PGS Nguyễn Châu Lân, Phó trưởng Bộ môn địa kỹ thuật, Khoa Công trình, Trường Đại học Giao thông Vận tải, đã có chuyến đi thực địa tại thôn Làng Nủ, xã Long Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Ông đã đưa ra một số nhận định ban đầu về cơ chế của dòng lũ bùn đá tại đây:
Theo PGS Nguyễn Châu Lân, thực tế cho thấy một số nhà dân khu vực hình quạt phía dưới vẫn an toàn, nhờ vị trí đủ cao so với phạm vi dòng chảy của lũ. Qua đó cho thấy, nếu lượng mưa giờ lớn hơn 40 mm, lượng mưa tích lũy trên 200 mm, cơ quan chức năng có thể xem xét để cảnh báo người dân về nguy cơ trượt lở, lũ bùn đá, từ đó xác định các khu vực có địa hình, địa chất, đặc điểm tương tự để giúp người dân tìm cách phòng tránh an toàn.
Vị trí thôn Làng Nủ là vị trí đứt gãy địa chất. Đây là trí nguy hiểm khi có tai biến địa chất xảy ra. Chính quyền cần khuyến cáo người dân không làm nhà ở các vị trí này.
"Tuy nhiên, để có thêm những thông tin chính xác về nguyên nhân gây ra cơ chế lũ ở thôn Làng Nủ sáng 10.9, các nhà khoa học cần tiếp tục nghiên cứu, đo đạc hiện trường để xác định nguyên nhân chính xác của dòng bùn tích tụ, từ đó xác định các khu vực tương tự có địa hình, địa chất, dòng chảy tương tự. Có thế chúng ta mới đưa ra được những khuyến cáo cần thiết phục vụ vấn đề quy hoạch, giúp người dân tìm được các vị trí an toàn để ở", PGS Nguyễn Châu Lân đề xuất.
Nếu cần thêm chi tiết vui lòng truy cập
thanhnien.vn/tieng-gam-cua-con-lu-lang-nu-den-tu-dau-185240926182328733.htm
Ông đã đưa ra một số nhận định ban đầu về cơ chế của dòng lũ bùn đá tại đây:
- Nguyên nhân: Lũ bùn đá xảy ra do mưa lớn tập trung tại một điểm, gây trượt lở đất đá từ núi Con Voi. Mưa lớn vào sáng ngày 9/9 đã đạt mức 57 mm trong 1 giờ, với lượng mưa tích lũy ngày 9/9 là 500 mm.
- Cơ chế: Dòng lũ bùn đá bao gồm đất, đá và nước. Khi trượt lở đất đá xảy ra, dòng chảy này sẽ phá hủy mọi thứ trên đường đi của nó. Dòng lũ bùn đá thường có ba phần: phần phát sinh trượt lở ban đầu, dòng chảy chính với kênh dẫn có độ dốc lớn, và vùng lắng đọng của lũ bùn đá.
- Đặc điểm:
- Chiều dài dòng lũ bùn đá từ đỉnh núi Con Voi xuống thôn Làng Nủ là 3,6 km.
- Diện tích ảnh hưởng của dòng lũ bùn đá là khoảng 38 ha.
- Chiều sâu tích tụ dòng bùn từ 8 - 15 m, nơi sâu nhất khoảng 18 m.
- Vận tốc dòng chảy là 20 m/giây, thời gian chảy từ trên núi xuống khoảng 10 - 15 phút
- Thiệt hại: Trận lũ bùn đá đã san phẳng 37 căn nhà tại thôn Làng Nủ, với hơn 100 nhân khẩu bị ảnh hưởng. Đến ngày 24/9, đã có 56 người thiệt mạng và 11 người vẫn mất tích
Theo PGS Nguyễn Châu Lân, thực tế cho thấy một số nhà dân khu vực hình quạt phía dưới vẫn an toàn, nhờ vị trí đủ cao so với phạm vi dòng chảy của lũ. Qua đó cho thấy, nếu lượng mưa giờ lớn hơn 40 mm, lượng mưa tích lũy trên 200 mm, cơ quan chức năng có thể xem xét để cảnh báo người dân về nguy cơ trượt lở, lũ bùn đá, từ đó xác định các khu vực có địa hình, địa chất, đặc điểm tương tự để giúp người dân tìm cách phòng tránh an toàn.
Vị trí thôn Làng Nủ là vị trí đứt gãy địa chất. Đây là trí nguy hiểm khi có tai biến địa chất xảy ra. Chính quyền cần khuyến cáo người dân không làm nhà ở các vị trí này.
"Tuy nhiên, để có thêm những thông tin chính xác về nguyên nhân gây ra cơ chế lũ ở thôn Làng Nủ sáng 10.9, các nhà khoa học cần tiếp tục nghiên cứu, đo đạc hiện trường để xác định nguyên nhân chính xác của dòng bùn tích tụ, từ đó xác định các khu vực tương tự có địa hình, địa chất, dòng chảy tương tự. Có thế chúng ta mới đưa ra được những khuyến cáo cần thiết phục vụ vấn đề quy hoạch, giúp người dân tìm được các vị trí an toàn để ở", PGS Nguyễn Châu Lân đề xuất.
Nếu cần thêm chi tiết vui lòng truy cập
thanhnien.vn/tieng-gam-cua-con-lu-lang-nu-den-tu-dau-185240926182328733.htm