Xây dựng Nhà máy điện mặt trời 66 triệu USD

tamxuanpham

Thành viên cơ bản
7/3/14
325
23
UBND tỉnh Bình Thuận vừa chấp thuận cho Công ty TNHH Power Plus Doosung Vina đầu tư dự án Nhà máy điện mặt trời Tuy Phong, tại xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong công suất thiết kế 30MW, tổng mức đầu tư khoảng 1.454 tỷ đồng (tương đương khoảng 66 triệu USD).

Đây sẽ là dự án sản xuất điện bằng năng lượng mặt trời đầu tiên ở tỉnh Bình Thuận , dự kiến tháng 6/2016 sẽ triển khai xây dựng và vận hành trong năm 2017. Nhà máy được đấu nối vào hệ thống lưới điện quốc gia qua đường dây 110kV mạch kép, có chiều dài 1,25 km và trạm biến áp 22/110kV 40MVA.

Ngoài việc bổ sung thêm nguồn năng lượng sạch cho hệ thống điện lưới quốc gia, Nhà máy điện mặt trời Tuy Phong sẽ góp phần phát triển kinh tế xã hội của huyện Tuy Phong.

Theo Nam Yên

Công an nhân dân
 

thanhhatran1

Senior Member
19/12/15
293
4
Hơn 1.500 tỷ đồng xây dựng nhà máy điện Mặt Trời ở Hậu Giang

Hậu Giang đồng ý chủ trương xây dựng nhà máy điện Mặt Trời, với tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng, công suất 36MW, được xây trên diện tích tại xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp.


Nhà máy điện Mặt Trời. (Ảnh minh họa: Ngọc Hà/TTXVN)

Ngày 29/1, ông Lê Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang cho biết tỉnh đã đồng ý chủ trương xây dựng nhà máy điện Mặt Trời và giao nhiệm vụ cho các cơ quan chức năng phối hợp với nhà đầu tư xúc tiến những thủ tục cần thiết để dự án nhanh chóng đi vào thực hiện.

Tỉnh Hậu Giang sẽ thực hiện nhiều chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư như giải phóng mặt bằng, thuế, đào tạo nhân lực.

Dự án nhà máy điện do Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại dầu khí Sông Hồng (Hà Nội) làm chủ đầu tư. Nhà máy có tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng, công suất 36MW, được xây dựng tại ấp 8, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, cách Quốc lộ 61 khoảng 1km, trên diện tích đất khoảng 55ha đất nông nghiệp.

Dự kiến, nhà máy sẽ vận hành phát điện vào quý 2/2017.

Dự án này phù hợp với chủ trương và chính sách của Nhà nước về chiến lược phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, phù hợp với quy hoạch của địa phương và khai thác hiệu quả tiềm năng bức xạ Mặt Trời.

Đây sẽ là nguồn bổ sung tại chỗ cho phụ tải của thành phố Vị Thanh, huyện Vị Thủy và thị xã Long Mỹ, giúp giảm tổn thất truyền tải và phân phối cho hệ thống điện.

Nhà máy này góp phần giảm tổn thất năng lượng chung cho hệ thống do giảm được truyền tải công suất từ các nhà máy điện ở xa cấp về cho phụ tải khu vực huyện Vị Thủy, thị xã Long Mỹ và các khu vực lân cận; đồng thời, tạo mô hình điểm để triển khai những dự án tương tự trên địa bàn tỉnh Hậu Giang cũng như cho cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long./.