Nép mình bên lề xem người ta chém nhau về công nghệ giáo dục của GSTS Hồ Ngọc Đại

ebksoftcom123

Thành viên cơ bản
30/7/16
35
1
Gửi những ai quan tâm, đây là bộ nguyên bản

g9tCqm.jpg

kagzII.jpg

fgt5LK.jpg

nPvPK9.jpg

QDodJB.jpg

hojlfj.jpg

yqh7W5.jpg

TBuONh.jpg

0fpErR.jpg

vnINcR.jpg

tNRBcV.jpg

GnoihC.jpg

7obmOx.jpg

uLpG15.jpg

nABs04.jpg

LCoQvY.jpg

eObOq1.jpg

flRofN.jpg

zADDGD.jpg

29wgvj.jpg

Ijn26s.jpg

5rzSlw.jpg

q2j4aw.jpg

IQiEDd.jpg

eTgutj.jpg

xmPrsn.jpg

y0QC2C.jpg


Dõi theo sách nguyên bản, rõ ràng thấy sách này dạy theo phương pháp nghe, nói, đọc, viết.

Ví dụ, các ACE xem ngay bài 1, không có chữ nào, chỉ có hồ sen và ảnh Bác Hồ. Cô giáo sẽ đọc bài thơ để học sinh (nghe) nhận ra tiếng trong câu, mỗi tiếng đại diện bởi 1 hình, và từ đó học sinh (nói) lặp lại. Cái này để học sinh phân biệt tiếng và câu, “một” là 1 tiếng, “một hai ba” lại là 3 tiếng. Tiếng Việt dễ, mỗi từ là 1 tiếng nên các ACE có thể thấy bài này vô bổ, chứ tiếng anh “computer”, mấy a nói “cơm” Tây nó hỉu chết liền.

Đến bài 2, sách này dạy học sinh tách tiếng thành âm. Lúc này bắt đầu dạy học sinh nhận mặt chữ để học sinh (đọc) và luyện (viết).

Em thấy cách dạy của sách (nguyên bản) này hay. Mấy a học tiếng anh cũng đều khuyên học theo trình tự này nghe, nói, đọc, viết. Cũng phải luyện âm IPA 1 thời gian để nhận âm thì nghe mới thông, nói mới rõ. Từ đó mấy a mới nhìn mặt chữ để viết lại.

Sách nguyên bản này về nội dung, cách trình bày đều tốt hơn sách mới bây giờ vd: từ ngữ là tiếng phổ thông đơn giản , rất quen thuộc , dễ hiểu. Ít từ láy. Không có những câu chuyện dạy học sinh “gian manh”. Không có thành ngữ, tục ngữ bắt đứa con nít đang tuổi ăn, tuổi ngủ phải nhớ ... Cầm sách này, em có thể dạy con e không cần học lớp 1 mà tuyển thẳng lên lớp 2 được

Ai đã đứng sau vụ cải biên nguyên bản ??
 

dung30081979

Thành viên cơ bản
13/9/16
6
0
Không biết đúng hay sai nữa ... thấy bên OF có một số bác tổng kết như sau --- copy về

Kappuccino nói:
Lưu ý: Đối thoại dưới đây giả tưởng, không nhất thiết phải có trong thực tế và cũng không ám chỉ ai hay điều gì.
71.gif


Lũ bò: Lại đưa ra cải cách rồi, lại tìm cách moi tiền dân bằng sách mới!
Sự thật: Chương trình này không hề mới, có từ 40 năm trước, đã được dạy rất lâu ở nhiều nơi. Chỉ mới đây bị mang ra phỉ báng một cách có chủ ý bằng các clip cắt cúp từ một số người và được lũ bò mạng hưởng ứng rầm rộ.

Lũ bò: Vuông tròn là cái gì, quá khó hiểu!
Sự thật: Với lũ trẻ chưa biết chữ, thì nhìn hình vuông hình tròn dễ hơn hay nhìn chữ loằng ngoằng dễ hơn?

Lũ bò: Sao lại dạy đánh vần bằng hình vuông hình tròn, rồi đây sẽ viết bằng các hình hay sao?
Sự thật: Hình vuông tròn này không dùng để dạy đánh vần, mà dạy làm quen với số lượng từ, các chữ trong câu. Giống như trước khi học các nốt nhạc thì học thứ dễ hơn đó là làm quen với nhịp gõ, hay dạy các số đếm bằng các hạt đậu chẳng hạn.

Lũ bò: Sao lại phải thay đổi, chẳng phải phương pháp cũ quá tốt hay sao, ai cũng biết đọc biết viết.
Sự thật: Ai cũng biết đọc biết viết, nhưng hầu hết là những con bò biết đọc biết viết. Đây chính là hạn chế của phương pháp "truyền thống" dựa trên sự ghi nhớ máy móc, đào tạo ra một lũ bò rất dị ứng với những thứ khác biệt và không có khả năng tư duy độc lập.
Vấn đề là những con bò thì không thể tự biết sự hạn chế đó của mình và cho rằng đó là điều rất bình thường. Chúng cho rằng đi bốn chân là đúng đắn (vì từ bé chúng đã đi bằng bốn chân rồi) và đi hai chân là không cần thiết.

Lũ bò: Đừng đưa những thứ phức tạp này ra làm khổ trẻ con nữa.
Sự thật: 40 năm qua đã có hàng trăm ngàn học sinh học theo phương pháp này. Các phụ huynh không ai kêu ca gì và các ý kiến đều cho rằng học tại trường Thực Nghiệm của thầy Đại nhẹ nhàng hơn, kết quả tốt. Những kẻ to mồm nhất phản đối với lo lắng lại... chưa cho con học bao giờ. Kiểu người ăn rồi thì khen ngon, thằng đứng ngoài không ăn thì ra sức chê món ăn dở.

Và sự thật cuối cùng: 99,99% những con bò ầm ĩ lộn xộn trên mạng mấy ngày qua chắc chắn chưa bỏ ra quá 1h để nghiêm túc tìm hiểu ngọn ngành cách dạy chữ và phương pháp giáo dục của cụ Đại. Chúng chỉ nhìn thấy vuông tròn là đã ò lên một cách rất bản năng.

Vì thế, chúng đang được sử dụng làm công cụ của những người cảm thấy lợi ích của mình sắp bị xâm phạm. Bò mà, cứ lùa là đi thôi.

Túm gọn lại là phương pháp của GS Đại giúp lũ trẻ giải quyết nhanh chóng vấn đề ... nó giản đơn hoá cái quá trình tập đánh vần của lũ trẻ .
 

civic habanero

Thành viên cơ bản
21/11/16
28
2
Ace trật tự ngồi nghe tui nói nè:

1. Bảng chữ cái, tên chữ cái, âm chữ cái, nguyên âm, nguyên âm ghép, phụ âm, phụ âm ghép của CCGD (chương trình hiện tại) và CNGD (của Ông Đại) là NHƯ NHAU. Trong đó 3 chữ cái C (tên là Cờ), K (tên là Ca), Q (tên là Quy) đều phát âm là CỜ.

2. CCGD và CNGD chẳng qua chỉ khác nhau về phương pháp đánh vần, phương pháp dạy học và phương tiện dạy học (hình vẽ ô vuông, tròn, tam giác) mà thôi. Những cái này theo tui là ko ảnh hưởng đến bản chất tiếng Việt.

3. Mấu chốt của vấn đề dư luận tranh luận QUỐC và CUỐC đọc giống nhau là CUỐC (theo giọng Bắc) hay là đọc khác nhau QUẤC (theo giọng Nam) và CUỐC, theo tui chính là cả CCGD và CNGD đều bỏ đi và KHÔNG THỪA NHẬN PHỤ ÂM ''QU'' (đọc là QUỜ). Tui nhớ trước CCGD là có Phụ âm QU (Quờ)
Chính vì ko thừa nhận Phụ âm QU nên ko giải thích được tại sao:
a. QUA (Bắc đọc là COA - Nam đọc là QUA) đọc khác với CUA (cả Bắc và Nam đều gọi là CUA).
b. QUI (Bắc đọc là CUY) - Nam đọc là QUI) đọc khác với CUI (cả Bắc và Nam đều gọi là CUI).

4. Tuy nhiên, nếu thừa nhận Phụ âm QU (Quờ) thì ko giải thích được:
a. QUÁT: đọc cùng vần với BÁT, CÁT,...
b. QUÉT: đọc cùng vần với NÉT, VÉT,...
c. QUÍT: đọc cùng vần với BÍT, LÍT,...
Nhưng QUỐC (dù đọc là CUỐC theo giọng Bắc hoặc QUẤC theo giọng Nam) thì KHÔNG CÙNG VẦN với BỐC, CỐC,... Nếu cố gắng đọc cùng vần ỐC thì có lẽ đọc trẹo quai hàm giống ... GỐC.

Giải pháp là: Thừa nhận Phụ âm QU (Quờ) và xem cách đọc chữ QUỐC là 1 ngoại lệ như hiện nay (Bắc đọc là CUỐC, Nam đọc là QUẤC)

5. Dư luận đang dậy sóng với Ông Đại, theo tui nghĩ là do:
a. Có 1 chút bảo thủ trong khi chưa tìm hiểu cặn kẽ và vội tin vào những clip cắt cúp trên mạng mang tính phiến diện.
b. Chưa phân biệt được Cấu trúc, Cấu tạo, Bản chất tiếng Việt với Phương pháp dạy học, Phương tiện dạy học.
c. 1 chút GATO nghĩ rằng Ông Đại là Rể Ông Duẩn nên muốn làm gì thì làm.
d. Các tuyên bố nghe có vẻ hơi NGẠO MẠN, đề cao quá mức Ưu điểm của CNGD so với CCGD.
 

civic habanero

Thành viên cơ bản
21/11/16
28
2
Nhân tiện cũng có chuyện báo chí đánh lộn chuồng Ông Bùi Hiền, tui cũng có vài dòng về Ông Bùi Hiền và công trình nghiên cứu của ông ấy:

Ông BH chỉ là 1 ông thầy dạy ngoại ngữ, có nghiên cứu về ngôn ngữ nhưng ông ko hiểu nguyên tắc của việc cải tiên chữ viết cũng như ko dự kiến được và ko đánh giá hết được các tác động tâm lý, kinh tế, xã hội của Công trình của ông ấy.

1. Việc cải tiến ngôn ngữ ntn, theo cách nào đi chăng nữa thì cũng phải phù hợp với tình hình và điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội:
a. Ngày xưa: Khi chỉ có rất ít người biết chữ, tỉ lệ mù chữ cao, số lượng văn bản, sách vở ko nhiều thì có thể cải tiến chữ viết triệt để, thậm chí là đổi từ tượng hình qua tượng thanh bởi vì khi đó thì tác động kinh tế xã hội nó ko quá lớn.
b. Ngày nay: Khi mà tỉ lệ mù chữ rất thấp, số lượng văn bản, sách vở đồ sộ mà cải tiến chữ viết hơi nhiều thì đã rắc rối to rồi chứ chưa nói đến cải tiến sâu rộng như Ông BH.

2. Cải tiến Hệ thống chữ viết khó ngàn lần thì Cách thức áp dụng ntn sẽ khó gấp triệu lần.

3. Nếu buộc phải cải tiến thì phải đi theo từng bước, đầu tiên là nên Cải tiến theo hướng tinh gọn bớt phụ âm ghép, bớt nguyên âm ghép, bớt vần:
a. Bỏ các Phụ âm ghép có chữ H đi sau như là GH, NGH chỉ sử dụng các Phụ âm G và NG thôi. Thí dụ cái ge, nge nói.
b. Bỏ vần ƯƠI, chỉ sử dụng vần ƯI do 2 vần này đọc rất giống nhau. Thí dụ nụ cừi
c. Bỏ Nguyên âm đơn Y, chỉ sử dụng Nguyên âm đơn I (i) do đọc giống nhau. Tất nhiên là vẫn có 2 Vần UI và UY.
d. Bỏ vần uỷu, chỉ sử dụng vần ỈU do đọc gần giống nhau (vần uỷu kho phó âm hơn chút), thì dụ Khúc Khỉu thay cho Khúc Khuỷu.
e. Bỏ vần IÊU, chỉ sử dụng vần IU do 2 vần này đọc gần giống nhau. Thí dụ ngừi iu, cây tiu.
f. Bỏ dấu Ngã, chỉ sử dụng dấu Hỏi do Dấu Ngã rất khó phát âm.
Theo nguyên tắc tinh gọn này, thì sẽ ko phủ định hoàn toàn, ko phá bỏ hoàn toàn CÁI CŨ.
Ngôn ngữ TEEN thời nay là áp dụng triệt để Nguyên tắc tinh gọn này.
Tuy nhiên, có lẽ rất nhiều người sẽ phản đối do cho rằng nó sẽ phá nát sự trong sáng và phong phú của tiếng Việt.

4. Áp dụng: Vẫn sử dụng song song với cái cũ nhưng tuyên truyền mạnh và áp dụng nhiều vô cho cái mới (chủ lực là sách báo, truyền thông, văn bản nhà nước,...) để dần dần CÁI CŨ sẽ tự triệt tiêu và CÁI MỚI sẽ dần dần áp đảo.
Thí dụ về cách áp dụng:
Trước đây, VN gọi Republic of Korea (South Korea) là Nam Triều Tiên nhưng từ khi Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc) đề nghị VN thay đổi cách gọi thì ban đầu VN ko cấm gọi là Nam Triều Tiên nhưng trên sách báo, báo chí, truyền thông và văn bản nhà nước bắt đầu đồng loạt gọi là Hàn Quốc. Dần dần, từ Nam Triều Tiên tự biến mất và chỉ cón từ Hàn Quốc.
Tuy nhiên, theo tui trong chuyện này, VN mình cũng dở hơi tí. Trong khi VN chủ trương cố gắng hạn chế sử dụng từ Hán Việt, tăng cường sử dụng từ Thuần Việt thì lại đi dùng chữ Đại Hàn Dân Quốc, Hàn Quốc (là chữ Hán Việt), trong khi hoàn toàn có thể gọi là Cộng Hòa Korea (như Cộng Hòa Cuba, Cộng Hà Séc,...).

5. Buồn cười nhất là Ông BH ngây thơ nói là Cải tiến chữ viết của Ông sẽ giúp tiết kiệm đánh máy 20%
Trong khi đó, Ông ko hề biết tính đến việc để tiết kiệm được 20% đó (chưa được kiểm chứng độc lập chính thức) thì XH phải đổ biết bao nhiêu tiền để thay đổi cả hệ thống chữ viết, thay đổi cả hệ thống dạy tiếng Việt, thay đổi cả hệ thống lưu trữ,...
Thêm vào đó, khi bị phản đối thì ông lại héo Bà ĐH vào gọi những người phản đối là hoàn toàn ko biết gì, chỉ hùa theo đám đông.

6. Thật ra, trong câu chuyện ông BH, đáng chửi 1 là lều báo. Chỉ là 1 Báo cáo trong 1 Hội thảo nhỏ ở tỉnh lẻ thế là Lều báo giật tít câu view như là BGD sắp thay đổi chữ viết đến nơi vậy.
Tất nhiên, Ông BH cũng đáng trách bởi vì việc Cải tiến chữ viết ko phải là chuyện đơn giản trong khi Nghiên cứu của Ông BH thì còn quá nhiều sạn. Chuyện Cải tiến chữ viết cũng ko thể đùa được, hạn chế public dù chỉ trong 1 Hội thảo nhỏ ở tỉnh lẻ.

7. Qua câu chuyện của Ông BH, có thể thấy là:
a. Tác hại của Lều báo.
b. Tác hại của suy nghĩ chưa chín chắn khi vội vã public công trình.
c. Người dân đã quá chán nản với việc Cải cách GD, cải cách chữ viết, đem con em của họ ra thí nghiệm.

Trước đây, đợt CCGD thời Bà Bình chỉ mới có việc Thay chữ Y bằng chữ I (i) trong Nguyên âm đơn và cách viết các chữ b, h,... ko có bụng, chữ t ko có dấu thập ở trên (gạch ngang sổ bằng với đỉnh của gạch đứng tương tự chữ T) thì đã bị phản đối dữ dội rồi do chữ viết theo kiểu này nhìn rất xấu.
 

ebksoftcom123

Thành viên cơ bản
30/7/16
35
1
Nhân tiện bàn về phụ âm QU, thấy có bài viết sau cũng đáng để đọc

Phụ âm kép gi, qu

Chữ Việt có 7 phụ âm kép: ch, gi, ng, nh, qu, th, tr. Tôi không coi gh ngh là phụ âm kép, mà chỉ coi gh là biến thể của gngh là biến thể của ng. H trong ghnghh câm, không có công dụng thay đổi âm của gng. Theo ý tôi, bỏ h ra, âm gng không bị thay đổi, nhứt là ng.

Bảy phụ âm kép nầy chỉ kép về hình thức, tức do 2 chữ cái phụ âm ghép lại. Còn “nội dung”, phát âm của mỗi phụ âm kép chỉ cho ra một âm trơn, một tiếng, mà thôi.

Năm phụ âm kép ch, ng, nh, th, tr được cấu tạo cách bình thường, là ghép 2 phụ âm (trơn) vào nhau để tạo ra 1 phụ âm khác, phát ra tiếng khác với tất cả những phụ âm đã có. Và 5 phụ âm kép nầy không gây ra điều chi rắc rối cho người nghiên cứu chữ Việt.

Riêng 2 phụ âm kép gi, qu được cấu tạo cách khác lạ, là lấy 1 chữ cái phụ âm ghép với 1 chữ cái nguyên âm để tạo ra 1 phụ âm khác, phát ra tiếng khác với tất cả phụ âm đã có. Và 2 phụ âm kép nầy đã gây ra lắm điều nhiều chuyện trong việc nghiên cứu chữ Việt.

Theo tôi, chuyện gây rối lung tung là do cách nghiên cứu kỳ quặc của những nhà ngôn ngữ học tuân thủ theo ngành ngữ âm học được ứng dụng cho các thứ chữ Pháp và Anh. Người ta đưa ngữ âm học một cách cứng nhắc vào tiếng Việt, nên gây rối, không tìm ra được cách lý giải cho một số chữ có phụ âm kép gi qu.

A.- Phụ âm kép gi.
Ở San Jose có một vị viết một bài với tên tựa “Chữ ‘Giê’ nầy sai”. Ông nầy quả quyết rằng hằng triệu (toàn dân) người Việt đều đã viết sai chữ “giê” trong chữ phiên âm “chó bẹc-giê”, “giê-rô”, phải viết là “chó bẹc-gê”, “gê-rô” mới trúng. Từ đó suy thêm, viết “giẻ” rách, “gien” di truyền cũng sai, phải viết “gẻ” rách, “gen” di truyền mới trúng.

Có lẽ từ vài chữ sau đây, giết, giêng, (láng) giềng, giếng (nước), ông thấy g phải có âm giơ mới đọc ra được g+iết, g+iêng, g+iềng, g+iếng, còn gi+ết, gi+êng, gi+ềng, gi+ếng… thì làm sao phát ra âm như mình muốn được.

Từ đó ông nầy cho rằng, đứng trước i, e, ê thì g = gi. Vậy thì chỉ 1 âm giơ mà biểu thị bằng 2 ký âm g và gi.

Trong một cơ hội hiếm hoi, tôi có được xấp bài thuyết giảng của Giáo sư Phạm Văn Hải, một đệ tử chân truyền của G/s Nguyễn Đình-Hoà và Học giả Lê Ngọc Trụ, tên tựa là “Hệ Thống Chữ Viết của Người Việt”. Đoạn viết về gi, Ông Phạm Văn Hải viết:
Trích: “- g, gi là 2 cách viết (hai biến thái) của một âm vị /gi/
g đứng trước các âm chính i, iê và ya. (Cái gì), (tháng) giêng, (chém) giết, (giặt) gỵa.”
Hết trích

Vậy G/s Hải cũng cho rằng g có 2 cách phát âm, 1 là “gơ”, 1 là “giơ”. Chỉ khác ở chỗ ông Hải cho rằng g chỉ phát âm “giơ” trước i, iê, ya mà thôi: gì, giết, giêng, gỵa. Còn trước e, ê thì vẫn phải dùng gi: Giê-su, giẻ

Tôi không đồng tình phụ âm g có 2 âm khác nhau, 1 là “gơ”, 1 là “giơ” (âm gần giống với j, , của Pháp). Tất cả mẫu âm của chữ Việt chỉ có một âm mà thôi (Trừ 2 trường hợp: 2 ký hiệu mẫu âm c k có chung âm là “cơ”; và i có âm gần giống y) Ông Phạm Văn Hải dùng từ “mẫu âm” để chỉ nguyên âm, âm chánh. Còn tôi dùng từ “mẫu âm” để chỉ tất cả 39 âm căn bản, gồm chánh âm (nguyên âm & bán nguyên âm) và phụ âm.

Có người hỏi tôi, trong vài trường hợp, không dùng g = gi thì ông lý giải thế nào về mấy chữ: (chim) gi, (là) , (chém) giết, (tháng) giêng, giếng (nước)…

Tôi xin trình bày ý mọn của tôi, như sau:
1) Mỗi một mẫu âm chỉ có một cách phát âm mà thôi, không thể khi thì phát âm thế nầy, khi thì phát âm thế khác. 39 âm căn bản (mẫu âm) có 39 tiếng phát âm khác nhau. Không thể g phát âm “gơ”chỗ nầy, lại có khi g phát âm “giơ” chỗ khác. Làm vậy là làm rối loạn quốc ngữ, bắt học sinh phải nhớ những chuyện thật vô lý (một biểu thị có tới 2 lối phát âm, dù là tử âm, phụ âm)

2) Các từ gi, gì, giết, giêng, giếng… phân tích ra thấy gi+-, gi+-, gi+ết, gi+êng, gi+ếng, không thể phát âm ra gi, gì, giết, giêng, giếng… Tôi thấy các từ nầy nằm trong qui tắc sau đây:
“Trong một chữ quốc ngữ không có 2 nguyên âm giống nhau đứng liền nhau. Nếu có thì phải bỏ bớt một” Theo tôi, các chữ nêu trên đúng ra phải viết đủ như vầy: (chim) gii, (làm) giì, (chém) giiết, (tháng) giiêng, giiếng (nước). Chữ i trước là thành phần “kép” của phụ âm kép gi, còn i sau là thành phần của bán nguyên âm kép . Vậy mình đánh vần gi+i, gi+ì, gi+iết… (giơ+i, giơ+ì, giơ+iết…) thì sẽ ra đúng với tiếng mình muốn ghi lại. Tuân thủ qui tắc bỏ bớt một nguyên âm, nên các chữ đó thành ra những chữ giống như chúng ta thấy đang dùng hôm nay. Riêng chữ gỵa, theo tôi phải viết là giịa mới chỉnh. Bỏ 1 ithì còn gịa. Chữ nầy dễ lộn với chữ giạ, nên người xưa chế ra chữ gỵa. Thật ra quốc ngữ không có vần ya, mà chỉ có vần ia. Nhưng thỉnh thoảng mình cũng thấy vần ya, vì có qui tắc nầy “Vần ia, iu khi ráp với u hay vần xuôi có u phía trước thì i phải đổi thành y”:(canh) khuya, khuỷu tay, té khuỵu
ya mà ráp với phụ âm phía trước thì chỉ có 1 chữ duy nhứt gỵa. Có lẽ người ta nghĩ y = ii, nên mới chế chữ như vậy. Nếu nghĩ như vậy mà được mọi người chấp thuận, thì viết gyết, gyêng thay cho giết, giêng cũng được.

3) Âm kép là âm được chế tạo thêm để có đủ âm căn bản cho hệ thống tạo chữ Việt. Nếu cắt rời một thành phần của âm kép, thì tức thời nó không còn là âm kép nữa. gi mà bị ngắt i ra, thì tức thời đâu còn là gi nữa, mà chỉ còn là g thôi, nghĩa là sẽ trở lại là âm “gơ” trơn thôi. Tôi gọi lối phân tách âm kép ra tới từng chữ cái là theo lối ngữ âm học áp dụng cho chữ Pháp và chữ Anh, áp dụng vào chữ Việt chỉ gây phức tạp, rối rắm mà thôi.

4) Nếu chúng ta chịu cải tiến chữ Việt bằng cách dùng j thay gi (làm gọn một phụ âm), thì không còn gì vướng mắc. Các chữ gây rắc rối được viết như vầy, (chim) ji, (là) , (chém) jiết, (tháng) jiêng, jiếng (nước)… thì đâu còn gì để tranh luận.
[Có người cho rằng âm của j không giống âm của gi. Nói như vậy là quên rằng ta chỉ mượn bộ chữ cái thôi. Còn âm thì ta toàn quyền sửa đổi ít nhiều để phù hợp trong việc ghi âm tiếng Việt. Âm Tr của Anh đâu giống âm Tr của ta. Âm G của Anh trước âm i, e đâu giống G của Pháp. Âm E của Anh (phát âm là i), của Pháp (phát âm là ơ), của ta (phát âm là e) đâu giống nhau]


B.- Phụ âm kép qu.
Gần như những nhà ngôn ngữ đều cho rằng c, k q cùng âm, là /k/.
G/s Phạm Văn Hải viết, “c, k và q là 3 cách viết của một âm vị /k/”.
Ông Đỗ Việt Hùng (“Tiếng Việt Thực Hành”, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, Hà Nội, 1998) viết, “…-âm /k/ được biểu thị bằng 3 kí hiệu: C, K, Q”.

Tôi nhận định về chuyện nầy như sau:
1) Trong chữ Việt, âm c (cơ) có rất nhiều công dụng trong việc tạo chữ, vừa đứng được đầu chữ, vừa đứng được cuối chữ:
a) C đứng trước, ghép được với 6 nguyên âm a, o, ô, ơ, u, ư để tạo chữ vần xuôi: ca, co, cô, cơ, cu, cư.
b) C đướng sau ghép được với 11 chánh âm (gồm nguyên âm và bán nguyên âm) a, e, o, ô, u, ư, ă, â, iê, uô, ươ để tạo chữ vần ngược: ac, ec, oc, ôc, uc, ưc, ăc, âc, iêc, uôc, ươc.
c) C cũng được dùng ghép với h để tạo ra phụ âm kép Ch.

2) Trong chữ Việt, k có rất ít công dụng trong việc tạo chữ:
a) K chỉ đứng trước, ghép được với 4 nguyên âm e, ê, i và y để tạo chữ vần xuôi thôi: ke, kê, ki, ky.
b) K cũng được dùng ghép với h để tạo ra phụ âm kép Kh
c) K không có chức năng đứng cuối chữ.
Vậy, theo tôi, phải viết, “C và k cùng âm là /cơ/” hoặc viết “Âm /cơ/ được biểu thị bằng 2 ký hiệu c và k”. Sự thật, k chỉ là biến thể của c, chỉ thay thế c khi ghép với e, ê, i, y mà thôi.

3) Còn q đứng một mình thì chưa được giao “trách nhiệm” giữ âm gì hết. Đứng một mình, qkhông ghép được với bất cứ chánh âm nào để tạo ra chữ, ra vần. Vậy làm sao coi q có âm giống c hay k được. Q phải được u ghép vào mới thành phụ âm kép qu, có âm là quơ (hoặc cu-ơ) Lúc bấy giờ qu mới có chức năng tạo chữ như các phụ âm khác. Cắt u trong qu ra để định âm q là gì là làm rối nghiên cứu mà thôi.

Vậy, theo tôi, qu không dính dáng với ck. Cho q = c thì chữ “đi qua” sẽ có thể thành “đi cua” sao? Chữ “qui y” sẽ có thể thành “cui y”; “quì lạy” thành “cùi lạy” sao?
Kính xin quí vị “nhà ngôn ngữ” VN đừng đem ngữ âm học của Pháp & Anh áp dụng vào việc nghiên cứu chữ Việt, rồi phân tích chữ Việt tới từng đơn vị chữ cái, gặp chữ có phụ âm kép, hoặc chữ ráp vần, quí vị sẽ làm rối lung tung, mà không ích lợi gì.

Tôi coi các chữ “qua”, “qui”, “quý” là chữ vần xuôi, phụ âm ghép với nguyên âm, giống như các chữ “ta”, “ti”. “” hoặc như “nha”, “nhi”, “tha”, “thi”…
Tôi phân tích 3 chữ đó ra 2 phần , phụ âm + nguyên âm, như vầy:
Qua = qu+a, đánh vần quơ+a sẽ tự nhiên ra tiếng qua
Qui = qu+i
, đánh vần quơ+i = qui
Quý = qu+ý
, đánh vần quơ+ý = quý.

Đến các chữ ráp vần, có một vần rồi, đem vần đó ráp với qu, như các chữ sau đây: quắn, quang, quốc, quân, quính quáng… thì cũng phân tích thành phụ âm + với vần ngược để đánh vần như sau:
Quăn = qu+ăn, đánh vần là quơ+ăn sẽ đương nhiên ra tiếng quăn,
Quang = qu+ang, đánh vần là quơ+ang = quang,
Quốc = qu+ốc, đánh vần là quơ+ốc = quốc (chớ không ra cuốc được)
Quân = qu+ân, đánh vần là quơ+ân = quân (Người Nam phát âm ra quưng, sai)
Quính = qu+ính, đánh vần là quơ+ính = quính.
Quáng = qu+áng
, đánh vần là quơ+áng = quáng

Trong một bài góp ý thảo luận về “qui tắc đánh vần” trên Trang Nhà Viện Việt Học (viethoc.org) phần Diễn Đàn Tiếng Việt, tác giả Lily viết:
“- Phụ âm QUỜ được ghi lại bằng kí hiệu QU. Phụ âm này chỉ kết hợp với những vần khởi đầu bằng âm U và âm O. Khi viết, người ta lược bỏ chữ U hay chữ O của vần ấy đi. (Thí dụ: QU+ÚY = QUÝ; QU+ OANH = QUANH)”

Mọi phụ âm được ghép với nguyên âm thì tạo ra chữ vần xuôi, được ghép với vần ngược thì tạo ra chữ ráp vần: ma, tha, tu, lư, ngu, che, trê, thô, phê: tan, nhang, sông, thênh thang, mênh mông…
Lẽ nào phụ âm Qu lại ngoại lệ, “phải ráp với vần khởi đầu bằng O hoặc U?”. Chữ qua lẽ nào phải là quoa? Chữ quê lẽ nào phải là quuê? Chữ Quì lẽ nào phải là Quuì? Chữ Quang lẽ nào phải là quoang, chữ Quỳnh lẽ nào phải là Quuỳnh?

Không biết Bà/Cô Lily lấy đâu ra âm U và âm O bị bỏ ra từ chữ Quuý, Quoanh để hiện nay còn là Quý, Quanh.

Hai phụ âm kép giqu là 2 phụ âm gây nhiều tranh cãi rối rắm mà vô ích nhứt. Những tranh cãi nầy là do quí vị “nhà ngôn ngữ” tìm cách biện giải giqu cách rắc rối, rập theo khuôn “ngữ âm học” của các nhà ngôn ngữ Tây phương.

Mong rằng các nhà ngôn ngữ Việt Nam, trong cũng như ngoài nước, nên coi lại, và tìm cách biện giải đơn giản mà thuyết phục mọi người, về 2 phụ âm giqu.

Kính,
Nguyễn Phước Đáng.
https://hientinhvn.wordpress.com/2011/11/14/513/

Chỉ biết copy và hóng