Định giá đất khi đền bù - vòng luẩn quẩn chưa có lối thoát khi giá đất chưa sát giá thị trường

  • Người khởi tạo Người khởi tạo banhbeo
  • Ngày gửi Ngày gửi

banhbeo

Thành viên cơ bản
28/9/15
568
36
Khi Nghị định 104/2014/NĐ-CP của Chính phủ về khung giá đất chính thức có hiệu lực vào ngày 29/12/2014, theo đó, mức tăng giá tối thiểu, tối đa của nhiều loại đất sẽ cao hơn, tiếp cận với giá thị trường hơn trước, nhất là giá đất khu vực đô thị tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh sẽ tăng gấp đôi, từ 81 triệu lên tới 162 triệu đồng. Người dân tại các đô thị Hà Nội, TP Hồ Chí Minh – những người được hưởng lợi từ việc tăng giá đất ở rất mong chờ vào việc này vì đây là hai thành phố có rất nhiều dự án mở rộng nhiều tuyến đường cần di dân.

Tuy nhiên khi đi sâu vào giá đất theo Nghị định số 44/2014/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về giá đấtThông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất ... thì thực tế lại khác, sự chênh lệch giữa giá nhà nước và giá thị trường hiện tại vênh nhau quá xa , nguyên do

Phương pháp định giá đất

1. Phương pháp so sánh trực tiếp là phương pháp định giá đất thông qua việc phân tích mức giá của các thửa đất trống tương tự về mục đích sử dụng đất, vị trí, khả năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng, diện tích, hình thể, tính pháp lý về quyền sử dụng đất (sau đây gọi là thửa đất so sánh) đã chuyển nhượng trên thị trường, trúng đấu giá quyền sử dụng đất để so sánh, xác định giá của thửa đất cần định giá.

2. Phương pháp chiết trừ là phương pháp định giá đất đối với thửa đất có tài sản gắn liền với đất bằng cách loại trừ phần giá trị tài sản gắn liền với đất ra khỏi tổng giá trị bất động sản (bao gồm giá trị đất và giá trị tài sản gắn liền với đất).

3. Phương pháp thu nhập là phương pháp định giá đất tính bằng thương số giữa mức thu nhập ròng thu được bình quân một năm trên một đơn vị diện tích đất so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm bình quân một năm tính đến thời điểm định giá đất của loại tiền gửi VNĐ kỳ hạn 12 tháng tại ngân hàng thương mại nhà nước có mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao nhất trên địa bàn cấp tỉnh.

4. Phương pháp thặng dư là phương pháp định giá đất đối với thửa đất có tiềm năng phát triển theo quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc được phép chuyển mục đích sử dụng đất để sử dụng cao nhất và tốt nhất bằng cách loại trừ tổng chi phí ước tính ra khỏi tổng doanh thu phát triển giả định của bất động sản.

5. Phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất là phương pháp định giá đất bằng cách sử dụng hệ số điều chỉnh giá đất nhân (x) với giá đất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ban hành.

Chi tiết các phương pháp đã nêu rõ tại các điều 3,4,5,6,7,8 của Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT , nhưng chung quy

Thông tin về giá đất của thửa đất so sánh được thu thập từ các nguồn sau đây:
- Giá đất trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
- Giá đất thị trường trong cơ sở dữ liệu về đất đai;
- Giá đất giao dịch thành công trên sàn giao dịch bất động sản;
- Giá đất đã giao dịch thành công trên thị trường do người chuyển nhượng hoặc người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất cung cấp thông qua phỏng vấn trực tiếp.
Giao dịch thành công là giao dịch mà bên nhận chuyển nhượng đã thanh toán cho bên chuyển nhượng theo thỏa thuận và đã nhận quyền sử dụng đất.

Vấn đề ở đây do người dân muốn giảm thu nhập đóng thuế và phí, đã tự thỏa thuận với nhau giá mua bán trên hợp đồng thấp ... ví dụ giá thị trường khu vực 100 triệu, người dân thường thỏa thuận mua bán với nhau tầm 30 triệu ... và phần lớn loanh quanh khung giá đất theo Quy định về giá các loại đất trên địa bàn của chính quyền cấp tỉnh thành.

Đây chính là bản chất của vấn đề
 
Dự án của bên tôi có lan can một tẹo hạ tầng bên ngoài nên dính cái chính sách doanh nghiệp ói tiền hoàn thiện hạ tầng bên ngoài dự án trên cơ sở mặt bằng sạch nhà nước đã thu hồi của dân.

Thực tế khu vực:
- Giá đang rao nhan nhản trên các website địa ốc tầm 120 - 140 triệu/m2
- Giá mà tư vấn thẩm định giá thu thập qua khảo sát "miệng" các giao dịch thành công tầm 100 - 120 triệu/m2
- Khung giá của thành phố 13,4 triệu/m2
- Để giảm chi phí chuyển nhượng, hầu hết đều ra công chứng với giá từ 23 - 28 triệu/m2, cũng không ít ra công chứng với giá hơn 13,4 triệu/m2 một tẹo.

Trên cơ sở đó tư vấn thẩm định giá lúc đầu đề xuất giá đền bù 25 triệu/m2 ... đương nhiên hợp con lý ... bên Tài Môi gút gút liền .... và đương nhiên dân đời nào chịu.

Trải qua bao nhiêu họp hành văn lên bản xuống, tư vấn thẩm định giá dựa trên năm phương pháp định giá ... thêm tiêu, hành, tỏi, ớt, nghệ, quế, thảo quả, cà ri .... sùi bọt mép muốn đề xuất 60 triệu/m2.

Và tại cuộc họp chiều nay, hội đồng tá lả chốt hạ 45 triệu/m2 để trình lên trên cao cao nữa ... vì tư vấn thẩm định giá không tài nào tìm được giao dịch mua bán có giá trị cao hết.

Có cách nào hiến kế để tư vấn thẩm định giá xây dựng được khung giá 60 triệu/m2 ... và nếu long lanh thì tới thẳng 100 triệu/m2
 
Cứ làm như mấy tư vấn định giá muốn làm sao là được vậy, muốn định giá họ phải có chứng cớ hẳn hoi thì mới thuyết phục được hội đồng.

Hội đồng càng khó nữa, nếu đồng ý giá cao là hội đồng chết trước, thôi cứ để giá thấp trước, dân phản đối thì nâng lên tiếp, nâng tiếp đến khi nào hết cỡ thì thôi.

Với giá 45 triệu/m2 trên là cao rồi

Chỉ còn hóng cưỡng chế nữa thôi

Chung quy là dân tự tay bóp rái
 
Nhà nước cũng phải coi lại chính sách xây dựng giá đền bù.

Nghị định 104/2014/NĐ-CP cho phép Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có giá đất ở đô thị cao nhất là 162 triệu đồng/m2, nhưng trên thực tế giá chuyển nhượng cao hơn gấp nhiều lần, cá biệt tại một số tuyến đường lên đến 500 – 700 triệu đồng.
 
Hiện nay các doanh nghiệp thẩm định giá, khi định giá đất thì chưa có thông tư nào thay thế thông tư Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT :

Việc định giá đất bồi thường hiện nay có nhiều bất cập, các doanh nghiệp định giá cũng không muốn phải làm thấp làm gì (vì không có lợi ích gì trong này cả, chủ yếu lấy tiền hợp đồng thôi, mà riêng chi phí tiếp thị cũng đã mất tối thiếu 30% giá trị hợp đồng nữa) nhưng khi làm theo giá thị trường thì thường bị hội đồng bác, yêu cầu về làm lại.

Cái quy định là theo giá đã mua bán có công chứng vẫn có hướng mở là khi giá thấp không phản ảnh đúng giá thị trường thì cho phép dùng phiếu thu thập nhưng phiếu khảo sát giá đất thì lại yêu cầu người được khảo sát phải ký và ghi rõ họ tên vào và chẳng ai dám ký vì sợ trách nhiệm khi giá khảo sát có độ lệch so với giá trên hợp đồng mua bán (sau này thì có điều chỉnh là không cần phải ký). Nguồn giao dịch thì được các ban bồi thường hỗ trợ bằng cách liên hệ với văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, ở đó có hết.

Làm 1 hồ sơ định giá bồi thường kéo dài từ 6 tháng cho đến 1 năm, tiền thì khi nào được duyệt giá các doanh nghiệp thẩm định mới nhận đủ (thường tạm ứng trước 30%).
 
Thường khi mua bán bất động sản luôn có 2 giá: giá mua bán thực tế và giá mua bán trên hợp đồng công chứng luôn. Giá trên hợp đồng công chứng nhỏ hơn thực tế thì giá thực tế thì người mua cũng được hưởng lợi vì người bán giảm thuế thì đồng nghĩa giảm giá bán, nếu tăng thuê thì tăng giá bán. Tóm lại những chi phí khi giảm cho người bán thực chất người mua cũng được giảm vì người mua là người chi tiền cho tất cả chi phí. Hiện nay việc mua bán bất động sản luôn có 2 giá, giá mua bán trên hợp đồng công chứng thấp hơn so với giá thực là .... bình thường đối với Việt Nam.

Ít khi xảy ra chuyện người bán lật kèo người mua, do thường làm thêm cái hợp đồng tay, ghi đúng giá tiền thật với lý do là tránh thuế thu nhập cá nhân. Sau này người bán lật kèo, móc cái hợp đồng tay ra, hợp đồng công chứng sẽ vô hiệu vì đó là hợp đồng giả tạo, sau đó tòa sẽ bắt đi công chứng lại hợp đồng mua bán với số tiền ghi trên hợp đồng tay, muốn chắc ăn thì tất cả tiền phải chuyển khoản, ghi rõ nội dung chuyển bán nhà số đường giá tiền.

Còn chắc ăn nữa, khi ký hợp đồng công chứng, trên hợp đồng ghi số tiền "né thuế". Sau đó làm thêm cái phụ lục hợp đồng điều chỉnh giá bán bằng đúng giá mua bán (khi làm hợp đồng công chứng, thì ngay sau đó làm luôn cái phụ lục! Chỉ tốn tiền công chứng thôi). Cái phụ lục điều chỉnh này hai bên giữ kỹ ở nhà, còn cái hợp đồng mua bán đem sang tên. Đi đăng ký trước bạ thì xách cái hợp đồng đi.

Để tránh lật lọng, thỏa thuận ra công chứng trước ( bên bán chịu phí...) rồi bên bán cầm cả bộ hồ sơ cùng bên mua ra ngân hàng chuyển tiền. Xong thì bên bán trao luôn cả bộ cho bên mua ngay tại ngân hàng là thuận đôi bên !! Chỉ cần chuẩn bị sẵn "tài khoản có" của người mua và "tài khoản nợ " của người bán ở cùng một ngân hàng, cả hai ra công chứng, xong rồi cùng nhau ra ngân hàng chuyển tiền, trao giấy là xong !!

Như vậy có thể nói dính đền bù, ví dụ giá thực tế 140 triệu, giá nhà nước đền 45 triệu .... thì coi như ai dính đền bù giải tỏa xem như bị xui ... khi đó toét mắt là tại giếng làng, cả làng toét mắt phải mình ta đâu.
 
Vâng ngày xưa khi còn phụ trách đo vẽ, thống kê áp giá đền Ƅù tại Dự án Khu du lịch sinh thái Đèo Con-Kуoto, dự án Khu dịch vụ thương mại Ƭân Khang Phú từ thời 2013 đã thấy chua như giấm. Quanh đi quẩn lại cũng là áp giá đền bù phải tăng hơn rất nhiều so với giá đất nhà nước để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì mới hiệu quả.
 
  • Like
Reactions: CmaxxConsultant
Mỗi tỉnh thành có chính sách đền bì khác nhau @HoDacChien khi thu hồi đất khác nhau nên bạn đọc cần xem kỹ trong từng văn bản.

Tên tỉnh/thành​
Tên văn bản​
Thành phố trực thuộc trung ương​
1​
Hà Nội Quyết định 10/2017/QĐ-UBND
2​
Thành phố Hồ Chí Minh Quyết định 28/2018/QĐ-UBND
3​
Hải Phòng Quyết định 2680/2014/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 03/2019/QĐ-UBND
4​
Đà Nẵng Quyết định 38/2017/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 23/2019/QĐ-UBND
5​
Cần Thơ Quyết định 15/2014/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 19/2016/QĐ-UBND
Khu vực Đồng bằng sông Hồng​
6​
Bắc Ninh Quyết định 528/2014/QĐ-UBND
7​
Hà Nam Quyết định 50/2019/QĐ-UBND
8​
Hải Dương Quyết định 16/2019/QĐ-UBND
9​
Hưng Yên Quyết định 03/2020/QĐ-UBND
10​
Nam Định Quyết định 13/2019/QĐ-UBND
11​
Ninh Bình Quyết định 26/2014/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 09/2016/QĐ-UBND, Quyết định 16/2017/QĐ-UBND và Quyết định 16/2018/QĐ-UBND
12​
Thái Bình Quyết định 01/2020/QĐ-UBND
13​
Vĩnh Phúc Quyết định 35/2014/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 32/2015/QĐ-UBND.
Khu vực Trung du và miền núi phía Bắc​
14​
Lào Cai Quyết định 17/2015/QĐ-UBND
15​
Yên Bái Quyết định 26/2017/QĐ-UBND
16​
Điện Biên Quyết định 02/2015/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 05/2016/QĐ-UBND
17​
Hòa Bình Quyết định 05/2018/QĐ-UBND (khoản 3 Điều 32 bị bãi bỏ bởi Quyết định 17/2019/QĐ-UBND)
18​
Lai Châu Quyết định 30/2017/QĐ-UBND
19​
Sơn La Quyết định 18/2019/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 18/2020/QĐ-UBND
20​
Hà Giang Quyết định 15/2019/QĐ-UBND
21​
Cao Bằng Quyết định 14/2020/QĐ-UBND
22​
Bắc Kạn Quyết định 22/2014/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 43/2017/QĐ-UBND
23​
Lạng Sơn Quyết định 20/2016/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 06/2019/QĐ-UBND
24​
Tuyên Quang Quyết định 05/2017/QĐ-UBND
25​
Thái Nguyên Quyết định 08/2019/QĐ-UBND
26​
Phú Thọ Quyết định 11/2014/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 12/2015/QĐ-UBND, Quyết định 22/2017/QĐ-UBND và Quyết định 21/2019/QĐ-UBND
27​
Bắc Giang Quyết định 10/2019/QĐ-UBND
28​
Quảng Ninh Quyết định 3000/2017/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 30/2020/QĐ-UBND
Khu vực Bắc Trung Bộ​
29​
Thanh Hóa Quyết định 3162/2014/QĐ-UBND
30​
Nghệ An Quyết định 40/2019/QĐ-UBND
31​
Hà Tĩnh Quyết định 13/2020/QĐ-UBND
32​
Quảng Bình Quyết định 22/2018/QĐ-UBND
33​
Quảng Trị Quyết định 31/2017/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 16/2018/QĐ-UBND
34​
Thừa Thiên Huế Quyết định 37/2018/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 67/2019/QĐ-UBND
Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ​
35​
Quảng Nam Quyết định 43/2014/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 02/2016/QĐ-UBND và Quyết định 19/2017/QĐ-UBND
36​
Quảng Ngãi Quyết định 50a/2017/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 17/2018/QĐ-UBND
37​
Bình Định Quyết định 21/2017/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 02/2019/QĐ-UBND
38​
Phú Yên Quyết định 57/2014/QĐ-UBND
39​
Khánh Hoà Quyết định 29/2014/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 06/2016/QĐ-UBND và Quyết định 06/2018/QĐ-UBND
40​
Ninh Thuận Quyết định 64/2016/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 15/2018/QĐ-UBND
41​
Bình Thuận Quyết định 08/2015/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 05/2018/QĐ-UBND
Khu vực Tây Nguyên​
42​
Kon Tum Quyết định 53/2014/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 20/2015/QĐ-UBND và Quyết định 30/2018/QĐ-UBND
43​
Gia Lai Quyết định 09/2018/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 02/2020/QĐ-UBND
44​
Đắk Lắk Quyết định Quyết định 39/2014/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 27/2019/QĐ-UBND
45​
Đắk Nông Quyết định 07/2015/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 06/2018/QĐ-UBND
46​
Lâm Đồng Quyết định 50/2017/QĐ-UBND
Khu vực Đông Nam Bộ​
47​
Bình Phước Quyết định 05/2018/QĐ-UBND
48​
Bình Dương Quyết định 38/2019/QĐ-UBND
49​
Đồng Nai Quyết định 11/2019/QĐ-UBND
50​
Tây Ninh Quyết định 17/2015/QĐ-UBND được bổ sung bởi Quyết định 39/2015/QĐ-UBND
51​
Bà Rịa - Vũng Tàu Quyết định 52/2014/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 25/2016/QĐ-UBND và Quyết định 11/2020/QĐ-UBND
Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long​
52​
Long An Quyết định 09/2018/QĐ-UBND
53​
Đồng Tháp Quyết định 27/2014/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 37/2016/QĐ-UBND và Quyết định 26/2017/QĐ-UBND
54​
Tiền Giang Quyết định 40/2014/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 19/2018/QĐ-UBND
55​
An Giang Quyết định 33/2018/QĐ-UBND
56​
Bến Tre Quyết định 29/2019/QĐ-UBND (một số khoản bị bãi bỏi bởi Quyết định 06/2020/QĐ-UBND)
57​
Vĩnh Long Quyết định 18/2014/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 01/2017/QĐ-UBND, Quyết định 07/2018/QĐ-UBND và Quyết định 13/2020/QĐ-UBND
58​
Trà Vinh Quyết định 16/2020/QĐ-UBND
59​
Hậu Giang Quyết định 26/2018/QĐ-UBND
60​
Kiên Giang Quyết định 22/2015/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 18/2018/QĐ-UBND
61​
Sóc Trăng Quyết định 34/2014/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 35/2016/QĐ-UBND
62​
Bạc Liêu Quyết định 20/2020/QĐ-UBND
63​
Cà Mau Quyết định 01/2018/QĐ-UBND

Trên đây là quy định về đơn giá bồi thường khi thu hồi đất nếu đủ điều kiện. Để xem quy định tổng hợp về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất hãy xem tại:

>> Quy định bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất tại các tỉnh thành

Nguồn:


Ở TP.HCM chẳng hạn, giá đất thu hồi để bồi thường (giá T1) = bảng giá đất (do UBND tỉnh thành ban hành) x hệ số K. Hệ số K chỉ có ý nghĩa để lập phương án bồi thường, tái định cư lấy ý kiến người dân có đất thu hồi (giá T1), không phải là giá đất cụ thể của loại đất thu hồi tại thời điểm quyết định thu hồi. Giá T1 được xây dựng theo nguyên tắc lấy bảng giá đất do UBND TP.HCM ban hành nhân với hệ số K. Giá T1 sẽ được niêm yết để lấy ý kiến của người dân có đất bị thu hồi. Nếu người dân đồng ý, giá này sẽ trở thành giá bồi thường. Đây là cách xây dựng giá T1 theo Nghị quyết 27 ngày 9.3.2020 của Chính phủ về việc cho phép áp dụng thí điểm cơ chế, quy trình đặc thù để rút ngắn thời gian thực hiện quy trình bồi thường, hỗ trợ tái định cư… trên địa bàn TP.HCM