Người giúp việc/người phụ việc trong gia đình

Đối nhân xử thế với nhân viên/người giúp việc ...tốt thì không bao giờ bị thiệt cả

Thấy không ít gia đình người miền Bắc (không qui nạp) họ hay la mắng nhân viên/người giúp việc kinh lắm. Điều cảm thấy khá khó chịu là chứng kiến họ gọi người giúp việc là ..."con ở"(!), trẻ thì dùng Osin. Chế độ phong kiến bị dẹp bỏ từ đời nảo đời nao, sao vẫn còn tàn dư của một bộ phận người. Đến nhiều gia đình ở một số tỉnh đã thấy xây riêng khu nhà ở cho người giúp việc tách biệt với khu nhà chính sinh hoạt của gia đình.


Trong lúc đó thì phần lớn người miền Nam luôn đối xử với "người giúp việc" như người phụ việc ... một số gia đình thì gọi là "bà vú", đặc biệt một số tế nhị vẫn tránh né và ai hỏi thì vẫn giới thiệu là "em bà con dưới quê " lên.
 
  • Like
Reactions: thuanpham

xaydungphianam

Thành viên cơ bản
21/5/16
14
1
Nhân viên sau khi nghỉ việc phần lớn đều giữ liên lạc với mình, đám cưới họ cũng mời và mình đều đến dự hoặc gửi thiệp mừng nếu kẹt không đến dự được.

Hôm rồi, một bé nhân viên cũ xin làm lại (trước đây xin nghỉ theo chồng về quê ) khi 2 vc nó quay lại SG sống và đương nhiên là mình nhận mặc dù vị trí của nó đã có người thay và cũng mất mấy hôm bối rối để bố trí 1 công việc phù hợp với năng lực của nó, em thà dư người chứ khg để mất nhân viên giỏi.
 

thuanpham

Thành viên cơ bản
10/7/13
146
8
@xaydungphianam lạc đề rồi

Nhiều gia đình người Nam không cho gọi là người giúp việc mà gọi là "bà vú", bà vú'' là cái tên thân thương Nam Bộ.

Tất nhiên là chỉ kêu "Bà Vú'' ở ngôi thứ ba thôi. Thí dụ, có người hỏi ''nhà có giúp việc không?'' thì mới trả lời là có ''Bà Vú'', hoặc giới thiệu "người giúp việc" với người khác đây là "Bà Vú". Cònⁿ ở ngôi thứ hai thì vẫn gọi là ''chị hai, chị ba ..." hoặc ''cô hai, cô ba ....', con cái thì gọi là ''dì hai, dì ba ...'.