Mua bán bất động sản - rủi ro từ phía người bán do không nắm đằng cán

27/10/16
94
4
Mua nhà 58 tỷ, bán lại 28 tỷ đồng . Ông Nguyễn Văn Quyện, nhà ở 335bis Lê Văn Sỹ, phường 1, quận Tân Bình (TP HCM), trình bày, đầu năm 2014, gia đình ông quyết định bán căn nhà tại địa chỉ trên. Sau một thời gian rao bán nhà, ông T. đã đồng ý mua với giá 58 tỷ đồng. Theo thỏa thuận, người mua đặt cọc 10 tỷ đồng và đến 2/10/2014, hai bên đi làm thủ tục công chứng.

Trong hợp đồng chuyển nhượng nêu: Sau khi ký hợp đồng, phía ông Quyện giao toàn bộ bản chính giấy tờ nhà cho người mua để họ làm thủ tục đăng bộ sang tên. Chỉ sau một ngày ký hợp đồng mua bán tại phòng công chứng (tức 3/10/2014), phía ông T. đã hoàn tất các giấy tờ liên quan đến căn nhà, sang tên trên giấy chủ quyền qua ông T. Đến 16/10/2014, ông T. ký hợp đồng chuyển nhượng căn nhà nói trên cho một người thứ ba với giá 28 tỷ đồng
.


Theo thông lệ, để tránh những trường hợp rủi ro (chẳng hạn bị lừa, bị trì hoãn, kéo dài thời gian thanh toán tiền bạc) khi mua, bán nhà, đất, bên cạnh việc kiểm tra tính hợp lệ của nhà, đất, người ta chú trọng vào cách thức giao nhận tiền. Sau khi thỏa thuận xong về giá cả, thông thường việc giao nhận tiền được chia thành ba đợt.

Đợt 1 là nhận tiền đặt cọc, số tiền đặt cọc do các bên tự thỏa thuận nhưng thường khoảng 10% giá trị tài sản mua bán. Đợt 2 là nhận tiền khi thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng mua bán (thường là 80% giá trị tài sản). Lúc này, người bán có thể giao giấy tờ nhà cho người mua làm tiếp thủ tục đăng bộ.

Đợt 3 là nhận nốt số tiền còn lại (10%) khi bàn giao tài sản từ người bán sang người mua. Cách giao dịch mua bán trên sẽ hạn chế thấp nhất việc người bán đã bán xong mà chưa nhận đủ tiền như trường hợp nêu trong bài.
 
  • Like
Reactions: ximangvietnam
Cái này có vẻ thấy sao sao đấy nhỉ ?

Bên bán nhà và bên mua đã ký tên, lăn tay trên bản thảo hợp đồng chuyển nhượng tại phòng công chứng khi chưa giao nhận hết tiền. Sau đó, dù phát hiện lừa đảo nhưng bên bán không kịp “trở tay” vì bên mua đã kịp yêu cầu công chứng viên thực hiện lời chứng và phát hành hợp đồng mua bán.


Đọc thấy mấy điểm bất hợp lý có thể do bên bán ko quen với giao dịch ngân hàng:
  • Tiền thanh toán sao không chuyển vào tài khoản mà lại là sổ tiết kiệm?
  • Tại sao bên bán không giữ giấy tờ toàn bộ cho đến khi cả 2 cùng đến nhận tiền hoặc xác nhận tiền đã vào tài khoản rồi mới giao giấy tờ?
  • Kể cả khi đã làm hợp đồng mua bán nếu phát hiện kịp là lừa đảo (có sổ tiết kiệm giả làm bằng chứng) vẫn có thể lên VP đất đai nộp đơn để chặn giao dịch sang với sự hỗ trợ xác nhận của CA được mà.

Cứ làm như thông lệ mà mọi người đang làm: công chứng xong bên bán giữ giấy tờ khi nào nhận tiền đủ thì giao giấy tờ cho bên mua, thỏa thuận trước đồng ý thì giao dịch, còn không chắc nữa thì ra ngân hàng giao làm giao dịch trung gian.
 

thinhgiaphu

Thành viên cơ bản
Thông lệ mua bán bằng trực tiếp với nhau cũng chứa khá nhiều rủi ro, sau khi công chứng người mua trở mặt, thanh toán đúng sô tiền trên hợp đồng công chứng (thông lê toàn trốn thuế nên ghi thấp), hoặc chây ì không trả thì hợp đồng công chứng đã ký rồi, muốn hủy không dễ và nhiêu khê.

Tốt nhất là ký xong ra ngân hàng nhận tiền của người mua rồi mới quay lại đóng tiền nhận hồ sơ đóng dấu công chứng. Nhớ nói trước với người mua, đồng ý vậy thì mua nhà. Nghĩa là khi nào cả 2 quay lại với xác nhận đã nhận đủ tiền, thì bên công chứng mới đóng dấu và đẩy lên mạng. Như vậy là chắc ăn!
 

ximangvietnam

Thành viên cơ bản
2/8/16
3
2
Mình thấy rủi ro từ người mua là chính yếu,

Chứ người bán thường chủ động, dĩ nhiên thì nếu không có kinh nghiệm:
- Dễ bị các chiêu trò ép giá,
- Tiếp theo là là rủi ro từ việc né thuế khi mua bán nhà đất, bên bán luôn đề nghị giá chuyển nhượng tại hợp đồng thấp hơn giá trị thanh toán. Người mua vin vào giá trị trên hợp đồng công chứng, nhưng cái này thì cũng dễ xử nếu người bán chỉ giao giấy tờ nhà đất khi đã nhận đủ tiền.
- Trường hợp phổ biến nhất là đang cần vay ngân hàng:
+ Chủ nhà có việc cần vay tiền ngân hàng nên nhờ một người tên A vay. A nói với chủ nhà rằng phải làm hợp đồng chuyển nhượng sang tên mới có thể đứng ra làm thủ tục vay. Theo như A, hợp đồng này chỉ mang tính tạm thời và khi nào đã hoàn tất quá trình trả nợ, A sẽ sang tên và trả lại nhà/ đất và sổ. Chủ nhà đồng ý và A đã trở thành chủ hợp lệ, có thể bán nhà/ đất cho người khác. Hoặc A sẽ vay ngân hàng với số tiền lớn hơn số tiền được chủ nhà nhờ. Khi không trả được nợ, chủ nhà ban đầu sẽ mất nhà/ đất vì ngân hàng phát mại.
+ Hoặc là bị lỗi trong hợp đồng ủy quyền, do không nắm vững pháp lý nên chủ nhà đã ký hợp đồng cho bên A toàn quyền mua bán, tặng cho, chuyển nhượng, thế chấp… nhà/ đất của mình. Cuối cùng vẫn là mất cả chì lẫn chài

Còn mấy chiêu lừa tráo sổ đỏ khi xem giấy tờ mua nhà lại là vấn đề khác
 
  • Like
Reactions: NhaDan