Shisa Kanko - quy trình cẩn thận không bao giờ thừa của người Nhật Bản

TOPTEN

Junior Member
29/4/17
77
3
Shisa Kanko - là một thuật ngữ Nhật Bản

Theo một khảo nghiệm những người lái xe máy, đến 35% người lái thỉnh thoảng hay quên gạt chân chống và 65% quên bật đèn signal khi rẽ. Tối quên bật đèn .

Với tài xế xe hơi thì đến 80% từng quên nhả thắng tay, có người quên cả chục lần dù lái xe 30 năm! (còn gọi là thắng đỗ dùng tay hoặc chân, tùy thiết kế xe) và rất hay lập lại điều quên lãng này.....quên đậy nắp xăng, quên quan sát góc chết chữ A mỗi khi qua ngã tư, quên seatbelt, quên đèn khi vào hầm hay lái buổi tối....

Chúng ta hoàn toàn trông chờ vào trí nhớ trong khi thao tác, do đó những lúc trong không gian bất ổn (lúc khởi động, đường kẹt xe, sân ga, đường đông…) thường tâm lý bị chi phối và càng dễ xao lãng, những cái quên sẽ được lập lại theo chu kỳ dày hơn.

Để tránh hiện tượng tai hại này, người Nhật đã “phát minh” ra SHISA KANKO, gọi vậy cũng hợp lý vì nó tồn tại vào cuối thời Minh Trị ( đầu thế kỷ 20) , nó gần như một quy trình tiêu chuẩn để thao tác máy móc, thiết bị, xe cộ, tàu bè…và gần đây là áp dụng cho cả các phi công của các cty hàng không Nhật.

Thoạt tiên, những du khách đến nước nầy hay chế giễu và cảm thấy người Nhựt ngớ ngẩn và có vẻ đần, cẩn thận thái quá.... khi nhìn thấy điều nầy.

Tuy nhiên pp Shisa Kanko thay vì chỉ dựa vào đôi mắt hay thói quen của một người lao động, mỗi bước trong một nhiệm vụ nhất định được tăng cường động tác thể chất và âm thanh kèm theo, để đảm bảo thao tác được hoàn chỉnh và chính xác. (Rather than rely on a worker’s eyes or habit alone, each step in a given task is reinforced physically and audibly to ensure the step is both complete and accurate.)

Thoạt trông vào người ngoài tưởng chừng họ như những thằng ngáo, nhưng theo tính toán thống kê quy trình nầy giúp nước Nhựt giảm đến 85% sai sót và tai nạn!

Gần đây người ta có khuynh hướng áp dụng vào hàng không ( Adding Japanese ‘Shisa Kanko’ Techniques To Modern Cockpits) để đảm bảo an toàn hơn vì máy bay có rất nhiều tác lệnh cần nhớ.

Một Shisa Kanko áp dụng trên tàu điện Nhựt


Và Shisa Kanko áp dụng trên máy bay

shisa_kanko-on-plane-png.1688935
shisa-kanko-png.1688936


Điều thú vị là hệ thống tàu điện MTA ở New York cũng áp dụng 1996 sau khi vị giám đốc Vận tải Nathaniel Ford bị cuốn hút bởi hệ thống gọi và chỉ trong chuyến công tác tới Nhật Bản.

Sự cẩn thận ko bao giờ thừa
Đúng như câu ngạn ngữ
A little leak will sink a great ship ( Lỗ nhỏ có thể làm đắm thuyền lớn)

Câu chuyện này , cũng như câu chuyện cái móng ngựa của vua Richard Đệ 3 năm 1485, đều là lỗ nhỏ đắm thuyền.
”Thiếu một móng sắt, mất một chân ngựa. Thiếu một chân ngựa, mất một chiến mã. Thiếu một chiến mã, chiến dịch thất bại. Chiến dịch thất bại, mất một đất nước.” Nhiều thứ đã mất chỉ vì thiếu một cái móng sắt. ---
 

vatlieuchongtham

Thành viên cơ bản
15/8/17
2
0
35
hanoi
sonchongtham.biz
Với ngành khác thì không biết nhưng với hàng không thì áp dụng cái này vào quả thực ngớ ngẩn vì
_với phi công thương mại thì phi công chuyên nghiệp là phi công làm đúng và chuẩn xác qui trình khai thác do hãng sản xuất máy bay đề ra. Với cả vài trăm chuyến bay/năm thì qui trình là việc cần phải thuộc nằm lòng, đến phase nào thì cần làm gì, làm gì, làm gì là phải nhớ. Việc đào tạo huấn luyện phi công cũng là nhằm đảm bảo phi công có thể thực hiện qui trình một cách chuẩn xác. Cộng với sự trợ giúp từ máy tính, sách vở bằng giấy và từ ipad.
_Để tránh sai sót do human error thì người ta nghĩ ra cái gọi là CHECKLIST và Briefing. Cả đống checklist trước các phase, và có đến 3 cái briefing ở mỗi chuyến bay(departure briefing, before take off briefing confirmation, approach briefing) để cho PM(pilot monitoring) biết PF(pilot flying) định làm cái gì, để crosscheck phát hiện ra lỗi và sửa sai. Và đó cũng là lý do máy bay thương mại cỡ lớn được thiết kế ra để được vận hành bởi 2 người chứ k phải 1 người như máy bay cào cào phun thuốc trừ sâu.

Do vậy nếu vẫn làm sai thì do người hay qui trình?
 

vincovina

Thành viên cơ bản
23/4/16
9
3
Tất cả các quy trình được viết ra đều vì mục đích hướng dẫn thực hiện công việc, hạn chế sai sót của con người. Phần lớn dân Việt không thích các qui trình, qui định. Kiểu như vận hành máy dập, bọn Nhật nó làm 2 nút 2 bên, về VN thằng KS thấy dư quá bèn nảy ra sáng kiến cải tiến kỹ thuật, gom lại thành một nút, khen thưởng tùm lum, được vài bữa thằng công nhân vận hành bị máy dập nát cmn một tay, chính là cái tay rảnh không phải bấm nút !??!?!?

Nhưng không phải quy trình nào cũng tối ưu, cũng chuẩn chỉ.
Cũng phải qua thời gian rút tỉa kinh nghiệm mà ra. Nếu hàng không rút tỉa hoài chắc chớt.
Đơn cử quy trình lắp ráp xe bọn Nhựt luôn hơn bọn tư bổn khác.
Quy trình bảo dưỡng trong toy, honda cũng hơn bọn Phò phạch, thaco.
 
Cám ơn thớt của anh Mười:

- Quy trình nhận sinh viên mới vào trường đại học vừa thay đổi: chuyên viên tuyển sinh chỉ tay vào trán tân sinh viên, tay kia cầm phiếu điểm bản gốc, mồm hét to "Mày không quê ở Hà Giang chứ?!". Không biết quy trình vậy có chặt chẽ chưa ạ?!?!?!

- Mình tưởng tượng tối lên giường với bà xã: chỉ tay vào ngực bà xã, tay kia chỉ vào dây khóa kéo của mình (giả dụ là quần đùi có dây khóa nhé), mồm hét to "Tắm rửa sạch sẽ, xức dầu thôm chưaaaa?". Cũng hay hay hén! híhíhí!
 

HoSyToan

Thành viên cơ bản
Cái này nên bắt buộc cho các tài xê xe tải xe khách là chuẩn nhất ở VN, đừng nghĩ sẽ nghĩ thừa, nhìn như thằng đần... nhưng đần mà tốt cho xã hội thì cũng nên

Và đặc biệt áp dụng cho những tay kỹ sư chuyên đi công trường xây dựng, cần áp dụng qui trình Shisa Kanko trước khi ra đi công trường là chỉ vào túi và hét lên: "quên bao cao su không?" Nếu quên bao và quá nứng, dễ có con rơi lắm.