Đã ACE nào tính toán kết cấu dạng này ?!

ngleanhtuan2169

Thành viên cơ bản
28/11/16
5
0
Nhà 1 cột, đã ACE nào tính toán kết cấu dạng này
37678744_683951145281648_6086418745234817024_n.png

Nguyên lý truyền lực như thế nào các ACE kết cấu giải thích với?
 
Bản lĩnh kết cấu sư, đã ACE nào tính kết cấu dạng này chưa ?

Khánh Hòa: Công trình 'tổ chim' chọc trời mọc giữa TP du lịch Nha Trang

Hiện nay, một 'tổ chim' tại mảnh đất nằm ở đầu đường 20 Dã Tượng, (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) cao vót tới 20 tầng, chiều ngang chưa đầy 7m, khiến dư luận và người dân lo lắng về mỹ quan và mức độ an toàn kỹ thuật khi gặp thiên tai.

Chỉ với bề ngang mặt tiền chưa đến 7m và tổng diện tích khu đất là 163m2 đã được Sở Xây dựng Khánh Hòa cấp phép xây khách sạn lên đến 20 tầng nổi chưa bao gồm tầng hầm.

Theo đó, Giấy phép xây dựng số 35/GPXD-SXD do ông Lê Văn Dẽ, Giám đốc Sở Xây dựng ký ngày 13/3/2018 cấp cho Công ty TNHH TM-DL Thanh Tình được phép xây dựng công trình khách sạn 2 sao. Cụ thể, số tầng gồm 20 tầng nổi và 1 tầng hầm, chiều cao toàn bộ công trình được cấp phép 76,9 m trên diện tích khu đất 163 m2…

45855104291_85e1561d4e_o.jpg

44942348335_7d9713305d_o.jpg

30916049687_1ea7edaa20_o.jpg

31984067188_fdb1bcea3a_o.jpg

31984077488_1e6aef3fdf_o.jpg


Vẫn bíết là các kết cấu thông thường sẽ mất ổn định khi tỉ lệ chiều cao/ rộng : H/L > 15 , cái này mới mấp mé 11 ... nhưng tính theo phương S cũng teo teo bu gi ... không biết tính toán thế nào với tải trọng gió, không biết chịu được mức gió cấp mấy?

45130659654_a191732dee_o.jpg


Trừ phi vào khách sạn này có con em như thế này
45130691624_a899bb0c50_o.jpg


chứ không thì ca mơ run lắm.
 
  • Like
Reactions: HaKhanhXD
Về mặt công nghệ và phương pháp tính trường hợp @ngleanhtuan2169 lẫn @haewhite nêu đều không có gì khó khăn để giải quyết hết.

Với trường hợp @haewhite nêu thì cần phải xem xét móng nó như thế nào, kết cấu nó như thế nào mới là vấn đề, chứ còn nhìn ngoài cũng khó nói lắm .

Ví dụ nhà này

toa-nha-sieu-mong-cao-404-m-tren-dien-tich-chi-32-m2.jpg

Với độ cao 404m, tòa nhà chọc trời này sẽ vượt qua tòa nhà cao nhất hiện nay của Moscow, Tháp Liên bang (373m).

Nhà chức trách Moscow, Nga đã thông qua dự án xây dựng một tòa nhà “siêu sao” mới, trở thành tòa nhà chọc trời cao nhất thành phố.

“Chúng tôi đang trong giai đoạn thiết kế, dự kiến hoàn thành vào tháng 11/2018. Việc xây dựng sẽ bắt đầu vào năm 2019”, kiến trúc sư Sergey Skuratov trả lời CNN.

Dự kiến hoàn thành vào năm 2024, tòa nhà chọc trời này sẽ vượt qua tòa nhà cao nhất Moscow hiện nay, Tháp Liên bang (373m).

Thiết kế gồm hai khối chính với các lát cắt ngang, 12 tầng đầu tiên được thiết kế với một trung tâm thương mại, một không gian văn phòng và các cơ sở thương mại khác, với diện tích sàn là 32m2.
Tải trọng gió chắc chắn khủng khiếp hơn nhiều tòa nhà khách sạn ở Nha Trang đã nêu.
 
  • Like
Reactions: Nongsantraman
@tuanphung101 , vùng áp lực gió II-A, Giá trị áp lực gió tiêu chuẩn 0.83kN/m2 ... tính toán kiểu gì không biết
nên bây giờ công nghệ xây dựng cao, mình chỉ quan tâm thế này thôi
45130978464_64ae3aaba9_o.jpg

45130960494_89e21b2e9a_o.jpg


Chắc 2 buồng thang máy cùng với nhiều vách ngang là tường bê tông ...
31984488868_f11f2502cb_o.jpg

chẳng lẽ cọc khoan nhồi 1-1,2m ...
phía dưới tầng hầm riêng phần bể và phòng bơm cũng phải tính toán nát gáo

Ơ mà ở vùng này gặp quả gió xoáy nữa ... kể cả kết cấu chính đủ chịu lực thì chuyển vị trên ngọn sẽ rất lớn, về lâu dài sẽ gây độ mỏi của vật liệu và làm yếu chịu lực.
 
Sửa lần cuối:
@haewhite , kiến trúc phản cảm thôi. Thiết kế của toà này với móng cọc, vách và lõi cứng thôi, không có gì gọi là đặc biệt cả.
Cứ xì tiền đây, mình tính toán cho.
 
@haewhite , kiến trúc phản cảm thôi. Thiết kế của toà này với móng cọc, vách và lõi cứng thôi, không có gì gọi là đặc biệt cả.
Cứ xì tiền đây, mình tính toán cho.
Đồng ý là nếu hệ cọc/cột/vách thiết kế hợp lý thì hoàn toàn bình thường với điều kiện miếng đất bình thường, nhưng ở đây miếng đất bất bình thường rồi thì ngoài kiến trúc bất bình thường chắc chắn kết cấu cũng sẽ tính ẩu, dù chắc chắn cũng thuê tính toán chứ cao thế này đâu mà liều thế
clear.png
, nhưng tính đúng tính đủ thì cái cọc móng to cỡ nào không ? Hầm bố trí vách ngang cứng đúng điệu thì băm nát mặt bằng hầm, rồi không biết xử lý móng như thế nào ?

Tuy nhiên ở VN thì không có gì là không thể, có đợt đến Nha Trang thấy trong cái ngõ nhỏ chừng 3m ở đường Trần Phú đã xây cao 15 tầng rồi mà chiều ngang nhà cũng chỉ chừng 6m, không có vách cứng luôn, nhưng 2-3 cái kế cận toàn cao như vậy nên nhìn cũng đỡ. Toàn thợ tổ ong, dùng cây chống bằng bạch đàn nhìn kinh lắm!

Chắc chắn là nhà này giờ mà kêu tính gió động chắc chết .... nhưng hy vọng vịnh Nha Trang thường gió yên sóng lặng, nhưng mà cháy chắc vui lắm.
 
Anh em nào đã dùng kết cấu dạng này chưa? Bê tông cốt thép toàn khối không dùng cốp pha.
http://gec.com.vn/he-thong-dam-cot-gubeam/
HỆ THỐNG DẦM CỘT GUBEAM
Sự phát triển của ngành xây dựng những năm gần đây ngày càng mạnh mẽ, đòi hỏi những giải pháp công nghệ tối ưu nhất, và dầm GuBeam công nghệ xây dựng mới đã, đang và sẽ đáp ứng được yêu cầu trên.
23-300x225.jpg

Cấu tạo dầm
Hiện nay tại Việt Nam, công nghệ xây dựng gắn liền với các công tác tại chỗ như gia công cốt thép, lắp dựng ván khuôn, cột chống… Những công tác đó phần nào làm tăng thời gian thi công, đòi hỏi số lượng nhân công tại công trường lớn, mặt bằng kho bãi gia công rộng rãi, và gây ô nhiễm môi trường…Song đã có một công nghệ xây dựng khắc phục hoàn toàn yếu tố bất lợi trên cũng như mang lại hiệu quả tối ưu cho chủ đầu tư về tiến độ và chi phí. Đó là công nghệ dầm GuBeam
tt-300x225.jpg

Cột dầm sàn
Dầm GuBeam với thiết kế đặc biệt nên có kết cấu nhẹ hơn và khả năng chịu lực tốt hơn so với các loại dầm truyền thống. Dầm Gubeam được làm bằng kết cấu thép, có tiết diện hình chữ U tổ hợp lại tạo ra hệ thép bao tạo hình bê tông và chứa cốt thép xây dựng bên trong.
Đặc biệt, dầm GuBeam kết hợp với bê tông thành một khối đồng nhất nằm chìm trong sàn nên có thể giảm thiểu được tối đa 50% chiều cao của dầm. Do vậy, dầm GuBeam làm tối đa không gian chiều cao mỗi tầng nên có thể tăng số tầng khai thác trên cùng một chiều cao quy định, tạo bề mặt của trần phẳng tăng tính thẩm mỹ, giảm chỉ phí làm trần giả, nguyên vật liệu, tải trọng, giúp việc lắp đặt các hệ thống kỹ thuật hay trang trí dễ dàng hơn.
ƯU ĐIỂM NỔI BẬT CỦA DẦM GUBEAM
a11111.jpg

THÔNG TIN KỸ THUẬT
  • Đáp ứng tiêu chuẩn xây dựng.
  • Tạo hình kiến trúc linh hoạt.
  • Kết hợp được với nhiều loại sàn khác nhau.
  • Khả năng vượt nhịp lớn hoàn hảo và kinh tế.
  • Giảm chiều cao tổng thể của kết cấu.
  • Giảm diện tích cột.
TRÌNH TỰ THI CÔNG:
Buoc-1-300x169.png

Bước 1: Làm móng và thép chờ
Buoc-2-300x169.png

Bước 2: Dựng cốt thép cột
Buoc-3-300x169.png

Bước 3: Lắp dựng tường
Buoc-6-300x169.png
Buoc-9-300x169.png

Bước 4 : Lắp dựng dầm, sàn
Buoc-10-300x169.png

Bước 5 : Đổ bê tông toàn khối cột, dầm, sàn
Buoc-11-300x169.png

Bắt đầu lắp cốt thép cột để tiếp tục một chu trình mới.
CÔNG NGHỆ MỚI GIẢM CHI PHÍ XÂY DỰNG,SO VỚI CÔNG NGHỆ XÂY TRUYỀN THỐNG 10-15%
Các ưu điểm nổi trội mà gói công nghệ của GEC Việt Nam mang tới cho công trình của Quý khách hàng:
Tiết giảm chi phí
Tiết giảm thời gian
Bền vững, chống thấm hoàn hảo
Tải trọng nhẹ
Thời hạn bảo hành dài hơn
HỖ TRỢ HOÀN THIỆN THỦ TỤC, GIẤY PHÉP, QUY TRÌNH XÂY DỰNG
CÔNG TY CỔ PHẦN GEC VIỆT NAM
CEO TẠ QUANG HUY
Address: Số 18, Ngõ 68 Nguyễn Cảnh Dị, P. Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội
Mobie: 0979.781.007 ; Tel: 02436.68.68.30
Email: gecvietnam@gmail.com | Website: http://gec.com.vn | Facebook: https://www.facebook.com/gecvienam
 
Kết cấu bê tông nếu có ý tưởng hay đâu có đơn điệu , chia sẻ cho ai cần
 
Nhờ các bác tư vấn giúp e với ạ
Em ở quê có mảnh đất S=5,4x8,5 m xây 1 trệt 1 lầu mái tôn nền đất ruộng cải tạo thành vườn gần 10 năm.
Em đi ctac về thì đã thuê thầu ở quê và vợ em nó gọi nhầm sắt 16 thành 14 nên thợ thi công móng đế simen sâu 1,5m rộng 1,27m 4D14 Đan phi10 đổ 8 cột.
Khoảng cách bước cột 3,7m(pk)-1,8(cầu thang)-3m(phòng ngủ) ngang 5,4m.
Xây móng đá 45cm đổ giằng móng 200x300(4D14 phi6).
Xây tường bao cao 3m 1 bức tường ngăn phòng(ngủ 3m) giằng 200x300(4D16) dầm ngang 200x400(5D18 trên 2 dưới 3 tăng cường thêm 2 đoạn (1,2m) tại các đầu dầm)
Sắt sàn phi 10 Đan 2 lớp đổ 10cm
Xây lên lầu điểm cao nhất 3,2m thấp nhất 2,8m tường bao 20 2 bức tường ngăn phòng và đổ giằng gác 13 cây xà gồ 5x10 1ly8 lợp tôn 3 lớp chống nóng.
Em ko phải dân xd nên chẳng biết gì giờ thấy cột nhà sắt 14 thế nên mất ăn mất ngủ các bác ạ !
 
Yên tâm đi @Baonam, cứ tính sàn lầu 1 tải trọng sơ sơ 1,0T/1m2 , hệ số an toàn 1,2 .. thì nhà có một trệt 1 lầu không sao đâu, vì tải trọng gió ngang không đáng kể đâu.
Nhưng tốt nhất thì nên liên hệ trực tiếp những người có chuyên môn để trao đổi, chứ có vài dòng thông tin của Baonam cũng dễ thầy bói mù xem voi.
 
Yên tâm đi @Baonam, cứ tính sàn lầu 1 tải trọng sơ sơ 1,0T/1m2 , hệ số an toàn 1,2 .. thì nhà có một trệt 1 lầu không sao đâu, vì tải trọng gió ngang không đáng kể đâu.
Nhưng tốt nhất thì nên liên hệ trực tiếp những người có chuyên môn để trao đổi, chứ có vài dòng thông tin của Baonam cũng dễ thầy bói mù xem voi.
Em cảm ơn bác nhiều ah ! Em có hỏi vài nơi rồi đa phần đều trả lời như bác nên em cũng hơi yên tâm 1 chút ạ!
 
chia sẻ bài viết của copphaviet

Tính toán nội lực trong kết cấu xây dựng

Nội Dung Bài Viết
1 Định nghĩa về nội lực trong tính toán kết cấu:
2 Nội lực trong kết cấu bao gồm những gì?
3 Nội lực được tính bằng phương pháp nào?
3.1 Kết cấu tĩnh định là gì?
3.2 Kết cấu siêu tĩnh là gì?
3.3 Cách tính nội lực với 2 kiểu hệ kết cấu này.
4 Xác định nội lực
4.1 Cách xác định nội lực trong các phần mềm tính toán kết cấu:

1. Định nghĩa về nội lực trong tính toán kết cấu:

Trong vật liệu luôn có sự tương tác giữa các phần tử, dưới tác động của các yếu tố bên ngoài ( trong quá trình chịu tải trọng hoặc do biến dạng cưỡng bức ) thì làm cho sự tương tác giữa các phần tử đó thay đổi, sự thay đổi tương tác đó gọi là nội lực

2. Nội lực trong kết cấu bao gồm những gì?
  • Momen uốn M
  • Lực cắt Q
  • Lực dọc N
  • Momen xoắn Mt
3. Nội lực được tính bằng phương pháp nào?

Cách tính toán nội lực phụ thuộc vào kết cấu mà ta đang tính toán là kết cấu tĩnh định hay kết siêu tĩnh.

3.1 Kết cấu tĩnh định là gì?

Là hệ kết cấu khi chịu tải trọng ta có thể xác định được nội lực trong hệ chỉ bằng các điều kiện cân bằng tĩnh học. Hay bạn hiểu một cách đơn giản hơn là hệ chỉ cần dùng phương trình cân bằng là đủ để giải ra kết quả về nội lực.

37669-8ecfd8159dfe33c4c5f3f1ec17ee1d8a.jpg


3.2 Kết cấu siêu tĩnh là gì?

Là hệ kết cấu khi chịu tải trọng nếu chỉ sử dụng các điều kiện cân bằng tĩnh học không thôi thì chưa đủ để xác định nôi lực trong hệ. Đối với hệ kết cấu này ngoài các điều kiện về cân bằng tĩnh học ta còn phải sử dụng thêm các điều kiện động học và điều kiện vật lý khác để giải bài toán nội lực ( ví dụ như chuyển vị hoặc biến dạng,…)

37663-4d6925e56d36e76bfd7487bb58fa283f.jpg


Cách tính nội lực với 2 kiểu hệ kết cấu này.

Kết cấu tĩnh định:
Nội lực được xác định bằng cách dùng các sơ đồ trong môn học sức bền vật liệu hoặc cơ học kết cấu để giải, thông thường là dùng trực tiếp các công thức và biểu đồ lập sẵn cho các trường hợp tải trọng.

37664-0fe766919ffdb634fd7ab27dd08f5eca.jpg

37665-19793f74ee95422bd494bfbfb083759d.jpg

37666-c2ea8eb56e8e7e4efc6e67b8dca6511b.jpg

Kết cấu siêu tĩnh: Trong kết cấu siêu tĩnh tồn tại hai sơ đồ tính là sơ đồ đàn hồi và sơ đồ déo.

  • Sơ đồ đàn hồi: là sơ đồ kết cấu của một hệ kết cấu siêu tĩnh mà dưới tác dụng của tải trọng hay tác động (nhiệt độ, chuyển vị cưỡng bức,…) thì mọi phân tố, mọi tiết diện, mọi miền vật liệu của hệ kết cấu đó đều làm việc trong giới hạn đàn hồi.
37667-7be051b0a51aa8e81a601c76609f0bea.jpg


  • Sơ đồ dẻo:
    • Khi có sự gia tăng về cường độ tác dụng của tải trọng hay tác động tới mức tại một số vị trí tiết diện nào đó của hệ siêu tĩnh nói trên (thường là các vị trí có nội lực Mô men cực trị), vật liệu bắt đầu làm việc ngoài giới hạn đàn hồi, trên miền chảy dẻo, các khớp dẻo đầu tiên bắt đầu hình thành, tại những khớp dẻo xuất hiện các chuyển vị xoay.
    • Cùng với đó là việc giảm bậc siêu tĩnh (số bậc siêu tĩnh suy giảm đúng bằng số khớp dẻo vừa hình thành), hệ kết cấu bị thay đổi thành một hệ khác ít siêu tĩnh hơn, đồng thời có sự phân bố lại nội lực do thay đổi sơ đồ kết cấu, các giá trị Mô men cực trị lại xuất hiện tại những vị trí mới tương ứng với sơ đồ làm việc mới.
    • Nếu quá trình gia tăng tải trọng hay tác động còn tiếp tục, thì các quá trình hình thành khớp dẻo tại những tiết diện chịu lực nguy hiểm còn tiếp tục xảy ra, cùng với đó là các quá trình suy giảm bậc siêu tĩnh và phân bố lại nội lực cũng liên tục tiếp diễn, cho tới khi số bậc siêu tĩnh = 0, hệ kết cấu trở thành hệ tĩnh định chịu mức cường độ của tải trọng và tác động cực hạn làm những tiết diện có nội lực cực trị bắt đầu đạt tới giới hạn chảy, nếu thêm nữa hệ sẽ trở nên một hệ biến hình. Trạng thái cực hạn của hệ kết cấu trên đó gọi là sơ đồ khớp dẻo.
    • Như vậy, sơ đồ khớp dẻo của một hệ kết cấu siêu tính chính là một hệ kết cấu tĩnh định, suy biến từ hệ kết cấu siêu tĩnh gốc do xuất hiện đủ số lượng khớp dẻo tới hạn, chịu tải trọng và tác động đến mức cực hạn.
    • Ưu điểm của sơ đồ khớp dẻo: tận dụng vật liệu tốt hơn (ra khỏi miền đàn hồi), tuy nhiên độ an toàn kém hơn (kết cấu giảm bậc siêu tĩnh) và biến dạng lớn hơn. Do vậy các kết cấu chính thường được yêu cầu làm việc đàn hồi, các kết cấu phụ được cho phép làm việc dẻo.
    • Trong kết cấu bê tông cốt thép, phá hoại dẻo sẽ xảy ra khi vùng bê tông chịu nén đạt đến cường độ chịu nén và cốt thép đạt đến cường độ chịu kéo (gần như đồng thời). Do đó tính theo sơ đồ dẻo sẽ tận dụng được khả năng chịu lực của cả cốt thép và của bê tông do đó tiết kiệm thép (vấn đề kinh tế )
37668-f9f55a197a16e13ffd64db8a8600b48e.jpg


4. Xác định nội lực
4.1 Cách xác định nội lực trong các phần mềm tính toán kết cấu:

Trong bài toán giải nội lực khi tính toán kết cấu cho các công trình dưới dạng mô hình 3D. Các phần mềm tính toán kết cấu hiện nay, thường sử dụng sơ đồ đàn hồi trong hệ kết cấu siêu tĩnh vì các lý do sau:
  • Các phần mềm chưa đủ mạnh để mô hình hóa sự hình thành khớp dẻo.
  • Đòi hỏi phải có đầy đủ thông số về cốt thép đặt trong cấu kiện mới phân tích được (chỉ làm được với bài toán kiểm tra, không dùng được trong bài toán thiết kế).
Trong trường hợp thiết kế công trình có kể đến động đất (thiết kế kháng chấn), cần thiết phải kể đến sự hình thành khớp dẻo và có các phương pháp phân tích phi tuyến chuyên dùng cho việc này.
 
  • Like
Reactions: ChauThanhCons