Sự thật nào sau chuyện đẩy máy xúc tiền tỷ xuống dòng nước lũ để vá đê?

Bỏ qua vấn đề ở đây là kiểu làm viêc tắc trách, không có kế hoạch, không được đào tạo, không có kế hoạch hộ đê, đặc biệt là vật liệu hộ đê dự trữ ở đâu? phương tiện chuyên chở ? nếu có khả năng vỡ đê thì điểm an toàn để di tản dân là ở đâu?

Cách đang làm dưới đây chỉ là chữa cháy, nó chứng minh là không có một kế hoạch nào trước đó được đặt lên bàn hoặc có nhưng không thực hiện, đến khi nước đến chân thì ....cho máy đào nhảy xuống.

Tại sao phải đẩy máy xúc tiền tỷ để vá đê?


Năm 1971 đoạn đê sông Thái Bình ở Bắc Ninh đánh đắm cả trăm cái xà lan để bịt đê nhưng vẫn không có tác dụng gì vì vỡ quá to, cả chục năm sau, chỗ này thành một cái nghĩa địa xà lan lộ thiên, nhìn kinh dị.

Cách xử lý cấp bách như ở Trung Quốc.

Đúng là trong tình huống khẩn cấp thì ưu tiên cứu đê là đúng, 1 cái xe xúc hay 10 cái xe xúc cũng phải làm để cứu người.

Đọc bài viết sau thì có vẻ là khẩn cấp

Người chỉ đạo trực tiếp việc dìm máy múc này là Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đức Quyền.
Khi tôi lên tới nơi khoảng 5h sáng, hàng trăm người đang tức tốc bảo vệ đê nhưng nước chảy xiết, độ chênh lệch giữa nước sông và bên trong đồng phải tới 5m.

Bao nhiêu đất đá, rọ sắt, cả những bụi tre lớn đều bị dòng nước nuốt chửng.

Tình thế vô cùng cấp bách, nước tràn vào rất nhanh nguy cơ cả đoạn đê dài sẽ bị cốn phăng nếu như xử lý không kịp thời. Nếu đê vỡ hàng nghìn nhà dân của các xã thuộc Thọ Xuân, Thiệu Hóa sẽ chìm trong biển nước, thiệt hại vô cùng lớn.

Anh em trong đoàn đề xuất cho xe tải lớn, chở đầy đá lao xuống chặn dòng lại. Xe tải của Công ty Miền Tây đã chuẩn bị sẵn sàng lao xuống. Nhưng nước xiết quá, sợ rằng chiếc xe tải cũng không thể chống đỡ được.

Ngay lúc này có 2 chiếc máy múc gần đó, tôi đề nghị đưa 1 chiếc xuống vì nó có gầu cắm được xuống đất và có bánh xích sẽ không bị trôi. Trong tình huống khẩn cấp, để cứu đê, một chiếc máy múc loại lớn đã được thả xuống làm điểm tựa để đắp đất đá bảo hộ đê. Sau đó dùng các tấm chăn sắt dài và các rọ sắt bỏ đầy đá thả xuống mới chặn được nước lồng vào.”

Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đức Quyền kể lại lúc nguy cấp hộ đê.

Nhưng thực tế có vẻ không phải .... là phòng chống lụt bão không, thực tế thì việc đi chống và ứng cứu lụt bão cũng có nhiều góc khuất mà chỉ người trong cuộc mới biết.

Lý do nghi ngờ bắt đầu từ bài báo này
“Ông Sơn cho biết, chiếc máy xúc bị đẩy xuống để vá đê là của Công ty Tiến Đạt (đơn vị thi cống tiêu ở bờ đê sông Cầu Chày), ước tính chiếc máy xúc có giá trị hơn 1 tỷ đồng.”
tinviet.vn/vi-sao-phai-day-may-xuc-tien-ty-xuong-dong-nuoc-lu-de-va-de/
Tài tài là, đang lúc lửa cháy ngang mày các “địa linh nhân kiệt” tính ngay ra giá máy.
Tức là đang thi công thì thủng đúng chỗ ấy à, có báo viết thủng ngầm ở “mang cống” mà
 
Và đây hóng được từ bên Ô Cà Phân, đáng lý thì không dắt về đây khỏi tốn tài nguyên diễn đàn, nhưng bên đó người làm xây dựng thì ít dân ngoại đạo bay vào auto chửi thì nhiều, dắt về đây để mọi người luận xem

Đầu tiên là một người phát hiện được
sự cố lồng mang cống là tận 14/08/2016:
“Tại Km 32+739 đê tả sông Cầu Chày cống tiêu Nội Hà xảy ra sự cố nước chảy lồng mang cống về phía đồng, sập tường cống bằng đá xây.”-www.nhandan.com.vn/xahoi/item/30408202-thanh-hoa-no-luc-khac-phuc-hau-qua-mua-lu.html

Tiếp đến theo báo
“Vào lúc, 4h sáng, ngày 12/10/2017, phát hiện lỗ rò lớn tại vị trí cống tiêu Trạm bơm Quang Hoa đoạn K14+350 đê hữu Cầu Chày xã Xuân Minh, lượng nước lớn tạo thành dòng chảy lũ gây áp lực lên thân đê có thể gây ra vỡ đê. Nếu đê vỡ sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của người dân 6 xã xung quanh.”

Một thành viên khác đã nhanh chóng ra hiện trường, chỗ vệt đỏ là vị trí cống tiêu cũ, phần xanh đen là vị trí cống tiêu mới



là hình cống cũ



Cống mới nơi máy múc còn đang nằm lại.



Thế này giống quả nước xuyên “mang cống” năm 2016 cũng ở sông này mà báo nhandan đã đưa, cái máy xúc nằm đúng cạnh cái cống mới nhỉ.
Đúng là địa linh.
Giải pháp lao máy cũng rất tài tình, thật là nhân kiệt.

Vị trí suýt vỡ đê nhìn từ bờ đê bên kia sông thuộc Yên Thịnh - huyện Yên Định



sau hơn 2 ngày không mưa, hôm nay trời mới nắng, nước sông Cầu Chày rút so với những chỗ rác, bùn bám lại không nhiều lắm

 
Tiếp tục nội dung khảo sát của thành viên OF

Bình thường nước sông Cầu Chày rất cạn, nhiều chỗ chỉ hơn mắt cá chân thôi, Nó chỉ là con suối nhỏ chảy từ trên Ngọc Lạc xuống, lòng sông nhỏ, nằm thấp hơn rất nhiều so với đất dân ở xung quanh. Nên ngay cả một số nhà nằm ngoài đê phía bên Yên Định nhà cũng ngập chỉ khoảng 1m nước.

Cầu Vàng nhìn từ phía bờ đê Yên Định, từ Cầu Vàng phía Yên Định đi thêm hơn khoảng 200m rẽ phải là tới vị trí cống tiêu Trạm bơm thủy lợi Quang Hoa, xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân - nơi có máy múc đang nằm.




Cống mới đang xây, làm mới hoàn toàn, ảnh chụp cống mới đang thi công phía bên trong đê



Như vậy có thể thấy do dự báo thời tiết kém. Với cơn mưa to liên tục trong gần 3 ngày hoàn toàn bất ngờ, những ngày trước đó mưa chỉ những cơn nhỏ lẻ rồi trời lại nắng. Chiều tối ngày mùng 9 tháng 10 trời bắt đầu mưa, khoảng nửa đêm mới mưa to liên tục hết cơn này đến cơn khác, kéo dài liên tục sang ngày 11. Mưa ngập lụt khắp, ngày mùng 10 tháng 10 một số xã có dân sống vùng ngoài đê sông Chu đã phải sơ tán. Phía đê sông Chu nước lũ chủ yếu do xả đập Cửa Đạt, trước đó từ hồi đập Cửa Đạt hoàn thành ngay cả trong mùa mưa lũ nước sông cũng ít ngập những bãi giữa, càng hiếm tràn qua bãi phía dưới chân cầu Hạnh Phúc.

Nhằm vào thời điểm này đang xây dựng cần phải xây dựng gấp rút để giải ngân ... nên chuyện gì đã xảy ra mọi người tự hiểu ... và chúng ta có nên ghi nhận tinh thần chống lũ và sự quyết đoán của đơn vị chống lũ khi quyết định hy sinh máy xúc để cứu đê.
Chiếc "máy xúc giá trị hơn tỷ đồng", nhưng thực giá máy này chỉ dưới 200tr ... vì dòng Hitachi UH04-5-7 giờ ngoài Bắc còn rất ít chủ yếu mua về chỉ cắt sắt vụn

Tán phét cuối tuần, mong các đồng nghiệp đừng noi gương nhé