TOPTEN chém gió về cú nhảy liều lĩnh từ độ cao hơn 7.600 mét không cần dù

banhbeo

Thành viên cơ bản
28/9/15
568
36
Luca Aikins - một diễn viên đóng thế - hôm 31-7 vừa qua đã thực hiện cú nhảy liều lĩnh để đời từ độ cao hơn 7.600 mét, không cần dù, xuống một lưới đỡ mỗi chiều 30 mét.

1. CÚ NHẢY LIỀU LĨNH
Quá liều lĩnh, ko nói liều lĩnh vì cú nhảy dù có thể trật mục tiêu (lưới)
Mà là liều lĩnh vì thách thức giới hạn của sức chịu đựng mô và cơ trong quá trình cuối nhận gia tốc âm!
1-TÍNH TOÁN LÝ THUYẾT

Không phải cơ thể người nào cũng chịu đựng nổi gia tốc này, nhất là khi anh ta ko còn lứa tuổi thanh niên (Luke Aikins năm nay 42 tuổi!): các dây chằng, mô và cơ không còn dẻo dai chắc chắn như thanh niên.
v[SUP]2[/SUP]-v[SUB]0[/SUB][SUP]2 [/SUP]= 2gh ( g = 9.8 m/s[SUP]2[/SUP] , h = 25.000 feet = 7620m, v[SUB]0[/SUB] = 0 m/s)
Vậy vận tốc chạm lưới là v = 386 m/s[SUP]2[/SUP]

Quan sát từ thời điểm chạm lưới đến lúc dừng lại đúng 1 giây.
Vậy gia tốc âm mà cơ thể anh ta phải chịu là :
a = (v1 - v): delta (t) ( Ở đây v1 =0 m/s lúc dừng lại, delta (t) =1 giây)
a= -386m/s[SUP]2 [/SUP]
Trị số tuyệt đối của nó tương đương 348 : 9.8 = 39,3 lần gia tốc trọng lực, tức cơ thể anh ta phải chịu một gia tốc 39.3G! (1G chính là gia tốc trọng lực của Trái đất khoảng 9,8m/s[SUP]2[/SUP]).

Một thí nghiệm quân sự năm 1950 với chiếc xe trượt tuyết gắn động cơ tên lửa cho thấy phi công vũ trụ khỏe mạnh có thể chịu gia tốc cao nhứt lên tới 40-45G theo phương nằm ngang (còn phương đứng từ đầu tới chân chỉ chịu được 4-9 G, quá gia tốc này là đứt toàn bộ ruột và nội tạng, các mô rách ra khỏi cơ và xương!). Cho nên giai đoạn cuối chạm lưới mà Aikins ko kịp xoay người theo phương ngang là nội tạng tan nát dù ko trượt mục tiêu!
Những vấn đề này chưa nêu lên ảnh hưởng làm tê liệt nhịp tim, hoặc đứng tim bất ngờ.





2- DỮ LIỆU THỰC TẾ:
Tuy nhiên thật may mắn
Phép tính trên là thể hiện ở chân không, còn nhảy trong bầu khí quyển thì sức cản không khí rất đáng kể, tính chính xác sức cản không khí là bài toán rất phức tạp vì phụ thuộc một loạt biến số như vận tốc gió, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất và khối lượng riêng (mật độ) khí quyển theo ….độ cao!
Nó có thể giảm đến từ 30% - 85% vận tốc tiếp lưới tùy cao độ!
Xem clip thời gian từ lúc nhảy đến lúc chạm lưới là 2 phút 10 giây (130 giây), tức bộ đồ bay và thao tác của Aikins đã lợi dụng sức cản không khí, khiến vận tốc trung bình thực tế của anh ta chỉ còn là 7620m : 130s = 58.6 m/s. (giảm khoảng 84% so với vận tốc tính toán lý thuyết ban đầu (386m/s)

Tuy nhiên vận tốc chạm lưới thực tế sẽ cao hơn vận tốc trung bình này. Bỏ qua 10 giây vận tốc chưa ổn định từ lúc nhảy ban đầu v = 0 trên máy bay. Thời gian rơi là 120 giây, khi đó tốc độ chạm lưới là 7620m: 120s = 63.5 m/s
Gia tốc từ lúc tiếp lưới đến lúc dừng:
a = (v1 - v): delta (t) = (0-63,5) :1 = -63.5 m/s[SUP]2 [/SUP]
Vậy thực tế anh ta chịu một gia tốc 63.5 m/s[SUP]2 [/SUP]: 9.8 = 6.5G mà thôi.
Gia tốc này là bình thường với các phi công vũ trụ luyện tập trong máy ly tâm.

Quá trình nhảy của Aikins được chuẩn bị kỹ lưỡng 2 năm ròng, mũ bảo hiểm trang bị cảnh báo trật mục tiêu bằng cả đèn và âm thanh tít tít, lưới phía dưới có thiết bị phát sóng định vị, một bộ lưới đặc biệt 100 feet x 100 feet có giảm ma sát và không làm anh ta nảy bật lên (not bouncing out), nó có kích thước bằng 1/3 sân bóng bầu dục và dược căng bởi 4 cần cẩu 120m!
Trước đó liên đoàn diễn viên phim SAG-Aftra đã đe dọa ko cho nhảy nếu Atkins từ chối dùng dù.( Atkins cũng là 1 diễn viên đóng thế)
Aikins đã từ chối dùng dù bảo hiểm vì nó gây nguy hiểm cho anh ta do tăng trọng lượng.

Cuối cùng là người hùng trái đất (có 18.000 ngàn lần nhảy dù từ năm 12 tuổi) đã lao vào cách tâm lưới khoảng 50 feet.
Hiệu ứng gia tốc thật ghê gớm.
Anh ta nói với phóng viên lúc ra khỏi lưới :“The words I want to say, I can’t even get out of my mouth!” (Vài từ tôi muốn nói là… tôi thậm chí không thể nói ra từ miệng !)

Vợ và con trai 4 tuổi của Aikins lao ra ôm chầm lấy người chồng người cha “khác người”.
Một gia đình “ngông cuồng” về ý nghĩa nào đó, bởi bản thân cô vợ Monica cũng là một dân nhảy dù có hạng với thành tích 2000 lần nhảy! Cùng bố mẹ và con trai mình ra khán đài xem trực tiếp chồng mình bẹo má giỡn mặt ông Tử Thần!



Trước đó cũng có một tay người Áo Felix Baumgartner nhảy từ độ cao 39km (39.000m)

Thử tính môi trường chân không lý thuyết
Vận tốc đập mặt đất nếu ko có dù:
v = sqrt (2gh) = 874m/s

Tuy nhiên vận tốc thực tế của anh ta là 1342 km/h (373m/s) - tức giảm đáng kể nhưng vẫn là vận tốc siêu âm!
Giảm trung bình 57% so với vận tốc lý thuyết
www.telegraph.co.uk/news/science/sp...hought-supersonic-skydiver-hit-Mach-1.25.html

By TOPTEN