảng xếp hạng nào luôn và một trường rất tốt. Tôi MẶC ĐỊNH Pomona mà "thần đồng" Nhật Nam vừa đoạt học bổng, là trường này.
Pomona rất tốt nằm ở California, cách Los Angeles chừng 1 tiếng chạy xe không tắc đường. Đây là trường dạy về Liberal arts.
Liberal arts dịch chính xác với thực tế, là trường khai phóng, tựa như trường Khoa học xã hội và nhân văn ta. Phàm khoa học đồng nghĩa nghiên cứu trên số liệu thực tế ĐÃ xảy ra, khai phóng chỉ mang tính lý thuyết khai mở, tuy môn học na ná nhau.
Liberal arts tới Cali từ khi dân còn đi đào vàng như phim. Thuở ấy, vì Cali chưa có "trường mẫu" nên copy hình thức của các trường Ivy League từ New England.
Pomona có 1 500 sinh viên, già nửa trong số đó là du sinh đến từ 30 quốc gia. Con số rất thấp học sinh là đặc điểm của loại trường Liberal arts, không có giá trị đánh giá trường lớn hay nhỏ.

3. Là người mẹ, tôi hoàn toàn không có ý định bóc mẽ một đứa trẻ con. Stt này tôi trách mẹ cháu, chị Phan Hồ Điệp.
Chị viết sách, bán sách. Đọc cách chị thông báo với fan của chị về học bổng của Nam, tôi thấy chị làm PR rất giỏi. Chị bắt fan hồi hộp chờ đợi tin học bổng trong khi, danh sách chình ình ngay trên web trường.
Rồi mai đây ra trường, học một ngành cực khó xin việc tại Mỹ, mà về nước thì, làm sao nó gánh nổi gánh nặng quá khứ, do chính bố mẹ đặt lên vai.

Fb Hong Ho
Nói riêng chuyện học Ngoại ngữ giỏi kiểu em Nhật Nam này thì cả nước VN này có vài ngàn đến vài chục ngàn, em nó có khả năng học NN, giỏi và khá giỏi, đồng ý, nhưng chỉ thế thôi ... nhưng phía sau các hình ảnh hào nhoáng là nguyên team phía sau bơm vá, sống bằng hình ảnh của cháu nó, bao gồm cả cha mẹ,

Đặc biệt là người mẹ, thấy hơi tàn nhẫn: cháu nó không sống trọn vẹn được 1 cuộc sống tuổi thơ đúng nghĩa; sống theo cách và barem mà mẹ bé vẽ ra: khi nào làm gì, lấy bằng gì, phát ngôn sao, thậm chí viết tiểu thuyết ở tuổi 10 11 gì đó, vãi

Cũng lưu ý là mỗi năm có hàng trăm ngàn học sinh nhập học vào các trường đẳng cấp ngang với Pomona College ... khoảng 60% học sinh nhập học vào Pomona có học bổng tương tự như Nam.

Thành công vượt bậc phải xét đến độ tuổi nữa ! Năm 1 tuổi thì kỳ tài là ỉa đúng chỗ và đái không ra ngoài giọt nào nào nhưng đến năm 80 tuổi thì với nhiều người làm được như vậy cũng là kỳ tích!

Cũng đã gặp một vài thần đồng, có đứa mới 6 tuổi mà chỉ trong 0.5 giây có thể trả lời ngay bất cứ câu hỏi nào về lịch trong 50 năm : Ví dụ Ngày 24/1 năm 2040 là thứ mấy hay tháng 3 năm 2030 những ngày CN là ngày nào... Thế nhưng khi lớn lên thì những khả năng đặc biệt này bị mất... Không biết tương lai Nhật Nam như thế nào?
 
Thật ra cháu Nam này thông minh, siêng năng, cộng với gia đình chú tâm và bắt cháu nó học trước các thứ mà cùng trang lứa chưa học, nên nó biết trước và biết nhiều hơn các bạn cùng lứa. Nhưng cha mẹ cháu lợi dụng cháu để PR và dung truyền thông bơm thổi lên thôi. Ép nó học thì sẽ được như vậy, trường hợp này không phải là thần đồng.

Bản chất người Việt, nhiều khi không bán sách cũng khoe.
Thích khoe khoang, thích show off.
Ra đường quần là áo lụa son phấn, về nhà như cái chuồng lợn.
Xây nhà thì quan tâm nhất cái mặt tiền với cái phòng khách ...
Khoe con cũng là một cái mốt

Viết được tiểu thuyết tuổi 10 11, lâu lâu lại nhá hàng bằng các bằng khen của các tổ chức ất ơ nào đó- nhắc người ta chứ không quên
được học bổng... mà thật ra là discount với số lượng lớn cho hơn 50% cho người nhập học
đều được khoe khoang

Nói chung là nạn nhân cũa chính cái bóng do cha mẹ mình tạo dựng, trái cây dú ép thì không thể nào bằng trái chính tự nhiên.
 

GiangHoangBaoChau

Thành viên cơ bản
16/7/19
6
4
32
Đọc bài báo này, chắc nhiều đứa trẻ con lại nhảy cẫng lên vì sung sướng


nhưng quên béng mất một điều là KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP ... và bài báo toàn lấy công việc của mấy ông bên khối IT ra làm dẫn chứng. Khối IT thì đúng là có hay không có cái bằng cũng không khác biết mấy. Biết code là được, mà khi học ĐH thì nhiều khi học về code còn ít hơn là tự học ở nhà.

Với những công việc cấp ban đầu ở một doanh nghiệp mà có hàng trăm, hàng ngàn hồ sơ ứng tuyển thì chẳng chủ doanh nghiệp dở hơi nào lại đi gặp từng người rồi cho làm thử cả. Bước lọc đầu tiên luôn là bằng cấp chứ bỏ thì chắc chỉ có cửa hàng trà đá vỉa hè áp dụng được! Dĩ nhiên thì nói cho cùng thì tấm bằng nó chỉ là tờ giấy mà thôi, nhưng những năm mài đít trên giảng đường, nếu học hành nghiêm túc thì đó là môi trường tạo cho người sở hữu tấm bằng ĐH nền móng tốt về mặt tư duy, còn cái nền móng đó có được ứng dụng và phát huy tốt khi ra đời không thì chưa biết.


Còn mở rộng ra với bằng ĐH làm khỉ gì nhỉ? Mesi, Ronaldo bằng ĐH đâu, chấp cả tỉ người trên thế giới này kiếm tiền nhiều bằng họ, nhưng mà mình không học đại học thì chắc chỉ có KỸ NĂNG ĐI PHÁT TỜ RƠI.

Mấy người bỏ học rồi thành công chỉ đếm trên đầu ngón tay bởi vì bản thân họ là những người đặc biệt xuất sắc, bỏ học là vì muốn chộp lấy cơ hội chỉ có 1 trong đời. Còn khi là người bình thường thì chỉ có 2 lựa chọn, lao động bằng trí óc và lao động bằng chân tay. Trường đại học là nơi tập trung các chuyên gia để dạy ngừoi muốn học hỏi về lĩnh vực họ quan tâm cũng như mấy trung tâm anh ngữ hay lò võ...khác ở đây là giáo trình và sự thừa nhận của chính phủ, của xã hội. Vậy thì câu hỏi ở đây không phải là khi nào bỏ tấm bằng đại học mà là tấm bằng đại học có giá trị như thế nào ở hiện tại và làm thế nào để tăng thêm giá trị trong tương lai.
 

minhtrungvanba

Thành viên cơ bản
7/3/14
39
7
Bạn GiangHoangBaoChau viết khá hay về việc không biết khi nào thì giá trị của bằng đại học được nâng cao?
Tiền là thước đo của cái bằng đại học đang cầm, cao hay thấp đều được thị trường trả giá phù hợp.
Ví dụ không trường nào dạy sử dụng phần mềm chuyên ngành phù hợp riêng cho từng doanh nghiệp, vì có hàng trăm phần mềm chuyên ngành, mỗi doanh nghiệp lại có nhu cầu sử dụng. Vậy có bằng đại học trường TOP mà không có KỸ NĂNG sử dụng những kiến thức đã học phù hợp với môi trường sẽ trả tiền cho mình cũng vứt.

Ngay cả đơn giản đi PHÁT TỜ RƠI cũng phải có KỸ NĂNG, ví dụ phát tờ rơi mà không ai cầm xong rồi bỏ xuống đất cả, phát tờ rơi mà không cần nói gì mà rất nhiều người đến xin là cũng là đỉnh của đỉnh, chắc chắn phải có kiến thức rồi
 

HoaiGiangChu

Thành viên cơ bản
17/7/19
3
4
39
Ơ chủ đề "Giá trị truyền thống với lối học hành khoa bảng cùng hệ thống thi cử cực kỳ căng thẳng" lại nhảy sang chủ đề bằng đại học, vui nhỉ ?

riêng cãi nhau giờ cho con học trường công với trường tư cũng đã cãi nhau như mổ bò rồi.

Mình thì quan điểm cũng như việc học đại học, việc cho con học phổ thông ở đâu vừa với khả năng của cha mẹ vừa phù hợp với khả năng thích ứng của trẻ nhỏ, miễn đừng gây áp lực quá, gắng trèo cao nhưng không đủ sức rơi xuống khốn nạn lắm. Thành bại còn phù hợp với khả năng thích ứng với môi trường xã hội đang sinh sống. Tấm bằng đại học như chứng nhận được phép lên sàn diễn cuộc đời.
 
  • Like
Reactions: quynhhoa

funismart

Thành viên cơ bản
Ơ chủ đề "Giá trị truyền thống với lối học hành khoa bảng cùng hệ thống thi cử cực kỳ căng thẳng" lại nhảy sang chủ đề bằng đại học, vui nhỉ ?

riêng cãi nhau giờ cho con học trường công với trường tư cũng đã cãi nhau như mổ bò rồi.

Mình thì quan điểm cũng như việc học đại học, việc cho con học phổ thông ở đâu vừa với khả năng của cha mẹ vừa phù hợp với khả năng thích ứng của trẻ nhỏ, miễn đừng gây áp lực quá, gắng trèo cao nhưng không đủ sức rơi xuống khốn nạn lắm. Thành bại còn phù hợp với khả năng thích ứng với môi trường xã hội đang sinh sống. Tấm bằng đại học như chứng nhận được phép lên sàn diễn cuộc đời.

Mình thấy vấn đề việc chọn trường học ở đâu luôn là vấn đề nóng và nhức nhối mà. Mỗi lần đến kì tuyển sinh lớp 10, đại học hay chuyển cấp thì mình thấy ráo riết phụ huynh kiếm trường giỏi nộp đơn cho con thi, nhưng cuối cùng đâu có dễ, làm cha mẹ ai cũng nghĩ cho con mình học ông này thầy kia bla bla các kiểu rồi không đậu cái đổ thừa cho ông thầy bảo là "tin tưởng ổng giao ôn thi hết cho ổng" (bữa mình nghe được 2 ông bà kia nói chuyện mà nghe buồn cười) Xong họ còn bảo biết vậy chọn ông khác, thiệt là không hiểu nổi suy nghĩ của phụ huynh, vấn đề là con trẻ đi thi chứ có phải mấy ông thầy đi thi đâu mà nói, rồi thì đứa trẻ đó cũng phải học những trường tầm sức với nó thôi.

Nói chung cái xã hội này nó vầy, học giỏi hay không học giỏi thì cuối cùng sau này ra đời nó cũng chỉ quan tâm là thằng nào kiếm tiền nhiều hơn thôi, sự thật bây giờ nó vậy.
 
Lại một tay ất ơ nào đó đăng bài câu views

vnexpress.net nói:
Những người lo học sinh không học lịch sử, theo tôi, đa số là người già và ở thế hệ trước.
Chúng ta phải học cách chấp nhận sự thật rằng, môn lịch sử không quan trọng với học sinh bằng nhiều môn học khác. Môn lịch sử học cũng ít hấp dẫn hơn các môn khác. Môn lịch sử cũng ít áp dụng trong thực tế cuộc sống hơn các môn khác. Thế thì lý do gì để đòi hỏi mọi người thích học sử?

Ai thích thì học và nghiên cứu. Hãy cứ để xã hội vận hành theo quy luật của nó. Tôi tin rằng, thế hệ sau luôn giỏi và nhìn nhận thực tế hơn thế hệ trước. Những người lo học sinh không học lịch sử theo tôi, đa số là người già và ở thế hệ trước.
Còn những người trẻ, họ không lo lắng về điều đó, họ nhìn nhận mọi thứ thực tế hơn, họ chú trọng đến công nghệ, kinh tế, việc làm, những thứ thiết thực trong cuộc sống. Hãy tin vào lớp trẻ. Và tôi nhấn mạnh rằng, thế hệ sau sẽ giỏi hơn thế hệ trước.

Thay vì phân tích nên như ở nước ngoài, môn lịch sử từ lớp 10 trở đi là bắt đầu nặng về nghiên cứu và phân tích. Thay vì học thuộc lòng ngày giờ xảy ra các sự kiện lịch sử, học sinh nghiên cứu về nhiều khía cạnh của một sự kiện qua việc phân tích các dữ kiện (bài báo, các bản tuyên bố ...) còn tồn tại. Học lịch sử đòi hỏi năng lực ngôn ngữ, nghiên cứu và phân tích, các kỹ năng rất cần cho nhiều ngành nghề sau này.

Quan trọng nhất của môn sử là tìm hiểu quá khứ, người học biết mình là ai, đất nước mình như thế nào để thêm kinh nghiệm, biết quá khứ để tránh sai lầm ở hiện tại và ở tương lai, rồi vui hơn khi làm đẹp thêm quá khứ.

Còn lịch sử có vai trò gì đối với một dân tộc, một đất nước thì ai cũng hiểu, chính là tạo nên lòng yêu nước và là cơ sở để bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ của đất nước, của dân tộc. Nếu con cháu ta không biết sử, sau này mấy thằng tourguide Tàu nói Huế là lãnh thổ của bọn Tàu, hay Trường Sa của Đài Loan thì chắc bọn nó cũng tin là thật! Muốn xóa sổ 1 dân tộc thì cứ xóa sổ môn sử của dân tộc đó trước!
 
  • Like
Reactions: MoLang
Thật tình giờ không hiểu luôn
Cử nhân không viết nổi đơn xin việc, vì sao?
“Cá nhân tôi có hay phỏng vấn các doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng, họ cho biết : Những kỹ năng tưởng như rất đơn giản chỉ cần đạt ở mức độ vừa phải thì sinh viên của chúng ta lại rất yếu, như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng viết văn bản, kỹ năng quản lý thời gian... Có sinh viên không thể viết được một cái đơn theo yêu cầu. Đây là điều rất đáng lo ngại” – ông Đạt khẳng định.
Vì sao cử nhân ra trường không viết nổi đơn xin việc?
Liên hệ đến trường hợp cử nhân ra trường không viết nổi đơn xin việc, theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phạm Tất Thắng, đây là hệ quả của việc lạm dụng hình thức thi trắc nghiệm, làm giảm năng lực tư duy của học sinh.

Đúng là chuyện tào lao, kỹ sư thì chỉ cần làm giỏi chuyên môn, chứ chuyện đơn từ, công văn, tờ trình là thủ tục hành chính. Còn cử nhân không viết được đơn xin việc là do cử nhân đó ngu, không phải trường đó không dạy, trường đào tạo cử nhân nào cũng đều dạy môn " soạn thảo văn bản" người ta có hẳn 1 học trình 2 tháng để dạy các trình bày các loại văn bản, cách viết hoa, viết thường, cách gạch đàu dòng, cách kính gửi các loại cơ quan.
 

amateurish

Thành viên cơ bản
1/4/13
84
5
Thấy hay thì share

CHUYỆN PHIẾM VỚI MỘT ANH XE ÔM CÔNG NGHỆ ĐÃ CÓ BẰNG ĐẠI HỌC (1)
(Ghi lại câu chuyện của một bác lớn tuổi và một cậu xe ôm công nghệ tốt nghiệp đại học)
Một bác lớn tuổi bực mình với một cậu Grab Biker:
- Sao tao đợi mày ở đây đến 20 phút mà mày cứ nói đến rồi là sao?
- Dạ, cháu tưởng số 2 Đồng Khởi là Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn nên cháu đứng đó đợi...
- Khổ quá... Mày không biết xem số à?
- Cháu có xem, nhưng chỗ Nhà thờ không có số. Cháu nghĩ số 2 là đầu đường nên chờ mãi. Đang tính báo “Hủy” thì bác gọi lại...
- Mày học hành sao mà đầu đường, cuối đường không biết?
- Dạ, cháu có đi học chứ. Cháu mới tốt nghiệp Đại học Luật bác ạ. Nhưng quê ở Tây Ninh. Giờ tốt nghiệp, xin việc hoài không được, phải chạy Grab kiếm cơm. Bác thông cảm . . .
- Thôi được, chạy đi. Tao dạy mày một lần cho biết nhé. Cái đó gọi là Kiến thức phổ thông, nhưng tao biết gần như 100% người Việt ở Việt Nam không biết. Từ xếp lớn đến thằng chạy xe ôm như mày. Vì có học đâu. 100 anh chạy xe ôm đều không biết trừ những anh tao nói thì biết thôi. Nhớ nhé:
Trong một đô thị đã có quy định: Mặc nhiên là số nhỏ luôn tính từ sông lên. Ví dụ: Số 2 đường Đồng Khởi là Cà phê Runam tao đang đứng đây là số nhỏ vì nó giáp sông Sài Gòn. Vậy, chỗ mày chờ lúc nãy là ở Nhà thờ Đức Bà là cuối đường Đồng Khởi. Số lẻ luôn bên tay trái, số chẵn bên tay phải khi mày đứng nhìn từ đầu đường đến cuối đường. Vậy khách Tây nó nói cho xe đến trung tâm Sài Gòn thì mày chạy đi đâu?
- Dạ... Chắc chạy ra Nguyễn Huệ phải không bác?
- Trật lất. Ở một đô thị, trung tâm là nơi có nhà ga xe lửa chính. Rồi nếu không có thì là Bưu điện Trung tâm. Tức là chỗ Nhà thờ Đức Bà vừa nãy đó.
Trước 1975, trung tâm Sài Gòn là Nhà ga xe lửa ở chỗ gần chợ Bến Thành, chứ không phải là Chợ Bến Thành. Sau năm 1980, nhà ga này dời về Hòa Hưng nên trung tâm Sài Gòn hiện nay là Bưu điện trung tâm Sài Gòn.
Đó là các kiến thức phổ thông. Mày biết thì đi đâu ở nước ngoài cũng không sợ bị lạc đường. Nó có những quy tắc phổ quát ở đô thị, trong một xã hội băn minh. Phải được dạy dỗ từ bé. Nhưng người ta không làm. Người ta dạy rất nhiều thứ vô bổ. Người Việt đi nước ngoài khổ lắm. Đi từng đoàn, xem bản đồ không biết, xem la bàn không biết. La hét inh ỏi. Xấu hổ ghê lắm . . .
Trong khi ở các nước khác, trước khi học toán, học lý, họ dạy người ta sống với nhau như thế nào. Gọi là học cách Cư xử, cách Đối nhân xử thế giữa người với người, giữa trẻ với người lớn tuổi. Rồi dạy kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn, nhóm lửa trong điều kiện khó khăn, cách dựng lều, trại, cách bắt cá, cách xử lý thịt sống... Rồi học bơi, học thoát khỏi đám cháy, nhà sập, động đất hay bị bắt cóc... Học cách ứng cứu y tế sơ đẳng... Nhiều lắm... Như trẻ con ở Nhật, từ lớp 1 đến lớp 6 chỉ học như vậy. Và một ít chữ. Toán, Lý, Hóa chỉ sau này mới học. Và nếu có năng khiếu có đam mê mới theo một ngành nào đó và học cấp cao hơn. Nhưng trước đó đứa bé đã biết mọi thứ để tự lo cho cuộc sống của mình.
Tao sang Canada... Người ta dạy lắp điện, sửa ống nước, thoát nước với những điều cơ bản từ trong trường phổ thông. Cái gì lo cho bản thân mình chính là phổ thông. Còn ở Việt Nam không có. Vì vậy, ở Việt Nam làm gì cũng mướn thợ. Ở nước ngoài, người ta ai cũng làm được hết, dù là phụ nữ hay đàn ông, từ điện đến cấp, thoát nước... Chỉ những người muốn công việc chuyên nghiệp và quá bận rộn mới mướn thợ.
Còn ở Việt Nam, rất nhiều đàn ông không biết lắp điện, không biết sửa ống nước. Vì có được học đâu?
Trẻ con Việt Nam yếu về mọi kỹ năng, cái gì cũng không biết. Vì chúng phải bỏ thời giờ để học yêu lãnh tụ, yêu đồng bào. Đó là sự xuẩn ngốc. Vì tình yêu không thể dạy để yêu được. Tình yêu là một tình cảm tự nhiên và lòng yêu nước cũng tự nhiên dù không dạy cũng vậy. Hôm qua, thằng cháu ngoại của tao mới vào lớp vỡ lòng về hỏi: Ngoại ơi, tổ quốc là gì hả ngoại, có phải là tổ con chim quốc không ngoại, sao cô giáo dạy phải yêu? Tao nhức đầu quá, chẳng biết giải thích sao.
Sao không dạy cho bọn nó trước hết yêu ông, bà, cha, mẹ, anh chị, bạn bè, kính trọng thầy cô, người lớn trước khi dạy nó những thứ khác? Đầu óc non trẻ của tụi nó sao kham nổi mấy khái niệm xa lắc xa lơ?
Lớn lên, chúng còn mất thì giờ học Toán cao cấp như Vi phân, Tích phân. Mấy đứa sau này làm ca sỹ, nhân viên bán hàng, cầu thủ đá banh như Công Phượng, Quang Hải hay chạy Grab như mày . . . cần gì những thứ này? Hầu hết đều vứt đi sau khi thi xong, quá lãng phí công sức người dạy lẫn người học. Cái không dùng tới trong đời sống hàng ngày sao gọi được là phổ thông? Nó chỉ nên dạy ở đại học . . .
Còn nhiều thứ vô bổ khác nữa được nhồi nhét vào đầu chúng. Chẳng biết nhằm mục đích gì? Cách dạy cũng vậy, từ cấp nhỏ đến đại học toàn đọc, chép, thầy cô bảo sao nghe vậy, đứa nào có ý khác một tý, cãi một tý thì mắng là hỗn, láo mặc dù mình sai lè lè! Chẳng khác gì biến chúng thành một lũ cừu dễ bảo.
Gíao dục bây giờ thật tệ hại. Cho nên nói cứ nói mà không có mục tiêu nào đạt được. Đại hội Đảng năm 1976, người ta nói đến 1980 cơ bản biến nước ta thành nước Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá. Và giờ đã 43 năm rồi mà vẫn còn xa vời...
Hôm nọ có một gã chức nhớn mới nói: Gíao dục của ta chưa bao giờ tốt như bây giờ, kể từ thời Vua Hùng đến giờ...
Một cậu bé bán vé số đứng cạnh mới hỏi:
- Có đúng không bác?
Ông bác lớn tuổi tự hào trả lời:
- Đúng chứ cháu. Cháu mới 10 tuổi mà biết sử dụng Ipad, Iphone nhoay nhoáy. Bác chắc là Vua Hùng sống lại cũng không giỏi như cháu đâu. Nên mới nói giáo dục của ta bây giờ hơn thời Vua Hùng nhiều lắm . . .
 
@amateurish chém gió vui thì được, chứ quy tắc đánh số nhà thì theo căn cứ Điều 4 Quyết định 05/2006/QĐ-BXD quy định về nguyên tắc đánh số nhà mặt đường và nhà trong ngõ, trong ngách:

Điều 4. Nguyên tắc đánh số nhà mặt đường và nhà trong ngõ, trong ngách
1. Đánh số nhà mặt đường và nhà trong ngõ, trong ngách được sử dụng dãy số tự nhiên (1, 2, 3..., n) với thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo chiều quy định tại khoản 2 Điều này. Nhà bên trái lấy số lẻ (1, 3, 5, 7...), nhà bên phải lấy số chẵn (2, 4, 6, 8...).
2. Chiều đánh số nhà
a) Chiều đánh số nhà được thực hiện theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, từ Đông Bắc sang Tây Nam, từ Đông Nam sang Tây Bắc;
b) Trường hợp ngõ chỉ có một đầu thông ra đường, phố thì lấy chiều đánh số được thực hiện từ nhà đầu ngõ sát với đường, phố đến nhà cuối ngõ. Trường hợp ngõ đặt tên theo đường, phố và ngõ thông ra đường, phố cả hai phía, thì lấy chiều từ nhà đầu ngõ sát với đường, phố mà ngõ mang tên đến cuối ngõ bên kia.
Trường hợp ngách chỉ có một đầu thông ra ngõ thì chiều đánh số được thực hiện từ nhà đầu ngách sát với ngõ đến nhà cuối ngách;
c) Đối với ngõ hoặc ngách chưa có tên thì chiều đánh số được áp dụng theo nguyên tắc quy định tại điểm b khoản này và tên ngõ hoặc ngách được lấy theo số nhà mặt đường nằm kề ngay trước đầu ngõ hoặc ngách đó.

Còn nói về " học Toán cao cấp như Vi phân, Tích phân. Mấy đứa sau này làm ca sỹ, nhân viên bán hàng, cầu thủ đá banh như Công Phượng, Quang Hải hay chạy Grab như mày . . . cần gì những thứ này? Hầu hết đều vứt đi sau khi thi xong, quá lãng phí công sức người dạy lẫn người học. Cái không dùng tới trong đời sống hàng ngày sao gọi được là phổ thông? Nó chỉ nên dạy ở đại học . . " thì đúng thật, xã hội lên tiếng rất nhiều rồi,

nhưng vẫn Vũ Như Cẩn, trên các diễn đàn, các mạng xã hội cũng nhàu nhĩ chủ đề này.

Với bài viết đặt câu hỏi mang tính cực đoan

Một ý trả lời hay:
Bạn học được nhiều thứ và bạn cảm thấy không dùng tới. Nhưng thực chất bạn đang vận dụng cách tư duy đó vào các vấn đề trong cuộc sống. Nếu giả sử bạn không học những thứ đó thì khi ai đó giảng cho bạn kiến thức chuyên môn, bạn sẽ không nắm được

Thực ra cả đời người rất ít dùng kiến thức Toán ngoài +/-/x/:
Một số người dùng kiến thức cao hơn thường là dân chọn ngành kỹ thuật, như nghề mình thì hiện vẫn dùng hình học (phẳng lẫn không gian) ... nhưng các kiến thức Toán cao cấp trên đại học như đạo hàm (tích phân thì không), toán tỉ lệ thức, tỉ lệ thuận/ nghịch thì hoàn toàn không dùng!

Như vậy có thể nói là dân kỹ thuật còn dùng rất ít kiến thức Toán dạy ở bậc phổ thông Việt Nam, huống hồ dân thường. Cái lợi học Toán là tư duy logic giúp ích sau nầy thôi. Nhưng như thế - bộ sách kiến thức Toán ở bậc phổ thông - cũng là qua sức thừa mứa!

Nền giáo dục phương Tây họ kích thích hứng thú bằng những bài toán rất thực tế đơn giản, tự cho học sinh tìm tòi nghiên cứu chứ không ép buộc một khuôn mẫu nào. Còn ở Việt Nam thì bộ giáo dục ra khuôn mẫu nhồi nhét rặt lý thuyết đơn thuần, rồi bày trò biến đổi nầy nọ mang tính đánh đố, thuần mưu mẹo tủ ...mà nếu học sinh không học (thực chất là bắt chước - không sáng tạo riêng) theo bí quyết, khuôn mẫu của thầy thì khó đạt điểm cao. Rốt cuộc nhiều học sinh học mụ đầu để được điểm cao nhưng toàn kiến thức vô nghĩa khô cứng, giải mà không biết làm gì ứng dụng gì(!) .... và thường là quên sạch sau vài năm vì ko có điểm nhấn để họ nhớ lâu ( họ không được tự do sáng tạo mà toàn bắt chước thì làm sao nhớ) .