Cơ chế của dòng lũ bùn đá tại Làng Nủ

vietbuild news

Junior Member
8/9/17
95
16
PGS Nguyễn Châu Lân, Phó trưởng Bộ môn địa kỹ thuật, Khoa Công trình, Trường Đại học Giao thông Vận tải, đã có chuyến đi thực địa tại thôn Làng Nủ, xã Long Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
mo-phong-lu-lang-nu-2-17273493626001130254848.jpg

mo-phong-lu-lang-nu-17273493626251086013055.jpg

Ông đã đưa ra một số nhận định ban đầu về cơ chế của dòng lũ bùn đá tại đây:
  1. Nguyên nhân: Lũ bùn đá xảy ra do mưa lớn tập trung tại một điểm, gây trượt lở đất đá từ núi Con Voi. Mưa lớn vào sáng ngày 9/9 đã đạt mức 57 mm trong 1 giờ, với lượng mưa tích lũy ngày 9/9 là 500 mm.
  2. Cơ chế: Dòng lũ bùn đá bao gồm đất, đá và nước. Khi trượt lở đất đá xảy ra, dòng chảy này sẽ phá hủy mọi thứ trên đường đi của nó. Dòng lũ bùn đá thường có ba phần: phần phát sinh trượt lở ban đầu, dòng chảy chính với kênh dẫn có độ dốc lớn, và vùng lắng đọng của lũ bùn đá.
  3. Đặc điểm:
    • Chiều dài dòng lũ bùn đá từ đỉnh núi Con Voi xuống thôn Làng Nủ là 3,6 km.
    • Diện tích ảnh hưởng của dòng lũ bùn đá là khoảng 38 ha.
    • Chiều sâu tích tụ dòng bùn từ 8 - 15 m, nơi sâu nhất khoảng 18 m.
    • Vận tốc dòng chảy là 20 m/giây, thời gian chảy từ trên núi xuống khoảng 10 - 15 phút
  4. Thiệt hại: Trận lũ bùn đá đã san phẳng 37 căn nhà tại thôn Làng Nủ, với hơn 100 nhân khẩu bị ảnh hưởng. Đến ngày 24/9, đã có 56 người thiệt mạng và 11 người vẫn mất tích
Những thông tin này giúp hiểu rõ hơn về cơ chế và tác động của dòng lũ bùn đá tại Làng Nủ.

Theo PGS Nguyễn Châu Lân, thực tế cho thấy một số nhà dân khu vực hình quạt phía dưới vẫn an toàn, nhờ vị trí đủ cao so với phạm vi dòng chảy của lũ. Qua đó cho thấy, nếu lượng mưa giờ lớn hơn 40 mm, lượng mưa tích lũy trên 200 mm, cơ quan chức năng có thể xem xét để cảnh báo người dân về nguy cơ trượt lở, lũ bùn đá, từ đó xác định các khu vực có địa hình, địa chất, đặc điểm tương tự để giúp người dân tìm cách phòng tránh an toàn.

Vị trí thôn Làng Nủ là vị trí đứt gãy địa chất. Đây là trí nguy hiểm khi có tai biến địa chất xảy ra. Chính quyền cần khuyến cáo người dân không làm nhà ở các vị trí này.

"Tuy nhiên, để có thêm những thông tin chính xác về nguyên nhân gây ra cơ chế lũ ở thôn Làng Nủ sáng 10.9, các nhà khoa học cần tiếp tục nghiên cứu, đo đạc hiện trường để xác định nguyên nhân chính xác của dòng bùn tích tụ, từ đó xác định các khu vực tương tự có địa hình, địa chất, dòng chảy tương tự. Có thế chúng ta mới đưa ra được những khuyến cáo cần thiết phục vụ vấn đề quy hoạch, giúp người dân tìm được các vị trí an toàn để ở", PGS Nguyễn Châu Lân đề xuất.

Nếu cần thêm chi tiết vui lòng truy cập

thanhnien.vn/tieng-gam-cua-con-lu-lang-nu-den-tu-dau-185240926182328733.htm
 
Phần mềm HEC-RAS có thể tính toán được lũ bùn. HEC-RAS (Hydrologic Engineering Center’s River Analysis System) là một công cụ mạnh mẽ được phát triển bởi Quân đoàn Kỹ sư Hoa Kỳ để mô phỏng dòng chảy thủy lực. Nó có khả năng mô phỏng dòng chảy bùn và mảnh vụn, bao gồm cả các dòng chảy không Newton. Từ đó có thể sử dụng HEC-RAS để phân tích và dự đoán các hiện tượng lũ bùn, giúp quản lý và giảm thiểu rủi ro từ các sự kiện thiên tai này.

Nhưng PGS Nguyễn Châu Lân nước đôi khi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục nghiên cứu và đo đạc hiện trường để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra lũ bùn ở thôn Làng Nủ, cần phải
  1. Nghiên cứu và đo đạc hiện trường: Để xác định chính xác nguyên nhân của dòng bùn tích tụ.
  2. Xác định các khu vực tương tự: Tìm ra những khu vực có địa hình, địa chất và dòng chảy tương tự để dự đoán và phòng ngừa các sự cố tương tự.
  3. Đưa ra khuyến cáo: Dựa trên các nghiên cứu, đưa ra các khuyến cáo cần thiết để quy hoạch và giúp người dân tìm được các vị trí an toàn để sinh sống.
Mục tiêu cuối cùng là đảm bảo an toàn cho người dân và hỗ trợ công tác quy hoạch hiệu quả hơn, hay quảng cáo phần mềm HEC-RAS để lập một đề tài về ứng dụng HEC-RAS? Vì phòng ngừa lũ bùn bảo vệ cộng đồng và cơ sở hạ tầng là là một vấn đề tổng thể của nhiều giải pháp:
  1. Công trình chỉnh trị:
    • Đập chắn bùn đá: Xây dựng các đập chắn để ngăn chặn dòng chảy bùn đá và giảm thiểu tác động của lũ bùn.
    • Kè bờ và lòng dẫn: Tăng cường và bảo vệ bờ sông, suối để giảm thiểu xói mòn và sạt lở.
  2. Quản lý đất và nước:
    • Trồng cây và bảo vệ rừng: Tăng cường thảm thực vật để giữ đất và giảm thiểu xói mòn
    • Quản lý lưu vực: Kiểm soát và quản lý dòng chảy nước mưa để giảm thiểu nguy cơ lũ bùn
  3. Biện pháp hành chính và pháp lý:
    • Quy hoạch và xây dựng: Đảm bảo quy hoạch xây dựng phù hợp, tránh xây dựng ở những khu vực có nguy cơ cao.
    • Giáo dục và nâng cao nhận thức: Tăng cường giáo dục cộng đồng về nguy cơ và biện pháp phòng ngừa lũ bùn.
  4. Cảnh báo và ứng phó khẩn cấp:
    • Hệ thống cảnh báo sớm: Thiết lập các hệ thống cảnh báo sớm để thông báo cho người dân kịp thời di tản khi có nguy cơ lũ bùn
    • Kế hoạch ứng phó khẩn cấp: Xây dựng và thực hành các kế hoạch ứng phó khẩn cấp để đảm bảo an toàn cho cộng đồng
Chứ khoe phần mềm mô phỏng động lực học chất lỏng (CFD), chẳng hạn như SolidWorks Flow Simulation, Delft3D, và đặc biệt là FLO-2D là một phần mềm mô phỏng dòng chảy hai chiều, được thiết kế để dự báo và quản lý lũ lụt, đặc biệt là các hiện tượng dòng chảy không Newton như lũ bùn. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về FLO-2D:
  1. Ứng dụng: FLO-2D được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về lũ lụt, quản lý tài nguyên nước, và thiết kế các biện pháp giảm thiểu lũ lụt. Nó có thể mô phỏng các hiện tượng như lũ bùn, lũ lụt đô thị, vỡ đập, và ngập lụt ven biển.
  2. Tính năng: Phần mềm này cung cấp các công cụ để mô phỏng dòng chảy trên bề mặt tự do, dòng chảy trong kênh, và hệ thống thoát nước đô thị. Nó cũng hỗ trợ tích hợp với QGIS và cung cấp các plugin miễn phí và mã nguồn mở để xây dựng mô hình.
Còn đề cập HECRAS thì phải nói đầy đủ về GeoHECRAS giúp tăng tốc quá trình tạo mô hình HEC-RAS bằng cách sử dụng dữ liệu từ AutoCAD và GIS. Nó cho phép làm việc trực tiếp từ Google Maps và chỉnh sửa mô hình trong 2D và 3D vì PGS Nguyễn Châu Lân đang dùng GeoHECRAS
 
Ông bà nào ngon lên tiếng giúp - 10 giờ sáng nay 29-9, tại xã Việt Vinh nguyên nửa quả đồi lớn đã sạt lở trôi đất lấp hết 1 đoạn dài Quốc lộ 2 đi Hà Giang. Vụ sạt lở làm trôi 4 ngôi nhà dân xây kiên cố, nhiều xe ô tô tải, khách và xe con đang lưu thông trên QL 2.
461504441_7656700577766357_126468878050968841_n.jpg

461741764_7656700797766335_1668840593158504974_n.jpg

461516063_7656707491098999_7091683872341057744_n.jpg

[baobacgiang.vn/sat-lo-lu-quet-vui-lap-nhieu-nha-va-xe-o-ha-giang-125812.bbg]
[tuoitre.vn/sat-lo-de-trung-nhieu-xe-co-va-nha-dan-10-nguoi-bi-thuong-1-nguoi-chet-20240929121350312.htm]

Nói chung là lở đất với động đất không dự báo được

Và một vấn đề rất nan giải ở vùng Tây Bắc thì duy nhất người H'Mông không ở dưới thung khe,

Còn người Thái, Kinh di cư, Hà Nhì, Dao, Xá ... toàn bám thung khe, bao lần lũ quét chết nhiều, dù biết là sẽ bị đá lăn, lũ quét cũng kệ.

Vì ở những chỗ đó nuôi trồng được (hầu hết người miền núi dựa vào nuôi trồng), ở thung lũng ven suối thì đất đai bằng phẳng, màu mỡ, dễ canh tác, nguồn nước sẵn có, chỉ cần ra xa bờ suối vài trăm mét đã là sườn đồi dốc, người dân người ta biết hết, biết nguy hiểm, biết rủi ro chứ không phải không biết, nhưng không còn cách nào khác, họ phải phó mặc cho số phận thôi.
 
Vậy cơ chế này như thế nào?

Dự báo được cơ chế xong có dám chơi như thế này không?
461587344_505653522236492_2720698073688664453_n.jpg


Huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi) chi đầu tư 14 tỉ đồng thi công khẩn cấp chống sạt lở từ nguồn vốn của Trung ương hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở năm 2023 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Dự án khởi công ngày 15.7, dự kiến hoàn thành trước ngày 31.10.2024.
[thanhnien.vn/lanh-dao-huyen-o-quang-ngai-noi-gi-ve-2-lan-chong-sat-lo-nui-van-ca-vai-185240927180956742.htm]
[phunuonline.com.vn/quang-ngai-co-nen-bat-doi-phu-be-tong-de-chong-sat-lo-a1529738.html]