Kiểm soát mua sắm khi mua hàng trong siêu thị

hoangdung

Thành viên cơ bản
Thành viên BQT
2/4/13
219
24
Kênh siêu thị ngày càng phát triển góp phần không nhỏ đưa bộ mặt đô thị phát triển, hình thành những thói quen mua sắm trong không gian sạch sẽ hơn, mua không cần trả giá, được mua hàng khuyến mãi giá tốt và được kiểm soát chất lượng, nguồn gốc sản phẩm dễ nhận biết và truy ngược nguồn gốc. Một số siêu thị có cả hệ thống kỹ sư nông ngư nghiệp về tận nơi nuôi trồng để hướng dẫn nông dân, ngư dân nuôi trồng và đánh bắt đúng phương pháp, vừa đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng, vừa tăng được giá thành sản phẩm cho nông dân, ngư dân.

Trong thời gian tới, sẽ có thêm nhiều nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài tham gia vào mảng thị trường màu mỡ này.

Tuy nhiên, khi đi mua sắm trong siêu thị cũng cần chú ý những điều dưới đây.

Em viết với tư cách người tiêu dùng, và cũng là người đã từng làm trong siêu thị. Bài viết này là diễn đạt tình trạng chung chứ không đả kích hay ca ngợi siêu thị nào, quan trọng nhất, đây chỉ là ý kiến cá nhân em muốn mang lại ít nhiều lợi ích cho các bác/mợ khi đi mua hàng trong siêu thị, viết riêng cho CNLers của OS, xem như là "một sự chém gió nghiêm túc" sau bao năm chém gió không mệt mỏi ở CNL
clear.png


Bài viết khá dài, các bác chịu khó đọc nhé
clear.png


1. Không phải “khuyến mãi” luôn đồng nghĩa với “rẻ” hay “hời”
Có những sản phẩm khuyến mãi của siêu thị mà người tiêu dùng nhìn vào dễ gào lên “Rẻ quá!” và lao vào chụp lấy, nhưng thực tế không phải như vậy. Hãy tìm hiểu giá bán của chính sản phẩm đó trước khi khuyến mãi, dễ kiểm tra nhất là những sản phẩm có mã sản phẩm như tivi hay máy lạnh, tủ lạnh,…
Ví dụ:
- “Mua 1 được 2” hay “Mua 1 tặng 1” trong khi giá phải trả là cho 2 sản phẩm.
- Giảm 50% (hay bao nhiêu đó mà đủ gây sốc cho người tiêu dùng) nhưng thực tế có giá bán được đẩy lên cao hơn giá chưa khuyến mãi trước đó, đúng bằng bấy nhiêu đó % rồi lại giảm xuống để trở thành khuyến mãi. Đây là lý do vì sao có những sản phẩm dễ kiểm tra giá trên mạng như tivi, máy chụp hình, laptop,… ghi giảm 30%-40% mà vẫn bằng giá thậm chí đắt hơn những chỗ khác.
Ngoài ra, để mua sắm tiết kiệm thì mọi người cần biết cách đọc railcard (nhãn sản phẩm trên các quầy kệ) những sản phẩm có khuyến mãi và không khuyến mãi, vài ví dụ:


METRO: Nhãn màu đỏ là sản phẩm có khuyến mãi, màu vàng không khuyến mãi.

img_6804-jpg.144745

Ảnh: Em chụp

BigC: Nhãn màu vàng là sản phẩm có khuyến mãi, màu trắng không khuyến mãi.
20140909_201838-jpg.144752


Ảnh: Em chụp

Co.opMart: Nhãn màu vàng là sản phẩm có khuyến mãi, màu trắng không khuyến mãi.
20140909_193442-jpg.144753

Ảnh: Em chụp

2. An toàn thực phẩm – nên tin vào chính mình
Vấn nạn ăn uống gây ung thư đang là đề tài nóng bỏng không thua gì các cô hot girls hay bản Kangnam Style của PSY, cho nên, các siêu thị thường tập trung PR/marketing mảng này để kéo người tiêu dùng đến siêu thị của họ.
Thực tế có siêu thị khá chặt chẽ từ việc kiểm soát nguồn gốc sản phẩm, bảo quản trong quá trình vận chuyển hàng hoá và bảo quản chúng trong khi bày bán trong siêu thị (mình đang nói đến rau củ quả và cá thịt tươi sống). Việc vận chuyển và bảo quản của các siêu thị không có nhiều người tiêu dùng quan tâm lắm, nhưng nó là hai khâu rất quan trọng quyết định chất lượng thực phẩm tươi sống bên cạnh việc kiểm soát chất lượng qua việc nuôi trồng, đánh bắt.
Tuy nhiên, có những siêu thị không làm tốt việc này do không thật sự xem an toàn thực phẩm với người tiêu dùng quan trọng như những gì họ nói qua các kênh PR/marketing, nên họ không đầu tư nhiều vào việc kiểm soát chất lượng thực phẩm, mà giao phó hết cho nhà cung ứng. Nhà cung ứng giao gì đến siêu thị thì siêu thị bán cái đó.

20140909_203049-jpg.144763

Một poster trong siêu thị BigC. Ảnh: Em chụp

Thực tế thứ hai, cho dù siêu thị uy tín có kiểm soát chất lượng tốt trong các khâu, thì đôi khi vì lý do chủ quan của con người (chứ không phải quy trình), con người ở đây có thể là người của siêu thị hoặc người của nhà cung ứng, hoặc cả hai, thì lắm lúc “thực phẩm sạch” cũng bị trà trộn vào một tỷ lệ đáng kể “thực phẩm bẩn” từ chợ trời không rõ nguồn gốc.

Thực tế thứ ba, bản chất của các siêu thị hoạt động như những “đơn vị trung gian”, và khi xảy ra chất lượng đối với sản phẩm đối với người tiêu dùng thì nhà cung ứng phải chịu trách nhiệm chứ không phải siêu thị, vì đâu có siêu thị nào tự sản xuất ra món gì để bán (trừ một số món như bánh mì baguette, heo/gà/thỏ/vịt quay,…). Nếu có chăng là siêu thị bị ảnh hưởng danh tiếng.

Lời khuyên của em: Hãy tin vào kiến thức thực phẩm của chính mình, tin vào trực giác của mình hơn là tin những gì được quảng bá. Hãy cẩn trọng với những thực phẩm được khuyến mãi (giảm giá), có thể giảm giá để kích cầu thật sự, hoặc có một lý do gì đó (hàng sắp hết hạn sử dụng, hàng dán lại hạn sử dụng, hàng chợ không rõ nguồn gốc đem vào siêu thị bán,…).




Một bài viết trên báo về việc rau bẩn được bán trong siêu thị: triviet24h.vn/phap-luat/bao-ve-nguo...-thi-big-c--ocean-mart--co.oop-mart-4877.html

3. Nhãn hàng riêng của siêu thị - Giải pháp mua sắm tiết kiệm cho người biết để ý
Các siêu thị lớn hiện nay đều phát triển nhãn hàng riêng của siêu thị. METRO Vietnam tiên phong trong việc này và có nhiều nhãn hàng riêng nhất với Aro, Fine Food, Fine Dreaming, Horeca Select, H-line, Sigma, Fairline,… BigC thì có WOW, BigC, Casino, Hương vị BigC và BF. Co.opMart thì có nhãn Co.opMart. Lotte Mart thì có nhãn Lotte Mart, LotteMart Save, LotteMart Cực Đã,...
1620556_580200825387786_225427465_n-jpg.144765

Một sản phẩm thương hiệu riêng của METRO. Ảnh: Internet

Lý do các siêu thị phát triển nhãn hàng riêng chính là lợi nhuận cao hơn cho dù bán giá thấp hơn sản phẩm cùng loại (thậm chí của cùng nhà cung cấp sản xuất).


Nguyên tắc làm nhãn hàng riêng của siệu thị là họ đặt các đơn vị sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn của siêu thị. Các đơn vị sản xuất gia công này hầu hết đều có sản phẩm tương tự với thương hiệu của công ty họ. Trên bao bì của các sản phẩm thương hiệu riêng thường có ghi “Sản xuất bởi công ty ABC (công ty sản xuất) theo tiêu chuẩn của công ty YZX (siêu thị)”.


Lý do được các siêu thị giải thích vì sao nhãn hàng riêng của họ giá rẻ hơn là do giảm thiểu chi phí bao bì, không có chi phí marketing, bán hàng,… Điều đó là chính xác.


Nhưng có một thực tế khác: Chất lượng giảm xuống (không phải 100% đều như thế). Thực tế này chính là một điều đáng sợ khi việc kiểm soát chất lượng hàng hoá ở Việt Nam như thế nào thì ai cũng biết, đặc biệt là thực phẩm. Vì lý do này, các siêu thị sợ ảnh hưởng đến danh tiếng của mình nên rất thận trọng khi phát triển nhãn hàng riêng cho thực phẩm. Theo quan sát của em thì BigC phát triển nhãn hàng riêng cho thực phẩm là nhiều nhất so với các siêu thị khác.

coop-own-brand-jpg.144759

Một hình ảnh quảng bá cho các sản phẩm thương hiệu riêng của Co.opMart. Ảnh: Website Co.opmart

Mẹo cho việc này là (đối với cá nhân em): những nhãn hàng riêng được quảng cáo là “siêu tiết kiệm” hoặc “rẻ hơn đến 50% so với sản phẩm cùng loại”, mà nếu sản phẩm đó là thực phẩm, thì tốt nhất không nên mua, hoặc kiểm tra thật kỹ sản phẩm trước khi quyết định mua.


Các sản phẩm như nước lau sàn, nước rửa kính, giấy vệ sinh, câu lau nhà, khăn, thảm chùi chân, hay bột giặt, nước xả, hay những sản phẩm phi thực phẩm,… khi mua sẽ tiết kiệm được số tiền không nhỏ so với sản phẩm cùng loại của các thương hiệu “loại A”.




20140909_202936-jpg.144761

Một sản phẩm thương hiệu riêng của BigC. Ảnh: Em chụp

Tóm lại, những sản phẩm nhãn hàng riêng là thực phẩm hoặc liên quan đến sức khoẻ thì cần cân nhắc kỹ khi mua (ví dụ như loại chảo chống dính nhãn hàng riêng có giá rất rẻ thì hãy coi chừng loại chất chống dính của chiếc chảo đó là loại không an toàn cho sức khoẻ). Những sản phẩm phi thực phẩm nếu không liên quan gì đến sức khoẻ thì nên mua để tiết kiệm chi phí trong gia đình, giá rẻ và thường xuyên có khuyến mãi.

4. Đừng quên kiểm tra hoá đơn ngay sau khi tính tiền
Dù cho hệ thống tính tiền của một siêu thị hiện đại đến đâu thì cũng không có gì bảo đảm là mọi thứ chính xác 100%, nhất là những người thu ngân (cashier) một ngày xử lý không biết bao nhiêu hoá đơn và bao nhiêu sản phẩm, nên vì lý do nào đó xảy ra sai sót về số lượng sản phẩm và chủng loại sản phẩm là hoàn toàn có thể xảy ra, nhất là trong các kỳ khuyến mãi lớn hoặc mua sắm tết tại các siêu thị.

130204164046-858-534.jpg


Mua sắm Tết tại siêu thị Co.opMart. Ảnh: Internet

5. Hãy chắc chắn rằng trả tiền đúng sản phẩm đã chọn

Ví dụ: Trong các siêu thị có một khu vực cá sống, tôm sống (loại đang bơi), cua sống (loại còn chớp mắt và đang bò được
clear.png
). Các loại sản phẩm này tất nhiên có giá bán khác nhau nếu cá/tôm/cua có trọng lượng/kích cỡ khác nhau (ví dụ cá điêu hồng 2 con/kg sẽ khác với 1 con 800gr-1kg, tôm 20-30 con/kg sẽ khác với loại nhỏ hơn, cua loại 1 khác cua loại 2,…), và vì lý do gì đó, có khi các bác chọn mua 1 loại rẻ tiền hơn, đến lúc đến quầy cân thì người cân hàng gõ nhầm mã hàng (hoặc do không thuộc mã hàng), thì các bác lại phải trả tiền cho loại đắt tiền hơn khi tên sản phẩm là rất giống nhau.

20130830171352_2343-jpg.144777


Hàng chục ngàn sản phẩm được bán trong siêu thị, nếu không chú ý, đôi lúc dễ bị tính tiền nhầm. Ảnh: Innternet
Ví dụ khác cho các sản phẩm dễ nhầm lẫn: Táo nhập khẩu (táo Mỹ, táo Úc, táo New Zealand & táo Trung Quốc), thịt bò nhập khẩu nhiều nguồn gốc khác nhau, chanh không hạt và chanh có hạt, tỏi Lý Sơn và tỏi Trung Quốc, bưởi 5 roi và bưởi hồng da xanh,…


by Htdes Otosaigon - 24/9/2014

htdes
Hạng C
 
Sửa lần cuối:

tupham

Thành viên cơ bản
7/3/14
134
2
Lãi vay tiêu dùng như tín dụng đen

Lãi vay gần 86%/năm

Ông Nguyễn Quốc Hùng, bố của bà Nguyễn Quốc Hồng Trân (thường trú Bà Rịa-Vũng Tàu), bức xúc cho biết bà Trân vay của Home Credit số tiền 5,843 triệu đồng để mua chiếc điện thoại iPhone 4S 64 GB trị giá 8,5 triệu đồng. Lãi suất (LS) cho vay trên hợp đồng là 7,09%/tháng trong vòng 12 tháng (gần 86%/năm), phí bảo hiểm 343.000 đồng, số tiền trả góp hằng tháng là 752.000 đồng. Hợp đồng ký ngày 18.2.2014, đến ngày 17.6 (tức 4 tháng sau khi vay), bà Trân không trả đúng hạn nên số tiền cả gốc lẫn lãi lên hơn 9 triệu đồng. Đến ngày 22.10, theo thư cảnh báo của Công ty luật TNHH Đức Tín và Cộng sự (do Home Credit ủy thác xử lý và thu hồi khoản nợ) gửi đến bà Trân, số tiền phải trả lên 10,37 triệu đồng, gấp đôi số tiền vay ban đầu

Bất chấp mặt bằng lãi vay nói chung đã và đang giảm dần, lãi cho vay tiêu dùng trên thị trường hiện vẫn bị đẩy lên trời. Tại một cửa hàng của hệ thống bán lẻ Thế Giới Di Động trên địa bàn Q.1 (TP.HCM), chúng tôi được 3 nhân viên của 3 công ty tài chính gồm Công ty TNHH thương mại ACS Việt Nam (ACS), Công ty TNHH MTV PPF (Home Credit) và Công ty TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit) tư vấn chương trình mua hàng trả góp.
Với chiếc máy tính xách tay trị giá 11,49 triệu đồng, nhân viên Home Credit tư vấn, nếu trả trước 40% giá trị tương đương 4,596 triệu đồng, LS là 7,09%/tháng (85,08%/năm), số tiền trả góp trong vòng 6 tháng là 1,51 triệu đồng/tháng; 9 tháng là 1,106 triệu đồng/tháng và 12 tháng là 940.000 đồng/tháng. Cũng với mức trả trước 40%, nhân viên FE Credit cho biết LS cho vay tính theo dư nợ giảm dần là 7,08%/tháng (84,96%/năm) còn ACS có mức LS đưa ra thấp hơn là 2,2%/tháng (tương đương 26,4%/năm).
Ghé vào một cửa hàng bán xe máy hiệu Piaggio trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3, TP.HCM), nhân viên tư vấn của Công ty TNHH MTV Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDFinance) cho biết ngoài xe Primavera đang làm chương trình, đối với các dòng xe khác, công ty áp dụng LS cho vay từ 1,49 - 1,96%/tháng. Home Credit cũng cho khách hàng vay nhưng có mức LS từ 3%/tháng trở lên. Một nhân viên Home Credit giới thiệu cho chúng tôi mức LS cho vay xe máy ở mức “chóng mặt”. Khách hàng trả trước 50% giá trị xe, LS cho vay từ 1,68 - 6,1%/tháng; khách hàng trả trước 40% thì LS cho vay từ 5,42 - 6,5%/tháng; khách hàng trả trước 20% thì LS cho vay từ 5,42 - 6,5%/tháng.

Không bị kiểm soát

Theo Ngân hàng Nhà nước VN (NHNN), tính đến ngày 9.10, dư nợ cho vay bằng tiền đồng có LS trên 15%/năm chiếm 4,12% tổng dư nợ, dư nợ có LS trên 13%/năm chiếm 11,7% tổng dư nợ. Với tổng dư nợ của nền kinh tế tính đến tháng 7 vào khoảng 3,6 triệu tỉ đồng, số vốn vay phải gánh mức lãi trên trời không hề nhỏ.
Chuyên gia Bùi Kiến Thành cho rằng với mức LS cho vay từ 20 - 80%/năm là quá cao. Trước đây, luật Dân sự có quy định LS cho vay không vượt quá 150% LS cơ bản của NHNN nhưng nhiều năm trở lại đây cơ quan này không ban hành LS cơ bản nữa. “Vấn đề ở đây, pháp luật có quy định nào về hành vi cho vay nặng lãi hay không? Ở Pháp, có quy định rõ về mức LS cho vay, nếu vượt quá mức này được xem là cho vay nặng lãi và xử lý hình sự. Các cơ quan chức năng như NHNN và các bộ ngành cần xem xét quy định mức LS thế nào là cho vay nặng lãi để bảo vệ người tiêu dùng và không gây sự hỗn loạn trên thị trường” - chuyên gia này đề xuất.
Theo luật sư Nguyễn Văn Mạnh - Giám đốc Công ty luật MAI COUNSEL, các công ty tài chính hiện đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, người thường vay khoản vay nhỏ ở các công ty này đa phần là những người có thu nhập thấp. Nhân viên kinh doanh của các công ty lại tư vấn số tiền trả góp hằng tháng nên rất nhiều người không để ý, thậm chí không tính được mức lãi vay thực sự mà họ phải gánh. Theo quy định của luật Dân sự, LS cho vay do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 150% LS cơ bản do NHNN công bố. Còn luật Hình sự quy định cho vay nặng lãi là cho vay cao hơn mức LS cao nhất mà pháp luật cho phép từ 10 lần trở lên. Thế nhưng từ cuối năm 2010, NHNN không công bố LS cơ bản, trong khi các quy định trên vẫn dẫn chiếu theo LS cơ bản. Vì vậy, cơ quan nhà nước cần có những quy định để bảo vệ người tiêu dùng không bị các tổ chức tài chính cho vay với LS cao một cách vô lý.

Nguồn báo Thanh Niên: Lãi vay tiêu dùng như tín dụng đen | Kinh tế | Thanh Niên Online