Thế hóa ra xưa nay lùa cả nước xơi u rê à??? Bài toán nghi ngờ cần phản biện

thanhhatran1

Senior Member
19/12/15
293
4
Thấy bàn nước mắm, lấy chai nước mắm Nam Ngư ra xem, không thể đọc được vì thành phần nó quá khôn lỏi khi cố tình in bằng thứ chữ cực nhỏ, không thể đọc nổi!
Đành chọn chế độ macro chụp nó.

Và trời ơi, sự thật là đây: toàn hóa chất, chất bảo quản, chất ổn định, với cả bột ngọt cho vào nước mắm ( dưới cái tên mỹ miều "chất điều vị monosodium glutamate"), sodium benzoate...hương cá hồi (tức hương hóa chất thôi chứ ko phải cá thật), điều tớ thắc mắc nhất là hàm lượng ... urê nội sinh cực cao ! (xem bài toán dưới)
Đây là hình



Theo qui ước đặc tính gây độc của Tổ chức quản lý độc chất quốc tế, Sodium benzoate được xếp vào nhóm không gây ung thư, mà thuộc nhóm “ Một số người cần tránh” (Certain people should avoid), vì nó có thể gây dị ứng cho đối tượng có cơ địa “nhạy cảm với hóa chất” (tương tự bột ngọt, đường lactose, sulphite…)
Và nhà sản xuất phải công bố hàm lượng ( nhưng Nam Ngư không cho biết!)
thucphamvadoisong.vn/viet-theo-yeu-...eu-dung-ve-chat-bao-quan-sodium-benzoate.html

Bài toán nghi ngờ chờ phản biện:
Theo câu lạc bộ nước chấm TP đã kiến nghị nên khống chế mức cho phép hàm lượng u-rê có trong nước mắm không được vượt quá 0,05g/lít.
Nguồn:
www.tin247.com/kien_nghi_ve_ham_luong_u_re_duoc_phep_co_trong_nuoc_mam-10-126276.html

Như vậy xem gần đúng chai 750ml nước mắm nặng 750 g thì lượng urê nội sinh (urê tự sinh ra trong quá trình làm nước mắm) của Nam Ngư là : ( theo chai Nam Ngư hàm lượng urê nội sinh dưới 0,025% vậy chọn 0,020%)
0,020% x 750g= 15g

Và lượng urê nội sinh trong 1 lít nước mắm Nam Ngư (xem 1000ml nước mắm nặng gần đúng 1000g) là:
( 15 x 1000): 750 = 20g/lít

Lượng urê nội sinh trong Nam Ngư cao hơn mức cho phép 20 : 0,05 = 400 lần!!!
 

thanhhoa

Thành viên cơ bản
2/4/13
190
14
làm toán sai rồi, 0.02% của 750 là 0.15g, nhân 4 chia 3 ra là 0.2g, cao gấp 4 lần thôi
 

thanhhatran1

Senior Member
19/12/15
293
4
Ờ ngồi nhẩm nhanh, quên chia 100
Vậy cao hơn 0,15: 0,05 = gấp 4 lần cho phép.

Mới đọc thêm tài liệu mở mang trí tuệ.

Urê nội sinh là đạm cá, không gây hại , nó chính là Nitơ
Còn U rê mà dân ướp cá bỏ vào là Nitrat mới gây suy thận --> cái này ko ai kiểm soát được. Người làm nước mắm mua phải cá này thì làm nghiêm túc cũng thành độc!


Phân urê (hay còn gọi là phân đạm), là amoni nitrat, có tác dụng làm tăng độ đạm cho đất đai, được cấu tạo bởi cacbon, nitơ, oxy và hydro với công thức CON2H4. Trong loại phân này, có 2 thành phần cực độc với cơ thể người là amoni và nitrat. Nó tan trong nước, rượu etylic và amoniac nên vì thế, khi cho phân urê vào nước mắm, nó hòa trộn rất dễ dàng.
Khi thâm nhập vào người, amoni ngăn cản quá trình vận chuyển oxy trong máu, gây ra hiện tượng da và niêm mạc của người bị ngộ độc thâm tím, gần như đen bầm. Hiện tượng này nhìn thấy rõ nhất ở môi, mũi, tai cùng các đầu ngón tay, ngón chân.
Riêng nitrat, khi vào ruột, nó chuyển hóa thành nitrit, gây nhiễm độc hệ thần kinh khiến người bị ngộ độc nôn ói, choáng váng, chân tay bủn rủn. Trường hợp nặng, nitrit gây trụy tim mạch, dẫn đến chết người. Hầu hết các trường hợp chết do uống rượu pha urê (nhằm làm tăng nồng độ rượu), đều có những triệu chứng như vừa nêu.​
 

thanhhoa

Thành viên cơ bản
2/4/13
190
14
Chuyện tiếu lâm của một nhà máy sản xuất nước mắm công nghiệp cho người đi mua nước mắm nguyên liệu ở khắp nơi, mua nước mắm loại rẻ nhất, khoảng 3-5k/l. Ai cũng tò mò nó mua để làm gì, giá đó thì lợn cũng còn chê chứ đừng nói người. Và đương nhiên trên thông tinh truyền thông thì mấy nhà máy nước mắm công nghiệp sẽ giải thích là nó có cái nhà máy to lắm với máy móc siêu điện đại để chắt lọc tinh cá và đạm. Chỉ có mấy thằng thu mua cười khẩy, lấy hoá đơn là chính còn đem vô chỉ đổ xuống cống chứ làm gì.

Người ta làm được cao su nhân tạo từ dầu mỏ thì cũng có thể làm được nước mắm nước tương từ hóa chất và muối.

Người sử dụng và các bà nội trợ mấy ai để ý đến những chất được ghi bằng những chữ nhỏ li ti trên bao bì đâu? Và nếu có đọc cũng không biết những chất đó có tác dụng gì. Tuy nhiên không thể có loại "nước mắm" có giá hơn chục ngàn / chai nửa lít.

Pháp luật không cấm nên người dân tự cứu lấy mà thôi S.O.S, giờ ta nên học tụi Tây, không ăn nước mắm nữa, ăn nước sốt các kiểu đê.
 

tamxuanpham

Thành viên cơ bản
7/3/14
325
23
Thứ nhất là cái nhãn này hình như lâu lắm rồi

Thứ hai là tính toán hơi rối

1. Ma công bố urea nội sinh < 0,025% (tính theo %).
2. CLB nước chấm TPHCM kiến nghị là < 0,05 g/l (đơn vị là g/l).
Do khác đơn vị, nên phải quy đổi từ % qua g/l để so sánh.
Tính đơn giản thì không cần quy đổi từ 750ml qua 1000ml dư lày:
Giả sử Ma làm nước mắm urea nội sinh là 0,02%.
Giả sử tỷ trọng nước mắm là 1, nghĩa là 1 lít nước mắm nặng 1 kg (như giả thiết, chứ thực ra tỷ trọng nước mắm chắc chắn lớn hơn 1 chút xíu do có muối).
0,02% = 0,2 phần ngàn = 0,2g/1000g = 0,2g/kg = =0,2g/l.


Thứ ba: việc kiểm nghiệm, phân tích nước mắm không thể phân biệt được urea nội sinh và urea cho thêm vào (ướp cá bằng phân urea). Đây là điểm mấu chốt để các tay bất lương sx nước mắm độ đạm rất cao nhưng toàn là đạm phân urea ướp cá! Chính vì vậy mà CLB nước chấm TPHCM kiến nghị Hàm lượng urea trong nước mắm phải < 0,05g/l.

Thứ tư về phụ gia thực phẩm: Nếu Ma làm nước đúng theo những gì Ma công bố trên nhãn thì không có gì để nói bởi vì Ma chỉ dùng các phụ gia thực phẩm trong danh mục cho phép của BYT, vấn đề là liều lượng. Quy định pháp luật VN về ghi nhãn chỉ bắt buộc nhà sx phải ghi rõ sử dụng các chất phụ gia thực phẩm nào chứ không buộc phải ghi hàm lượng. Muốn biết hàm lượng phụ gia thực phẩm họ sử dụng thì phải coi trong "Giấy xác nhận Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm" và kiểm nghiệm mẫu thực tế lấy ngẫu nhiên.
 

banhbeo

Thành viên cơ bản
28/9/15
568
36
Trong Hồ sơ công bố nộp Chi cục ATTP để cấp GXN công bố, có Bảng thông tin chi tiết về sản phẩm, trong đó

Phần 1 - Các chỉ tiêu chất lượng, bao gồm:
1.1 Các chỉ tiêu cảm quan.
1.2 Các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu.
1.3 Các chỉ tiêu vi sinh vật.
1.4 Các chỉ tiêu kim loại nặng.
1.5 Các chất không mong muốn.
Không có mục nào yều cầu phải nêu Hàm lượng các phụ gia TP.

Không hiểu kiểm soát như thế nào?​
 

banhbeo

Thành viên cơ bản
28/9/15
568
36
(Lượm lặt hầu mọi người)

Bài 1: TỔNG QUAN VỀ PHỤ GIA THỰC PHẨM (PGTP)

1. Khái niệm:
Các phụ gia thực phẩm là các chất (tự nhiên hoặc nhân tạo) được bổ sung thêm vào thực phẩm để dễ dàng chế biến TP, để bảo quản TP hoặc để cải thiện màu sắc, mùi vị và trạng thái của thực phẩm.

2. Quy định quốc tế về PGTP:
Ủy ban Codex ban hành Danh mục PGTP được phép sử dụng trong TP. PGTP được đánh mã số quốc tế INS (International Numbering System).
Danh mục PGTP do Codex ban hành bao gồm:
a. Bảng danh mục PGTP được phép sử dụng trong TP.
b. Các Bảng quy định Hàm lượng tối đa của từng PGTP cho từng Nhóm TP cụ thể.
c. Các Ghi chú.

3. Quy định của VN về PGTP:
Dựa trên Danh mục PGTP do Codex ban hành, BYT VN bàn hành Văn bản hợp nhất Thông tư hướng dẫn về quản lý PGTP số 02/VBHN-BYT. Thông tư này vẫn giữ nguyên Tên gọi quốc tế và Mã số INS của PGTP.
Nguyên tắc sử dụng PGTP là "3 ĐÚNG và 2 CÓ":
a. 3 ĐÚNG:
- Đúng chất PGTP: Sử dụng PGTP có trong Danh mục PGTP được phép sử dụng trong TP.
- Đúng Nhóm TP: Sử dụng chất PGTP cụ thể đúng với các Nhóm TP cụ thể trong Danh mục.
- Đúng Liều lượng (Hàm lượng): Sử dụng chất PGTP cụ thể cho Nhóm TP cụ thể với Hàm lượng không vượt quá Giới hạn tối đa trong Danh mục.
b. 2 CÓ: Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thể hiện qua:
- Có Công bố còn thời hạn.
- Có chứng từ nhập khẩu hoặc chứng từ mua bán hợp pháp.

4. Số lượng PGTP trong Danh mục: Khoảng 400 PGTP.

5. Số Nhóm PGTP phân lọai theo tính năng và công dụng: 29 Nhóm
1 Phẩm màu
2 Chất điều chỉnh độ acid
3 Chất chống đông vón
4 Chất mang
5 Chất làm rắn chắc
6 Chất xử lý bột
7 Chất ổn định
8 Chất bảo quản
9 Chất chống oxy hóa
10 Chất tẩy màu
11 Chất tạo phức kim loại
12 Chất giữ màu
13 Chất tạo khí CO2
14 Chất nhũ hóa
15 Chất độn
16 Chất giữ ẩm
17 Chất làm dầy
18 Chất điều vị
19 Chất làm ẩm
20 Chất tạo xốp
21 Chất ổn định màu
22 Chất tạo bọt
23 Chất tạo gel
24 Chất làm bóng
25 Chất chống tạo bọt
26 Chất tạo ngọt
27 Chất khí bao gói
28 Chất khí đẩy
29 Enzym

6. Quy chuẩn VN (QCVN) về PGTP: BYT ban hành các QCVN cho các Nhóm PGTP.

7. Công bố PGTP:
Nhà nhập khẩu, nhà sx nội địa (hoặc thương nhân kinh doanh nội địa) phải:
a. Công bố hợp quy cho PGTP đã có QCVN.
b. Công bố phù hợp quy định ATTP cho PGTP chưa có QCVN.

9. Cục ATTP - Bộ y tế là cơ quan cấp:
a. Giấy tiếp nhận công bố hợp quy cho PGTP đã có QCVN.
b. Giấy xác nhận phù hợp quy định ATTP cho PGTP chưa có QCVN.
 

banhbeo

Thành viên cơ bản
28/9/15
568
36
(Tiếp tục lượm lặt) Danh mục Chất điều vị :
1. Acid tartric
2. Protease
3. Bromelain
4. Kali clorid
5. Erythritol
6. Acesulfam kali
7. Aspartam
8. Thaumatin
9. Neotam
10. Papain
11. Acid glutamic (L(+)-)
12. Mononatri glutamat
13. Monokali glutamat
14. Calci glutamat
15. Monoamoni glutamat
16. Magnesi di-L glutamat
17. Acid guanylic
18. Dinatri 5'-guanylat
19. Dikali 5'-guanylat
20. Calci 5'guanylat
21. Acid inosinic
22. Dinatri 5'-inosinat
23. Kali 5'-inosinat
24. Calci 5'-inosinat
25. Calci 5'-ribonucleotid
26. Dinatri 5'-ribonucleotid
27. Maltol
28. Ethyl maltol

Trong đó có 3 Chất điều vị phổ biến nhất đối với người tiêu dùng là:
a. Mononatri glutamat (Monosodium Glutamate, viết tắt là MSG): Bột ngọt/Mì chính - Mã số INS 621.
b. Dinatri 5'-guanylat - Mã số INS 627.
c. Dinatri 5'-inosinat - Mã số INS 631.

b và c dân gian hay gọi là SIÊU BỘT NGỌT và được thương mại hóa bằng Sản phẩm có tên thương mại là I+G (viết tắt của Inosinate và Guanylate), tróng đó I và G có cùng tỷ lệ 50%.

Hỗn hợp I+G này nếu đứng riêng thì hầu như không có vị, nhưng khi kết hợp với MSG (Bột ngọt/Mì chính) theo tỷ lệ tối ưu chỉ có vài % I+G (bao nhiu % thì là bí kíp ) thì nó sẽ gây cộng hưởng vị của MSG, làm độ ngọt Umami của MSG tăng mấy chục lần. Vì vậy, các nhà sx mì gói, bánh snack và các SP có MSG thì đều thêm vào I+G để giảm lượng MSG, tiết kiệm chi phí.

Người Việt Nam hoảng sợ PGTP bởi vì:
1. Kiến thức về PGTP chưa được phổ biến.
2. Sử dụng hóa chất không phải PGTP để cho vào TP như:
a. Urea ướp cá.
b. Hàn the (Borax) vào bún, chả.
c. Formol vào bún.
d. Tynopal vào bún.
e. Màu công nghiệp.
f. Không thể kể hết!
3. Sử dụng PGTP trôi nổi, nhập lậu, không nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
4. Không kiểm soát được việc nhập khẩu, mua bán, sử dụng PGTP.
 

thanhhatran1

Senior Member
19/12/15
293
4
:cool::cool::cool::cool::cool::cool::cool:

Kết quả xổ số nước mắm đặc biệt




Cholimex là công ty lớn, giờ dính cái này. Cholimex nổi tiếng về tương ớt. Không biết có an toàn ko?
Cái tát cho logo hàng Việt Nam chất lượng cao

Cho những ai quan tâm - Danh sách nước mắm có hàm lượng thạch tín cho phép

Phải chăng đây là đòn phản công - chiến dịch PR xỏ mũi được tài trợ bởi các hãng nước mắm công nghiệp, lần này mấy nước mắm truyền thống chết chắc
 

banhbeo

Thành viên cơ bản
28/9/15
568
36
Tiêu chí bình chọn "Hàng VN chất lượng cao" (HVNCLC) hoàn toàn không đúng với từ "Chất Lượng".

Việc bình chọn HVNCLC chủ yếu là dựa vào đánh giá cảm quan của người tiêu dùng mà không hề có chuyện thẩm định thực tế tại chỗ nhà sx để đảm bảo sx "HVNCLC", càng không có chuyện lấy mẫu ngẫu nhiên để kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, vi sinh vật, kim loại nặng, ô nhiễm hóa học khác (độc tố, kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật,...).

Trước đây, đã có ý kiến về điều kiện cần để bình chọn HVNCLC là nhà sx tối thiểu phải có Chứng chỉ Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001. Nếu sx thực phẩm, dược phẩm thì phải có thêm Chứng chỉ Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm HACCP / ISO 22000 / BRC ...
Mặc dù các Chứng chỉ này có thể thương lượng du di để giảm bớt yêu cầu nhưng là có còn hơn không!
 

thanhhatran1

Senior Member
19/12/15
293
4
Mấy cái nước mắm công nghiệp pha bằng hương thì làm gì có cá trong đó đâu mà có asen, nếu đây là chiêu của nước mắm công nghiệp thì thì mấy nhà làm nước mắm truyền thống sẽ chết hết. Rồi còn lại toàn mấy anh công nghiệp, tương tự như ngành giải khát, kem đánh răng, dầu gội đầu ....
Mà thôi, công bố hết ra thì.... ăn gì giờ
 

banhbeo

Thành viên cơ bản
28/9/15
568
36
Cái gọi là "nước mắm truyền thống": cá tạp dơ bẩn ướp đầy ure, bột ngọt, phẩm màu, hoá chất bảo quản, và ure để tăng độ đạm. Nó chỉ hơn nước mắm hoá chất kia là có cá, nhưng nó bẩn hơn nhiều lần.
Cả 2 đều xấu xa như nhau. muốn bảo vệ cái nào?
 

banhbeo

Thành viên cơ bản
28/9/15
568
36
(tiếp tục lượm lặt)

Bài 1: Nhóm 1 - Phẩm màu TP

Yếu tố tác động đầu tiên của TP đối với con người là màu sắc, sau đó mới đến mùi vị. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì đôi mắt là bộ phận cơ thể đầu tiên tiếp cận TP theo thứ tự như sau:
1. Mắt nhìn thầy bao bì TP hấp dẫn.
2. Nếu bao bì có 1 phần trong suốt thì mắt sẽ nhìn thấy màu sắc TP bên trong.
3. Nếu toàn bộ bao bì không trong suốt thì khi vừa mở bao bì, mắt đã nhìn thấy màu sắc TP.
4. Kế đến là đưa TP lên mũi ngửi để cảm nhận mùi thơm của TP.
5. Kế đến là đưa TP vào miệng để cảm nhận vị ngon của TP.

Chính vì vậy mà các nhà sx TP đều thiết kế bao bì và sx TP có màu sắc bắt mắt. Công cụ hữu hiệu nhất là Phẩm màu TP (PMTP)!

PMTP có các công dụng sau:
1. Tạo màu sắc tươi đẹp cho TP.
2. Bổ sung màu cho TP để màu đồng đều, nhất là TP được sx chế biến từ thực vật (vốn có màu sắc không ổn định, không đồng đều) như Tương cà, Tương ớt, Nước ép trái cây, Mứt trái cây,....

Danh mục PMTP được phép sử dụng trong TP:
1. Curcumin
2. Turmeric
3. Riboflavin
4. Natri Riboflavin
5. 5'-phosphat Riboflavin từ Bacillus subtilis
6. Tartrazin
7. Quinolin
8. Sunset yellow FCF
9. Carmin
10. Carmoisin
11. Amaranth
12. Ponceau 4R
13. Erythrosin
14. Allura red AC
15. Indigotin (Indigocarmin)
16. Brilliant blue FCF
17. Clorophyl
18. Phức clorophyl đồng
19. Phức clorophyl đồng (muối Natri, kali của nó)
20. Fast green FCF
21. Caramen nhóm I (không xử lý)
22. Caramen nhóm II (xử lý sulfit)
23. Caramen nhóm III (xử lý amoni)
24. Caramen nhóm IV (xử lý amoni sulfit)
25. Brilliant black
26. Brown HT
27. Beta-caroten tổng hợp
28. Caroten tự nhiên (chiết xuất từ thực vật)
29. Beta-Caroten, Blakeslea trispora
30. Chất chiết xuất từ annatto, bixin based
31. Chất chiết xuất từ annatto, norbixin-based
32. Parika oleoresin
33. Lycopen tổng hợp
34. Lycopen chiết xuất từ cà chua
35. Lycopen, Blakeslea trispora
36. Beta-Apo-Carotenal
37. Este methyl (hoặc Etyl) của acid Beta-Apo-8'-Carotenic
38. Lutein from tagets erecta
39. Zeaxathin tổng hợp
40. Canthaxanthin
41. Beet red
42. Chất chiết xuất từ vỏ nho
43. Dioxyd titan
44. Oxyd sắt đen
45. Oxyd sắt đỏ
46. Oxyd sắt vàng

Phổ biến nhất theo là:
a. Curcumin: Vàng nghệ.
b. Sunset yellow: Vàng chanh.
c. Ponceau 4R: Đỏ.
d. Brilliant blue FCF: Xanh dương.
e. Fast green FCF: Xanh lá cây.
f. Các oxyd sắt đen, đỏ, vàng.

Theo nguyên tắc pha màu, từ 3 màu cơ bản Xanh dương - Đỏ - Vàng là có thể pha ra các màu khác. Tuy nhiên, việc pha màu thường chủ yếu đối với làm bánh kem hoặc sx các SP cho phép có màu sắc chênh lệch, khác biệt chút đỉnh, còn các SP sx hàng loạt như nước giải khát thì chắc nhà sx dùng phẩm màu có sẵn có màu sắc như mong muốn.
 

Mr Fill

Thành viên cơ bản
19/10/16
36
0
thanhhatran;n1367 nói:
Mấy cái nước mắm công nghiệp pha bằng hương thì làm gì có cá trong đó đâu mà có asen, nếu đây là chiêu của nước mắm công nghiệp thì thì mấy nhà làm nước mắm truyền thống sẽ chết hết. Rồi còn lại toàn mấy anh công nghiệp, tương tự như ngành giải khát, kem đánh răng, dầu gội đầu ....
Mà thôi, công bố hết ra thì.... ăn gì giờ

Dân Nga về đa phần là bọn đủ khôn để không cầm đế giày rồi đập một phát vào giữa dái rồi nằm khóc, nên đừng có suy nghĩ bậy
 

banhbeo

Thành viên cơ bản
28/9/15
568
36
Hạ hồi phân giải chờ kết quả điều tra ai đã tài trợ đợt thí nghiêm asen vừa qua, tiếp tục lượm lặt

Phụ chú - cách xem xét phụ gia có hại

Trong thực phẩm bảo quản đóng gói, ví dụ lạp xưởng, cá khô, thịt nguội, giò thủ... thì những thằng nào là chất không an toàn.
Ví dụ Nitrat nếu quá liều là rất nguy hiểm, bản thân nó không độc nhưng vào cơ thể, sự biến đổi bởi các men mà nó thành chất độc. Tuy nhiên liều lượng bao nhiêu là an toàn?

Theo Codex GSFA (Codex General of Food Additives): www.fao.org/fao-who-codexalim...2FCXS_192e.pdf
lần lượt xác định nhóm thực phẩm, xác định loại phụ gia thực phẩm .... như dưới đây:

1. Xác định Nhóm TP:
Dựa vào Annex (từ trang 10 đến 17), xác định Nhóm TP ... tương ứng với ví dụ nêu trên là:
a. Lạp xưởng: Nhóm 8.3.1
b. Chả lụa, giò thủ: Nhóm 8.3.2
c. Cá khô: Nhóm 9.2.5

2. Xác định Loại PGTP được sử dụng và Mức tối đa (Max Level - ML):
Dựa vào Table Two (từ trang 253 đến 396) để xác định PGTP và ML:
a. NHóm 8.3.1: TRang 333.
b. Nhóm 8.3.2: Trang 333.
c. Nhóm 9.2.5: từ Trang 348 đến 350.

3. Xác định PGTP nào là Chất bảo quản:
Đối chiếu Kết quả Phần 2 nêu trên với Danh mục Chất bảo quản dưới đây:
1. Calci acetat
2. Natri acetat
3. Acid acetic băng
4. Natri sulfit
5. Natri metabisulfit
6. Kali metabisulfit
7. Benzoyl peroxyd
8. Calci dinatri etylen-diamin-tetra-acetat
9. Dinatri ethylendiamintetraacetat (EDTA)
10. Kali sulfit
11. Isopropyl citrat
12. Natri thiosulphat
13. Sulphua dioxyd
14. Natri hydro sulfit
15. Calci hydro sulfit
16. Kali bisulfit
17.
18.
19. Acid sorbic
20. Natri sorbat
21. Kali sorbat
22. Calci sorbat
23. Acid benzoic
24. Natri benzoat
25. Kali benzoat
26. Calci benzoat
27. Etyl pra-Hydroxybenzoat
28. Propyl pra-Hydroxybenzoat
29. methyl pra-Hydroxybenzoat Ortho-phenylphenol
30. Natri ortho-phenylphenol
31. Nisin
32. Natamycin
33. Acid formic
34. Hexamethylen tetramin
35. Dimethyl dicarbonat
36. Lauric argrinatethyleste
37. Natri nitrit
38. Kali nitrit
39. Acid propionic
40. Natri propionat
41. Calci propionat
42. Kali propionat
43. Lysozym

sẽ tìm ra các PGTP Chất bảo quản và ML cho các Nhóm SP nêu trên.

4. Ngoài ra còn có Danh mục các PGTP được sử dụng nhưng không quy định ML:
Xem Table Three (từ Trang 408 đến 418).


Nói chung là hơi phức tạp.

Còn tra theo Văn bản hợp nhất Thông tư hướng dẫn quản lý phụ gia thực phẩm số 02/VBHN-BYT của VN thì còn phức tạp hơn, bởi vì VBHN này chỉ sắp xếp theo Mã số INS của PGTP) cho tất cả các Nhóm TP chứ không sort theo Nhóm SP như Table Two của Codex GSFA.

Việc tra cứu như trên chủ yếu dành cho Nhà sx để biết xem Nhóm TP mà mình sx thì được phép sử dụng PGTP nào và ML tương ứng.

Còn với người tiêu dùng, để biết PGTP trong TP cụ thể nào đó thì có thể nhìn vào Nhãn TP. Phần Nhãn TP sẽ lượm lặt ở còm sau.
 

banhbeo

Thành viên cơ bản
28/9/15
568
36
Cách ghi và đọc Nhãn SP:

1. Tên gọi và Nhãn hiệu: Ai cũng biết rồi.

2. Thành phần:
a. Liệt kê hết tất cả nguyên liệu, kể cả PGTP.
b. Liệt kê theo tỷ lệ % giảm dần.
c. Liệt kê PGTP phải đầy đủ, bao gồm:
- Tên Nhóm PGTP theo công dụng, thí dụ: Phẩm màu TP, Chất bảo quản,...
- Mã số INS.
- Đối với VN, phải thêm tên của PGTP.
Thí dụ: Phẩm màu thực phẩm tổng hợp Ponceau 4R (124)
d. Đối với VN: Nếu lấy tên 1 thành phần làm 1 thành tố trong tên sản phẩm thì phả ghi rõ tỷ lệ % hoặc nồng độ của thành phần đó. Thí dụ Bánh đậu xanh - Thành phần: Bột mì, đường, đậu xanh (10%).
e. Không bắt buộc nêu tỷ lệ % của từng thành phần (do đây là Bí mật KD).

Như vậy là nhìn vào Nhãn, chỗ Thành phần là mình biết được có PGTP nào (các thành phần có Mã số INS) chứ không thể biết được hàm lượng (do họ có ghi đâu!)
Từ tên tiếng Anh PGTP mình tra theo Codex GSFA - Table One (từ trang 67 đến 244) để biết xem PGTP đang tra có được sử dụng cho TP đang xem hay không.
Đố với VN thì tra VBHN thep Mã số INS.

3. Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu:
Nhà sx chọn 1 hoặc vài chỉ tiêu để công bố trên Nhãn.

4. Khối lượng tịnh hoặc Thể tích thực (chất lỏng).

5. Hướng dẫn bảo quản

6. Hướng dẫn sử dụng

7. Ngày SX:
VN ghi theo 1 trong 2 cách dd.mm.yy hoặc dd.mm.yyyy
Có thể thay dấu chấm (.) bằng dấu / hoặc dấu -

8. Hạn sử dụng: Ghi 1 trong 2 cách:
a. Một thời hạn cụ thể, thí dụ 10 ngày, 3 tháng, 1 năm
b. Hoặc là ghi ngày hết hạn cũng theo định dạng như Ngày SX.

9. Tên và địa chỉ nơi SX:

10. Tên và địa chỉ nơi chịu trách nhiệm về TP. Thí dụ Metro đặt Cholimex làm Tương Ớt mang Nhãn hiệu của Metro thì gh tên và địa chỉ của Metro.

11. VN: Nếu trên Nhãn có ghi tiếng nước ngoài thì phải thêm dòng chữ "Cty ABC cam kết nội dung tiếng nước ngoài tương đương với tiếng Việt"

12. Thông tin dinh dưỡng: VN chỉ bắt buộc đối với Sữa công thức cho trẻ em
Tham khảo thông tin dinh dưỡng trong hình:

 

banhbeo

Thành viên cơ bản
28/9/15
568
36
Cần phân biệt 2 loại BỘT CANH & BỘT NÊM:

1. Bột canh (dạng bột): như Vifon và Vị Hương. Thành phần chủ yếu là: Muối, MSG, Đường, Tiêu, Tỏi, I+G. Loại này thì giá rẻ
2. Hạt nêm (dạng hạt): như Aji-Ngon (Ajinomoto), Knorr (Unilever), Maggi (Nestle). Thành phần chủ yếu là Muối, MSG, Đường, Tiêu, Tỏi, I+G, Thịt (heo hoặc gà tùy loại), Hương thịt heo (hoặc hương thịt gà tùy loại). Tùy nhà sx có thể thêm vào Đạm thực vật thủy phân, Bột bắp, Tinh bột biến tính, Acid Citric... Loại này thì mắc hơn.

Điểm chung của cả 2 loại (bột canh có thể cao hơn):
1. Muối xấp xỉ 40%.
2. MSG xấp xỉ 30%.
3. Đường xấp xỉ 20%.
Như vậy là Bộ 3 này chiếm xấp xỉ 90% và mang lại 3 vị: Mặn của muối, Ngọt Umami của MSG (có I+G tiếp sức) và Ngọt của Đường.
có 3 Chất điều vị phổ biến nhất đối với người tiêu dùng là:
a. Mononatri glutamat (Monosodium Glutamate, viết tắt là MSG): Bột ngọt/Mì chính - Mã số INS 621.
b. Dinatri 5'-guanylat - Mã số INS 627.
c. Dinatri 5'-inosinat - Mã số INS 631.

b và c dân gian hay gọi là SIÊU BỘT NGỌT và được thương mại hóa bằng Sản phẩm có tên thương mại là I+G (viết tắt của Inosinate và Guanylate), tróng đó I và G có cùng tỷ lệ 50%.​

Hạt nêm hơn Bột canh ở chỗ:
1. Dạng hạt nhìn bắt mắt hơn.
2. Bao bì bắt mắt hơn.
3. Có 1 chút xíu thịt gọi là hương hoa (khoảng 2%).
4. Có 1 tí hương lấy thảo.
5. Giá cao hơn!

Trước đây có 1 nhà sx XYZ sx Hạt nêm ghi thành phần to đùng trên gói 100g là :
Muối, MSG, Đường,...., Thịt heo 18g (*),...
Ở dòng dưới cùng của bao bì, Nhà sx này ghi chú:
(*): Tính trên 1kg sản phẩm

Nghĩa là thực chất Thịt heo chỉ có 1,8% (18g/1kg) nhưng cách ghi nhãn như trên khiến người tiêu dùng tưởng là 18% (18g/gói 100g) do dòng chữ ghi chú cho dấu (*) chữ nhỏ xíu ở tận dòng cuối cùng của bao bì!

Sau đó thì các nhà sx Hạt nêm khác khiếu nại lên các cơ quan nhà nước việc ghi nhãn lập lờ này là cạnh tranh không lành mạnh và gây ngộ nhận cho người tiêu dùng.
Lý do là các nhà sx này ghi nhãn đàng hoàng là ... Thịt heo (2%), tính ra là cao hơn 1,8% của Nhà sx XYZ nhưng do Nhà sx XYZ ghi nhãn lập lờ như trên nên người tiêu dùng tưởng là 18%, cao hơn 9 lần so với các nhà sx này!

Cuối cùng thì Nhà sx XYZ phải thay nhãn khác!
 

banhbeo

Thành viên cơ bản
28/9/15
568
36
Mr Fil;n1398 nói:
Dân Nga về đa phần là bọn đủ khôn để không cầm đế giày rồi đập một phát vào giữa dái rồi nằm khóc, nên đừng có suy nghĩ bậy

Tạt ngang về nước mắm M

Nước mắm M thì ngay trên nhãn đã nêu có 17 PGTP rồi, tất cả đều nằm trong Danh mục của BYT.
Nguyên tắc sử dụng PGTP là: Đối với PGTP trong Danh mục được phép sử dụng, kể cả có quy định ML hay không thì nên sử dụng càng ít càng tốt, chỉ nên vừa đủ để đáp ứng các mục đích mong muốn. Điều này thì hoàn toàn phụ thuộc vào ý kiến chủ quan và lương tâm của nhà sx.
Có thể nhiều người cho rằng 17 PGTP trong nước mắm M là quá nhiều. Tuy nhiên, M đã trả lời không nên quan tâm về số lượng PGTP trong nước mắm của M, mà nên quan tâm đến ô nhiễm km loại nặng, thạch tín!
plo.vn/kinh-te/quan-ly-thi-truong/masan-noi-gi-ve-nuoc-mam-tinh-cot-ca-com-658343.html

Có người bạn làm quản lý sx, quản lý QA ở các Cty Ajinomoto VN, Nestle VN, Unilever VN và cũng có dịp tham gia các plant tour (tham quan nhà máy), thấy họ áp dụng nghiêm các hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý an toàn thực phẩm nên tin tưởng các Cty này (hy vọng là không lầm!).

Trước đây, U VN có Nhà máy sx Kem W ở Củ Chi nhưng do giá cao nên bán chậm và thua lỗ, đành phải bán lại cho KD.
Một trong những lý do làm giá thành sx của họ cao là họ phải nhập cả cái que kem bởi vì VN làm que kem không đạt yêu cầu chất lượng, đặc biệt là yêu cầu an toàn thực phẩm do họ đề ra.

Yêu cầu an toàn thực phẩm của họ đối với que kem là gì mà các Cty VN không đáp ứng được? Đó là:
1. Không có dư lượng hóa chất bảo quản gỗ.
2. Không còn bất cứ dấu vết gì của côn trùng: dấu mối mọt ăn, trứng và ấu trùng của côn trùng.
3. Que kem phải phẳng, láng, không gây xước lưỡi, lợi, môi khi trẻ em mút que kem.
4. Vật liệu để in chữ, hình trên que kem là lọai dùng trong thực phẩm.
5. Cơ sở vật chất, nhà xưởng, trang thiết bị, con người, hệ thống tài liệu hồ sơ phải đáp ứng các điều kiện về đảm bảo ATTP (họ xuống nhà máy sx để đánh giá nhà cung cấp).

Ajinomoto VN, Nestle VN, Unilever VN đều không sx nước mắm! Trước đây lâu lắm rồi, Unilever VN có sx nước mắm Knorr Phú Quốc nhưng giá mắc quá nên bán không được và rút lui.
 

thanhhatran1

Senior Member
19/12/15
293
4
Mr Fil;n1398 nói:
Dân Nga về đa phần là bọn đủ khôn để không cầm đế giày rồi đập một phát vào giữa dái rồi nằm khóc, nên đừng có suy nghĩ bậy

Nè, có bài của 1 anh phân tích chiến dịch PR nè, để cho mọi người thấy ai đứng sau lưng.
Tui cóp pát thoai, mọi người đọc và phản biện, tự rút ra kết luận cho bản thân.

https://www.facebook.com/notes/đức-...ắm-phần-1-các-chiêu-thức-pr/10154539108089303

Câu chuyện nước mắm - Phần 1: Các chiêu thức PR

ĐỨC MINH NGUYỄN·TUESDAY, OCTOBER 18, 2016
Không phải tự nhiên mà cùng một thời điểm đồng loạt có những thông tin sai lệch về nước mắm truyền thống xuất hiện trên truyền thông gần đây. Tinh ý một chút thì chúng ta sẽ nhận ra đây là một chiến dịch truyền thông có chủ đích để PR cho một tập đoàn nọ rất bài bản, dĩ nhiên phải có một agency nào đó đạo diễn nên vở kịch này, trước mắt thì đây là những chiêu trò mà họ đã làm.
1. Loạt thông tin nhử mồi link1: thanhnien.vn/kinh-doanh/nuoc...
link2:news.zing.vn/thu-tuong-yeu-c......... ( mời các bạn google thêm ) - Thật ghê gớm khi trong link2 người ta đã "mượn oai" của thủ tướng yêu cầu làm rõ phản ánh tình trạng nước mắm công nghiệp có nhiều loại hoá chất đang chi phối thị trường và đồng thời nhắc lại thông tin "chim mồi" trong link1 về việc "phản ánh tình trạng nước mắm công nghiệp có nhiều loại hóa chất trong thành phần với hàng trăm nhãn hàng khác nhau, đang chi phối thị trường. Cụ thể, chai nước mắm thương hiệu Nam Ngư bày bán trên các chợ truyền thống, siêu thị Coop.Mart,TP.HCM, được nhiều người dân tin dùng có đến 17 hoá chất ngoài nước, muối, đường và tinh cốt cá cơm. Các chất này gồm chất điều vị, bảo quản, hương cá hồi tổng hợp, chất tạo ngọt tổng hợp, chất điều chỉnh độ axít, chất làm dày...Thành phẩn chính của các các loại mắm Nam Ngư và Chin Su là “tinh cốt cá” và “hương cá” nhưng lại không ghi rõ là bao nhiêu" - Người ta đang “đánh” Nam Ngư và Chin Su, lầm rồi ! -Hãy đọc cho kỹ những đoạn "sáng tác" này của link1: Ở miền Trung, cái nôi của sản phẩm nước mắm truyền thống trước đây, nay nước mắm công nghiệp cũng đang thay thế hoàn toàn. Tại chợ quê Cầu Hai (H.Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế), hỏi mua nước mắm, người bán lấy ra ngay chai nước chấm “Đệ Nhị” là “nước mắm để nấu”. Chị Bích đang mua nước mắm tại chợ Cầu Hai cho biết mấy năm trước chị hay dùng nước mắm truyền thống Mười Thu của Quy Nhơn, Bình Định nhưng mấy năm nay, ở chợ hầu như chỉ bán hàng Nam Ngư, Đệ Nhị, cao cấp hơn chút có Chin Su hương cá hồi, nên ai ai cũng chuyển hướng mua loại này. “Riết quen vị, trong nhà lại không thích dùng nước mắm truyền thống mặn chát nữa”, chị Bích cho biết. Tại chợ đầu mối chợ đầu mối Hòa Cường (Đà Nẵng), cô giáo Thúy Lan cũng cho biết gia đình cô dùng nước mắm Mỹ Tuyết, Nam Ô của Đà Nẵng, nhưng mùi hơi nặng và hơi khó nêm nếm nên “hai năm nay tôi chuyển mua Nam Ngư dùng. Loại đó mua đâu cũng có, rất dễ mua”. Tại siêu thị Coop.Mart Cống Quỳnh (Q.1, TP.HCM), qua quan sát của PV, rất nhiều người đi mua nước mắm trong siêu thị với tay lấy chai nước mắm Nam Ngư mà không cần xem chi tiết. Khi được hỏi sao không đọc thành phần ngoài nhãn hàng, chị Hồng, đang bỏ hai chai nước mắm hiệu Nam Ngư và Hạnh Phúc vào xe đẩy, giải thích đơn giản: “Mấy loại này quen dùng lâu rồi, đọc làm chi nữa. Hàng này coi quảng cáo thấy nó trên ti vi cũng nhiều, ai cũng biết mà, đọc chữ nhỏ xíu không đọc được mà cũng chả hiểu gì đâu”. Theo chị Hồng, chai nhỏ 250 ml (49.000 đồng) nước mắm Hạnh Phúc dùng để ăn sống, còn Nam Ngư loại 1 lít (21.500 đồng) để nấu vì giá rẻ lợi hơn. Bạn có nhận ra trong các đoạn viết trên, người ta đã lồng ghép vào đó 3 angles dùng PR cho Nam Ngư và Chin Su không ? đó là: 1. tính phổ quát: quen mùi, ưa vị, phù hợp, là nước mắm để nêm và nấu món ăn 2. tính nhận diện: ai cũng biết, ai cũng nhận ra 3. kênh phân phối: mua đâu cũng có, rất dễ mua từ chợ quê, chợ đầu mối, nông thôn cho đến siêu thị -Ngoài ra còn có chiêu thức so sánh trực tiếp nước mắm Hạnh Phúc chai nhỏ 250ml giá 49 ngàn, Nam Ngư 1 lít ( THÌ CHỈ CÓ ) 21.500 mà hoàn toàn không đề cập đến độ đạm của hai nhãn này khi so sánh giá!

2. Thông tin gây nhiễu loạn link 1: tiepthithegioi.vn/mua-sam/ha...
link2: thanhnien.vn/kinh-doanh/masa.......... ( mời các bạn tự google thêm )
-Trong phase này nhà sản xuất và nhãn hàng cần PR đã lộ diện: Masan + Chin Su + Nam Ngư -Nội dung trong link 1 mở đầu bằng việc tiếp tục mượn oai hùm là chỉ đạo của thủ tướng yêu thanh tra nước mắm công nghiệp trên thị trường. Tiếp đó là Masan, chủ sở hữu của hai nhãn hàng "nước mắm công nghiệp" kia tự tin gửi công văn đến các cơ quan quản lý kiến nghị thanh tra toàn diện chất lượng nước mắm giới hạn ô nhiễm kim loại nặng và đặc biệt là arsen (thạch tín) Nội dung trong link 2 gần tương tự link 1 cộng thêm thông tin PR khéo léo về công suất và chất lượng dây chuyền sản xuất của Masan (Masan đang sở hữu nhà thùng ủ chượp nước mắm cốt tại Phú Quốc với quy mô gần 500 thùng chượp có tổng sức chứa trên 10.000 tấn cá, cung cấp khoảng 15% tổng nhu cầu nước mắm cốt nguyên liệu cho sản phẩm nước mắm Chin-Su và Nam Ngư. Bên cạnh đó, công ty còn hợp tác thu mua nước mắm cốt từ các nhà sản xuất nước mắm cốt uy tín, ước tính khoảng 60% tổng sản lượng nước mắm của các vùng sản xuất nước mắm chính như Phú Quốc, Kiên Giang, Nha Trang, Phan Thiết... Thông cáo khẳng định, các sản phẩm nước mắm của Masan được chế biến và đóng chai theo quy trình công nghệ khép kín trên các thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu, với phòng Lab đạt tiêu chuẩn ISO 17025 và hệ thống kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt...) Song song đó trong hai ngay liên tiếp, Thanh Niên có loạt bài " "Làm gì để nước mắm Việt vươn ra thế giới? Cẩn trọng với hàm lượng thạch tín" và "Làm gì để nước mắm Việt vươn ra thế giới? Tiêu chuẩn nào cho nước mắm Việt" Và liên tiếp là hàng loạt tin tức lan truyền trên truyền thông với các tít có thể kể ra như:
- Rò rỉ “danh sách” nước mắm có thạch tín vượt ngưỡng (vneconomy)
- Nhiều mẫu nước mắm có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng (Vnexpress)
- Cần công bố danh sách mẫu nước mắm chứa thạch tín vượt ngưỡng (soha)
-Bất ngờ "lộ" danh sách hàng trăm sản phẩm nước mắm có thạch tín vượt ngưỡng ( giaoduc.net)
.......mời các bạn google thêm
Cao trào là danh sách kết quả khảo sát về hàm lượng thạch tín (arsen) với các nhãn hiệu nước mắm trên toàn quốc do VINASTAS tiến hành với kết luận nhãn hàng nào có (arsen tổng < 1mg/lit) có hàm lượng arsen trong ngưỡng cho phép. Cần biết rằng arsen vô cơ thì gây hại cho cơ thể con người còn arsen hữu cơ vốn có sẵn trong hải sản thì vô hại, do đó người ta phải kiểm tra lượng arsen vô cơ trong nước mắm chứ không phải lượng arsen tổng bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. Đây là một sự lập lờ cố ý!

3. Thông tin dẫn dụ
- Đến đây hẳn các các bạn sẽ suy ra, phase này "người ta" sẽ "xì" ra thông tin nhãn hàng nào là "an toàn" và " nên mua", các bạn suy luận đúng rồi đó
clear.png
link1:www.baomoi.com/danh-sach-nuo... (đọc sẽ thấy Chin Su và Nam Ngư xuất hiện trong danh sách an toàn) link2:giaoduc.net.vn/Kinh-te/Bat-n...(đọc sẽ thấy Chin Su và Nam Ngư xuất hiện trong danh sách an toàn ) link3:kienthuc.net.vn/tieu-dung/da...(đọc sẽ thấy Chin Su và Nam Ngư xuất hiện trong danh sách an toàn)
...... google mỏi tay Chiến dịch PR này sẽ tiếp tục ra sao khi mà đang có nhiều ý kiến phản bác kết quả khảo sát về hàm lượng thạch tín (arsen) với các nhãn hiệu nước mắm trên toàn quốc do VINASTAS tiến hành là thiếu minh bạch thì tôi không biết tuy nhiên tôi bết sẽ viết tiếp về Outcome của chiến dịch PR này người ta muốn đạtđược những điều gì trong phần 2 sắp tới!
( to be continued ) (P/s: các bạn đọc tuần tự theo thứ tự những đoạn được bold ( bôi đậm ) thì sẽ nhận ra một flow rất thú vị và bất thường đấy, đó là những key messages gì mà người ta đang đưa ra để PR - cổ nhân có câu ý tại ngôn ngoại là thế đấy ...