Tính đại chúng của "Tổ ấm ruộng" (nhà không mái ???) của công ty H&P Architects được chủ trì bởi KTS

linhdannguyen1

Thành viên chính thức
11/10/16
123
6

Nhà không mái xanh mát ở Hà Tĩnh


Gia chủ trồng rau, cây cảnh trên mái dốc giống như các thửa ruộng ở vùng cao.
Bac-thang-1-1478587935_660x0.jpg

Ngôi nhà 3 tầng ở thành phố Hà Tĩnh xây dựng dựa trên ý tưởng hòa trộn kiến trúc và nông nghiệp – nền tảng của sự phát triển bền vững.

Bac-thang-2-1478587935_660x0.jpg

Nằm trên mảnh đất 160 m2 (8x20m), công trình có thiết kế hiện đại, vẻ ngoài kín đáo, đảm bảo sự riêng tư cho gia chủ.

Bac-thang-3-1478587936_660x0.jpg

Tạo hình bậc thang khiến cho ranh giới trong-ngoài, trên-dưới bị xóa nhòa. Nhìn từ bên ngoài, bạn không thấy sự tách biệt giữa các tầng mà chỉ cảm nhận được một khối liền mạch.

Bac-thang-4-1478587936_660x0.jpg

Kiến trúc sư dành một phần ba diện tích khu đất để làm sân chơi cho trẻ. Khoảng lùi rộng rãi giúp cho ngôi nhà hoàn toàn tách biệt với đường phố.

Bac-thang-5-1478587936_660x0.jpg

Chủ nhà có thể mở rộng cửa để đón nhận nắng gió từ sân chơi phía trước.

Bac-thang-6-1478587937_660x0.jpg

Không gian bên trong được bố trí nương theo độ dốc mái để khai thác tối đa các góc nhìn, đón ánh sáng và bóng đổ nhờ độ chênh giữa những khay trồng cây.

Bac-thang-7-1478587937_660x0.jpg

Đầu tư vào thiết kế hình khối kiến trúc, ngôi nhà tối giản về màu sắc và nội thất với tông màu trắng và thiết kế thẳng, phẳng.

Bac-thang-8-1478587937_660x0.jpg

Trong nhà có những khoảng thông tầng lớn, khe thoáng giữa các khay trồng cây nên ánh sáng lan tỏa mọi không gian.

Bac-thang-9-1478587938_660x0.jpg

Ngay cả khi không sử dụng rèm, ngôi nhà vẫn có sự kín đáo. Phòng ngủ ở mặt tiền nhìn xuống sân trước nhà.

Bac-thang-11-1478587939_660x0.jpg

Việc thi công không quá khó khăn, chỉ cần làm chống thấm cẩn thận. Chủ nhà trồng xen kẽ cây cảnh và hoa màu. Ở mỗi khay đều có vòi đóng mở tưới nước, ô thoát tràn, ngăn rác.

Bac-thang-12-1478587939_660x0.jpg

Các kiến trúc sư đặt tên cho công trình là “Tổ ấm ruộng” với mong muốn đưa người dân thành thị gần lại với thiên nhiên hơn thông qua những trải nghiệm đời thường thú vị. Họ có thể gieo trồng trên những luống rau trên mái, chia sẻ thu hoạch với hàng xóm.

Bac-thang-10-1478587938_660x0.jpg

Công trình do công ty H&P Architects thiết kế. Chủ trì: KTS Đoàn Thanh Hà, Trần Ngọc Phương.

Bac-thang-13-1478587939_660x0.jpg

Bac-thang-14-1478587940_660x0.jpg

Bac-thang-15-1478587940_660x0.jpg

Bac-thang-16-1478587940_660x0.jpg

Bac-thang-17-1478587941_660x0.jpg

Bac-thang-18-1478587941_660x0.jpg

Bac-thang-19-1478587942_660x0.jpg

Bac-thang-20-1478587942_660x0.jpg
 

ngochuyh

Thành viên chính thức
21/5/13
126
4
Ý tưởng lạ thôi, chứ phòng ốc binh như nhà trọ, phòng khách và bếp không thể gọi là đẹp được, 8x20 mà nhìn bí quá, khá phí phạm không gian ... quất cái biệt thự mini là quá đẹp

Âu cũng là một cách chơi. Thay vì chơi xe, độ xe nay ta chơi nhà. Ủng hộ các KTS đưa ra những ý tưởng mới, KTS nào mà thuyết phục đc chủ nhà làm như vậy là hay. Có thể tỷ lệ công trình thành công thấp nhưng không vì vậy mà không dám thử sức. Đôi khi những ý tưởng khác người tạo nên những công trình đẹp.


Tuy nhiên mấy công trình dạng này hay dạng nhiều cây xanh giống KTS Võ Trọng Nghĩa thiết kế thì phải duy tu, bảo dưỡng hơn bình thường thì nó mới lung linh được .... thường là banh xác rau mấy mùa mưa nắng

Các giải pháp cần đi sâu:
- Giải pháp chống trộm
- Giải pháp tưới cây
- Giải pháp cấp cứu do cầu thang quá dài
- Giải pháp kính điện thông minh để tiết kiệm năng lượng
- ....
 
27/10/16
94
4
Các tiêu chí để đánh giá 1 công trình kiến trúc gồm 4 tiêu chí:
  • Thích dụng
  • Bền vững
  • Kinh tế
  • Thẩm mỹ
Tùy theo từng mục đích của chủ đầu tư, của người thiết kế mà họ ưu tiên cho cái nào trên cái nào. Chẳng hạn có chủ đầu tư nói: Làm sao cho đẹp, tiền ko quan trọng thì tức là họ đặt tiêu chí thẩm mỹ trên tiên chí kinh tế. Tương tự vậy, nên cũng có khi chủ nhà làm cái nhà ở chẳng phải ... để ở đâu. Nên nếu tiêu chí khác nhau mà bàn luận với nhau thì khó có điểm chung.
 

tupham

Thành viên cơ bản
7/3/14
134
2
Thiết kế, ý tưởng design

“Nhà dành cho cây”, một ngôi nhà điển hình với ngân sách eo hẹp khoảng 156.000 USD (~ 3.5 tỷ đồng VN), là một nỗ lực để thay đổi tình trạng này. Mục đích của dự án nhằm mang không gian xanh trở lại thành phố. Năm chiếc hộp bê tông được thiết kế như là “chậu” với cây xanh trồng trên đỉnh. Với lớp đất dày, những chậu cây này cũng có chức năng như một giải pháp giữ & thoát nước, từ đó, góp phần làm giảm nguy cơ lũ lụt trong thành phố khi ý tưởng được nhân rộng với số lượng lớn các ngôi nhà trong tương lai…”





















Đó là “House for Trees”, một công trình khác gây nhiều tiếng vang của KTS Võ Trọng Nghĩa, được nhiều báo chí trong nước trích lại. Nhưng thay vì nên có 1 cái nhìn khách quan, chuyên sâu… thì đa số báo chí cứ hễ thấy công trình của VTN là khen vống lên, chẳng biết đúng sai xấu đẹp. Cũng không lạ bởi vài năm gần đây anh Nghĩa đạt được khá nhiều giải thưởng quốc tế, đáng để tự hào. Qua đó, cũng là đề tài để báo chí khai thác.

Với cá nhân mình, với các công trình của VTN, có điểm mình thích, cũng có điểm không (nhưng có lẽ % không nhiều hơn… hehe…). Ví như công trình này, ngay từ đầu, khi xem được dự án này trên facebook một người anh, mình đã có những tranh luận với phản biện trái chiều. Và nếu có cho điểm thì mình chấm điểm 10 cho… chủ đầu tư vì dám bỏ tiền ra để cho KTS thiết kế một ngôi nhà như vậy. Ngày ấy, mình đã viết như thế này:

Trong một khuôn viên khá rộng (so với đất SG), thay vì gom công trình thành một khối để sự liên hệ giữa các phòng ốc được thuận tiện… thì tác giả lại chia nhỏ ra thành 5 khối tách biệt. Việc chia tách này có thể chấp nhận được nếu đó là 5 căn hộ riêng biệt trong cùng 1 khuôn viên (kiểu căn hộ gia đình dành cho các anh chị em sống cùng nhau trong 1 khu, nhưng vẫn tách biệt từng gia đình). Nhưng nếu đó là hình khối của 1 căn nhà, và các phòng ốc tách biệt nhau thì theo mình… cực kỳ bullshit.

Chưa muốn bàn tới cái đẹp vì nhận định về cái đẹp rất khó nói, mình chỉ cho rằng khi phân chia công trình ra từng khối nhỏ như vậy thì sự liên hệ giữa các phòng với nhau rất bất tiện. Có khối thì liên hệ với nhau bằng hành lang nối, có khối muốn liên hệ với nhau phải đi qua sân trống. Vậy trường hợp muốn đi từ phòng này sang phòng khác khi trời mưa thì như thế nào? Hay cho rằng hành lang rất ngắn, chạy vù qua cũng được hoặc đi kiếm cái dù? Nên nhớ với đặc điểm của TP. HCM chúng ta, thì mùa mưa chiếm đến 1/2 thời gian của năm.

Tiếp đó, bài viết nói rằng đây là một công trình với ý tưởng về cây xanh. Thực ra, để nói về cây xanh trong kiến trúc, chúng ta nên đề cập từ cái vĩ mô, từ qui hoạch tổng thể của đô thị trước. Trong cái qui hoạch ấy, nên bố trí đâu là khu ở, đâu là cây xanh, đâu là giao thông… Kể cả trong khuôn viên một căn nhà thì cây xanh cũng cần được thiết kế một cách hợp lí, đâu là công trình đâu là sân, đâu là chỗ trồng cây xanh. Ngay trong 1 công trình cũng vậy, việc bố trí cây ở đâu, loại gì, màu sắc ra sao cũng phải được cân nhắc để đạt được hiệu quả tối đa chứ không phải bố trí cây xanh chỉ để tạo nên 1 hình thức khác biệt.

Đưa một ngôi vườn với đa số cây cao lên sân thượng, chưa nói về kỹ thuật và hệ luỵ lâu dài: rễ cây ăn xuống mái, chống thấm, dột, rêu mốc, côn trùng… thì sự phi lí đã hiện ra trước mắt.

// Đưa toàn bộ cây xanh lên mái khiến mọi thứ quan trọng nhất phía dưới: không gian sống, sinh hoạt của con người thì lại không hề có 1 bóng cây.

// Hình khối quá nặng nề, khoảng cách giữa các khối khá gần, vật liệu thô ráp… sẽ tạo tâm lý ngột ngạt cho người sống trong đó.

// Tầm nhìn cực hạn chế bởi các khối nhà vươn cao. Ngồi trong sân thì chỉ thấy xung quanh đặc 4 mặt tường bê tông. Muốn ngắm cây thì phải nằm ngửa (hoặc ngước lên tối thiểu 60 độ).

// Thông thoáng? Bản thân các khối tạo nên những đường zig zag (nếu hình khối này nằm trong 1 nơi thoáng đãng như trên đồi, đồng vắng… thì còn chấp nhận được). Đằng này, nên nhớ khối nhà được xây trong khu dân cư, và xung quanh là nhà phố hộp, nên thay vì như mục đích đưa ra, chúng sẽ là tác nhân chắn gió đáng kể.

// Hơn nữa, kiểu hình khối thế này với hệ số an toàn trong XH Việt Nam là cực thấp. Dễ bị xâm nhập, nhiều góc ẩn nấp cho những kẻ có ý đồ xấu trong khi sự giao thông giữa các khối lại hoàn toàn lộ thiên.

Với những gì mình biết về VTN và những công trình của anh thì mình phỏng đoán rằng đây chỉ là 1 công trình kiểu ấn tượng (mà công trình Bình Thạnh House là 1 ví dụ khác) chứ không hướng đến thực tế cho người sử dụng (hoặc mình quan điểm thủ cựu như phái Modernism của các cụ ngày xưa).

Trong nghệ thuật nói chung hay trong kiến trúc nói riêng, rất cần sự khác biệt, phá cách. Tuy nhiên, kiến trúc là sự gắn kết kỹ thuật / mỹ thuật với con người. Nó khác hội hoạ hay điêu khắc ở chỗ đó. Anh không thể sáng tạo 1 cái quá đẹp, quá ấn tượng nhưng lại bất hợp lý, gây hại hoặc không thoải mái cho những người đang và sẽ sử dụng chúng. Nếu con người không thể sống, sinh hoạt và sử dụng kiến trúc thì cái đẹp sẽ trở thành vô nghĩa.

Đó là nhận định của mình 1 năm trước (link). Hôm nay, nhân có vài hình ảnh của chính ngôi nhà này sau 1 năm + 1 bài phân tích chi tiết của thầy Hà Nhật Tân (KTS Hà Nhật Tân) về việc đưa cây xanh lên mái, mình lại càng củng cố thêm nhận định của mình 1 năm trước là KHÔNG SAI!











Trích từ https://thelensjourney.wordpress.com/2015/12/13/architectural-thinking-2/
 

tupham

Thành viên cơ bản
7/3/14
134
2
Đáng lẽ không viết, vì đây là chuyện làm ăn của người ta. Người ta quảng cáo sao cũng được. Hoặc là chuyện lấy le với chị em, thì Tèo tui không nói. Nhưng ngặt vì có nhiều học trò của tui trên này quá. Lại có cả những tiền bối đáng kính. Và đã đề cập đến kiến thức thì không thể coi như nói chuyện tếu táo. Vì sao? Vì kiến thức là thứ chỉ có ở loài người, được lớp trước truyền cho lớp sau. Truyền tầm bậy là vô phúc.

Cho nên không nói không được. Thứ nữa, là mang cái hội kiến trúc sư gì đó vào đây. Chẳng biết có cái vụ này thiệt không, nhưng dù hội gì chăng nữa thiếu kiến thức thì cứ là tào lao. Thành ra viết tí vậy:

+ Thứ 1: như mục đích đề ra: “Cây có khả năng thấm nước mưa, góp phần rất lớn cho công tác thoát nước mưa cho chính ngôi nhà để qua đó giúp chống ngập chung cho thành phố.”

Có một sự nhầm lẫn giữa việc rút nước mưa trên nền đất tự nhiên với nền của vườn trên mái. Trong tự nhiên một trong những phương cách thoát nước mặt và cung cấp cho nước ngầm là cách thẩm thấu xuống đất qua hệ rễ cây. Còn cái vườn trên mái, có giỏi thì được vài tấc đất. Khi bão hòa nước rồi thì thấm đi đâu???

+ Thứ 2: “giúp kéo dài tuổi thọ mái nhà vì cây xanh giúp che nắng, bảo vệ cho các vật liệu xây dựng mái nhà.”

Một trong những nguyên nhân làm mái chết yểu là THẤM. Mái bê tông cốt thép mà bị om nước (dạng hơi nước) trong kết cấu thì thấy CMN luôn. Bài toán đọng sương của năm thứ 2 hình như chưa được học? Chống thấm là một chuyện, chống hơi nước dạng sương trong kết cấu mới là chuyện lớn. Bọn kiến trúc sư 10 đứa thì 8 đứa sợ vật lý kiến trúc như sợ ma. Mà trong vật lý kiến trúc thì bài toán truyền nhiệt và chống ẩm cho kết câu mới thực sự đáng sợ, và nó là một phần của bài toán này đấy. Nói có vài câu là biết chưa thuộc biểu đồ Id tThành ra nói bậy cũng là chuyện dễ hiểu.

+ Thứ 3: “Cây xanh hấp thụ nhiệt, làm cho ngôi nhà luôn mát, giúp tiết kiệm năng lượng làm mát.”

Cái này thì đúng chừng 10%. Sáu tháng còn lại là mùa mưa (miền Nam), lúc đó coi ẩm mốc rắn rết cho vui. Có những hướng có thể dùng cây che chắn bức xạ mặt trời được. Ngược lại có những hướng (như hướng Bắc chẳng hạn) chỉ có nắng 2-3 tháng, mà trong 2-3 tháng đó, chỉ có nắng nhẹ vào buổi trưa (Đông Chí), thời lượng chiếu nắng chỉ đạt 1-2 tiếng. Cái này là chưa nắm vững đường biểu kiến của mặt trời ở Việt Nam rồi, chắc luôn. Tào lao hết sức.

+ Thứ 4: “Cây xanh có thể là hàng rào ngăn tiếng ồn vào nhà.”

Cái này thì cực kỳ tào lao. Âm thanh giảm theo hàm logarit giữa quãng đường với cường độ âm. Để giảm vài decibel có khi phải cách ly đến vài chục thước. Chưa kể loại lá, hễ lá mà cho ánh sáng lọt qua được, là không có tác dụng cách âm. Tệ lậu là cái công thức lớp 12 là “T=1/f” cũng không hiểu để làm cái gì trong tính toán cách âm của cây xanh. Ấy thế mà viết như thánh.

+ Thứ 5: “Cây xanh hấp thu không khí ô nhiễm, làm sạch môi trường trong nhà.”

Cái này cũng loạn. Nghe “giang hồ đồn” rồi viết bậy viết bạ. Các sách về môi trường chính thống xưa nay không nói về vụ này. Cả bọn tiến sĩ lùi sĩ ở bên Tây cũng chưa định lượng được. Tèo tui được may mắn đọc quá trời luận án tiến sũy của tụi khoai tây mà chưa hề thấy tụi nó định lượng. Đã không chịu đọc rồi còn nổ văng trời đất.

+ Thứ 6: “Chính nhờ khả năng giữ nước mà cây xanh còn giúp hạn chế cháy nổ.”

Cái này không biết à nghen. Như vậy là dẹp cái ban cứu hộ rừng đi cho khỏe. Cây xanh trong rừng còn “nhiều nước” hơn mà sao cứ cháy hoài? Đâu phải cái gì có nước cũng chống cháy. Suy diễn kiểu này giống con nít hết sức. Đã thế còn thiếu kiến thức, xem kỹ các quy tắc phòng cháy chữa cháy sẽ thấy có những đám cháy người ta còn cấm dập bằng nước nữa kìa.

© KTS Hà Nhật Tân

Viết thêm cho lũ học trò:

Ngồi hội đồng mà nghe vụ này, thường Tèo tui THA BỔNG, vì 2 lẽ:

1. SV không được học tử tế, bắt chúng thì tội nghiệp. Cho nên Tèo tui không đả động gì hết.

2. Mấy thầy cô đáng kính dạy chúng nó vậy, giờ lại ngồi hội đồng, bắt chúng nó để các thầy cô phải trốn xuống gầm bàn à?

Nhưng mà, ra ngoài đời rồi mà còn nói bậy. Cái đó là khẩu nghiệp, thì Tèo tui nhất quyết không tha.

Trích từ: https://thelensjourney.wordpress.com/2015/12/13/architectural-thinking-2/
 

ngonhubu

Thành viên cơ bản
8/11/14
150
57
@tupham

Dìm hàng quá đi!
Căn nhà "House for Tree" này ở 251 Hồng Lạc, Quận Tân Bình là nhà bạn thân của tui nên tui biết rõ.
Căn nhà này nằm trên miếng đất rộng khoảng 500 mét vuông và chia làm 2 phần:
1. Phần phía trước là phần nhà cũ đã xây trước đây:
Mặt tiền ngang khoảng 6 mét dài khoảng 30 mét dùng làm sân và xây phòng cho thuê 1 trệt 2 lầu. Trước đây, có mấy kiến trúc sư người Nhật của Cty Nghĩa thuê ở chỗ này. Chính tui là người hướng dẫn bạn tui làm thủ tục giấy tờ cho người nước ngoài thuê (đăng ký hộ kiinh doanh, PCCC,...).

2. Phần phía sau nở hậu ngang khoảng 15 mét, sâu khoảng 20 mét thì xây 5 khối nhà 1 trệt 1 lầu có cây trồng trên sân thượng do VTN thiết kế và thi công.

Cái đống gạch mà các anh post là do người ta đập và sửa phần nhà cho thuê phía trước. Cứ mỗi lần có người thuê mới là họ lại yêu cầu cho họ sửa chữa theo ý họ.

Tuy nhiên, nhà này chủ yếu là mang tính trình diễn để VTN lấy giải thưởng chứ nó không hợp với cách sống của gia đình bạn tui. Đặc biệt là nó hoàn toàn không phù hợp với 1 khu dân cư hơi lộn xộn đường Hồng Lạc, Quận Tân Bình.

Trên đường Nguyễn Phi Khanh, Quận 1 cũng đang xây 1 căn nhà có trồng cây trên sân thượng cũng do VTN thiết kế và thi công.
 

ngonhubu

Thành viên cơ bản
8/11/14
150
57
VTN hay ở chỗ là tự mở lối đi riêng, tự mở thị trường ngách cho riêng mình gắn với kiến trúc xanh và sinh thái, tận dụng nắng và gió, giảm tiêu thụ điện. Đường ngách ngõ hẹp này cũng lắm gian nan và chông gai nên thiết nghĩ chúng ta nên động viên và góp ý hơn là chê bai và ném đá.

Cái hay nữa của VTN là quy tụ được các KTS nước ngoài để cùng hợp tác. Tui và bà xã có nhậu và trò chuyện với họ tại nhà anh bạn tui và cũng hiểu họ chút ít (hy vọng là không hiểu nhầm!). Tui cũng thấy họ tâm huyết với thiết kế sinh thái ở VN mặc dù thu nhập có thể không cao và điều kiện ở trọ cũng bình thường.

Cái hay nữa của VTN là thuyết phục được các chủ nhà chịu đưa đất cho VTN trình diễn. Miếng đất mấy trăm mét vuông của anh bạn tui ở Tân Bình giá trị cũng chưa bằng miếng đất mấy trăm mét vuông (mặt tiền khoảng 20 mét) của 1 chủ nhà khác trên Nguyễn Phi Khanh Q1.

Tuy nhiên, cái mà VTN thiếu 1 chút là "cái dấu ớ" của chữ TÂM! Tại sao vậy?

1. Trước khi thuyết phục chủ nhà làm chuột bạch, đúng ra VTN phải tìm hiểu kỹ lưỡng về điều kiện, hoàn cảnh, lối sống của chủ nhà để từ đó thiết kế và xây dựng cho phù hợp, đặc biệt là phải phân tích cho chủ nhà thấy rõ những bất tiện của thiết kế và các điều chỉnh trong sinh hoạt và lối sống cho tương thích với thiết kế (nếu thiết kế không thể chiều hoàn toàn theo lối sinh hoạt cũ trước đây).

2. Khi hướng về thiết kế xanh và sinh thái, nói theo ngôn ngữ nhà Phật là anh chỉ cần tác ý là thiết kế xanh và sinh thái sẽ hòa hợp với thiên nhiên và đem lại nhiều lợi lạc cho chủ nhà, thế là đủ. Không cần và không nên mưu cầu tác ý trước tiên về giải thưởng, uy tín, danh vọng, nổi tiếng,... Không biết tui có quá lý thuyết hão không?

Thật ra, nói đi phải nói lại cho đúng và đủ:

1. Nhiều khi Chủ nhà có thể thích Nền nhà chỉ tô xi măng nhưng người giúp việc lại thích lát gạch men do dễ lau và nhìn sáng bóng hơn. Lau nền nhà xi măng oải quá nên người giúp việc nghỉ do không đủ sức khỏe. Tuyển người khác cũng vậy nên nhiều Chủ nhà cuối cùng chiều theo người giúp việc và bà vợ cho lát gạch men làm phá hỏng đi thiết kế tổng thể ban đầu (tui nó các trường hợp khác chứ hơm phải nhà bạn tui).

2. Thiết kế Cafe Gió và Nước chỉ thích hợp với không gian yên tĩnh, bàn ghế không quá dày đặc, người uống có gu, có style và lịch lãm, nhạc hòa tấu trữ tình du dương nhưng đào đâu ra ở Bình Dương mà lại gần mấy KCN (xin lỗi ace BD là tui không có ý chê bai) trong khi phải đảm bảo mục tiêu lợi nhuận để mà tồn tại. Vì vậy mà Cafe này đã biến thành Cafe bình dân, ồn ào, náo nhiệt, nhạc xập xình!

Có lần ngồi nói chuyện với VTN, tui nói là nên đặt tên quán là Gió, Nước và Sóng, VTN hỏi tại sao, tui bảo là:
1. Gió và Nước sẽ tạo ra Sóng.
2. Gió, Nước và Sóng có tên tiếng Anh là Wind, Water and Wave, viết tắt là www cũng dễ nhớ như WorldWide Web!
 

ngonhubu

Thành viên cơ bản
8/11/14
150
57
Tui reg nick để viết bài này cung cấp thêm thông tin cho ace để có cái nhìn và đánh giá từ nhiều phía. Tui phải nói hơi dài dòng để ace biết rõ nguồn gốc. Tui không hề có ý định nâng hạ ai ở đây.

Ba mẹ anh bạn tui từ Quảng Nam vô lập nghiệp tại Khu làng dệt 7 Hiền, SG, sau đó là buôn tơ và phất lên. Ông bà để lại căn nhà khởi nghiệp cho con trai trưởng là anh bạn tui, còn ông bà mua 1 căn nhà ở Võ Thành Trang cũng gần đó để ở. Anh bạn tui cũng buôn tơ, sau này buôn tơ hết thời thì chuyển qua KD BĐS, cuối cùng là mở cty sx nhỏ.

Từ lâu, VTN đã có ý tưởng thiết kế và thi công "House for Tree" ở VN nhưng chưa tìm được gia chủ nào sẵn sàng đưa đất để VTN trình diễn. Anh bạn tui quen với VTN qua thiền. Khi nghe VTN nói, anh bạn tui đưa ngay miếng đất Hồng Lạc, Tân Bình để VTN thiết kế và thi công House for Tree trên phần đất nở hậu phía trong (phần đất phía ngoài thì đã xây dựng trước đây để anh bạn tui làm VP Cty. Sau đó, VP cty dời về Q9 thì phần nhà phía nhà này cho thuê để ở, trong đó có mấy KTS Nhật của Cty VTN thuê ở 1 thời gian như tui đã nói ở còm trên).

Khi nghe tin này và nhìn vào bản vẽ phối cảnh, cả nhà từ ba mẹ, ace, con cái anh bạn tui đều phản đối kịch liệt vì cho rằng 5 khối nhà này như 5 cái lô cốt chiếm hết đất phía sau, làm mất sân chơi. Đặc biệt, họ cho rằng trồng 5 cái cây to trên sân thượng là không hợp phong thủy, khiến người ở như bị núi đè. Riêng chị vợ anh bạn tui thì rất hiền và nghĩ rằng nhà này là do ba mẹ chồng để lại cho chồng (con trai trưởng) nên không có ý kiến (mặc dù trong suy nghĩ là cũng phản đối). Cả nhà đếu cho là anh bạn tui bị khùng! Khi dựng bản vẽ phối cảnh trước nhà (theo quy định về xây dựng) thì hàng xóm cũng nghĩ là anh bạn tui bị hâm!

Gia đình anh bạn tui gồm:
1. Hai vợ chồng lúc đó là U50.
2. Hai con gái lớn qua Mỹ du học.
3. Một con gái út còn nhỏ, lúc đó chưa học lớp 1.
4. Một bà vú U70.

Căn nhà mang tính trình diễn và không phù hợp với lối sống gia đình ở chỗ:

1. Tách biệt 5 khối nhà và không có mái che tránh mưa hắt, không có mái che nối giữa 5 khối nhà nên vào mùa mưa thì khóc ròng! Căn nhà này có vẻ chỉ thích hợp với nơi ít mưa!

2. Năm khối nhà dàn trải nên không còn sân chơi đủ lớn cho đứa con gái nhỏ đạp xe, chơi trò chơi.

3. Nền nhà chỉ cao hơn nền sân khoảng 100mm nên nước mưa rơi xuống sân làm đất bẩn bắn lên nền nhà.

4. Tất cả các phòng đều:
a. Nền và trần trát xi măng => Không thích hợp cho Trẻ em và Bà vú già.
b. Vách ốp gạch nung => Không thích hợp cho Trẻ em và Bà vú già.
c. Đèn vàng leo lét => Không thích hợp cho Trẻ em và Bà vú già. Đứa con gái nhỏ muốn học bài, đọc sách hay đánh piano thì phải chong đèn trắng.
d. Tủ quần áo không có cửa, nên quần áo phải là loại đẹp đúng style treo móc hoặc xếp gọn ghẽ giống như trong các showroom quần áo hàng hiệu (chỉ le que vài bộ) => Không phù hợp cho cả gia đình (nhất là mấy bộ đồ bộ phụ nữ, pijama, áo 3 lỗ, quần short thì để đâu?).
e. Các vật dụng trong phòng từ bàn ghế gường tủ kệ đều phải đi theo style nên rất tốn kém!

5. Phòng giải trí thì làm thụt xuống so với nền sân khoảng 1 mét không hợp.

6. Không gian bị bao bọc bởi 3 bức tường cao (trái, phải, sau) của nhà bên cạnh và phía sau. Phía trước thì bị án ngữ bởi Căn nhà cũ đang cho thuê nên tạo cảm giác rất tù túng!

7. VTN quảng bá nên nhiều người từ báo Nhà đẹp, Kiến trúc, sinh viên,... đều muốn đến tham quan. Mấy lần đầu, vợ chồng bạn tui còn vui vẻ dọn dẹp để tiếp đón họ nhưng sau này mệt quá nên bảo VTN là không muốn bị làm phiền và đừng có kéo khách tới tham quan nữa!

8. .....

Tui thì nghĩ đơn giản dư lày:
1. Căn nhà này chỉ thích hợp với nơi ít mưa chứ hoàn toàn không phù hợp với nơi mưa nhiều như SG.
2. Căn nhà này chỉ thích hợp với 1 không gian mở và thoáng đãng trong 1 Khu dân cư mới hoàn toàn chứ hoàn toàn không phù hợp với 1 không gian tù tùng trong 1 khu dân cư cũ hơi lộn xộn của Tân Bình.
3. Như ace nào đã nói ở trên, Căn nhà này chỉ để dành cho những ai rất giàu, có 9 căn nhà khác để ở và cho thuê nên chỉ dùng Căn nhà này để trình diễn, lâu lâu kéo bạn về chơi. Đặc biệt là Căn nhà này sau này rất khó bán, chỉ bán được giá cho những ai cùng đam mê và cùng sở thích. Nếu bán cho những người khác thì đứng tính giá trị Căn nhà vào, thậm chí là còn phải trừ đi Chi phí tháo dỡ, đập phá Căn nhà nếu người mua không thích Căn nhà kiểu này!
4. Căn nhà này chỉ dành cho người lớn có gu riêng, có style riêng và có tính ngăn nắp, sạch sẽ ở thôi!
5. .....

Kết luận:
ĐỜI KHÔNG NHƯ LÀ THƠ
NÊN ĐỜI THƯỜNG GIẾT CHẾT MÔNG MƠ!
 

linhdannguyen1

Thành viên chính thức
11/10/16
123
6
Oái sao lại nhảy sang VTN ?

Có những cái hay của VTN mà giới KTS VN chưa và không làm được.

Cái hay 1 của VTN là thoát khỏi ám ảnh của bản tính KTS VN, ích kỷ, tự cao và hèn mọn. Thoát qua ám ảnh mình là người giỏi nhất, như các KTS người Việt hay vỗ ngực, VTN đạt được tầm châu lục, chưa nói tầm quốc tế vì còn xa.

Cái hay 2, dùng người. VTN học tư chất quản lý của người Nhật, thâm nhưng không độc, khó nhưng ko hiểm, hiền nhưng không lành và dĩ nhiên không dữ. Lính của VTN toàn Anh, Mỹ, Nhật... Để giỏi, anh phải là manager, không cần CEO, VTN là người như vậy.
VTN là 1 manager giỏi!
1 người giỏi là người biết dụng nhân, sau đó là các yếu tố lần lượt phải có, như chuyên môn, tầm ảnh hưởng, cá tính.v.v...

1 sản phẩm kiến trúc của VTN là tập hợp của nhiều kts, mọi người hay gọi là cộng sự. Và để kết hợp được các cái hay của nhiều người, phải là người có tài rất cao.

Cái hay 3, VTN, đi theo thời đại, thứ mà các KTS còn lại tưởng mình nắm hết trong bàn tay, té ra home far away lắm lắm. Các yếu tố về bản năng con người, văn hóa địa phương, tự nhiên, tính cách...được VTN đưa vào thiết kế và thời đại hóa nó lên, một cách hoàn hảo nhất có thể.

Cái hay 4... Nhiều lắm.


Cái dở, xin ko nói trong thớt này.
 

HuynhTran

Thành viên cơ bản
21/5/13
169
14
@civic habanero
Hình ảnh thực tế gây tranh cãi về ngôi nhà đạt giải thưởng lớn của KTS Võ Trọng Nghĩa

Đa số công trình dân dụng của VTN đều ko sử dụng đc lâu dài. Ctrinh nào nổi tiếng đều xuống cấp trầm trọng . VTN có vẻ thích hợp với những ctrinh công cộng. Ko riêng gì về VTN, các kts tiếng ở VN vừa đc lăng xê và giải này nọ đều cũng thế.

Một bà Mẽo chuyên tư vấn Leed đã nói VTN coi công trình sinh thái, Xanh nghĩa là có nhiều cây xanh, mục đích làm ra để biểu diễn, đi thi, bất kể sau này cây xanh có sống được không, việc chăm sóc cây xanh là một gánh nặng lớn cho công tác bảo trì, tiêu hao cực nhiều năng lượng, chi phí vận hành, cây xanh phát triển gây hại cho công trình, mau xuống cấp. Các công trình VTN xanh theo đúng nghĩa đen, chứ không hẳn là sinh thái, tiết kiệm năng lượng theo khái niệm bọn Tây, Nhật.

VTN là nhân tài, đặc biệt là PR, biết cách để CDT dùng tiền của mình làm chuột bạch để VTN làm tác phẩm mang đi thi. Mà thôi, bác chủ nhà có 9 căn rồi, nhiều tiền quá, đôi khi muốn làm PR để công trình thứ 10 của mình nổi tiếng để đời.
VTN còn là nhân tài dùng người, dù nhân viên ở đó lương thấp hẳn so với mặt bằng chung, coi như là học việc, dù phải chấp nhận làm việc theo phong cách thiền lập dị của công ty và thu nhập thấp. Không như đa số các KTS VN toàn cắt dán, ăn cắp rồi mở rộng ý tưởng người khác, mở miệng ra toàn chém gió, chê bai.

@linhdannguyen nói kiểu lý thuyết quá,những thứ trên nếu làm tốt cũng mục đích là phục vụ cho công năng thôi. Nếu tất cả đều hoàn hảo sao vấn đề công năng sử dụng luôn là vấn đề gây tranh cãi trong các công trình của VTN, giải thích thử xem?

Không thể phủ nhận VTN quá giỏi, không những giỏi về ý tưởng mà còn giỏi về PR, mà thời này ai PR hình ảnh bản thân tốt thì sẽ thành công!

Xu hướng kiến trúc mà VTN áp dụng ở VN là kiến trúc "xanh" thật ra đã có từ lâu, các đô thị hiện đại ở nước ngoài toàn bê tông,nhà cao tầng dày đặc nên áp dụng xu hướng kiến trúc này là điều tất yếu (giảm năng lượng, giảm ô nhiễm...). VN mình thì cũng chưa đến mức đó nên từ trước khi VTN về thì ít KTS nào áp dụng cái này, VTN về đi theo xu hướng này và tạo đc tiếng vang bằng ctr quán cafe Gió và Nước ở Bình Dương ứng dụng nguyên tắc khi động học trong tk...nếu nhìn xa hơn thì từ xưa các cụ đã ứng dụng điều này rồi, nguyên tắc xây nhà : "ao trước, vườn sau hay chuối sau, cau trước" cũng nhằm mục đích tận dụng tốt nhất điều kiện tự nhiên và vật liệu địa phương (mây,tre,lá...) . Những gì VTN áp dụng tuy ko mới nhưng "lạ" và bắt đầu tạo ra xu hướng thiết kế kiến trúc xanh rầm rộ từ sinh viên cho đến các Kts trẻ mới ra trường.

Kts giỏi ý tưởng nhưng muốn thành công phải có tiếng và gặp đc chủ đầu tư chịu chơi, cỡ chị Zaha Hadid mà ko gặp mấy chú A Rập tiền như lá mít thì cũng chẳng ai biết vì đơn giản làm công trình như chị thiết kế quá tốn kém. VTN giỏi thì ko phải bàn cãi nhưng các công trình của ảnh làm ra với tiêu chí "độc lạ" nhằm lấy tiếng là chính chứ chưa chú trọng nhiều đến lợi ích thiết thực và hiệu quả sử dụng lâu dài.

Cá nhân mình rất nể 1 Kts khác của VN là Hoàng Thúc Hào, KTS Hào cũng đoạt nhìu giải thưởng quốc tế nhưng tiếng tăm thì ko bằng VTN (vì PR kém hoặc ko muốn PR). Những công trình KTS Hào tk (cả trong nước và nước ngoài) mang tính cộng đồng rất cao, tận dụng tối đa tập quán sinh hoạt, văn hóa địa phương và vật liệu sẵn có (do kinh phí thấp)...mà vẫn mang lại hiệu quả.
 

ngonhubu

Thành viên cơ bản
8/11/14
150
57
Chời ơi! Mấy cái Kênh 12, 13, 14 này còn thúi hơn Kênh Lò Gốm nữa, vậy mà huynhtran lại dẫn nước Kênh này về đây!
Người biết rõ sự tình như tui khi xem qua nước Kênh 14 này thì thấy 1 bầy Kiến hôi gato vạch lá tìm sâu!
Nói cho công bằng về House for Tree thì dư lày:
1. Phần thi công rất kiên cố, chắc chắn và kỹ lưỡng, chả có cái gì gọi là xuống cấp cả!
2. Chả có việc sau 1 năm dọn vào mà Căn nhà vẫn còn ngổn ngang sửa chữa. Như tui đã nói rồi, đống xà bần đó là do người thuê nhà phía trước (nhà cũ) người ta cải tạo lại nhà thuê chứ chẳng ăn nhập gì với cái House for Tree cả. Chả biết tay bá vơ nào chộp được rồi hê lên như đúng rồi.
3. Căn nhà không phù hợp với sinh hoạt và lối sống của gia đình Chủ nhà như tui đã nói rồi.
4. Chủ nhà cũng có nói với tui là ban đầu chỉ nghĩ là người ta đến tham quan để học hỏi cái mới lạ, sau này đọc trên mạng mới thấy có quá nhiều con KIẾN hôi bò đến vạch lá tìm sâu!
5. Chả có việc Chủ nhà muốn đập bỏ. Chủ nhà chỉ lắp thêm các tấm Poly để che mưa thôi.
6. Chả có việc VTN free Phí thiết kế. Các anh nghĩ free thì VTN cạp đất mà ăn à? Có chăng là VTN giảm Phí thiết kế (so với đơn giá bình thường trước nay) và cho Chủ nhà cấn trừ vào Tiền thuê Căn nhà phía trước trong mấy năm để KTS nước ngoài và vài nhân viên VN của VTN ở.

Thật ra, giới Sô và Kiến thì bệnh gato, ném đá, dìm hàng chắc cũng ngang ngửa, kẻ 8 lạng người nửa cân, 1 chín 1 mười.

Chuyện kể rằng trong 1 Đại hội nhà KIẾN:
Kiến Vàng nói với Kiến Đen:
"Mày hôi như thế, sao chen chỗ này?"
Kiến Đen đáp trả dư lày:
"Cùng là Kiến cả, chắc mày không hôi?"

​​
 

tupham

Thành viên cơ bản
7/3/14
134
2
Cũng đồng quan điểm với huynhtran, KTS Thúc Hào đưa công trình từ bản vẽ ra thực tế nó sát cuộc sống hơn. Khi vào sử dụng, người ta thấy ồ, kts thiết kế hay quá, tiện dụng quá. Còn VTN thì khi đưa công trình ra thì tế thì người ta nói, Ồ kts thiết kế nhìn đẹp quá, còn sử dụng thì như ..... Nói chung. VTN ko thích hợp làm nhà ở, có duyên với những công trình công cộng hơn.

Nhà VTN này ở khu Kim Cương, trong đó cũng dành đất cho ảnh làm mấy cái nhà bằng tre.

Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh ?. Đã là nghệ thuật thì mở Công ty kinh doanh làm gì ? Rồi lấy mấy cái giải thưởng ra loè chủ đầu tư. VTN nên đi theo hướng nghiên cứu hay giảng dạy thì hợp hơn là mở công ty kinh doanh đi thiết kế thuê.

Còn quay lại chủ đề thớt, vườn trên nóc nhà có gì mới đâu? Cái Resort ở Bali nó làm cách đây mấy chục năm





Ở nước ngoài, nhất là Nhật thì lúc nào cũng có xu hướng là về với thiên nhiên, mấy cái càng gần thiên nhiên mà càng quái lạ thì tụi nó càng thích. Nhưng nhìn những hình chụp trên, sản phẩm là để sử dụng, thay vì chỉ để ngắm hoặc dự thi.
 

vuyen

Member
30/10/16
136
1


Vườn trên nóc thì người Babylon đã làm mấy ngàn năm trước rồi, cây xanh thì ai cũng biết nếu sử dụng cây xanh vào công trình thì tốn kém hơn hẳn dùng đá hoặc cây....nilon. Nên đã chơi là phải chấp nhận.

​​​​Nói về nguyên lý thiết kế, có 5 hay 6 giáo án khác nhau trên toàn thế giới, vấn đề là ai cũng nghĩ là mình giỏi hơn, kể cả VN

Nguyên lý thiết kế yêu cầu đầu tiên là đẹp ( cái này thì còn phụ thuộc vào mỗi người) và cái quan trọng là công năng, tính công năng không có thì đẹp cũng vứt.

Căn nhà không phù hợp với sinh hoạt và lối sống của gia đình chủ nhà, chỉ cần duy nhất điểm này thôi thì đã là một thiết kế thất bại rồi.

Trích phát biểu của một bà nội trợ

Thiết kế của các KTS nhìn phối cảnh thì đẹp , xanh mát , gần gũi với thiên nhiên . Thể hiện rõ ràng phong cách thiết kế mà mình muốn hướng đến . Mọi vật dụng đặt để trong nhà đều tối giản , tạo cho ngưởi sử dụng cảm giác thư thái với không gian trống nhiều . Cách làm này tạo sự tương phản với đám rừng cây chen chúc bên ngoài . Giúp không gian nội thất đậm chất thiền , yên tĩnh . Nhưng tiếc thay mấy bà nội trợ như em đâu có biết nghệ thuật sắp đặt , món Việt thì đủ thứ cầu kì . Nhà con nít thì đông , đồ đạc lủ khủ . Kết quả là cả nhà tràn ngập đồ đạc , được sắp đặt lại theo sinh hoạt gia đình . Ý tưởng của kts phá sản luôn .

Trích phát biểu của một KTS

Kể cả cái nhà đoạt giải ở Quảng Ninh, chính chủ nhà là a Liên gọi mình ra binh lại nội thất, năm đó mình bó tay. Vì cái nhà hình chữ Chu () nên phòng toàn hình ovan , thêm 1 cái là đất thì rộng ảnh cho trồng cây hết mẹ, phòng ngủ thì nhỏ như nhà Nhật, nằm ngủ như cái phòng trong toa xe. E potay, về Saigon và quên nó luôn vì khả năng mình ko thể làm đc gì. Xứ Quảng Ninh nó lạnh rét mà ảnh ốp đá núi từ trong ra ngoài , nên ctrinh đó đc đặt tên Nhà đá. Vào nhà đá thì mùa rét sẽ như nằm trong tủ lạnh .

Như vậy chuyện rõ như ban ngày, mấy cái nhà đoạt giải này kia đều phục vụ thi thố chứ không phục vụ mục đích ở. Rồi kts nhiều anh không rõ vô tình hay cố ý tạo phong cách cho mình bằng diện mạo, lối sống, suy nghĩ, lời nói...lập dị. Nói chung mỗi người đều có quyền tự chọn cho mình 1 cách sống, không phương hại đến người khác là ok rồi.
 
27/10/16
94
4
Trích và chế

Khó nhất của làm nghệ thuật là sự giao thoa của người sáng tạo và người thưởng thức đều cùng level với nhau, có sự đầu tư đúng đắn về mặt tài chính, nghệ thuật. Bất kì lời phàn nàn về bất kỳ tác phẩm của bất kỳ kts nào đều chứng tỏ không hiểu thế nào là kiến trúc hoặc cảm hứng sáng tạo của kiến trúc sư đó.

Với những kts xem kiến trúc là nghệ thuật là khi họ thể hiện được sự tìm kiếm cảm hứng của họ, đó không phải chuyện để tranh cãi, do đó là vấn đề cá nhân của người kts, kiến trúc của họ là đại diện của thứ kiến trúc tự biểu hiện, một thứ kiến trúc mà thiên về mang tính cá nhân hơn thứ tiện ích đại chúng, kiến trúc vị kiến trúc, họ chỉ quan tâm sử dụng những thứ hình học kỳ lạ hay vật liệu lạ kỳ với mục đích đối nghịch – để truyền bá các mối quan tâm cá nhân của họ.
khi anh dây với họ là anh phải chấp nhận cho họ bộc lộ một cách ngạo mạn sự chối từ của họ đối với việc tuân thủ bối cảnh bản địa cũng như công năng … thay vào đó phải để cái tôi biểu hiện của một siêu sao kiến trúc nghiền nát tất cả những thứ khuôn phép thường thức.


Nguồn

Tại sao kiến trúc không phải nghệ thuật ? (và không nên là nghệ thuật)

Trong những năm gần đây, có rất nhiều cuộc thảo luận về cái gọi là mục đích tối thượng của kiến trúc nên là gì, với nhiều câu trả lời trải dài từ việc sáng tạo ra hình khối cho đến việc điều chỉnh những sai trái xã hội. Nhưng theo Lance Hosey, có lẽ cái định nghĩa ít có ý nghĩa nhất hiện nay đang được sử dụng tràn lan rằng kiến trúc là “nghệ thuật”. Trong bài viết này, nguyên gốc đăng trên blog cá nhân của ông tại Huffington Post, Hosey lý luận rằng khái niệm về kiến trúc như một dạng của nghệ thuật không chỉ nhầm lẫn đối với công chứng, mà còn tiềm ẩn những thiệt hại đối với xã hội.

“Dừng việc lầm lẫn giữa kiến ​​trúc và nghệ thuật” Patrik Schumacher đòi hỏi, người vốn là cộng sự của Zaha Hadid, viết trên mạng xã hội năm 2014: “Kiến trúc sư chịu trách nhiệm cho Hình thức trong môi trường xây dựng, không phải nội dung của nó… Kiến trúc không phải là Nghệ thuật mặc dù Hình thức chính là sự đóng góp cụ thể của chúng ta vào sự phát triển của xã hội thế giới. Chúng ta cần phải hiểu làm thế nào các hình thức mới có thể tạo ra một sự khác biệt trong sự tiến bộ của nền văn minh thế giới. “
 

ngonhubu

Thành viên cơ bản
8/11/14
150
57
Ý anh vuyen nói căn nhà này
giadinh.vnexpress.net/photo/khong-g...anh-giai-kien-truc-xanh-viet-nam-2981428.html
Qua 3 Căn nhà: Nhà Cây Xanh Tân Bình (của bạn tui), Nhà Đá Quảng Ninh như link, Nhà Cây Xanh Nguyễn Phi Khanh (chưa xây xong nhưng tui dựa trên Bản vẽ phối cảnh dựng trước công trình), tui nghĩ là:
1. Chỉ khi nào thật giàu, đã có 9 Căn nhà để ở và cho thuê thì mới giao Căn nhà thứ 10 cho các KTS trình diễn.
2. Đã giao nhà cho các KTS trình diễn xong rồi thì đừng bao giờ tặc lưỡi, kẻo sau này đầu thai thành con tắc kè!
3. Đã giao nhà cho KTS trình diễn xong rồi thì đừng bao giờ mời bất kỳ anh kiến nào chỉnh sửa lại. Làm cách nào mà chỉnh sửa được! Nếu không thích (do bất tiện trong sinh hoạt) thì chịu đau đập bỏ, càng chỉnh sửa sẽ càng sa lầy!
 

ngochuyh

Thành viên chính thức
21/5/13
126
4
Kiến trúc là một ngành đặc thù nằm giữa hai lĩnh vực: nghệ thuật và kỹ thuật. Một kiến trúc sư giỏi là người biết dung hòa hai lĩnh vực có vẻ mâu thuẫn đó, dựa trên những cơ sở kỹ thuật chính xác để thăng hoa cùng những sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Bởi vậy, người ta thường ví kiến trúc sư như một nhà toán học mang tâm hồn lãng mạn của một nghệ sỹ.

Công việc của một kiến trúc sư là thiết kế mặt bằng, không gian, hình thức, cấu trúc của một công trình và cung cấp những giải pháp về kiến trúc (công năng, thẩm mỹ, giải pháp kĩ thuật) ở các lĩnh vực xây dựng khác nhau. Xuất phát từ nhu cầu thực tế về nơi ở, vui chơi, làm việc, đi lại,… kiến trúc sư sẽ cho ra đời những bản thiết kế, mô hình, đồ án,… và vận dụng côngnghệ thông tin để đưa ra những không gian ảo, từ đó thi công thành công trình hoàn chỉnh. Những tòa nhà, con đường, cây cầu, công viên cho đến khu phố, khu đô thị và cả thế giới tương lai đều được “định hình” từ khối óc chính xác, trái tim lãng mạn, tâm hồn bay bổng và đam mê cháy bỏng của những kiến trúc sư tài ba. Cùng với phối cảnh 3D thể hiện ý tưởng thiết kế sáng tạo và độc đáo là những bản vẽ kiến trúc 2D đáp ứng yêu cầu về công năng và kỹ thuật xây dựng.

Kiến trúc không phải là thi thố năng khiếu vẽ và sắp đặt vật thể
 
Hình như mọi người quá sa đà, ở đây đang tính ĐẠI CHÚNG, rõ ràng là không có tính ĐẠI CHÚNG rồi

Nhiều người cứ bám vào lập luận rằng nhà đẹp nhưng không thoải mái, tiện nghi ... rằng kiến trúc không phải là nghệ thuật biểu diễn. Xin thưa rằng thế nào là thoải mái? thế nào là tiện nghi? rõ ràng là nhu cầu của mỗi người một khác ... đơn giản như chuyện quen bạn gái.

Thiết kế đep mà không đáp ứng công năng thì cũng như thiết kế những bộ thời trang trình diễn trên sân khấu chưa/hay không mặc trong cuộc sống hàng ngày.
4qoMpK5c94KWrhTbXl--THw_H02qK4qfe2Il7JWqsKY20Q8WKRnRZ8hEpZt_tQ7wf2QxNuR7cKXzeUt0UiSKlzVsCuFBIiSVnCZOJP9UN8M=s0-d-e1-ft

Nhà đẹp không tiện nghi như chuyện quen bạn gái, trong trường hợp này ví như cặp với gái đẹp nhưng không biết chia sẻ công việc, không biết làm việc nhà.

Vậy tại sao có những người đàn ông vẫn cặp với phụ nữ đẹp? Cũng như có những nhà thiết kế vẫn thiết kế thời trang chỉ để trình diễn sân khấu?

Những tay cặp kè gái đẹp chủ yếu là giỏi ( và giàu) và lắm gái, những tay thuê các KTS "trình diễn" thiết kế đều không nghèo, họ cần gái đẹp hay thiết kế kiểu như "trình diễn" vì họ cần thứ khác bổ sung cho họ.
4qoMpK5c94KWrhTbXl--THw_H02qK4qfe2Il7JWqsKY20Q8WKRnRZ8hEpZt_tQ7wf2QxNuR7cKXzeUt0UiSKlzVsCuFBIiSVnCZOJP9UN8M=s0-d-e1-ft


Chuyện một vài công trình nhà ở gia đình không phù hợp, con số đó chẳng nhằm nhò gì so với hàng trăm công trình đã thiết kế và được xây dựng cũng như đoạt giải mà các KTS "trình diễn" đã thực hiện.

Nhu cầu của mỗi người ở từng mỗi đẳng cấp sẽ là rất khác nhau. Nói như civic habanero hoàn toàn chuẩn xác, khi có nhiều ngôi nhà rồi, có thể xây dựng một căn nhà phá cách, âu cũng là một thú vui "chơi nhà" như bất kỳ thú vui tốn kém khác: chơi xe, chơi cây cảnh .... và tột đỉnh vẫn là chơi gái ;););););)
 

vuyen

Member
30/10/16
136
1
Công trình đẹp mà được thiết kế kém về công năng, kém khoa học, không mang lại tiện nghi và sự thoải mái cho người sử dụng thì cũng là đồ vứt đi. Bởi vì đã gọi là công trình dân dụng thì mục đích chính là để dụng chứ không phải để nhìn, và con người trước khi có được cái "want" thì phải đảm bảo cái "need". Muốn chỉ có đẹp thôi thì nên đi xây tượng đài, bảo tàng.

Ở những nước phát triển, mặc dù nhà ở của họ không màu mè hoa lá nhưng lại rất ngăn nắp, gọn gàng và hết sức khoa học, cả bề ngoài lẫn bên trong, đó mới gọi là thiết kế kiến trúc nhà cửa

Nhà thiết kế thời trang khác với KTS thiết kế dân dụng, thời trang độc, lạ rồi vứt ... công trình thì cần công năng, cần bền bỉ với thời gian.

Nhìn tác phẩm của mấy KTS phá cách, đẹp đâu không thấy, thấy ngộ ngộ và nổ banh chành. Lần đầu tiên nghe có một kiến trúc "siêu phàm" dùng tre làm cột và đà dài trên 4 mét, mà thế giới chưa hề làm được, tọa lạc trên Bình Dương. Bỏ thời gian cất công lên tận nơi xem..... thì phát hiện cả một bó tre bao quanh mấy cái cột sắt ...... không biết lý do nào nổ quá bom hạt nhân, thế là về phải hì hục đọc toàn bộ bài luận minh giải về kiến trúc Mây Tre Lá Gió này .... để biết lý do giải thưởng ... và như thường lệ sau bao nhiêu năm Việt Nam mở cửa với thế giới ..... tự nhiện lạm phát giải thưởng quốc tế cho mọi ngành nghề ..... cho nên như thường lệ đoạt giải quốc tế không có gì là lớn lao, trừ khi chính chủ đoạt giải và công bố nội dung đoạt giải ... Kiểu như KTS Ngô Viết Thụ có bộ hồ sơ minh giải rõ ràng bản thiết kế Dinh Độc Lập, cũng như bộ luận văn thiết kế giúp Ông đoạt giải tại La Mã.

Thôi cứ đơn giản giống như phim đem đi dự giải với phim chiếu rạp vậy.
Một cái phim mà đôi khi giám khảo có chục ông khìn khìn như nhau ngồi tung hô, đem ra rạp thì chết ngắc thì vứt.
Khi nào vừa đạt nhiều Oscar vừa lập kỷ lục phòng vé thì hẵng gọi đó là thiên tài.
 
Mỗi người có một quan điểm hành nghề, vật vã để cho người khác sướng là quan điểm ĐẠI CHÚNG, quan điểm kiến trúc sư là một nhà kỹ thuật dân dụng có tâm hồn nghệ sĩ và biết làm cách làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng là quan điểm ĐẠI CHÚNG .... giống giáo trình dạy trong trường kiến trúc .... kiến trúc là một ngành nghệ thuật xây dựng, kiến trúc sư là người vẽ lên những tác phẩm nghệ thuật ..... bằng bê tông cốt thép, gạch đá xi măng .... nên kiến trúc sư không thể quên công năng của cái vật thể mà mình có trách nhiệm thể hiện.

Tuy nhiên phần lớn KTS tự hào có người thuê họ vẽ, nhưng cũng có những người hiếm hoi đem cái tôi của mình áp đặt ra thế giới và tự hào cả thể giới phải làm theo anh ta. Đó lànhững người chọn lối sống dấn thân. Đó là những người luôn thách thức các chuẩn mực, giới hạn chung của xã hội .... làm các công trình không giống ai cũng là đóng góp cho xã hội theo cách của họ, mà chắc chiếm tỷ lệ 1% trong giới KTS và có thể chỉ có 0,1% thành công, còn 0,9% thất bại và bị đánh giá là khùng ... nhưng biết đâu 10 năm, 50 năm, 100 năm hoặc lâu hơn thế nữa mới được xã hội thừa nhận.

Nghệ thuật vị nghệ thuật thay vị nhân sinh cũng đều là nghệ thuật hết, mỗi loại nghệ thuật đều phục vụ cho một nhóm đối tượng nào đó, cũng như thế Kiến trúc vị Kiến trúc hay Kiến trúc là Nghệ thuật cũng thế thôi. Nói thật lòng, nhiều KTS sẽ rất buồn, khi cuộc đời vì mưu sinh, chuyện cơm áo gạo tiền .... chỉ đi gia công những tác phẩm bình dân ( từ nôm na gọi là "hàng chợ") theo ý khách hàng, mà không được làm những tác phẩm biểu diễn thỏa sức sáng tạo và ý tưởng của bản thân, thậm chí còn được khách hàng bỏ tiền để mình sáng tạo.
 

vuyen

Member
30/10/16
136
1
Trích lời của KTS Lê Phương

Khi đánh giá so sánh một sự vật hiện tượng chúng ta cần phải có một mốc chuẩn để từ đó hình thành ra các hệ quy chiếu. Ví dụ nói anh thật là giàu, nhưng phải xem việc giàu đó dựa trên thang điểm đánh giá nào?

Trong kiến trúc cũng vậy, để đánh giá một công trình, chúng ta cũng cần có những mốc chuẩn để có cái nhìn toàn cảnh và chính xác. Mốc chuẩn người ta thường lấy là các bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn và nguyên lý. Nhưng đôi khi có những công trình thì chẳng cần đến công việc có tính khoa học trên, chỉ cần nhìn nhận cảm tính thôi cũng đã đủ.

Kiến trúc có những cái thuộc về nguyên lý, nhập môn kiến trúc đã có một bài cơ bản nhất là nguyên lý kiến trúc dựa trên kích thước con người, cho mỗi hoạt động của con người. Rộng ra sẽ có các nguyên lý dành riêng cho từng thể loại trong đó có thể loại nhà ở. Các nguyên lý này là cơ sở để một nhóm, một tập thể hay một quốc gia căn cứ xây dựng ra bộ quy chuẩn kiến trúc, phát triển rộng có các bộ tiêu chuẩn kiến trúc. Tất cả những thứ này đều có trên kệ sách của các nhà sách. Ai quan tâm đều có thể tiếp cận dễ dàng.

Ví dụ như thế này: người ta tính toán ra rằng kích thước dọc tối thiểu để con người có thể ngồi xí là 1,2m dĩ nhiên là cửa nếu có phải mở ra ngoài. Bề ngang tối thiểu cho một vị trí ngồi ăn 0,6m và tầm với lên bàn ăn tối thiểu 0,9m với bàn 2 người nhìn nhau và 0,6 với bàn đơn.

Nguyên lý này có chút thay đổi tùy theo kích thước cơ sở và tập quán sinh hoạt. Nhưng nhìn chung con người trên thế giới là hoàn toàn giống nhau, không có nhiều khác biệt. Ví dụ như khi ngủ chúng ta có nhiều tư thế nghiêng ngửa sấp, nhưng dứt khoát không ai ngủ theo kiểu mông chổng lên đầu cắm xuống. Hoặc chỉ thích đi bằng hai tay trong khi hai chân thì khoác lên vai.

Căn cứ vào các nguyên lý thông thường đó, người có kinh nghiệm dễ dàng phát hiện ra được những điểm sai trong thiết kế của người khác. Có những cái sai thuộc về căn bản cũng có cái sai là sự phá cách và cũng có những cái sai không thuộc quy chuẩn mà nó chỉ có thể nhìn thấy sau một thời gian nhất định.

Những nguyên lý này là những trung gian so sánh chuẩn dành cho việc đánh giá một tác phẩm kiến trúc.
 

HuynhTran

Thành viên cơ bản
21/5/13
169
14
Soi về những tác phẩm nhà lạ, thì bên trang soi.com.vn soi khá kỹ rồi
Mọi người có thể đọc, và có thể kết thúc đề tài này được rồi

Lạm bàn về thể loại nhà “lạ”

Trích

Trước tiên phải có lời ngợi khen anh N, sau đó đến chủ nhà. Điều tôi khen không phải ở thiết kế mà là ở trình thuyết phục chủ nhà của anh đã đạt tầm rất cao.

Thật như vậy, để kéo được gia chủ ra khỏi đám đông những lối mòn là điều hoàn toàn không dễ, nhất là trong một việc gắn liền với đồng tiền đầu tư. Để làm được như vậy, ngoài trình độ cần phải có kiến thức, khả năng lý luận, uy tín và cả mác nước ngoài nữa. Người Việt Nam mình bản chất nghèo, nhìn ra thế giới thấy cái gì cũng vỗ tay, thấy Tây làm cái này cái kia thì kiểu gì cũng lung linh cả. Có người còn đùa đến cục cứt Tây cũng thơm. Tôi từng gặp không ít trường hợp các chủ đầu tư nghe hơi Tây là chịu một phép, thật chứ chẳng đùa. Thế nên thỉnh thoảng gặp trường hợp chủ đầu tư mộ Tây quá (đặc biệt ở tỉnh), để tăng sức nặng thuyết phục, tôi hay mời hai anh bạn người Mỹ cùng đi; mà bạn tôi: một người làm đầu bếp, một người là chuyên gia phân tích tài chính, chỉ ngồi thôi chẳng phải gì. Và kết quả luôn ổn. Nhưng phải nói ngay rằng, không vì thế mà chúng tôi đưa ra những ý tưởng điên rồ hay làm lãng phí tiền bạc của chủ đầu tư; biện pháp trên chỉ là “dĩ độc trị độc”.

Trích

- Cái nhà để ở, trước tiên phải là “nhà”. Nhà trước hết phải phục vụ cho việc sống tốt sống bền vững của con người chứ không thể ngược lại.

- Bê tông rất nặng, thế nên tiền bạc phải chi ra cũng nặng, nếu bạn không có dư xin đừng học theo. Bê tông là cuộc chơi của những điêu khắc gia và của đại gia.

- Phải hết sức để ý đến sự cân bằng về ánh sáng, gió, nước. Cái tốt nhưng nhiều quá cũng thành cái hại.

- Khi làm nhà tuyệt đối không để nhà xí trên bàn thờ, bếp, phòng ngủ, phòng làm việc.

- Hết sức lưu ý không để đà, tường của tầng trên chạy vắt qua giường ngủ các tầng dưới.

- Màu sắc, ánh sáng cũng là một phần của phong thủy, cố gắng tìm đến những màu sắc trong sáng, nhẹ nhàng. Những màu quá tối hay quá sặc sỡ chỉ hợp trong một khoảng thời gian ngắn trong ngày.

- Cản bụi, cản côn trùng là cách để chúng ta sống khỏe mạnh. Tiết kiệm công sức dọn dẹp hàng ngày cũng là cách tiết kiệm tiền (nếu phải thuê người) và có dư thời gian để dành cho gia đình (nếu phải tự làm).

- Đến Mỹ giàu như vậy, tuy không có hàng rào, nhưng nhà nào cũng là một pháo đài cùng với việc tuần tra vòng ngoài của cảnh sát. Để sống hớ hênh không phòng thủ tại Mỹ thì chỉ tổ tốn tiền cho công ty vệ sỹ nếu muốn ngủ ngon.

- Biến nhà mình thành một biểu tượng và ai cũng biết chính xác nhà mình bố trí như thế nào, lúc đầu thì cũng thích đấy, nhưng càng về sau sẽ càng khó sống. Kiến trúc sư thì ai cũng thích danh tiếng, đánh bóng tên tuổi và cũng là cách quảng cáo sản phẩm của mình càng rộng rãi càng tốt để thu hút thêm khách hàng. Nhưng gia chủ thì chỉ nên chấp nhận cho quảng bá nhà mình khi nhìn thấy một điểm lợi nào đó, ví dụ như nhà quá đẹp và cần bán giá cao, còn nhà để ở thì hết sức cân nhắc.

Dù sao, tôi không mất tiền xây và cũng chẳng phải ở trong căn nhà đó, thế nên tôi sẽ cổ vũ họ, những người dũng cảm.