Cây xanh đô thị - cây có chiều cao lớn - có nên trồng trên phố?

  • Người khởi tạo Người khởi tạo MoLang
  • Ngày gửi Ngày gửi

MoLang

Chiềng làng chiềng nước
Thành viên BQT
20/4/13
148
37
Mắt tôi dừng lại rất lâu trước bức ảnh chụp một người đàn ông lớn tuổi lặng nhìn cây sưa cổ thụ đổ rạp sau bão Yagi, trong bài báo viết rằng: khắp Hà Nội, hơn 17.000 cây xanh bật gốc, gãy thân, la liệt chắn ngang nhiều tuyến phố.

Nhiều người dân Thủ đô sáng nay tan bão, đã dong xe làm một vòng để trở về với nỗi xót xa cho những cái cây vốn đã trở thành một phần linh hồn của đô thị Hà Nội.

Cây đổ cũng là một trong những nguyên nhân gây thiệt mạng cho 14 người trong cơn siêu bão vừa qua.

Nhưng không chờ đến bão, thỉnh thoảng, nhánh cây già ở đâu đó vẫn thình lình rơi, cướp đi mạng sống của con người. Gần đây nhất, một phụ nữ tử vong khi đang đi trên đường An Dương Vương, quận 5, TP HCM vì nhánh cây đổ vào người.

Những thiệt hại nặng nề này khiến một câu hỏi cũ lại được đặt ra: có nên giữ lại cây cổ thụ ven đường hay mạnh dạn thay thế bằng cây nhỏ hơn, phù hợp hơn.

Về lâu dài, cổ thụ trên vỉa hè nên được xem xét thay thế bằng cây thấp hơn với tán phủ tốt hơn để đảm bảo an toàn. Các lý do chính bao gồm:

Việc trồng cổ thụ cao hàng chục mét trên vỉa hè rất ít gặp ở nhiều quốc gia. Các nước đã thực hiện chương trình thay thế luân phiên cây lớn để đảm bảo an toàn. Cây quá cao thường không che bóng hiệu quả, vì phần lớn thời gian trong ngày, bóng cây sẽ đổ vào nhà dân hơn là lòng đường.

Cây cổ thụ với bộ rễ lớn dọc vỉa hè có thể gây hư hại hạ tầng kỹ thuật, bong tróc nền đường và tốn kém chi phí chăm sóc, bảo trì hơn nhiều so với cây nhỏ.

vnexpress.net/co-thu-co-nen-trong-tren-pho-4790457.html

Chuyên gia này chắc ở nước ngoài có ý kiến nước ngoài có trồng cổ thụ nhiều trên đường đô thị đâu

Một ý kiến khá nổi cộm
 
eHARQCD.jpeg


Việt Nam đất nước thường xuyên chịu mưa bão lốc xoáy, có lẽ đến lúc phải thay đổi tư duy

Nhiều con đường mới ở các đô thị miền Nam đã công nhận sai lầm khi trồng cây dầu gió trên đường, nay khi câu cao trên 20m chặt đi thì không được, để lại cũng không xong

Hiện nay đang có phong trào cho rằng cây xanh mấy chục năm là vô giá, là lịch sử, văn hóa... đốn nó đi rồi làm sao lấy lại được ... mặc dù khá mớ hồ khi xác định tiêu chí gì để thành “cây vô giá”? Cây nào là “cây lịch sử”? Cây nào là “cây văn hoá”?

Yêu thiên nhiên là bảo vệ và trồng thêm rừng, cứu hộ và không săn bắt động vật hoang dã

Còn giữa đô thị thì con người phải được ưu tiên vì đô thị được xây dựng lên là để con người sinh sống, mọi thứ có trong đô thị là để phục vụ con người, không có lý do gì con người phải hy sinh lợi ích, gánh rủi ro, thậm chí mất mạng chỉ vì bảo vệ những hàng cây đã quá cao to như thế.