Đã khởi động dự án thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano Bioreactor của Nhật Bản

tupham

Thành viên cơ bản
7/3/14
136
2
Thấy thông tin nhiều chiều quá, hóng bóng bàn


Hiện tại dự án mới chỉ triển khai một số máy xử lý nước tại đầu nguồn sông Tô Lịch và một góc hồ Tây. Theo thông tin từ ban tổ chức, chỉ trong vòng 3 ngày thì những chiếc máy này đã có thể tạo ra điều kỳ diệu.
 
Cứ nghe có chữ Ozone với Nano là dị ứng

Đọc thấy là lạ
Thấy lạ lạ (mà nói thẳng là ảo ảo) khi họ nói thì nó có thể phân hủy được bùn vật chất.

1. Tuy nhiên, theo các chuyên gia Nhật, nếu Hà Nội tách được nước thải không cho chảy vào sông Tô Lịch thì vẫn còn 3 vấn đề hiện hữu là: mùi hôi thối không thể tự nhiên mà mất đi được; lớp bùn tầng đáy không tự nhiên được phân hủy mà vẫn phải nạo vét cơ học; chất lượng nước hiện tại trong lòng sông Tô Lịch đang ô nhiễm với các chỉ số rất cao dẫn đến cá vẫn có thể bị chết hàng loạt nếu không được xử lý nước hiện tại

2. Chỉ có công nghệ Bio-nano của Nhật Bản áp dụng theo ý tưởng phát minh mới là đưa hệ thống xử lý kết hợp giữa công nghệ sinh học và công nghệ Nano-Bioreactor có tốc độ xử lý gấp 6 lần tốc độ âm thanh, tạo nên “Nhà máy xử lý nước thải bằng công nghệ Nano-Bioreactor”, vật liệu thiên nhiên vào trong lòng sông”. Việc đó xử lý triệt để được không chỉ từ nguồn ô nhiễm nước thải chảy vào, mà còn xử lý được tận gốc nguyên nhân gây ra mùi hôi và ô nhiễm là phân hủy hoàn toàn lớp bùn đáy tích tụ mà không cần phải dùng các biện pháp nạo vét cơ học.

Nghe như khoa học viễn tưởng, nhúng cái máy bé tý như cái tủ lạnh xuống là không cần nạo vét mà lọc được hơn 1 triệu m3 nước/ngày, phân hủy được cả bùn, đơn giản vậy cần gì hệ thống nhà máy xử lý nước thải.
 
Làm chuyện ruồi bu giống như bơm Nguyễn Hữu Cảnh, cái gốc vấn đề không giải quyết, đi giải quyết phần ngọn.
 
  • Like
Reactions: VietHieuPham
Không dám đi sâu đánh giá về hiệu quả, vì đây gần như là công nghệ độc quyền,
Công nghệ này gồm hai thiết bị, đó là: Các máy sục khí Nano và các tấm vật liệu thiên nhiên Bioreactor (được làm từ đá núi lửa của Nhật Bản).

Các tấm vật liệu thiên nhiên Bioreactor sau khi được đặt dưới lòng sông sẽ kích hoạt được hầu hết các vi sinh vật ở cả hai dạng hiếu khí và kỵ khí. Các vi sinh vật này tiết ra rất nhiều enzyme làm điện li phân tử nước H-O-H, giải phóng oxy từ nước, cung cấp nguồn oxy vô tận cho thủy sinh, giúp nồng độ oxy hòa tan trong nước (DO) tăng mạnh, là điều kiện thuận lợi cho các loài như cá, thủy sinh trong nước phát triển tốt.

mọi người có thể tìm hiểu về thêm về Bioreactor


Nano Bioreactor

.

Đọc thêm bài báo này thì có vẻ có hiệu quả nếu kiểm soát được nguồn xả thải

 
  • Haha
Reactions: TuLeKG
Qua xem giới thiệu của Công ty Cổ phần Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE)


thì cảm nhận đâu khác gì men vi sinh hầm cầu đâu

PGS.TS Trần Hồng Côn (nguyên giảng viên Khoa Hóa, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) cho rằng, giải pháp này chỉ mang tính ngắn hạn.
 
  • Haha
Reactions: TuLeKG
Vụ này bắt đầu vui rồi đây
  1. Tổng chi phí cho công nghệ Nano - Bioreactor làm sạch sông Tô Lịch được cho chỉ bằng 1/10 so với xây nhà máy xử lý nước thải tập trung
  2. Đánh giá công nghệ nêu trên, TS Đào Trọng Tứ - Giám đốc Trung tâm phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu (Mạng lưới sông ngòi Việt Nam) nói: "Công nghệ này có thể làm sạch nước, bùn cát nhưng chỉ là giải pháp cục bộ. Để hồi sinh sông Tô Lịch, không thể đơn giản bằng việc lắp máy thí điểm ở một khu vực rồi áp dụng cho toàn tuyến sông".
    Theo ông Tứ, hiện mực nước của sông Tô Lịch chỉ còn 20-50 cm, nguồn chảy chủ yếu từ nước mưa, nước thải sinh hoạt. Trong khi, một dòng sông đúng nghĩa phải có mực nước dâng cao, dòng chảy liên tục từ đầu đến cuối nguồn, có các loài tôm cá, thủy sinh.
    "Nước thải liên tục đổ 24/24h từ hàng trăm cống xả, nếu lắp máy xử lý từ đầu nguồn đến cuối nguồn thì chi phí ra sao? Tôi chưa thấy ở đâu lắp máy để xử lý nước cho cả dòng sông. Muốn làm sạch sông, ta phải tính từ gốc", ông Tứ nói.
    Chuyên gia về hệ thống sông ngòi cho rằng, biện pháp căn cơ, lâu dài nhất để làm sống lại sông Tô Lịch là tách nước thải, đưa về nhà máy xử lý tập trung. Khi nước sông Tô Lịch sạch, có thể bổ cập nước sông Hồng để tạo dòng chảy lưu thông.
    TS Nghiêm Vũ Khải, Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho hay, công nghệ Nano-Bioreactor đã ứng dụng thành công ở Nhật Bản và một số nước.
    "Kết quả thí điểm ở Việt Nam vừa qua làm giảm mùi và bùn hữu cơ, như vậy đã thành công bước đầu. Nhưng tôi không nghĩ đây là công nghệ thần kỳ, giải quyết hết mọi vấn đề của sông Tô Lịch. Chất thải ra sông Tô Lịch còn chứa kim loại nặng, chất rắn khó phân hủy mà công nghệ chưa thể xử lý hết", ông Khải nói.
    Theo ông, có thể áp dụng đồng thời việc tách nước thải để xử lý và công nghệ Nhật Bản, song việc áp dụng giải pháp nào cũng cần tính toán kỹ lưỡng về kinh tế.

Miếng bánh 1/10 so với xây nhà máy xử lý nước thải tập trung, giống miếng bánh trạm bơm Nguyễn Hữu Cảnh của ngài Tăng Cường - rốt cuộc ngân sách cũng phải bỏ tiền đầu tư hạ tầng
 
Cái vụ công nghệ Nano - Bioreactor này phức tạp lắm, nó cũng không sáng gì siêu bơm Tăng Động mà diễn đàn đã đề cập, ẩn giấu sau đó nhiêù chuyện mà phận dân đen thì tốt nhất cắm mặt vào mà kiếm tiền nuôi vợ nuôi con

một tin mừng là TP.HCM đã thẳng thừng bác bỏ, vì đơn giản xem thiết bị của Công ty JVE chỉ là máy sục khí đơn thuần, hoàn toàn không có cơ chế phân hủy các chất ô nhiễm trong nước.

Ở Việt Nam với tâm lý bầy đàn, cộng đồng mạng bị dắt mũi là chuyện bình thường, nên đừng bất ngờ khi cộng đồng mạng tung hô người Nhật khi thí điểm xử lý sông Tô Lịch, và chửi bới giới khoa học Việt Nam bất tài, chỉ biết chê bai.
 
  • Haha
Reactions: TuLeKG
Cái này mình tổng hợp lại ý kiến của anh Vongai thấy khá phù hợp với nội dung này, đưa về đây cho ACE chuyên ngành nắm

Nếu thực sự được như người Nhật, JVE quảng cáo, PR thì Trung Quốc trải thảm đỏ đón mời. Với việc sử dụng những thuật ngữ "siêu nhiên" như tốc độ xử lý 6 lần âm thanh, biến nước thành nguồn ôxy vô tận, dùng bọt khí Nano để kích hoạt được vi sinh vật yếm khí...vv cứ nghe thông tin quảng cáo như đa cấp là biết tỏng ngữ chém gió,

Thực tế:
- Việc JVE đổ lỗi cho thoát nước Hà nội làm trôi vi sinh, trong khi lượng nước xả không làm dâng bằng 1 phần của 1 trận mưa nhỏ,
- Hiệu suất sau khi quây kín và xử lý ở Hồ Tây rất thấp, thấp hơn năng lực của 01 Trạm XLNT rất nhiều, tương đương với việc không làm gì, chỉ để cho lắng tĩnh,
- Kết quả quây lại, phun bột Đá núi lửa -Bukuture tại Hải Phòng, Quảng Ninh tương tự như việc rải vi sinh xử lý hồ xưa nay, và giờ lại quay về Mol cho thấy công nghệ của Nhật không có gì khác biệt,
- Đặc biệt, việc quây lại để trình diễn tắm của chuyên gia Nhật mới là trò đùa: họ quây lại như mô hình xử lý A20, bơm nước mưa hôm 5/8 khá sạch, bỏ hóa chất keo tụ vào để làm nước trong, sau đó không chạy. Khi tổ chức họp báo thì chạy một chút. Quá trình này như diễn kịch vì không có nước vào ra liên tục với lưu lượng lớn là một sự lừa đảo trắng trợn. Nếu dám thử nghiệm thì phải dám uống nước xử lý rỉ rác như tại trạm xử lý nước rỉ rác tại Nam Sơn hay tại Bình Dương - chứ không làm màu như JVE (keo tụ, lắng trước, không chạy liên tục, diễn kịch khi tắm ở sông Tô Lịch) - lưu ý là nước rỉ rác thì nồng độ chất thải nó cao gấp hàng nghìn lần so với nước thải sinh hoạt, nước thải sông Tô Lịch. đặc biệt là thông số Nitơ (chất rất khó xử lý) cao vô cùng, có khi lên tới 3.000mg/l.

Cũng như tất cả các nước trên thế giới, bao gồm cả nước Nhật, đều phải xử lý cái gốc của vấn đề là thu gom, xử lý trước thải vào môi trường - dòng sông (chứ không phải là con kênh dẫn nước thải) + và làm cho dòng sông chảy. Nhưng ở đây JVE này thì lại không cần, họ sẽ biến sông thành Nhà máy XLNT. Tức là họ sẽ sục khí tung mù lên, phát tán mùi, sol khí chứa vi sinh vào môi trường, và muốn xử lý vi sinh được thì sẽ phải nuôi con vi khuẩn - bùn hoạt tính - nó cũng làm dòng sông đục ngầu lên chứ không được trong xanh được đâu. Đối với đội chơi bể cá thì đá núi lửa có tác dụng nuôi vi sinh ngang với xỉ than tổ ong.

Thực sự thì công nghệ xử lý nước thải của Nhật thực hiện tại Việt Nam cũng không có gì ưu việt, ngược lại có giá thành xử lý cao, nếu o bế về nguồn vốn của JICA, thì doanh nghiệp Nhật không bao giờ có cửa trúng thầu. Cũng thêm thông tin là Nhà máy nước thải Phong Khê Bắc Ninh, bên AIC thuê Nhật bản thiết kế, cung cấp máy móc của Nhật năm 2016 giờ đang đắp chiếu nằm đó vì không chạy được, trong khi đó năm 2005 những kỹ sư Việt đã xây dựng được Nhà máy XLNT rỉ rác ( có mức độ ô nhiễm gấp vài nghìn lần sông Tô) và uống được.

Thông tin những nhà máy xử lý nước mà kỹ sư Việt Nam đã thực hiện

NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI THAM LƯƠNG - BẾN CÁT
Đường Vườn Lài, An Phú Đông, Quận 12, Hồ Chí Minh

Đây là các công trình tiêu biểu mà kỹ sư Việt nam thiết kế, thi công.
Thiết bị chính đều nhập từ Mỹ, Đức, G7,
Điều khiển tự động hoàn toàn (các nhà máy của Nhật ở Việt Nam không con nào tự động hóa)
Suất đầu tư chỉ bằng 1/4-1/5 suất đầu tư của con Kim Liên, Trúc Bạch, Bắc Thăng Long Vân Trì Hà Nội,
Suất Vận hành = 1/2-1/4 Giá vận hành ở Kim liên, Trúc bạch do Nhật thiết kế (khoảng 1.200-1.800 so voi 5.700-6.500)
Chiếm đất (m2/m3 nước thải) bằng 1/2-1/3 của Nhật,
Ngoài ra công trình còn được xây kín, xử lý mùi hôi, hoặc thêm hệ thống tiết kiệm bằng pin năng lượng mặt trời
Đấy là so với Nhật xịn, được JICA công nhận và trao dự án, chứ không phải là sơn đông mãi võ bán thuốc dạo JVE nhé

Ở VN có khoảng 300 trạm XLNT khu công nghiêp, nhà máy, mức độ phức tạp còn hơn nhiều nước thải sông Tô, có công nghệ thiết bị phức tạp đều đã được đi vào vận hành, nhưng tuyệt nhiên không có cái cục con con, bé tin hin ở Tô Lịch.

Tất nhiên thì ai cũng biết người Nhật làm gì có chuyện không vụ lợi khi cho các nước nghèo vay tiền đầu tư (ODA), với giá cao hơn hẳn thưc tế (2-3 lần), là vì do toàn bộ các nhà thầu là người Nhật, từ Tư vấn, thiết kế, thiết bị của Nhật cả nên sau khi vay đống nợ giá cao thì Việt Nam vẫn:
- Không tiếp thu, học hỏi được gì vì bí quyết công nghệ họ giữ hết;
- Tiếp tục phải phụ thuộc khi quá trình vận hành, duy tu, thay thế thiết bị lại mua của a.Nhật;

Còn người Nhật đầu tư và sản xuất tại Việt Nam, cuối cùng họ tận dụng được nhân công giá rẻ, chính sách thuế ưu đãi, thị trường vài chục triệu dân nên miếng bánh 10 phần họ ăn 9, còn lại mẩu vụn cho mình. Cụ thể:
- Ngành công nghiệp ô tô, xe máy: Nhật đầu tư bao nhiêu năm nay, nếu không có anh Tàu, anh Vượng, anh Dương thì đến đời nào mới được đi xe giá rẻ, bao giờ có xe ô tô mà đi???
- Hàng điện tử, chế tạo bán dẫn: Nhật đầu bảng, có nhiều nhà máy nhưng thử hỏi - giờ Việt Nam có cái gì???

Thực ra công nghệ xử lý nó như là các công thức cơ bản, phổ biến rồi chứ chẳng có gì ghê gớm cả, Tây nó có hàng chục bộ sách về xử lý nước thải, tiêu biểu là Metcalf Eddy của Mỹ (từ 1976, tái bản, hiệu chỉnh lần thứ 4), hay ATV131 của Đức. Về XLNT hiện ghi nhận khoảng gần 100 phương pháp, nhưng tuyệt đối không có phương pháp xử lý bằng khí nano hay bọt đá núi lửa. Phương pháp xử lý triệt để nhất ( chuyển hóa chất bẩn ra CO2+H2O) là phương pháp vi sinh.

Việc áp dụng của phương pháp của JVE, chắc chắn sẽ có hiệu quả nhất định về giảm mùi, tuy nhiên, về mặt kỹ thuật và truyền thông, họ hơi quá lố và cố tình làm dấn lên làn sóng sùng Nhật, bài Việt.

Cụ thể về kỹ thuật, khẳng định không thể đạt được QCVN08 về nước mặt, cột B1. Đặc biệt là chỉ tiêu về Amoni, Nitrat. Xử lý Amoni cần mật độ vi sinh, chủng vi sinh và thời gian lưu nước rất cao, điều kiện thiếu hiếu khí đan xen chứ không phải 1 cái cục con con, 1 tẹo vi sinh dính bám trên giá thể đá núi lửa.

Về truyền thông: dùng các thuật ngữ chuyên ngành siêu tưởng:

1- ".. Tốc độ xử lý gấp 6 lần âm thanh...", Ơ, xử lý gì nhỉ? so sánh gây cảm giác không cùng thứ nguyên. Hiểu như thế nào? là tốc độ oxy hóa, tốc độ phản ứng khử mùi gấp 6 lần âm thanh??? Hay là tốc độ bọt khí Nano nhanh gấp 6 lần âm thanh???

2- "..Các tấm vật liệu thiên nhiên Bioreactor sau khi được đặt dưới lòng sông sẽ kích hoạt được hầu hết các vi sinh vật ở cả hai dạng hiếu khí và kỵ khí. Các vi sinh vật này tiết ra rất nhiều enzyme làm phân cắt phân tử nước H-O-H, giải phóng oxy từ trong phân tử nước, cung cấp nguồn oxy vô tận cho thủy sinh, giúp nồng độ oxy hòa tan trong nước (DO) tăng mạnh, ..";

Có oxy, đặc biệt là oxy dạng nguyên tử & kích thước Nano thì sao kích hoạt được vi khuẩn yếm khí hoạt động được nhỉ??? Quá vô lý

Phân cắt được phân tử nước, giải phóng oxy? Công nghệ này nếu có phải đạt được 3 giải Nobel, vì ý nghĩa nó quá to lớn, khác gì biến nước lã thành Oxy+ H2 đâu, nếu có thì trái đất đâu lo thiếu oxy, ô nhiễm môi trường nữa;

3 - "..Máy sục khí nano của Nhật Bản tạo ra các bọt khí kích thước micro (đường kính nhỏ hơn 50µm) và nano (đường kính nhỏ hơn 0,05µm) rất nhỏ nên nó chìm xuống phần tầng giữa và tầng đáy của hồ có tác dụng phân giải các chất bẩn, bùn ở tầng giữa và tầng đáy...";

Khí có khối lượng riêng nhỏ hơn nước, theo thực tế nó sẽ kết hợp các hạt nhỏ thành các hạt lớn và nổi lên, chứ sao chìm xuống được, mà chìm lại vào tầng giữa và đáy của bùn mới ghê???

4 - "..Công nghệ của chúng tôi có thể xử lý được hơn 1,3 triệu m3/ngày đêm, tức là gấp 9 lần lượng nước chảy vào, tốc độ xử lý là nhanh bằng 6 lần tốc độ âm thanh, nên lượng nước chảy vào sẽ được xử lý ngay trong ngày và sẽ không còn ô nhiễm.."

Có mấy cái máy con con mà nói là 1,3 triệu m3/ngày đêm, ai tin được??? Mà xử lý ở đây là xử lý gì nhỉ? Xử lý mùi hôi (đánh giá qua chỉ tiêu nào?)? hay xử lý nước - biến chất lượng nước sau xử lý đạt loại gì, loại B/QCVN14:2008/BTNMT chả hạn?? Không nói xử lý gì thì sao đánh giá được nhỉ?

5- Đã áp dụng thành công tại 300 công trình trên thế giới và Việt Nam

Tra Google thì gần như không có thông tin, chỉ có thông tin về xử lý hồ Hạnh Phúc ở Hải Phòng- nhưng không phải công nghệ này mà dùng chế phẩm dạng vi sinh/ hoá chất nào đó rắc vào hồ. Công nghệ này thì đầy nơi phát triển rồi, ví dụ ở Hà nội trước đây công ty môi trường xanh cấp rất nhiều, hay hóa chất Redoxy 3C ở Đức,..vv

Ngoài ra, được biết hồ Hạnh Phúc ở Hải Phòng có khá ít nước thải đổ vào, hồ tù nên xử lý khá đơn giản; nếu hồ tù thì chỉ cần rắc phèn/ hay đồng sunphats vào là hôm trước hôm sau trong ngay, để an toàn rắc chế phẩm vi sinh vào cũng hiệu quả ngay sau 1 tuần, đâu có gì ghê gớm đâu

6- Nếu người Nhật có công nghệ như thế này, sao họ không đề nghị áp dụng ngay nhỉ?

Nhà máy XLNT Yên Xá, vốn đầu tư khoảng 8.000tỷ, cũng do Nhật tài trợ, thiết kế sẽ thu gom nước thải đưa về Yên Xá để xử lý rồi bổ cập cho Tô Lịch; Sao không áp dụng công nghệ này, chỉ đưa mấy cái máy nhỏ xíu này xuống cống có sẵn là xong, đâu cần thiết phải đầu tư hệ thống thu gom & XLNT làm gì cho phức tạp, tốn kém nhỉ ??? ...vv

Với mác Nhật, câu chuyện “ Bộ quần áo của hoàng đế” tái hiện! Cả xã hội không ai dám nói vì sợ sự khác biệt! Thế là chúng, với một hình nộm Su zu ki, dắt mũi tất cả.
 
  • Like
Reactions: thanhutc
Nhật xịn - cho Việt Nam vay 800 triệu ODA làm hệ thống thu gom xung quanh sông Tô Lịch và Nhà máy XLNT Yên Xá


Nhật đểu đem mấy cục đá núi lửa ra lừa đảo