Robocon 2018 có còn thực sự hữu ích cho các sinh viên công nghệ ?!

thanhhoa

Thành viên cơ bản
2/4/13
190
14
Cái nầy mạnh vì gạo bạo vi tiền ... đúng là về tư duy SV thì thật là SV Lạc Hồng không có vé ... mà thôi, hướng của trường là đào tạo nhân lực cho các khu công nghiệp, chí ít thì các em cũng có trải nghiệm về công việc, còn hơn lý thuyết suông ....
 

xxmagicxx

Thành viên cơ bản
24/10/17
27
1
Dẹp mẹ nó cái giải ao làng, trình đã thấp lại còn gian lận. Google đó, mấy anh tìm xem cuộc thi robot ở TQ, ở Tây lông họ thi ra sao, như thế nào mới gọi là con robot. Còn cầm gamepad điều khiển thì vứt.
 

ebksoftcom123

Thành viên cơ bản
30/7/16
35
1
Tôi làm ngành CNTT, chất lượng sinh viên trường này rất kém trong ngành này, đánh giá là cực kém, ngành toán của trường này thì thôi rồi, miễn bàn. Các ngành khác tôi không biết.
 

ep coc be tong

Junior Member
16/9/17
3
0
Từ khi vắng bóng các trường ĐH lớn như Bách Khoa, Học viện kĩ thuật QS, v.v... không còn quan tâm chương trình này nữa.
Thật đáng tiếc khi để tiền bạc làm ảnh hướng đến 1 sân chơi sáng tạo của sinh viên

Trả lời PV VTC News, TS Trương Đình Châu (Bộ môn điều khiển tự động, Khoa Điện - Điện tử, ĐH Bách khoa TP.HCM) cho biết trường đã giành giải vô địch 3 năm tại cuộc thi này.

"Trường đã giành giải vô địch 3 năm, chừng đó là năm là đủ rồi. Sinh viên Bách khoa cần phải giành thời gian để nghiên cứu những đề tài chuyên sâu hơn, level của sinh viên Bách khoa không phải để tham gia những cuộc thi bình thường như thế", TS Châu nói.

Cũng theo thầy Châu, cuộc thi robocon chỉ là sân chơi phong trào của sinh viên, cách để sinh viên vui chơi, làm quen sáng tạo robot, rèn kỹ năng làm việc nhóm.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều trường lại đầu tư quá mạnh vào sân chơi này để lấy thành tích, vậy nên sinh viên không còn đam mê như trước.
Cuộc thi nào cũng vậy, luôn có người thắng, kẻ thua, robocon cũng không là ngoại lệ. Tuy nhiên, những năm gần đây, cuộc chơi đã thiên về việc sử dụng công nghệ để giải quyết yêu cầu của đề thi.

Hơn nữa, trong nhiều năm liền, các đề tài không có tính đột phá khiến sức hút từ sân chơi này giảm đáng kể, thể hiện qua số đội tham dự và lượng khán giả đến sân.
"Một cuộc đấu mà chưa thi đã chắc thắng thì đâu còn thú vị gì nữa, cũng vì điều đó nên sinh viên Bách khoa không còn tham gia thi trong nhiều năm nay", TS Châu chia sẻ

Chắc kinh tế - chắc thắng
Trả lời VTC News, thầy Huỳnh Văn Kiểm - người hướng dẫn cả ba đội Robocon của ĐH Bách khoa TP.HCM, đại diện Việt Nam vô địch cuộc thi Sáng tạo Robocon châu Á - Thái Bình Dương vào các năm 2002, 2004 và 2006 cho biết nếu hiện nay ĐH Bách khoa TP.HCM có thi thì cũng chưa chắc thắng.
Lý giải về điều này, thầy Kiểm cho biết: “Hiện nay, sự đầu tư của các trường làm tăng chất lượng thi đấu, sinh viên có điều kiện học hỏi và nghiên cứu nhiều hơn.
Tuy nhiên, việc nhà trường can thiệp quá sâu, đầu tư kinh phí lớn kiểu bao trọn gói sẽ ảnh hưởng đến phong trào tham gia Robocon, kết quả thi đấu không còn phản ánh đúng trình độ của sinh viên tham gia”.

Thầy Kiểm thông tin thêm, trước đây tất cả các linh kiện đều là đồ cũ, được lấy từ các máy in, máy photo hư hỏng. Vì vậy, chuyện trục trặc trong thi đấu là hiển nhiên. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề đó không còn.

Vào thời điểm năm 2004, ĐH Bách khoa TP.HCM là nơi đầu tiên nghiên cứu ra hệ thống dò đường bằng công nghệ chụp xử lý ảnh. Đó là kết quả sáng tạo của sinh viên.

Thế nhưng, vào thời điểm hiện tại, đa phần các robot sử dụng các công nghệ cảm biến hay dò đường bằng hồng ngoại. Những sản phẩm này có bán sẵn trên thị trường với giá khoảng 20 triệu đồng.

"Khi cuộc chơi nghiêng về công nghệ thì trường nào đầu tư mạnh, trường nào có công nghệ tiên tiến nhất thì nắm phần thắng nhiều nhất", thầy Kiểm chia sẻ.

Mất dần tính cạnh tranh
Trường ĐH Lạc Hồng (Đồng Nai) là ngôi trường 7 năm liên tiếp giành cúp vô địch Robocon toàn quốc, 2 năm giành cúp vô địch châu Á - Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên, ĐH Lạc Hồng đầu tư gần 2 tỷ đồng cho sân chơi này cho các cuộc thi khu vực, toàn quốc và quốc tế trong năm 2010.

Cụ thể, tại vòng chung kết Robocon toàn quốc năm 2011 ở Đà Nẵng, do ban tổ chức chỉ cho phép các đội thử sân thi đấu 15 phút nên ĐH Lạc Hồng đã thuê mặt bằng, làm nguyên một sân tập riêng với chi phí gần 90 triệu đồng cho 6 đội Robocon của trường tập luyện.

Năm 2012, cũng với sự đầu tư mạnh tay, vòng loại Robobon khu vực phía Nam khép lại với chiến thắng tuyệt đối thuộc về Trường ĐH Lạc Hồng.

Cả 12 suất của phía Nam tham dự vòng chung kết Robocon toàn quốc đều thuộc về các đội tuyển của trường này.
https://vtc.vn/bi-noi-so-mat-mat-kh...n-bien-do-la-cuoc-thi-tam-thuong-d346596.html

TTO - Với việc đầu tư kinh phí lớn và chiến lược dài hơi, các trường đã biến Cuộc thi sáng tạo robot (Robocon) thành "sân chơi" của trường thay vì sinh viên.
Từng ba lần vô địch Robocon châu Á-Thái Bình Dương, những năm gần đây các đội Robocon của Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) hầu như không qua nổi vòng loại. ĐH Bách khoa Hà Nội cũng "mất hút".

Thay vào đó là những cái tên như ĐH Lạc Hồng, ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên. Ở cấp độ quốc gia, ĐH Lạc Hồng vô địch liên tiếp các năm 2010, 2014, 2016 và 2017, còn năm 2015 là ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên.

Ở cấp độ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ĐH Lạc Hồng vô địch các năm 2014, 2017, ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên vô địch năm 2015.
https://tuoitre.vn/robocon-cuoc-thi-cua-truong-khong-con-la-san-choi-sinh-vien-20170911163155348.htm
Cuộc thi bây giờ trở thành PR cho các trường, có trường còn yêu cầu sinh viên và giáo viên quyên góp kinh phí. Vả lại Robot đòi hỏi mảng cơ khí chính xác trình độ cực cao, vn chưa đủ tuổi, có làm cũng nhặt nhạnh linh kiện của nước ngoài, dẫn đến ru ngủ các em sv trong chiến thắng, chứ thành quả chưa có gì cao và đáng nói. Cái vấn đề cả SV và nền SX méo làm được cái gì. Chúng ta bị trò này lừa rất nhiều năm rồi. Ra chợ giời mua đồ chế thành robot. Thi đấu thì được giải, cái danh hão. Thi xong tất cả lại về, méo làm được trò chống gì

Nếu xem Robot là kết quả nghiên cứu khoa học của trường .... thì càng là trò ba láp. Cả nền khoa học và sản xuất VN chưa dám hó hé, mấy cái trường nghề hóc bà tó tuổi gì. Muốn nghiên cứu cái trò này phải có tầm nào đó nhất định, chứ danh hão không làm được gì đâu. Cứ hám danh mãi thì tương lai của tộc này rất có thể sẽ là nô lệ kiểu mới (tức lá người Việt sẽ thuộc nhóm dưới đáy của tam giác quyển lực, và chuyên đi làm phục vụ cho những tộc người thuộc nhóm trên đầu).
 
Sửa lần cuối:
Ở phía Nam có 2 cái trường ĐH các nhà tuyển dụng nên cảnh giác, đấy là trường Lxxx hay TĐxxx (tránh bị kiện tụng nên xin phép được viết tắt), toàn đào tạo thì rất tào lao nhưng PR thì khủng khiếp.

Ba cái trò này giờ cũng nhảm giống như danh sách xếp hạng 49 trường ĐH ở VN ... trong bảng xếp hạng này là các trường ĐH "trẻ" như Trường ĐH Tôn Đức Thắng và Trường ĐH Duy Tân đều có mặt trong tốp 10. Trong đó, Trường ĐH Tôn Đức Thắng xếp thứ 2 với mức điểm 72.0 điểm còn ĐH Duy Tân xếp ở vị trí thứ 9.

20170906205712-xep-hang.jpg

20170907084339-xep-hang-dai-hoc-1.jpg


Khi các trường đi mua các kết quả nghiên cứu, xong về chết biến phát triển thành sản phẩm nghiên cứu của mình ... rồi có cơ chế “thuê” nghiên cứu viên về làm việc, chỉ tiêu tính bằng năm (cần có mấy bài báo gì đó), lương 30 chai/tháng. Ai nghiên cứu thì nghiên cứu, ai giảng dạy thì giảng dạy, rất chuyên nghiệp... Rất chuyên môn hoá. Rồi cấp học bổng PhD nếu nếu cam kết có bài báo ghi tên trường ... Chưa nói cái trò là thuê mấy ông đang cơ hữu của trường khác mới ghê! Khác gì đem bài (paper) của chỗ này đắp vào chỗ kia.
 

xxmagicxx

Thành viên cơ bản
24/10/17
27
1
Nên gọi là cuộc thi dụng cụ điều khiển vô tuyến thì đúng hơn. Thay vì để cho SV mày mò nghiên cứu trong phạm vi khả năng, thì nhà trường lại bỏ tiền thuê chuyên gia ráp linh kiện ... xong kêu SV đến tập sử dụng để đem đi thi ... thi xong đoạt giải để PR thì cả thầy lẫn trò đều không biết con Robot tròn hay méo.
 

geomapsvn

Thành viên cơ bản
1/7/16
13
0
32
Xét về cái chung thì chúc mừng các cháu ở LH lại tiếp tục gặt hái được thành công.

Còn xét về công nghệ thì mấy anh dạy ban A thường hổng có ý kiến, còn mấy anh dạy ban C kiểu rì cũng khen rối rít. Nhớ hồi xưa hỏi một đồng nghiệp bên BKHN là sao không đầu tư robocon mà để mấy trường nghề nó lên ngôi. Anh nói SV thích thì cho chúng nó tự chơi thôi, chứ cái món này không đáng để nhà trường đầu tư. Cái gì cũng có vai trò lịch sử của nó, Robocon đã qua rồi, hết sứ mệnh lịch sử rồi. Các nước cũng trong khu vực cũng hết đam mê, các trường lớn của VN cũng hết hứng thú rồi, giờ đã là thời đại của CN 4.0 với trí tuệ nhân tạo. Vậy mà các trò của Robocon vẫn cứ ném còn, bắn đĩa ... cảm tưởng như đang ở thời kỳ đầu của CN 3.0.

Xét về nền tảng khoa học công nghệ cũng như sản xuất thì dù anh VOVA có bỏ ra 10 tỷ USD lập công ty chế tạo Robot, thuê được tất cả những chuyên gia giỏi nhất thế giới, thì 10 năm sau công ty của anh VOVA cũng chưa chết tạo được con Robot ra hồn .
 

ebksoftcom123

Thành viên cơ bản
30/7/16
35
1
Đôi khi cũng băn khoăn là tên giải là cuộc thi Robocon Châu Á – Thái Bình Dương 2018 nhưng không có Mỹ, Nga ... hay là SV Mỹ hay Nga cũng quỳ vái SV trong việc sử dụng "các công nghệ có sẵn" , thay vì sáng tạo (dù dưới góc độ của SV).
 

thanhhoa

Thành viên cơ bản
2/4/13
190
14
Chợt nhớ
Suy ngẫm với đề Văn “học thành tài nhưng không biết dùng làm gì”
”Chu Bình Man học thuật giết rồng của Chi Li. Bao năm khánh kiệt cả gia sản, mất có đến nghìn vàng. Thành tài, nhưng không biết dùng làm gì cả" (Bình giải ngụ ngôn Trung Quốc, Trương Chính, NXB Giáo dục, 1999, trang 14).

Từ câu chuyện trên, hãy viết một bài văn ngắn khoảng một trang giấy cho biết suy nghĩ của anh/chị về việc lựa chọn sự học trong bối cảnh hiện nay”.
https://dantri.com.vn/giao-duc-khuy...-khong-biet-dung-lam-gi-20180527221317877.htm