Sẻ chia những câu chuyện để lột mặt nạ

Ở một góc độ nào đó cũng phải cảm ơn chị Tuyền Cầu Bông tuy đanh đá chợ trời hay Chí Phèo làng live stream, nhưng cũng đã lột được mặt nạ của đám nghệ sĩ nhờ đó mà con em chúng ta hiểu được góc khuất thối hơn mứt của đám nghệ sĩ. Tiếp theo những câu chuyện dưới đây TruongThinhDocin mong muốn mọi người tham gia thảo luận dưới góc độ phi tôn giáo, phi chính trị để khỏi bị xóa chủ đề, chủ yếu câu chuyện của mình là đừng bao giờ tin đám học giả được giới truyền thông tung hô.

Lý do chia sẻ là cực sốc khi đọc được



Đây là chính chủ


Qua xem các bình luận của nhiều người đã từng đi Ấn Độ thì tác giả quá phóng đại, nhưng 90% sự thật lan man tiếp đến tìm hiểu lại cuốn Hành trình về Phương Đông do Nguyên Phong phóng tác là một cuốn sách xưa nay TruongThinhDocin cứ nghĩ rằng:
- Hoặc là Nguyên Phong viết lại cho dễ hiểu từ cuốn Life and teaching of the masters of the Far East, là nhật ký của một nhóm giáo sư Châu Âu sang Ấn Độ nghiên cứu về tôn giáo Phương Đông, do dễ hiểu được dịch ngược sang tiếng Anh.
- Hoặc là John Vu (Nguyên Phong) phóng tác khi vừa hết tuổi teen, giải thích những điều mê tín dị đoan trên lý luận khoa học không kiểm chứng, dựa tác phẩm gốc “Journey to the East” của Baird T.Spalding

Hóa ra không có Baird T Spalding nào cả



Hóa ra John Vu (Nguyên Phong) lừa đảo một thế hệ người đọc

Phải nói là sốc tận óc, thất vọng quá mọi người
 
  • Haha
Reactions: QuocCuongBRE

QuocCuongBRE

Thành viên cơ bản
22/5/21
1
0
43
Không cho bàn đến tôn giáo với chính trị thì bàn có gì để bàn, chẳng hạn Ấn Độ nhếch nhác là do liên quan đến Hindu giáo và nhất là ở các bang nghèo do cánh tả nắm quyền, chẳng hạn bàn đến Hành trình về phương Đông đúng là lừa bịp, nhưng lại liên quan đến tôn giáo.

Mà tôn giáo thì xưa nay ... mà bàn tiếp thì sẽ bị xóa bài,

Chủ thớt kiểu Trạng Quỳnh quá, ị cấm tè
 

ChienIetGroup

Thành viên cơ bản
27/4/21
2
2
Không cho bàn đến tôn giáo với chính trị thì bàn có gì để bàn, chẳng hạn Ấn Độ nhếch nhác là do liên quan đến Hindu giáo và nhất là ở các bang nghèo do cánh tả nắm quyền, chẳng hạn bàn đến Hành trình về phương Đông đúng là lừa bịp, nhưng lại liên quan đến tôn giáo.

Mà tôn giáo thì xưa nay ... mà bàn tiếp thì sẽ bị xóa bài,

Chủ thớt kiểu Trạng Quỳnh quá, ị cấm tè
Đâu cần thiết phải nâng cao quan điểm như vậy không? Hãy để một góc nhìn trung gian như thế này

Cái giá của sự cực đoan

Nhưng khổ nỗi, Ấn Độ là một quốc gia cực đoan, ở nơi này cứ như chỉ tồn tại mỗi hai khái niệm. Hoặc là cực đẹp hoặc là cực xấu. Hoặc cực hiền lành, nhút nhát, hoặc cực hung dữ và biến thái. Hoặc cực sạch hoặc cực bẩn. Hoặc cực trí tuệ hoặc không biết chữ. Hoặc cực giàu hoặc nghèo đến nỗi không đủ tiền mua củi thiêu xác. Hoặc cực văn minh hoặc cực lạc hậu (đến nỗi giờ nhiều làng vẫn duy trì hủ tục vợ góa tự thiêu theo chồng). Hoặc cực thiền, thân tâm an lạc (nơi khai sinh ra Yoga), hoặc cực dâm đãng (cũng là nơi sinh ra Kama Sutra).

Phong cảnh có chỗ thì cực rét (dãy Himalaya), chỗ thì cực nóng (sa mạc Đại Ấn Độ). Món ăn cũng hoặc cực kinh (vừa đưa lên miệng phải nhè ra ngay) hoặc cực ngon.

Ấn Độ có những khách sạn xa xỉ nhất thế giới để khách nghỉ ở đó đê mê như miền cực lạc và cũng có những khu ổ chuột được coi như địa ngục trần gian.

Tất cả sự phân cực này là do hệ thống 5 đẳng cấp vẫn tồn tại ở Ấn Độ từ trước Công nguyên cho đến bây giờ. Khiến người nào đã bẩn, đã xấu, đã nghèo, đã mù chữ, đã mông muội thì truyền kiếp hàng trăm đời con cháu cơ bản vẫn thế. Chứ rất hiếm trường hợp như những nước khác là từ cậu bé đánh giày trở thành tỷ phú, từ con trai một bà mẹ không biết chữ có thể trở thành nhà khoa học, từ cô bé rửa bát thuê biến thành nữ hoàng sắc đẹp, từ cậu con nuôi vô thừa nhận thành phó thủ tướng.

Ở Ấn Độ, con sãi chùa lại quét lá đa, hãn hữu mới có trường hợp vượt rào nhảy từ đẳng cấp này sang đẳng cấp khác. Đa phần cứ định ngoi lên là bị dìm cho không mở mày mở mặt ra được.

Vì thế slogan du lịch do chính Ấn Độ đưa ra cũng đúng như họ tự nhận “Incredible India” (Ấn Độ lạ thường).

Covid-19 khi đến Ấn Độ nó cũng kỳ quái theo đất nước này, nó biến thể và gia tăng độc lực, và tất nhiên nó trừ người giàu ra. Vì người giàu họ đi phi cơ riêng sang Maldives hoặc Dubai nghỉ dưỡng trong resort 6 sao tránh bệnh, bao giờ hết dịch thì về. Họ tắm nắng, shopping kim cương, uống cocktail dưới ánh sao đêm và post hình lên phây (facebook).

Mà đã là người nghèo thì ở đâu cũng khổ trần ai, dù là Đông hay Tây, dù là Phật giáo hay Thiên chúa giáo, phong kiến hay hiện đại, xã hội phân đẳng cấp hay bình đẳng dân chủ. Khi quốc gia có sự gì xảy ra, chiến tranh, đảo chính, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế, thiên tai, biến đổi khí hậu thì người nghèo lĩnh đủ. Họ là những đối tượng chịu tổn thương nhiều nhất trong xã hội. Mà Ấn Độ thì nhiều người nghèo. GDP có cao đến đâu thì cũng chỉ nằm trong tay tầng lớp thượng lưu tỷ phú.

Có tôn giáo, có chính trị nhưng không lạm dụng với những mục đích không trong sáng hoặc vi phạm pháp luật, thì Min/Mod nào xóa bài, dù nơi đây khuyến khích bàn về chuyên môn chuyên ngành
 

HuyenBlackRiver

Thành viên cơ bản
23/5/21
1
0
35
www.songdasdsec.com
Không ai thích những lời nói dối, nhưng thật không may, cuộc đời chúng ta luôn phải đối mặt với những lời nói dối, từ nói dối để đánh bóng bằng cách phóng đại, thêm thắt hoặc thậm chí không có thật, nói dối để nâng tầm vì cảm thấy tầm của kẻ nói dối quá thấp, nói dối để tránh để che giấu những hành vi xấu hay tội lỗi hoặc bất cứ hành động nào mà khi công khai có thể gây hại, nói dối để tránh bị trừng phạt

Tuy nhiên chưa hiểu lý do John Vũ - Nguyên Phong phóng tác Hành Trình Về Phương Đông như thế nào, vì cá nhân HuyenBlackRiver không tin tưởng những lời nói của ông Nguyễn Văn Phước – nhà sáng lập First News, vì ở khía cạnh nào đó thì ông Nguyễn Văn Phước là con buôn.



nhưng là con người đáng kính





Với câu chuyện mà @ChienIetGroup chia sẻ, là phái yếu, nếu không có cản trở gì HuyenBlackRiver cũng thích khám phá Ấn Độ nhé

cau-chuyen-an-do.jpg

cau-chuyen-an-do-1.jpg