Đọc qua tin thì rất vui, sáng xuống Cần Thơ làm việc chiều có thể về hu hí với bồ bịch. Chỉ tội nghiệp mấy anh Hai lúa, làm xong mà mấy ảnh vẫn suốt ngày nhậu với oánh vợ thì mấy em gái sẽ thoát ly đi tứ phương dễ hơn, miền Tây sao phát nổi.
Rồi quan ngại không biết các bác bên tập đoàn EDES & viện Phương Nam tính toán thế nào, nhưng theo thì sẽ rất nhiền khó khăn như :
- Cầu : Làm thêm 2 cái cầu cho sông Tiền và sông Hậu là đã mất 400 triệu usd, chưa nói đến hàng trăm cái cầu nhỏ vượt sông rạch, kênh.. chằng chịt.
- Nền móng tại khu vực ĐBSCL rất tốn kém
- Hiệu quả vận tải hàng hoá của tàu cao tốc khg cao.
Nhưng là dự án mới toe, mà BOT tiền Tây là like kịch liệt, chỉ sợ mấy tay chém gió chơi, vì để hoàn vốn cho cái BOT này là quá chát.
Nhưng Ui dào, nhìn lại ! dự án tỷ đô mà nhìn cái lễ ký kết nó còn bèo hơn cái sinh nhật thằng ku trong xóm nữa. Bởi vậy cũng chả mất thời gian cho mấy thứ tào lao này.
cái Backdrop hoành tráng qué!
Coi mấy cái này lại liên tưởng tới mấy cái dự ớn tỷ đô ở Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam,.... nhìn cái Văn Phòng lởm hơn cái chòi của công nhân
Tìm hiểu Viện Khoa học và Công nghệ Phương Nam
Ngày 12-12-2006, Viện Khoa học và Công nghệ Phương Nam chính thức ra mắt tại địa chỉ 133/4 Nguyễn Chí Thanh, quận 5- TPHCM. Viện có hai nhiệm vụ cơ bản là nghiên cứu khoa học trong nhiều lĩnh vực và thực hiện các dịch vụ khảo sát, thiết kế, giám sát, thử tải các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, giao thông... Giáo sư - Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng, Chủ tịch Liên hiệp Các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, được bầu làm chủ tịch danh dự hội đồng khoa học của viện; PGS-TS Huỳnh Văn Hoàng được bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Phương Nam. Thấy quá vô danh, đành nhờ GS gu gồ thì thấy viện Phương Nam này nghiên cứu cả chim yến nữa
rồi với cái tên tập đoàn Mẽo nào có cái tên mỹ miều là EDES.
Ai rành tiếng anh sợt coi cái tập đoàn có tên này ở Mỹ nó đặt trụ sở ở đâu giúp với, chứ em nhờ GS gú gồ thấy cái này edesgroup.com
Vào nhìn muốn say với cái oép của nó. Việt 100%, dù thấy cái địa chỉ của nó ở San Jose - Rồi! chắc lại mấy bác Việt Kiều rởm nữa chăng?
Hợp tác đầu tư hệ thống đường sắt TP HCM - Cần Thơ với số vốn 3,6 tỷ USD vừa được ký kết hôm 12/11 giữa Viện Khoa học và Công nghệ Phương Nam với Tập đoàn EDES (Hoa Kỳ) được các bên kỳ vọng cao bởi dự án sẽ là động lực phát triển kinh tế xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long khi nó đi qua 5 tỉnh thành. Theo ông Trường, ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, vận tải đường thủy mặc dù có mạng lưới rộng khắp vùng nhưng tốc độ di chuyển không cao, lại bị ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều với biên độ dao động lớn. Mạng lưới kênh rạch còn lại không đủ độ sâu cho tàu thuyền lưu thông trong khi đường bộ lại đang bị quá tải. Vì vậy cần phải có sự phân bổ bớt cho đường sắt, nhất là đối với vận tải hàng hóa.
“Dự án sử dụng hoàn toàn vào vốn của tư nhân. Nhà nước không phải chi bất kỳ đồng nào từ khâu nghiên cứu cho đến giải phóng mặt bằng nên không lo bị lãng phí. Hơn nữa, các tập đoàn nước ngoài họ không dại gì bỏ ra 3-4 tỷ USD để đầu tư cho một dự án không khả thi", ông Trường nói và cho biết có thể có những ý kiến trái chiều nhưng hãy để cho tập đoàn của Mỹ lập dự án khả thi xem xét tính hiệu quả. Trong khi đó, TS Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội tư vấn khoa học công nghệ và Quản lý TP HCM (HASCON) tỏ ra nghi ngờ về tính hiệu quả của dự án vì cho rằng vận tải hành khách bằng đường sắt từ TP HCM đi Cần Thơ khó có thể cạnh tranh với đường bộ.Ông Phúc dẫn chứng, theo kinh nghiệm của ngành đường sắt nhiều nước, khi cự ly vận chuyển từ 350 km trở lên thì đi tàu hỏa sẽ hấp dẫn hành khách hơn đi bằng ôtô vì nằm hay ngồi trên tàu đều thoải mái. Nhưng nếu đoạn đường ngắn hơn 350 km, người ta sẽ thấy đi ôtô thoải mái hơn. “Nếu lý thuyết này đúng, với cự ly 175 km từ TP HCM đến Cần Thơ thì đa số hành khách sẽ chọn đường bộ”, ông Phúc nhận định.
Có ý kiến cho rằng "Tập Đoàn Edes" này chỉ là thằng cò bán máy, tức là thằng buôn nước bọt thôi, là "broker" mà. Một thằng "broker" không có tiền nhưng nhiều thương vụ hàng tỷ đô la phải qua tay nó. Đám kỹ nghệ xe lửa không cần phải cử phái đoàn đi thương lượng (vì tốn kém), họ giao cho "broker" đi tiền trạm (văn bản ghi nhớ). Sau khi thương lượng xong thì "broker" rút lui, chỉ còn lại là các đối tác thật sự. Trong dự án này, bọn "broker" này không đáng lưu tâm làm gì vì bọn này chỉ là "tiền trạm" và khi thật sự làm thì bọn này không còn giá trị pháp lý.
Tuy nhiên những dự án tầm cỡ này thì bao giờ cũng thông qua con đường chính phủ hết, ai lại khơi khơi thông qua cái Viện Phương Nam khỉ gió gì đó, chả có tên tuổi chi cả. Ở VN chán mấy thằng Broker kiểu qua VN ký tá mấy cái giấy, chụp hình chụp ảnh với vài ông xxx nhà mình, tạo vài cái link báo chí... sau đó về bên kia đi chào hàng, vay vốn, huy động,.... Bọn Mỹ nó đâu có ngu đâu mà tin vào ba cái thứ vớn vẩn làm không đến nơi đến chốn, mở mồm ra là nói dự án đã ok, đưa tiền đây,...... Làm không được hay không có kết quả rồi nó đổ thừa là do VN này nọ với chúng nó, riết rồi thằng nào cũng nhìn VN như thằng quái vật hết.
Còn vấn đề lớn nữa là hàng hoá Miền Tây vẫn chủ yếu là hàng Nông Thuỷ Sản, do vây đường sông vẫn là mãi mãi không có bất cứ cái gì có thể thay thế được. Đường sắt chuyên chở tốt, nhưng nó chỉ chở từ 1 điểm tới 1 điểm chứ không lan toả rộng như đường thuỷ được. Có ai đời thu gom đường thuỷ cho cố xong rồi lại tăng bo lên đường bộ, đường sắt rồi xuống đường thuỷ bao giờ, chở luôn đường thuỷ cho nó tiện, rẻ. Mấy cái hàng nông thuỷ sản, cồng kềnh giá trị lại chẳng bao nhiêu, chỉ chết tiền chuyên chở. Với dự án đầu tư hạ tầng giao thông mới 100% ở VN mà làm BOT không có tiền chính phủ bơm vào dưới một hình thức nào đó, thì xác định là chém gió toàn tập.
Đúng là tuyến vận tải đường sắt SG-CT không biết chở gì để nhanh hoàn vốn?
Do hình thể đất nước dài sọc, trong tương lai gần đường sắt chưa phải là ưu thế ở VN do thiếu các tuyến ngang bổ trợ, do vậy giá thành vận tải sẽ cao do "chạy gió" quá nhiều
E chỉ sợ cái dự ớn này giống cái dự ớn Diseyland ở Vũng tàu, khi điều tra ra thì thằng chủ đầu tư có mỗi 1 USD à. làm cho địa phương phải thay đổi QH. làm nhớ mấy năm trước có ngài đại gia VK Mỹ mần vụ "Hoa Hậu Hoàn Vũ" gì gì đó ở Nha Trang, lấn cấn sao đó nên dời xuống cồn Thới Sơn Tiền Giang ... sau đó thì mình hổng coi báo nữa nên hổng biết ra sao ... nếu EDES chỉ làm công đoạn "broker" thì hóa ra báo đăng không chính xác ? vì báo phải đăng tên tuổi các đối tác đầu tư đích thực chứ nêu tên tuổi "broker" lên làm gì ? Hay là báo chí cố tạo ra một trào lưu lành mạnh
chém gió cho vui nhé
Boss: Dạo này cư dân mạng không có dấy lên 1 cao trào "lành mạnh" trong "kiểm soát"
B_Bút: Có chứ boss, tân phó thủ tướng mới cười và nói gìn giữ chủ quyền biển đảo.
Boss: chẳng có "cao trào" nào dấy lên trong 1-2 ngày nay.
B_Bút: Hôm qua em đi nhậu, bàn bên kia có 4 thằng Việt Kiều than vãn chẳng có việc gì làm.
Boss: Bọn Việt Kiều giờ này nghèo rớt mồng tơi, đâu phải đứa nào cũng như rễ của thủ tướng.
B_Bút: 4 thằng này nó nhậu, nghe nói toàn là tiền tỉ vũ khí và các công trình lớn nhưng chưa bao giờ được "quả" nào từ khi thành lập "groups" .... Chúng làm môi giới chẳng ai tin ...
Boss đập cái bàn và mắt long lanh như lửa táp ....
24 giờ sau, vội vã, cái bàn với cái khăn dơ, cái phông với vài dòng chữ nguệch ngoạc, cái "viện" và cái "tập đoàn" ký kết ghi nhớ. Tính ra chỉ tốn có ít triệu VNĐ cho một cái tin mà dư luận nhảy vào trong vòng kiểm soát. Đỡ chán và rẻ hơn mấy cái tin "rớt quần", "rách áo", "lộ hàng", "quay lén", ... một thời làm nóng cư dân mạng.
Thế là cư dân mạng dấy lên một "cao trào" khá "lành mạnh" bàn tán rất hồ hởi và chẳng ai vượt qua cái vòng "kiểm soát" cho quên đi ngày dài đoạn tháng.
Bộ Giao thông - Vận tải khẳng định chưa giao Viện Khoa học và Công nghệ Phương Nam và Tập đoàn EDES (Hoa Kỳ) triển khai đầu tư Dự án đường sắt TP.HCM - Cần Thơ theo hình thức BOT
Theo đó, Bộ Giao thông - Vận tải mới chỉ thống nhất về chủ trương giao cho Viện Khoa học và Công nghệ Phương Nam tiến hành nghiên cứu đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao từ TP.HCM đi Cần Thơ thông qua tài trợ không hoàn lại của một số nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm đến dự án theo hình thức BOT.