Lụm lặt - nghề đặt phòng, tour, lữ hành .. và đặt phòng trực tuyến Agoda, Booking ....

ngochuyh

Thành viên chính thức
21/5/13
126
4
Lụm lặt chia sẻ của một người đã làm nghề này

A. Cơ cấu giá Accommodation
Giá khách sạn, resort thấp dần theo thị trường chung (globaly), ở Việt Nam vài nơi có khác chút nhưng phần lớn phải thế.

1. Rack Price:Còn gọi là Walking Price là giá niêm yết của khách sạn trên web hay check trực tiếp. Giá này các em tiếp tân hay Telesale có thể bán đúng hay giảm chút tùy thời điểm hay các yếu tố khác.
Ở Việt Nam 50% khách book trực tiếp khách sạn vì nhiều yếu tố theo thói quen, discount, chủ động..​
Khách sạn thích nhất bán theo giá này, user book ở Phan Thiết, Đà Lạt, Nha Trang… còn có thể alo, nếu book Thái, Sing, US, EU Japan.. thì không thể!​

2. Giá Cooperate:Từ giá Rack khách sạn có thể discount ( tùy qui mô) cho các công ty/đoàn có nhu cầu book thường xuyên với số lượng room/night cụ thể & cam kết
Các group caravan, group gia đình hay thích book dạng này (!!)​

3. Giá OTA ( Online Travel Agency) Agoda, Booking, Expedia ..
- Gọi OTA phải là: Giá realtime ngay thời điểm đó, và phải có payment gateway xác thực/thanh toán cho booking/voucher ra tức thì, any where,any time!​
- Phạm vi booking bao phủ toàn cầu, khắp các thành phố, vùng miền..​
- Giá OTA do khách sạn chủ động post lên (qua system) và số lượng phòng/loại/rule.. (inventory) bao gồm hoa hồng cho OTA​
- Khi book gateway của OTA sẽ xác thực thẻ của user​
( nhằm áp dụng rule hủy) & chuyễn về khách sạn thu tiền khách khi check in hay trừ luôn ( tùy rule)​
- Mùa cao điểm ( peak season) khách sạn phải bắt buột post số lượng room nhất định cam kết lên cho OTA ( có qua có lại mùa thấp điễm)​
- Mỗi anh này năm rồi sales ở VN ( cả in/outbound) đạt hơn $150tr bằng việc khách click chuột!​


4. Giá TA/TO: Travel Agent, Tour Operator
- Dù qui mô cỡ nào TA/TO chưa xây dựng được web theo cơ chế OTA thì vẫn chưa gọi là OTA ( nôm na chưa gọi là booking online được)​
- Khách sạn hàng năm đều ra 1 HD khung cho TA/TO theo nhiều phân cấp nhiều Tier ( giá sẽ khác nhau) theo qui mô TA/TO, booking về, tính tiềm năng..​
- TA/TO có thể báo giá cho user và phải chờ check lại khách sạn về còn room/số lượng/loại room… sau đó mới xác nhận lại với user. Booking phải mất 1 thời gian lâu mau nhất định.​
- Do dưa vào HD & liên lạc với khách sạn nên pham vi TA/TO có thể thực hiện booking thường là trong nước, hạn chế nhiều về điểm đến ( Destination ) khu vực, toàn cầu hay số lương khách sạn kết nối ( Hoteliers integrated) và lượng room đáp ứng mùa cao điểm Lễ. Tết ...( availability)​
- Lợi thế TA/TO là ân cần, trọn gói ( xe cộ, tiệc tùng..) cơ chế giá/thanh toán linh hoạt, mềm dẻo thường là rẻ hơn OTA ( user ở VN xem giá OTA là tham số so sánh)​

5. B2B : Business to Business

B2B phải là OTA về technique trước cái đã
B2B lấy giá từ nhiều source:
- Từ Wholesales​
- Mua trước/contracted 1 số lương room/night lớn/nhất định từ hotelier​
- Khách sạn post lên theo cớ chế OTA ( thường chuỗi ks- hay 4,5* thôi) nhưng giá phải rẻ hơn ( sold inventory)​
- Từ OTA kết nối sang. OTA giữ lại thấp một phần hoa hồng cho mình và xả room cho B2B lấy sales ngay​
( giả thích vì sao 1 user ở bất cứ đâu trên thế giới có thể book dược 1 ks 2 sao ở Đà Lạt chẳng hạn dù 3 site chưa từng biết và làm việc với nhau)​

6. Governmental Price
Đây là loại giá rất đặc biệt theo một cớ chế riêng cao thấp tùy theo mục đích/quyền lợi của các bên liện quan và có sự hậu thuẫn tài lực của chính quyền cấp thành phố hay quốc gia..

Thứ tự cấp giá cho các mục đích:
- Dùng cho các mục đích nhân đạo, khẩn cấp như thiên tai, lũ lụt, bệnh dịch…
- Cho các họạt động định kỳ của thành phố hay quốc gia đó
- Cho các sự kiện lớn và rất lớn ( World Cup, Olympic…

7. Global Wholesales
Qui mô toàn cầu, châu lục và tiềm lực tài chính lớn.
Mỗi thằng thường tập trung cụ thể riêng vào 1-2 mã group khách sạn như Accor, Marriott, IHG, Four Seasons, Hilton, Wyndham…
Hàng đầu năm tài chính, Whosales ngồi lại với chain để renew contract với số lượng room/night rất lớn ( ít nhất 100 triệu room/night/deal) thì đó chain offer giá sold cho nhà sĩ rất thấp, nhà sỉ sẽ phân phối lượng phòng/nigh ( inventory) này đến các tier B2B thứ cấp…

Vd: Accor có hơn 7000 hotel trên toàn cầu,trung bình một hotel có 250 room tức là 7000 x 250 x 365 đêm = 638 triệu room/night

Nhà sỉ A mua luôn 200 triệu r/n tức là 20% lượng r/n của Accor, tạm tính giá Nett trung bình là $50/r/n, tức là Accor đã bán được ( Sales) $2 tỉ vào ngay ngày đầu năm tài chính!!

Lưu ý cũng thời điểm này cơ cấu giá kênh 1, 2,3,4,5 dao dộng giãm dần từ $300-$100!
 
Ngoài các trường hợp trên một số resort/hotel đắt khách quá không bán qua đại lý hay website book online mà tự chơi luôn, như Vietsopetro Hồ Tràm tự xử nội bộ hay các Nudist/Exotic Resorts
https://www.desire-experience.com/resorts/desire-riviera-maya-pearl-resort/
www.cypresscoveresort.com/

Giờ cạnh tranh cũng khốc liệt, nhiều site tương tự như booking đã ra đời, resort/hotel tự chủ mọi thông tin bán phòng của mình, tự làm deal/giá và quản lí trực tiếp. Đơn vị đứng giữa chỉ ăn lines nhẹ thôi, tất nhiên giá thấy và book đã bao gồm hoa hồng của sẽ chia cho đơn vị đứng giữa.

Giờ đi trong nước và đến các hotel 2* , 3* lên agoda xem giá, xem thông tinhotel, seach google tên hotel, lấy số điện thoại, gọi điện hỏi giá , book phòng luôn, thường rẻ hơn khoảng 10% ... vì các hotel nhỏ/ không có nhân lực & thích bán trực tiếp. Nhưng cách này thì hotel 5* (hay 4* ) thì khác, phải trả giá cao nhất hay vào cao điểm thì khó có room.

Tóm lại đi trong nước thì nên qua đại lý
đi nước ngoài khách sạn nhỏ thì book online
còn hotel hạng cao/nhiều room thì cũng nên check qua đại lý vì họ bán họ sẽ tham chiếu giá rẻ hơn OTA ( Agoda,Booking)

Bất khả cuối cùng thì OTA
 

thanhnienmoi12

Junior Member
14/8/17
4
0
36
dichvuvisagap.com
langdangphieubat;n1675 nói:
Ngoài các trường hợp trên một số resort/hotel đắt khách quá không bán qua đại lý hay website book online mà tự chơi luôn, như Vietsopetro Hồ Tràm tự xử nội bộ hay các Nudist/Exotic Resorts
https://www.desire-experience.com/resorts/desire-riviera-maya-pearl-resort/
www.cypresscoveresort.com/

Giờ cạnh tranh cũng khốc liệt, nhiều site tương tự như booking đã ra đời, resort/hotel tự chủ mọi thông tin bán phòng của mình, tự làm deal/giá và quản lí trực tiếp. Đơn vị đứng giữa chỉ ăn lines nhẹ thôi, tất nhiên giá thấy và book đã bao gồm hoa hồng của sẽ chia cho đơn vị đứng giữa.

Giờ đi trong nước và đến các hotel 2* , 3* lên agoda xem giá, xem thông tinhotel, seach google tên hotel, lấy số điện thoại, gọi điện hỏi giá , book phòng luôn, thường rẻ hơn khoảng 10% ... vì các hotel nhỏ/ không có nhân lực & thích bán trực tiếp. Nhưng cách này thì hotel 5* (hay 4* ) thì khác, phải trả giá cao nhất hay vào cao điểm thì khó có room.

Tóm lại đi trong nước thì nên qua đại lý
đi nước ngoài khách sạn nhỏ thì book online
còn hotel hạng cao/nhiều room thì cũng nên check qua đại lý vì họ bán họ sẽ tham chiếu giá rẻ hơn OTA ( Agoda,Booking)

Bất khả cuối cùng thì OTA

Bạn đã từng trãi có kinh nghiệm đầy mình
 

camtranngoc

Thành viên cơ bản
6/8/19
7
1
Lưu ý khi đặt phòng online mà bên chưa được chấp nhận thanh toán ngay, nghĩa là khi nhận phòng thì mới thanh toán, thì hiện rất nhiều chỗ lưu trú làm ăn chụp giật, đến ngày đến giờ ghé đến không có phòng. Lý do họ có khách đến mua với giá cao hơn giá niêm yết trên agoda, booking v.v..... đặc biệt là trò gần đến ngày thì gửi email thông báo thẻ không hợp lệ, ai quên check email là dính chấu.
 
  • Like
Reactions: EpoxyDongBac
Đáng nể mô hình Agoda, Booking (Agoda thuộc Booking Holding, trước kia tên cũ là Priceline ) ... cũng đốt tiền nhưng 2018 lãi gần 4 tỏi USD, quý 3 2019 đã lãi gần 1 tỏi USD. Ưu điểm của mô hình của Booking (Agoda) và các trang đặt phòng là mối quan hệ bình đẳng. Chủ thuê tự định giá, tự quản lý, các trang đặt phòng chỉ ăn tiền phần trăm từ tiền phòng. Nó hoàn toàn khác mô hình bóc lột, trốn thuế của Uber, Grab và những thứ tương tự.