Nhà có điều kiện có cấm cản không cho theo học đại học ngành xây dựng không, dù là đam mê ham thích ?!

  • Người khởi tạo Người khởi tạo cumeodidem
  • Ngày gửi Ngày gửi

cumeodidem

Thành viên cơ bản
6/3/17
3
0
Thực trạng ngành xây dựng giờ nó sao sao í, thợ xây thì thiếu .... nhưng kỹ thuật đông như quân nguyên .

Hỏi han người trong nghề giờ cứ toàn nghe khuyên rằng nên tránh xa các trường như giao thông với xây dựng thủy lợi công trình ra .... vi ra trường theo công trình khổ cực mà mức đãi ngộ bèo bọt lắm.

Khổ nỗi đam mê mới oải
 
Ra trường có thể có 4 con đường:
- Làm cho dự án nước ngoài: Hiện tại các dự án ODA ít dần nên cũng khó tìm việc cho các nhà thầu nước ngoài. Nếu các nhà thầu nước ngoài làm vốn tư nhân thì thì toàn nhà thầu nước ngoài lọc lõi ở Việt Nam rồi, lên lương cao cũng khó.
- Làm cho công ty xây dựng trong nước: Lương thì bấp bênh, vì công ty không phải lúc nào cũng có việc, hiện tại thì không nhiều công ty có việc thường xuyên nên tìm công ty có lương cao càng khó nữa, nên những công ty nhiều việc lương cao thì phải cày như trâu bò, ít người trụ được.
- Vào nhà nước: Tùy vào hoàn cảnh của phụ huynh ... đây hiện là con đường sáng nhất và duy nhất.
- Làm riêng: Lập công ty rồi nhận công trình, cái này nếu là truyền thống của gia đình hoặc được ai đó setup .... chứ giai đoạn này tự khởi sự gần như là hết thiên thời địa lợi nhận hoà như cách đây hơn chục năm

Tình hình hiện nay thì các nhà thầu Việt Nam phần lớn đang tự ăn thịt mình ... nói chung hiện tại và tương lai gần kiếm tiền khó và vất vả lắm, khó mà giàu được bằng công việc của mình, trừ phi rất giỏi, hoặc gia đình có sẵn nền tảng. Kỹ sư xây dựng mới ra trường, chấp nhận đi xa, lương cũng đến chục triệu là cùng. Có kinh nghiệm thì cao hơn chút. Nói chung là khá vất vả so với các nghề khác.

Tất nhiên thì nếu yêu nghề thì vẫn có thể tồn tại được bằng nghề ... nhưng có đáng với một cái nghề học hành khá là vất vả, ra trường số người có thu nhập cao là rất ít, mà có cao đi nữa thì cũng phải đánh đổi quá nhiều thứ .... chỉ có là sau khoảng 10-15 năm ra trường, nghề cứng, thu nhập sẽ ổn định hơn.

Cứ nhìn cảnh sau khi ra trường, sau một thời gian lập gia đình, lương 3 cọc 3 đồng, làm thì vất vả, đi công trình liên miên lâu lâu mới về nhà thăm vợ con. Trong khi đó bọn tài chính, ngân hàng, kinh doanh ăn trắng mặc trơn, tiền không phải nghĩ, nước hoa thơm lừng mà nó lại cứ lượn qua lượn lại trước mặt vợ mình mới đau diều


1674823-201067-fb-img-1533687063419-18ktq6fpew6xtu0gvesd.jpg


Tuy là dân xây dựng, có đứa con gái nhưng sẽ tìm mọi cách để mong muốn chồng nó không phải là dân xây dựng
Mấy ông xây dựng sống lành mạnh thì hơi "đụt"
Ông nào tinh khôn thì rượu chè cờ bạc gái gú
Loại ở giữa, thì vì miếng cơm mang áo mà chịu nhục
 
Sửa lần cuối:
Hỏi han người trong nghề giờ cứ toàn nghe khuyên rằng nên tránh xa các trường như giao thông với xây dựng thủy lợi công trình ra .... vi ra trường theo công trình khổ cực mà mức đãi ngộ bèo bọt lắm.
Uh vì chê giao thông, thuỷ lợi ... đâm đầu học xây dựng với kiến trúc, giờ xây dựng với kiến trúc giờ thừa mứa luôn, được cái hội này thất nghiệp thì đi cai nhà phố hoặc làm cò BĐS tốt hơn đám giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước, điện công nghiệp. Nhưng mà ngành thuỷ lợi cầu đường thì phải chấp nhận uống rượu khá, và ăn ở bẩn và phải xa nhà thường xuyên

Nhưng muốn chọn ngành nào thì chọn, nếu nhà có điều kiện thì bằng 1 là kỹ thuật, bằng 2 là kinh tế, hỗ trợ cho nhau để xin việc.

Tương lai ngành xây dựng thì chắc chắn có phần đi xuống, đào tạo thì nhiều nhưng công trường chỉ cần dăm ba ông kỹ sư là quản được mớ công nhân rồi. Tuy nhiên xu hướng 4.0,_thì mấy ông áo trắng cổ cồn kinh tế mới dễ mất việc so với ngành xây dựng nồi đồng cối đá, vốn vẫn cần nhân lực thuần túy.
 
Trừ trường hợp nối nghiệp gia đình, nhà có điều kiện thì khuyên (khuyên thôi) đừng theo học xây dựng. Đi làm công trình ngành này được mấy cái thế này. Đọ rươu suốt ngày uống đần người đi. Tiếp xúc công nhân toàn đầu trâu mặt ngựa lớ ngớ nó đánh cho.


Ai cũng chỉ rình xem có cửa nào để ăn trộm ăn cắp ... kể cả chủ. Chưa nói thằng chủ thì luôn tìm cách nợ lương, quỵt lượng. Công trình đa số các doanh nghiệp quen biết nó nhận hết còn kỹ sư chủ yếu đi làm thuê. Được mấy thằng làm cho bọn nước ngoài hết công trình lại nghỉ.

Làm thì quần quật, nhưng lương thì thấp .... để được lương bằng thợ hồ cũng mất chục năm kinh nghiệm.
 
Đọc còm của các anh chị (?) mà buồn quá, em đăng ký cả năm rồi, nhưng lười còm, bức xúc quá.
Cá nhân e thích XD từ nhỏ, quyết tâm học XD, và giờ vẫn đang theo đuổi nghề XD. E ko dám múa rìu qua mắt thợ, nhưng e vẫn xin nhắc lại, làm nghề gì cũng vậy, cần có động lực và đam mê, chí ít là đam mê kiếm tiền. Quả thật so với 10 năm trước đây khi mà điểm trúng tuyển vào ngành XDDD tầm 26-27, năm nay giảm xuống còn 17.5, nghe có chút chạnh lòng nhưng nó đúng với xu hướng nghề nghiệp. Các con giời đam mê kinh tế, ngân hàng, CNTT vì cơ hội việc làm đang rất hot. Nhưng XD không phải là ko có đất sống, các anh chị thử nghĩ xem với sự phát triển bjo, nhà cửa cơ sở hạ tầng vẫn đang mọc lên đều đặn, xây mới hay cải tạo đủ cả.
SV XD ra trường có 2 hướng tiếp cập với nghề:
1. Kỹ sư thiết kế (ngồi bàn giấy). Để có được mức thu nhập tốt, điều kiện cần là có chuyên môn tốt, nếu ko muốn nói là cực tốt. Không biết gì mà đi thiết kế chỉ suốt ngày giải quyết sự cố, nếu ko muốn nói là sụp đổ. Hiện nay rất nhiều SV XD lười học, bàng quang với chính bản thân mình, vô trách nhiệm với gia đình, dẫn đến là dốt, ko ra được trường. Cuối cùng là thất nghiệp và xui các bạn trẻ đừng có vào xây dựng làm gì ???. Ngoài chuyên môn tốt thì ngoại ngữ (tiếng anh) là lợi thế rất lớn, do công việc hiện nay ko chỉ gói gọn trong nước mà hướng đến thị trường nước ngoài rất nhiều, bắt buộc kỹ sư phải giao tiếp và đọc hiểu được các tiêu chuẩn quốc tế. Nếu con cái các anh chị ngon theo hướng này thì thu nhập cứng trên dưới 20tr sau vài 3 năm là có cơ sở.
2. Kỹ sư công trường, cái này thì vất vả. Chuyên môn không đòi hỏi nhiều như số (1) nhưng cần con người năng động, khéo léo trong các mối quan hệ và có kỹ năng quản lý, sắp xếp công việc cực tốt. Sau vài năm nếu lên được cấp quản lý, thu nhập gấp 2 3 lần số (1) không phải là hiếm.

Ngành nghề nào chả có cái vất vả khó khăn riêng. Chứ cứ ngồi đếm cua trong lỗ thế này thì đừng chọn nghề nào cả, XH thay đổi từng ngày huống gì 5 năm nữa.
Đôi điều chia sẻ với các anh chị.
 
@dangthap89743
Người nào có năng lực và có chí tiến thủ, chăm chỉ.... như bạn kể thì học nghề khác, ngành khác công việc sẽ nhẹ nhàng hơn và thu nhập cao hơn nhiều.

Ví dụ học về kinh tế, mà kiến thức chuyên môn tốt, ngoại ngữ ngon, giao tiếp và phong cách chuyên nghiệp kiểu quốc tế nhự bạn đề cập thì môi trường làm việc tốt hơn, thu nhập cao hơn cái bạn nói là 20tr nhiều. Học về CNTT cũng thế, với con người như bạn nói thì thu nhập không thấp hơn bốn chục.

Ở đây người ta so sánh trên cùng một mặt bằng là một con người đó, với năng lực đó, với tính cách đó, với ý chí đó thì làm trong môi trường XD sẽ vất vả hơn về điều kiện làm việc, về mức thu nhập và cơ hội thăng tiến.

Còn học nghề nào ra chả có một số người ở mức thất nghiệp, một số người ở mức tằng tằng sống; một số khác ở mức thuận lợi. Có nhiều lever khác nhau.

Đừng lấy lever này của ngành này so với lever kia của ngành khác

Chưa nói là kỹ sư thiết kế gì mà có lương cao như vậy, chắc thiết kế cầu kim cương .... còn kỹ sư công trường được bao nhiêu % được thu nhập như bán nói? Ảo vờ lờ.
 
Nói chung học xong mà đi được theo con đường thiết kế cũng ổn. Như em có mấy khi phải đi công trình đâu. Hoặc ra làm nội thất, dự toán, thẩm đinh giá... Cái sự học XD chỉ là bước đầu thôi. Ra trường còn nhiều mảng khác trong nghề để làm mà, đâu nhất thiết phải đi thi công mới là kỹ sư XD. "Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh" các cụ dạy thì cấm có sai bao giờ.

Lại giống cảnh nhiều năm trước thiên hạ xúi con cháu vô học kinh tế, ngân hàng giờ sấp mặt hết rồi.
 
Thật tình mà nói nghề XD ko được đánh giá cao trong xã hội bởi vì trong mắt mọi người, theo cái mà mọi người thường thấy thì tính chất công việc khá đơn giản. Chỉ cần học tcxd mà chịu khó học hỏi chút thì cũng có thể làm việc tốt như kỹ sư, trừ 1 số ít mảng đặc biệt cần nghiên cứu sâu. Đặc thù của VN lại là văn hóa nhà ống, đa số mọi nhà cơ bản giống nhau nên chỉ cần anh thợ hồ biết để ý thì sau vài mùa có thể làm thầu. Đôi lúc thấy ko biết kỹ sư xd sẽ làm gì với các công trình nhà phố ngang 4-5m, họa chăng chỉ phần móng, chỉ cần tới kiểm tra đất đào mòng, đối chiếu địa chất để chắc chắn móng đảm bảo ko sập nghiêng hay lún. Còn lại tất tần tật nên giao cho bọn dép tổ ong.

Xưa khi mới vào nghề được mấy đàn anh cho mời đi ăn uống, khi ăn uống thấy các anh bàn chuyện con cái, trong đó có anh cho con đi du học hỏi anh là sao anh không cho cháu học kỹ thuật xây dựng. Anh cười bảo khi nào chú mày có hơn vài chục tuổi nghề rồi sẽ hiểu.

Hôm xem cái đơn (mà nghĩ là chế), nhưng có phần sự thật, vì tại thời điểm bây giờ thì KSXD dù có bằng đỏ mới ra trường thì không chủ nào dám trả lương cao hơn thợ hồ đâu (500k/8h).

proxy-7-jpg.1692564.jpg


Thời điểm bây giờ đôi khi đi học lái xe tải nặng, lái cẩu hay điều khiển các thiết bị đặc chủng còn có giá gấp 10 kỹ sư.
 
Ngành xd ko khó xin việc đâu.. tuy nhiên tố chất mới quan trọng nhất, tố chất phù hợp với mảng nào trong xây dựng .. trong xd quá nhiều mảng! Nếu thích ngành xd thì trong thời gian học nên xin vào các công trình lớn để làm quen dần và kiếm tiền chủ yếu là học cái khổ cái cực trước ...

Tốt nghiệp được đại học ngành xd loại giỏi là quá tốt.. nhưng ko phải là tất cả nhé.. nhiều a trên mình nhiều khóa 50t hơn rồi mà bây h cũng đi giám sát quèn lương hơn 10 chai/thang, nhiều a có đk trúng hơn thì buôn vật liệu hay gì gì đó, nhiều a lại đi viết phần mềm.... à nói mấy a giỏi đó nha.

Nhiều a khóa 82-87 may mắn hơn đứng ra làm thầu phụ lại cho các công ty lớn cũng khá giàu có và ngon cơm, nhưng nhiều a cũng vất va vất vưởng, có nhiều a làm nhà phố 1 thời gian đẩy đưa được công ty lớn mở ra mảng bds cơ hội cho lão làng... với chức danh quản lý tầm trung .. lương khá cao...

Thị trường xd ở Việt Nam bắt đầu mảng cao tầng tầm 1998 trở về sau mới phát triển, và khi đó nhiều công ty ở Việt Nam bắt đầu có cơ hội làm nhà thầu trực tiếp, trước đó toàn phụ lại cho các công ty nước ngoài, do vậy các khóa xd trước đó(1990 trở về trước) toàn đi làm vớ vẩn ...hoặc đầu quân cho 1 số công ty tư vấn xd nước ngoài các công trình công nghiệp..sau này thị trường bùng nổ Tổng thầu đa số là nhà thầu Việt nên ksxd có cơ hội pt nhiều là vậy..

Nói ko xa bạn e cả đống bây h lâu lâu gặp lại nói làm thầu nhà phố chán rồi, bây h muốn đi làm giám sát nhẹ nhẹ lại lãnh 10 chai khỏe người....
 
Nghề nào cũng có khổ cái sướng của nó hết . Dân kỹ thuật thì khuyên con học kinh tế , dân kinh tế thì hướng con học ky thuật. Dân kỹ thuật chân bùn tay lấm lăn lê bò toài sửa chữa máy móc ,tối ngày trên công trường nắng mưa rát mặt nhìn thằng làm kinh tế áo quần phẳng phiêu ngồi phòng mát rượi cảm thấy buồn đời. Thằng dân kinh tế đặt bút ký cái gì cũng nghĩ trước nghĩ sau , căn ke từng từ nhức óc. khi tiếp đoàn thanh tra kiểm tra hoạch hoẹ thì mặt cũng xanh như đít nhái . tối về ngủ không yên ,thần kinh căng thẳng , ăn tôm hùm như nhai giẻ rách. Chỉ ước được như anh kỹ thuật làm mệt ăn uống no say rồi lăn ra ngủ.

Tóm lại chẳng có nghề gì là tốt nghề gì là xấu. Chỉ cần cần yêu nghề sống được với nghề là mừng rồi.

Ơ mà cái đất nước mà người Việt chỉ biết duy nhất là BĐS, vì các mảng khác rơi vào tay nước ngoài hết rồi, học ngành xây dựng ra trường còn có thể làm đúng ngành hay làm môi giới BĐS .... còn học ngành kinh tế thì chỉ làm được môi giới BĐS thôi:D
 
Đầu đề của chủ thớt đã đưa ra là nhà có điều kiện ... nhà có điều kiện thì đương nhiên không nên cho học ngành xây dựng là chuẩn rồi, hỏi han làm gì cho phí tài nguyên diễn đàn.

Ngành kỹ thuật không chỉ ở mỗi VN mà hầu như trên toàn cầu luôn, hiếm khi leo cao lên được vị trí quản lý. Muốn giàu có vênh váo với đời thì có làm quản lý.
 
  • Like
Reactions: langdangphieubat
Thấy bài này hay, chia sẻ

Hiện nay, tuy xã hội đã phát triển và văn minh nhưng vẫn còn tồn tại những quan điểm chưa đúng khi chọn nghề.
– Chọn nghề theo truyền thống gia đình, theo mong muốn của bố mẹ
– Chọn nghề theo xu hướng của bạn bè, người yêu
– Chọn nghề theo “mác”, theo “nhãn”.
– Chọn nghề hot, dễ kiếm tiền.
– Chọn nghề mà không xem xét các điều kiện như kinh tế của gia đình, thời gian học nghề, đầu ra của nghề…

Điều quan trọng nhất trong việc tự định hướng đó là bạn phải hiểu được mong muốn của bản thân, thay vì chờ đợi người khác định hướng nghề nghiệp cho mình.

==>

chon-nghe-theo-so-thich-hay-nhu-cau.jpg


==>
dinhhuongnghenghiep3_20190919152203.jpg


 
Trời mưa chó chạy vào nhà
Mấy thằng xây dựng lao ra ngoài đường
Thời trẻ sức khỏe coi thường
Bia rượu gái gú méo nhường một ai
Tới già móm chẳng buồn nhai
Bệnh tật đủ thứ đến khoai cũng hà
Con xin cúi lạy ông bà
Xây dựng sẽ bỏ kẻo nhà cũng bay
Nghe này bọn trẻ chúng bay
Đừng làm xây dựng lắt lay một đời
Lên voi xuống chó khóc - cười
Lấm lem cả một kiếp người biết không
St
 
Học nghề nào ngành nào không quan trọng

Quan trọng là

Bạn tồn tại bởi vì bạn tạo ra giá trị cho cuộc sống, bạn bị đào thải bởi vì bạn đã không còn giá trị. Giá trị của quá khứ không đại biểu cho tương lai, đó là lý do vì sao mỗi ngày chúng ta đều phải tiếp tục cố gắng…

46496132_2158104157543036_4363291601385029632_n.jpg


Chạy nhanh hay chạy chậm đều sẽ về đích, duy chỉ đứng một chỗ thì sẽ không bao giờ biết được đích ở đâu.
 
Siêu thị bản vẽ ra đời, sinh viên kiến trúc khóc ròng vì sao bán lại sức lao động được khi siêu thị bản vẽ cạnh tranh gần 7tr/bản vẽ
Xây dựng thì bấp bênh, xa nhà, khổ cực các kiểu.
 
e07MhPW.jpeg

dcPthdX.jpeg


Dự án The Grand Hanoi: Siêu dự án gần cả tỷ/m2 vẫn dính lùm xùm thanh toán công nợ cho nhà thầu?

Một cảnh tượng bất ngờ ngay tại dự án The Grand Hanoi - được mệnh danh là "kiệt tác nghệ thuật giữa lòng Thủ đô". Các nhà thầu thi công đã căng băng rôn ngay tại công trình để yêu cầu Chủ đầu tư Masterise Homes và Tổng thầu IFO thanh toán công nợ còn tồn đọng".