Auto Timelapse là gì? Auto timelapse được hình thành như thế nào

autotimelapse

Thành viên cơ bản
3/12/20
17
1
Xây dựng là lĩnh vực mà đặc điểm là bao gồm những khu vực công trường quy hoạch rộng lớn cũng như thời gian thi công lắp đặt kéo dài.

1.jpg


Việc sử dụng máy quay gặp nhiều hạn chế, trong khi Autotimelapse có thể khắc phục được với những đặc điểm vượt trội của riêng mình:


- Autotimelapse lắp đặt một lần duy nhất, máy tự hoạt động xuyên suốt thời gian dự án.
- Autotimelapse trang bị nhiều công nghệ, hệ thống thông minh, tận dụng được các nguồn năng lượng sạch khác để có thể vận hành độc lập.
- Autotimelapse lắp đặt được tại mọi địa hình, vận hành ổn định trong các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, độ bền cao, thân thiện với môi trường.

2.jpg


Ngoài ra, Autotimelapse còn được tăng cường những tính năng hiện đại độc đáo:

- Theo dõi hình ảnh thực trạng dự án tại bất cứ thời điểm nào
- Lập báo cáo tiến độ thi công với hình ảnh từ video Autotimelapse
- Quản lí và nâng cao hiệu suất công việc
- Cung cấp tư liệu khách quan, củng cố niềm tin vào năng lực công ty với đối tác hoặc khách hàng tiềm năng.

Nguyên tắc chụp timelapse

Những video mà bạn đang xem hàng ngày thực chất là sự phát liên tiếp hàng loạt những khung hình ở tốc độ thông thường 24 khung hình/ giây. Time-lapse cũng dựa trên nguyên tắc đó, bạn chụp hàng loạt những bức hình sau đó ghép lại với nhau tạo thành một đoạn video.
Ví dụ nếu mỗi giây bạn chụp 1 khung hình, sau đó ghép lại thành video với tốc độ 30 khung hình/giây (fps) thì như thế bạn đã đẩy tốc độ video so với thực tế nhanh hơn 30 lần. Tức là độ trễ giữa các bức ảnh bạn chụp sẽ tỉ lệ thuận với tốc độ video tạo ra. Thông thường video time-lapse khi ghép lại sẽ là 25fps hoặc 30fps. Chính vì tính chất "tua nhanh" thời gian nên time-lapse thường được sử dụng để ghi lại quá trình rất lâu như công trường xây dựng, hoa nở... hoặc chụp những hoạt động thông thường để tăng sự "kịch tính".

Ưu điểm của timelapse so với cách quay video thông thường

- Timelapse có khả năng tạo ra một video có chất lượng và độ phân giải rất cao như 2K, 4K...so với việc quay video full HD thông thường.
- Với khả năng tua nhanh chuyển động, Timelapse tạo ra sự sôi động và kịch tính, tăng sự hấp dẫn cho đoạn video.
- Bên cạnh đó, Timelapse còn tận dụng khả năng phơi sáng của máy ảnh để tạo ra hiệu ứng mờ nhòe (blur) hoặc các vệt sáng vào ban đêm.
- Có thể delay giữa các frame khi chụp, qua đó khi phát ở tốc độ 30 hình/giây, thời gian thực sẽ được tua nhanh, giúp tăng tốc những chuyển động bình thường vốn chậm hoặc rất chậm.
1610629564352.png
 

Timelapse là gì? Giới thiệu cơ bản về Timelapse​


Bạn đã từng xem, quan sát thấy một quy trình nào đó diễn ra trong một khoảng thời gian dài được biểu diễn tăng tốc để gói gọn chỉ trong một vài phút hoặc thậm chí vài giây??? Đó chính là timelapse hay còn gọi là tua nhanh thời gian. Về bản chất, timelapse là một chuỗi ảnh được ghép lại với nhau để tạo thành video (hay phim) trong đó thời gian trôi qua cực nhanh, ví dụ như sự nở rộ và tàn héo của một bông hoa diễn ra trong một video kéo dài 15 giây, hoặc sự hình thành nên một công trình xây đựng trong 3 năm diễn ra trong một phim 60 phút.
Công nghệ chụp timelapse được I&I phát triển và sử dụng trong một số lĩnh vực như:
- Timelapse công trình
- Timelapse Nông nghiệp công nghệ cao
- Timelapse Môi trường khí hậu
- Timelapse Du lịch trải nghiệm
- Timelapse Giám sát an ninh

I&I sẽ cho chúng ta biết rõ hơn về những điều cơ bản của timelapse.
  1. Nguyên tắc cơ bản của Timelapse
  2. Thiết bị chụp
  3. Thời điểm và địa điểm thích hợp để chụp Timelapse
  4. Thông số kỹ thuật
  5. Xử lý hậu kỳ
  6. Lời kết
Chup-anh-timelapse.jpg

Timelapse đã có mặt ở khắp mọi nơi tại Việt Nam
I. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHIM TIMELAPSE

- Trước khi tiến hành quay video Timelapse bạn cần xác định trước khoảng thời gian của mỗi bức ảnh, tức là thời gian tạm dừng giữa mỗi bức ảnh sẽ là bao lâu (1 giây, 10 giây, 1 phút, 1 giờ). Thời gian tạm dừng phụ thuộc vào mục đích, sản phẩm mà bạn cần chụp và sản xuất phim.
- Chụp liên tiếp mỗi giây một ảnh rồi ghép lại thành video và chiếu với tốc độ 30 hình/giây hoặc cao hơn, thời gian thực sẽ được tua nhanh ít nhất 30X
chup-anh-timelapse-2.jpg

Một công trình xây dựng được lắp đặt chụp Timelapse
- Thời gian chụp hết 1 ảnh càng lâu hoặc thời gian chờ giữa các ảnh chụp càng lâu thì thời gian của video sẽ càng được tua nhanh hơn.
- Timelapse nhằm giúp mắt người thấy rõ được những chuyển động rất chậm hoặc tua nhanh chuyển động bình thường nhằm tăng “kịch tính” cho khung cảnh hoặc sản phẩm đang theo dõi
- Cứ mỗi giây video Timelapse cần có 30 frame ảnh (30fps), thì sau 1 phút bạn sẽ cần 1800 frame ảnh. Nên có những clip tiêu tốn đến hàng chục ngàn tấm ảnh là chuyện rất bình thường.
- Kỹ thuật Timelapse này ngược lại với kỹ thuật Timewarp (làm chậm thời gian) - bằng cách quay phim với tốc độ khung hình 10,000 hình/giây, sau đó phát lại với tốc độ khung hình thông thường 30fps để chúng ta có thể thấy rõ những chuyển động rất nhanh như đạn bắn, vỡ ly,...
II. THIẾT BỊ SỬ DỤNG CHO VIỆC CHỤP TIMELAPSE
a. Camera + lens:

Bất cứ máy ảnh nào từ DSLR hay Point & Shoot miễn gắn được wired remote là đều có thể chụp được. Tuy nhiên, I&I khuyên bạn dùng DSLR để có được chất ảnh tốt và tùy chỉnh được theo ý muốn.
Tùy góc cảnh và bố cục khung hình, bạn có thể chọn tiêu cự lens phù hợp: từ Fisheye, ultra wide, normal cho đến tele và thậm chí super tele.
b. Tripod: không thể thiếu, có thể gọi là "vật bất ly thân". Trong suốt quá trình chụp bạn phải giữ tripod luôn cố định, nếu vì bất cứ lý do gì làm thay đổi vị trí tripod: va quệt tay chân, do mưa gió thì đảm bảo clip đó nhìn sẽ rất …non-pro. Trong trường hợp bạn dùng Dolly ngang hoặc tròn để có những góc panning độc đáo, vẫn phải đảm bảo vị trí giữa camera và đế gắn camera trên Dolly luôn cố định.
chup-anh-timelapse-3.jpg

Máy ảnh D7000 được I&I ưu tiên sử dụng

c. Timer-remote
: đây mới chính là “trái tim” của hệ thống với tác dụng tạo ra các time interval (tạm gọi là những khoảng thời gian đều nhau) mà máy sẽ chụp (tức trigger được lệnh “bắn”). Ví dụ: "bắn" sau mỗi 1 giây hoặc 2 giây (chụp xe cộ di chuyển), 5 giây (khi chụp mây), 5 phút hay 10 phút (chụp hoa nở)... Ngoài ra, timer remote còn có màn hình LCD giúp các bạn tùy chọn được số lượng frame cần chụp và theo dõi quá trình chụp (đã chụp/còn bao nhiêu frame), việc này rất có ích để ước lượng thời gian của video thành phẩm sẽ là bao lâu.
d. Wired remote: đôi khi mình còn dùng luôn dây bấm mềm rồi Lock nút chụp để máy “bắn” liên thanh, như vậy để hạn chế tới mức tối thiểu thời gian delay giữa các frame, giúp chuyển động giữa các frame càng mướt hơn. Bạn nhớ chuyển máy ảnh qua chế độ chụp Continuous.
e. Interval timer shooting: đây là tính năng có sẵn trong 1 số dòng máy Nikon: D300, D300s, D7000... rất tiện lợi và gọn gàng, khỏi dây nhợ dài dòng.
III. THỜI ĐIỀM VÀ ĐỊA ĐIỂM THÍCH HỢP ĐỂ CHUP TIMELAPSE
a. Thời điểm chụp Timelapse: Bất kể thời điểm nào trong ngày chúng ta đều có thể chụp timelapse. Tuy nhiên, những thời điểm diễn ra sự thay đối lớn về ánh sáng (WB) trong ngày là lúc bình minh và lúc chạng vạng, đấy thực sự là 1 cuộc đua với thời gian vì cường độ ánh sáng thay đổi cũng đồng nghĩa với WB thay đổi theo, yêu cầu người chụp phải có sự nhạy cảm để tinh chỉnh cho phù hợp
b. Địa điểm chụp Timelapse: không có giới hạn, bất cứ nơi nào diễn ra nhiều sự chuyển động: dòng người, xe cộ, mây trôi, sao trên trời, dòng sông, thác nước, vườn hoa, bến phà, sân bay, đường cao tốc, xa lộ … Tuy nhiên nếu tiếp cận được những view rộng và sâu thì để mang lại cái nhìn sinh động và tổng thể hơn về không gian đó. Mình thì hay chọn góc cao (nóc các cao ốc) để đặt máy vì như vậy sẽ thấy được toàn cảnh bao gồm cả đường chân trời (skyline) và chiều sâu của không gian chụp, như cầu hết các clip Timelapse của mình mà các bạn đã thấy.
chup-anh-timelapse-4.jpg

Timelapse có thể thực hiện chụp tốt vào ban đêm, cho hình ảnh rõ nét
IV. THÔNG SỐ KỸ THUẬT
a. Chế độ M:
chọn exposure thích hợp cho cảnh chụp và giữ nguyên thông số (Tốc độ và khẩu độ) luôn cố định cho tất cả các frame, khi ánh sáng môi trường thay đổi, bạn sẽ thấy rõ sự thay đổi này. Còn nếu để Auto, Av hay Tv thì các frame lúc nào cũng sáng đều hoặc thấm chí là frame tối frame sáng không đều hoặc không liền mạch, và đương nhiên sẽ không còn nhận thấy sự biến đổi "mượt mà" khi ánh sáng môi trường thay đổi.
b. ISO: cố định trong suốt quá trình chụp, chỉ khi nào qua 1 shot khác mới nên thay đổi ISO. Điều đặc biệt là ở chỗ: bình thường ai cũng sẽ khuyên bạn nên chụp ảnh ở ISO thấp nhất có thể để hạn chế noise, đều này hoàn toàn hợp lý. Nhưng nhiều khi chụp trời tối và bạn phải mở khẩu độ hết cỡ mà vẫn chưa đủ sáng, thì cũng đừng ngần ngại tăng ISO lên 1600, cho dù có noise đấy nhưng khi bạn resize frame ảnh JPEG từ 2K/3K/4K/5K xuống Full HD (1920px) thì cũng đã giúp khử noise rồi, hơn nữa tiết tấu của clip Timelapse rất nhanh, sự tập trung của người xem sẽ không còn chỗ cho noise nữa đâu.
c. White Balance (WB) cố định: không nên dùng Auto WB vì rất dễ làm các frame hình có tông màu khác nhau, dẫn đến clip thành phẩm nhìn sẽ không đồng màu. Tuy nhiên, các dòng máy mới hiện nay đã được cải thiện khả năng AWB rất chính xác nên bạn có thể thử, đặc biệt là chụp những cảnh chuyển trời bình minh & hoàng hôn.
d. Độ phân giải ảnh: như đã nói ở trên, khi chụp Timelapse, bạn có thể chụp ở độ phân giải cao nhất của máy, như vậy clip thành phẩm sẽ có độ phân giải “khủng” 4K hoặc 5K, hơn rất nhiều so với quay video (Full HD). Tuy nhiên, chỉ nên chụp JPEG chứ đừng chụp RAW vì sẽ rất tốn dung lượng thẻ nhớ, tốn pin, máy buffer chậm và lưu file không kịp. Mình thường để tùy chọn chất lượng ảnh là S (tầm 2K pixel) vì hầu hết clip Timelapse thành phẩm của mình chỉ là Full HD (1920x1080)
e. Auto focus (AF) hay Manual Focus (MF)? Giả sử lúc đang chụp có con chim hay chiếc lá bay qua, nếu để AF thì DOF tại frame đó sẽ khác những frame còn lại, hơn nữa lại tốn thời gian và pin để focus nữa. Cho nên câu trả lời nhất định là MF. Thực ra thì bạn nên AF trước khi chụp, sau đó chuyển qua MF rồi cứ thế mà “phạch phạch” hoặc “chẹt chẹt” thui. Còn nếu bạn có thể focus chính xác bằng tay với MF thì quá tốt rồi, và bạn sẽ càng có thể lợi thế để thực hiện thủ thuật ở phần 9a bên dưới.
chup-anh-timelapse-5.jpg

Kỹ thuật Timelaps rất quan trọng trong quá trình hình thành nên những video hoặc phim timelapse

f. Exposure time vs. Time interval:
Bạn nên giảm thời gian delay giữa các frame (tức là thời gian từ lúc kết thúc frame này đến khi bắt đầu frame kế tiếp), như vậy video TL sẽ mướt (smooth) hơn, ko bị cảm giác "nấc cục". Nên chỉnh exposure time sao cho gần bằng interval time, giả sử exposure time là 1.6 giây thì time interval nên là 2 giây, coi như chỉ cho máy có 0.4 giây để "nghỉ ngơi". Thực tế, khi mình chụp TL thì thường cho máy ko còn thời gian để "thở" luôn, cứ "phạch phạch" liên tục cho đủ số lượng frame cần thiết mới dừng.
g. FPS (frame per second): đây cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng của 1 clip Timelapse, mình thường làm 25 - 30fps. Tuy nhiên, đối với những cảnh có chuyển động nhanh, bạn chỉ nên làm FPS cao khi thời gian delay giữa các frame thật ngắn, nếu không thì người xem sẽ chóng mặt và buồn nôn lắm. Còn những cảnh như chụp hoa nở thì ngược lại, thời gian delay phải tương đối dài (5-10 phút) vì hoa nở rất rất chậm. Tưởng chừng như việc xác định FPS này là thuộc về khâu Xử lý hậu kỳ, những thực ra ngay từ trước khi chụp Timelapse, bạn cần xác định rõ FPS sẽ là bao nhiêu, vì nó sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tổng thể của cả clip TL, từ đó mình sẽ quyết định được cả exposure time lẫn time interval là bao nhiêu cho vừa phải.
h. Một số setting điển hình khi dùng Timer remote (đương nhiên bạn có thể tùy chỉnh cho đúng ý đồ của mình):
Phơi sáng ban đêm: exposure time 1.6 giây, time interval 2 giây.
Đường phố ban ngày: exposure time 1/100 giây hoặc 1/20 giây (để có motion blur), time interval 1 giây
Hoa nở: exposure time 1/60 giây, time interval 5 - 10 phút.
Mây: exposure time 1/60 giây, time interval 2 - 5 giây.
Thác nước (motion blur): exposure time 0.5 giây, time interval 1 giây.
Công trường hoặc cảnh dàn dựng sân khấu: exposure time 1/50 giây, time interval từ 5 giây trở lên.
Dòng người di chuyển (motion blur): exposure time 0.6 - 1.6 giây, time interval từ 1 - 2 giây trở lên. (Tham khảo clip Hoa Mai nở mình làm ở trên, có dùng filter ND-8 vào ban ngày).
j. Khi dùng Wired remote (dây bấm mềm): Chụp với exposure time tương tự như ở trên, còn time interval thì bạn không cần quan tâm nữa.
Bạn chỉnh camera ở chế độ chụp Continuous và Lock phím chụp trên remote, cách này có hạn chế là bạn phải tự đếm số lượng frame đã chụp để dừng lại cho đúng lúc vì camera chỉ biết "bắn" và "bắn" liên tục thôi. Nhưng lợi ích rất lớn là: làm cho video rất smooth, vì lúc đó bạn "bóp cổ" trigger phải bắn liên thanh cho nên mọi chuyển động trong sẽ liên tục và ít bị đứt quãng, do thời gian delay giữa các frame là rất ngắn.
Thực tế, khi mình dùng cách này với Canon 60D để làm 2 clip Đông Tây ở trên và rất nhiều clip sau đó (chất lượng JPEG: S1) thì có thể bắn phá vô tư, nhưng với Nikon D90 thì chỉ bắn được 100 frame liên tiếp thôi do bị limit buffer. Tuy nhiên ngay lúc bị ngắt này, bạn chỉ cần Unlock nút chụp trên wired remote khoảng 1 giây sau đó Lock tiếp rùi cứ thế mà chụp tiếp.
V. XỬ LÝ HẬU KỲ
a. Sau khi đã trải qua khâu chụp ảnh khá khó khăn và mất nhiều công sức (80%), tiếp theo là khâu dựng phim rất nhẹ nhàng (20%). Thường thì mình dùng Adobe Premiere, import tất cả các frame hình đã chụp theo kiểu image sequence. Chọn Menu FILE – Import (Ctrl-I): truy cập tới folder chứa sequence ảnh, chọn bất cứ ảnh nào và tick ô Numbered Stills, rồi nhấn Open. Sau đó, bạn có thể kéo clip vào Timeline để dựng (edit) được rồi.
b. Từ giờ trở đi, bạn có thể cắt tỉa, chỉnh màu sắc, fake Tilt-shift (nếu không có lens chuyên dụng), chèn nhạc nền, hiệu ứng âm thanh (Sound FX) theo ý muốn vì “chuỗi hình” bạn vừa chụp giờ đây đã trở thành 1 video Timelapse thực sự.
c. Export movie
VI. LỜI KẾT
a. I&I chia sẻ không giới hạn tất cả kiến thức và kinh nghiệm trong kỹ thuật Timelapse với tất cả mọi người.
b. Hy vọng I&I sẽ có nhiều phim Timelapse đẹp và có ích cho chủ đầu tư trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
 
Sáng ngày 5-1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bấm nút chính thức khởi công xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành - giai đoạn 1. Tại lễ khởi công, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành nằm trong Top 16 dự án sân bay được mong chờ nhất thế giới. Đây là dự án quan trọng đặc biệt cấp quốc gia, thể hiện khát vọng, ý chí vươn lên mạnh mẽ của nước ta, có ý nghĩa to lớn với sự phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước. Đây cũng là dự án hạ tầng với tổng vốn đầu tư lớn nhất từ trước tới nay. Nếu dự án hoàn thành, đưa vào sử dụng, theo một tổ chức quốc tế của Úc đánh giá, sân bay này có thể đóng góp cho tăng trưởng GDP từ 3-5%.

360e340ad910294e7001.jpg



Dự án có tổng mức đầu tư hơn 109 nghìn tỷ đồng, tương đương 4,664 tỷ USD với mục tiêu xây dựng 1 cảng hàng không quốc tế cấp 4F tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai gồm 1 đường cất hạ cánh, 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm trên diện tích sàn 373.000 m2; 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm. Thời gian thực hiện Dự án là từ năm 2020 đến năm 2025. Cảng hàng không quốc tế Long Thành đạt cấp 4F, là mức cao nhất theo tiêu chuẩn của ICAO, hướng tới trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế và khu vực.

san%20bay.jpg


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu trong buổi khởi công

(Ảnh: baochinhphu.vn)

Thủ tướng yêu cầu tỉnh Đồng Nai, TP.HCM, các tỉnh Đông Nam Bộ, kể cả một số tỉnh Tây Nam Bộ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng sớm có phương án kết nối giao thông với sân bay Long Thành một cách đồng bộ, kể cả phát triển đô thị, các khu du lịch, dịch vụ, trong đó hệ thống giao thông kết nối sân bay gồm ba tuyến đường bộ và hai tuyến đường sắt. Những tuyến này cùng với sân bay Long Thành mở ra không gian phát triển mới cho vùng nhờ kết nối, tạo động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy cơ cấu kinh tế mới thiên về sản xuất dịch vụ, tạo ra năng lực cạnh tranh mới cho cả vùng Đông Nam Bộ và cả nền kinh tế.

13dfd5db38c1c89f91d0.jpg


Vươn tầm Quốc tế

Cũng theo người đứng đầu Chính phủ, sân bay Long Thành sau năm 2030 sẽ trở thành sân bay trung chuyển khu vực Đông Nam Á và châu Á vì lý do chính là vị trí địa lý chỉ với 3 giờ bay có thể bay đến tất cả các nước Đông Nam Á, châu Á, kết nối Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Qua đó, thu hút đầu tư, du lịch, nâng tầm Việt Nam trong khu vực và thế giới không chỉ kinh tế mà cả an ninh quốc phòng. “Hệ thống sân bay Việt Nam, trong đó có sân bay Long Thành, sẽ đóng góp quan trọng vào sự hùng cường của Việt Nam trong thời gian tới”- Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Với tầm quan trọng đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ cam kết sẽ tạo mọi điều kiện và thực hiện chính sách đã phê duyệt tại quyết định đầu tư dự án. Đồng thời yêu cầu Bộ GT-VT, Bộ Xây dựng, Bộ TN-MT, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các bộ, ban, ngành Trung ương, UBND TP. Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, tạo mọi điều kiện, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho ACV, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam và các chủ đầu tư khác để đảm bảo việc đầu tư dự án thuận lợi, an toàn. “Dự án sân bay Long Thành phải là dự án chất lượng hàng đầu, tiến độ đúng yêu cầu, chủ đầu tư gương mẫu, không thất thoát, lãng phí, tiêu cực và tuyệt đối an ninh, an toàn”- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.

ca16ed120008f056a919.jpg


Sân bay Quốc tế Long Thành - Giai đoạn 1

Tại giai đoạn 1, Sân bay Long Thành được đầu tư:

Đường băng dài 4.000 m,

Rộng 75 m cùng hệ thống đường lăn,

Sân đỗ đảm bảo cho các loại máy bay hoạt động;

Sây dựng đài kiểm soát không lưu cao khoảng 123 m…

040121-cang-hk-long-thanh-tto-1609769959927938709101-16098199120301563343748.jpg


36f74af3a7e957b70ef8.jpg


Công trình lịch sử kỳ vọng ghi dấu sự cất cánh kinh tế nước nhà

Khi hoàn thành, cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ là sân bay tầm cỡ trong khu vực, phục vụ chiến lược phát triển vận tải hàng không Việt Nam, đồng thời san sẻ cho sân bay Tân Sơn Nhất vốn dĩ đã quá tải nhiều năm qua. Đây là Dự án không chỉ là đầu mối thông thương quan trọng mà còn là điểm nhấn thể hiện tầm nhìn chiến lược, đưa quốc gia hội nhập nhanh hơn với khu vực và trên thế giới. Một công trình không chỉ mang ý nghĩa thực tiễn mà còn là dấu ấn lịch sử trong chiều dài phát triển của nước nhà.

B3-H1.jpg
 
Để đảm bảo chất lượng tốt cho một công trình xây dựng, ngoài việc lựa chọn được một đơn vị thiết kế kiến trúc giỏi, một đơn vị thi công tốt thì bên cạnh đó không thể không nhắc đến vai trò và tầm quan trọng của đơn vị tư vấn giám sát. Vậy những tiêu chí nào được chủ đầu tư cân nhắc khi lựa chọn đơn vị Giám sát công trình?

1. Về mặt Pháp lý:

Kiểm tra sự tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng của nhà đầu tư và các nhà thầu tham gia thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định trong hợp đồng dự án. Khi thực hiện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức lập, phê duyệt đề cương kiểm tra bao gồm phạm vi kiểm tra, nội dung kiểm tra, tần suất kiểm tra và các yêu cầu khác phù hợp với công việc cần thực hiện.

hinh%20so%2010.jpg


2. Trình độ:

Mức độ thành công của một công trình tùy thuộc khá nhiều vào đơn vị tư vấn giám sát. Năng lực của bên giám sát giỏi, có trách nhiệm nghề nghiệp cao là giá trị cốt lõi đem đến chất lượng cho công trình. Không chỉ giám sát đúng thiết kế và tiêu chuẩn xây dựng. Đơn vị giám sát còn hỗ trợ cho chủ đầu tư, nhà thầu trong vấn đề tư vấn giải pháp thích hợp để giải quyết các vấn đề tại công trường xây dựng.

hinh%20so%2011.jpg


3. Cam kết:

Mọi điều khoản, thông tin tài liệu phải được phê duyệt, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng. Nếu có sự sai sót thì bên giám sát thi công sẽ can thiệp và điều chỉnh lại những yêu cầu với bên thầu thi công, nhưng nếu nhà thầu thi công tiếp tục vi phạm mà không khắc phục những sai sót thì lúc này bên Giám sát thi công xây dựng sẽ thông báo với chủ đầu tư để kịp thời can thiệp, chấn chỉnh nhà thầu để không xảy ra những thiệt hại nghiêm trọng.

hinh%20so%2012.jpg


4. Thương hiệu:

Nên lựa đơn vị giám sát xây dựng có nhiều kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự như dự án của bạn. Để họ có thể nắm bắt nhanh chóng, đưa ra đánh giá và giải pháp hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp đó có nền tảng công nghệ, báo cáo chuyên nghiệp với những hình ảnh, video chất lượng 4K,6K để nhìn thấy rõ ràng việc thay đổi phát triển công trình đó từng ngày như thế nào? Đây sẽ là điểm cộng trong mắt khách hàng, tin tưởng và lựa chọn. Bạn có thể tham khảo thêm tại Autotimelapse.com giải pháp cho đơn vị Giám sát công trình!


Tìm hiểu bộ giải pháp giám sát công trình Auto Timelapse:

  • Theo dõi 24/7
  • Trích xuất dữ liệu 4k, 8k
  • Tự động hóa toàn bộ quy trình giám sát
  • Quản lý đa nền tảng
  • Phân cấp quản lý giúp bảo mật thông tin
  • Tối ưu dữ liệu giám sát theo yêu cầu
Contact us:

 
Tòa án được xây dựng mới có phong cách kiến trúc tân cổ điển, giao thoa với kiến trúc Pháp của tòa nhà cũ tại số 48, phố Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm). Cả hai tòa nhà tạo thành một quần thể thống nhất, với một mặt quay ra phố Lý Thường Kiệt, một mặt quay ra phố Hai Bà Trưng.
Trụ sở làm việc mới của Tòa án nhân dân tối cao là một công trình hiện đại, có giá trị cao về thẩm mỹ cũng như công năng sử dụng; trong đó có một số điểm nhấn như: Vườn hoa Công lý nằm giữa hai tòa nhà, mang ý nghĩa là gạch nối giữa hiện tại và quá khứ; trên tầng mái vòm cao nhất của công trình là phòng xét xử của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, phần trần của phòng xử Hội đồng toàn thể chính là đỉnh mái vòm của tòa nhà lấy ánh sáng tự nhiên với ý nghĩa việc xét xử của Tòa án là độc lập, công khai, minh bạch.


toa%20an.jpg


Góc ảnh chụp từ thiết bị Auto Timelapse

Tòa án nhân dân tối cao được thi công bởi Công ty Cổ phần Vinhomes; tư vấn quản lý dự án của Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng Chuyên ngành – Bộ Xây dựng; Công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng – Coninco làm giám sát trên diện tích 6.417 m2 với quy mô 6 tầng nổi và 4 tầng hầm. Dự án được phê duyệt với tổng mức đầu tư trên 790 tỷ đồng. Theo đại diện công trình, để có một bản thiết kế tối ưu, đảm bảo các yêu cầu hài hòa với kiến trúc cũ và nâng cao vị thế uy nghiêm của Tòa án, Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Tòa án Nhân dân Tối cao đã tổ chức thi thiết kế, lựa chọn chi tiết tối ưu ở các bản thiết kế dự thi để kết hợp, tạo thành một bản thiết kế hoàn chỉnh, hài hòa.

Khu vực vườn Công lý nhìn vào tòa nhà Pháp cổ - nơi làm việc của cán bộ, công chức Tòa án nhân dân tối cao. Tòa nhà này đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia ngày 13/12/2019. Giữa tòa nhà mới và tòa nhà cũ có khoảng vườn được đặt tên Công lý. Trong vườn trồng 2 cây tùng, một cây do Chủ tịch Quốc hội và một cây do Chánh án TANDTC trồng. Giữa vườn là đài phun nước với chữ Tâm màu vàng, tượng trưng cho "tấm lòng vàng, làm việc phải có tâm". Hai tòa nhà đều được thiết kế đối xứng qua trục trung tâm, tạo sự cân bằng, đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ của công trình.


Huy-TAND-Toi-cao-moi-3-JPG.jpg


Vườn Công Lý giữa hai tòa nhà (Ảnh: VnExpress)

Phòng xử của Hội đồng toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại tầng 6 tòa nhà. Phần trần của phòng xử là đỉnh mái vòm của toà nhà, lấy ánh sáng tự nhiên với ý nghĩa việc xét xử của Toà án là độc lập, công khai, minh bạch. Hai tòa nhà đều được thiết kế đối xứng qua trục trung tâm, tạo sự cân bằng, mặt đứng các công trình mang phong cách tân cổ điển, với tổ hợp không gian kiến trúc tiện nghi đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ của công trình hiện đại mang tầm vóc, sự uy nghiêm, xứng tầm là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Auto Timelapse với dòng sản phẩm ATL-C; là bộ giải pháp giám sát thông minh lĩnh vực công trình xây dựng được lựa chọn đồng hành xuyên suốt cùng dự án; không chỉ giúp chủ đầu tư giám sát tiến độ công trình, quản lý chất lượng công trình từ xa và liên tục mà còn ghi lại quá trình hình thành các công trình mang tính dấu ấn được ghi nhận lại bởi clip trích xuất timelapse chất lượng cao. Một giải pháp phù hợp cho những công trình tầm vóc, mang ý nghĩa lớn đến cộng đồng xã hội.


Hiện nay, Bộ giải pháp ATL-C (Auto TimeLapse) đã được những Tập đoàn lớn VinGroup, Sun Group, Lotte, Văn Phú,... lựa chọn theo dõi tiến độ công trình hoàn hảo, tiện ích tại nhiều công trình trải dài cả nước. Nhiều công trình quy mô cấp vùng về hạ tầng giao thông, hạ tầng y tế, giáo dục được quan tâm đầu tư bằng nguồn vốn trong và ngoài ngân sách và để ghi lại dấu ấn phát triển của các công trình này.
 
Sau 02 năm thi công, công trình chính thức đóng góp vào mạng lưới điện quốc gia và thúc đẩy kinh tế - xã hội khu vực Tây Nguyên.

Trong chuyến công tác tại Đắk Lắk dự hội nghị xúc tiến đầu tư và khánh thành Cụm công trình Nhà máy điện mặt trời Sêrêpốk 1 và Quang Minh, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình khẳng định: việc phát triển năng lượng tái tạo là xu hướng của thế giới, của Việt Nam nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
Sau khoảng thời gian gặp rất nhiều khó khăn từ tìm chủ đầu tư đến quá trình thi công bởi sự sự mới mẻ, thử thách kỹ thuật và địa hình,Trang trại phong điện Tây Nguyên của Công ty Cổ phần Giải pháp năng lượng gió HBRE tại thôn 4, xã Dliê Yang, huyện Ea H’leo, chính thức thi công từ tháng 10-2017, với công suất 28,8 MW, tổng mức đầu tư 1.400 tỷ đồng và hoàn thành vào tháng 6/2019 (giai đoạn 1)
Qua 2 năm xây dựng, một trang trại điện gió đã được hình thành trên đồi Dliê Yang. Nhìn từ xa, nhiều người sẽ ngỡ ngàng, thích thú với những tuabin, cánh quạt khổng lồ hiện ra giữa vùng đất đỏ bao la lộng gió.

hinh46.jpg


Công trình điện gió ở huyện Ea H'leo. Ảnh: Báo Đắk Lắk


Trang trại phong điện Tây Nguyên là dự án điện gió đầu tiên ở Đắk Lắk cũng như khu vực Tây Nguyên đã vận hành phát điện. Đây là bước ngoặt trong lộ trình phát triển ngành điện gió cũng như khả năng làm chủ công nghệ phong năng và bức tranh chung kinh tế xã hội khu vực Tây Nguyên.
Doanh nghiệp nổi bật với việc tiên phong trong việc tiếp nhận công nghệ, kỹ thuật mới, đội ngũ cán bộ, kỹ sư của dự án 100% là người Việt: Đội ngũ cán bộ, kỹ sư vận hành, bảo dưỡng được tuyển kỹ lưỡng và có chuyên gia nước ngoài hỗ trợ, đào tạo, đủ khả năng làm chủ được công nghệ và điều khiển thiết bị.
Sự hình thành nhà máy điện gió góp vào mạng lưới điện quốc gia, bước đầu giúp địa phương được hưởng lợi và thúc đẩy chung kinh tế - xã hội khu vực Tây Nguyên. Ông Ksor Y Thông, Chủ tịch UBND xã Dliê Yang cho biết, từ khi có dự án, doanh nghiệp đã sửa chữa, nâng cấp, mở rộng gần 9 km đường giao thông, tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều người dân địa phương. Bên cạnh đó, dự án đi vào hoạt động sẽ thay đổi diện mạo xã nông thôn mới và thu hút khách du lịch, giúp người dân phát triển kinh doanh các loại dịch vụ.

hinh47.jpg


Một góc Trang trại phong điện Tây Nguyên Ảnh:Báo Đắk Lắk


Sau khi thực hiện giai đoạn 1, từ nay đến năm 2022, Công ty Cổ phần Giải pháp năng lượng gió HBRE sẽ tiếp tục triển khai giai đoạn 2 (công suất 110 MW) và giai đoạn 3 (300 MW). Hai giai đoạn này của dự án đang thực hiện thủ tục bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia. Trong tương lai, khi cơ chế và chính sách phù hợp và ổn định hơn nguồn năng lượng tái tạo tại Đắk Lắk sẽ tiếp tục phát triển bền vững với nhiều công trình hơn nữa được hòa lưới quốc gia.
Bộ giải pháp ATL-C (Auto Timelapse ứng dụng công trình xây dựng) là giải pháp giám sát công trình thi công xuyên suốt 02 năm, ghi dấu bước ngoặt, sự biến đổi vùng đất cao nguyên nắng gió từng bước chuyển mình phát triển.




Hiện nay, Bộ giải pháp ATL-C (AutoTimeLapse) đã được những Tập đoàn lớn VinGroup, Sun Group, Lotte, Văn Phú,... lựa chọn theo dõi tiến độ công trình hoàn hảo, tiện ích tại nhiều công trình trải dài cả nước. Nhiều công trình quy mô cấp vùng về hạ tầng giao thông, hạ tầng y tế, giáo dục được quan tâm đầu tư bằng nguồn vốn trong và ngoài ngân sách và để ghi lại dấu ấn phát triển của các công trình này, ATL-C là Bộ giải pháp lý tưởng để các chủ đầu tư giám sát tiến độ công trình, quản lý chất lượng công trình từ xa và liên tục. Quá trình hình thành các công trình mang tính dấu ấn được ghi nhận lại sẽ quảng bá hiệu quả hình ảnh công trình, nâng tầm uy tín của chủ đầu tư với đối tác, khách hàng.


 
Mục đích của hoạt động giám sát công trình thi công nhằm xác nhận cho công trình bảo đảm đúng thiết kế, theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, chất lượng để đưa vào nghiệm thu. Vậy 3 yếu tố mãng liệu hiệu quả, vừa đảm bảo chất lượng và đáp ứng về tiến độ mà đơn vị giám sát phải quan tâm?

Tính tiêu chuẩn chính xác
Chuẩn hóa giám sát công trình ngay từ những giai đoạn đầu tiên của dự án. Nhiệm vụ của đơn vị giám sát thi công là cần kiểm tra theo đúng các yêu cầu từ phía chủ đầu tư được thể hiện trong hồ sơ thiết kế, kỹ thuật và mọi chi phí dự toán xây dựng phải khớp với ngân sách. Các tiêu chuẩn về chất lượng luôn đặt lên hàng đầu như: Tiêu chuẩn về thiết kế chính xác, tiêu chuẩn vật liệu ra vào công trường, tiêu chuẩn về làm việc và an toàn lao động.. đơn vị giám sát luôn phải có kế hoạch rõ ràng cho từng hạng mục, mọi dữ liệu luôn chuẩn chỉnh chính xác.

hinh%20so%209%20800px.jpg


Tính tiêu chuẩn chính xác

Tính cập nhật/linh hoạt thông tin
Cập nhật thông tin về công việc tiến độ diễn ra hàng ngày tạo nên sự chủ động cho nhà đầu tư, nhà thầu. Đơn vị giám sát thuận tiện cho báo cáo nội bộ theo ngày, tháng, năm được chi tiết và cụ thể. Từ đó, trong quá trình thi công có thể nhìn thấy những điểm hạn chế và điểm đạt được và linh hoạt đưa ra phương án phù hợp cải thiện và phát huy công trình. Bên cạnh đó, bên giám sát có thể kết hợp một số nền tảng thông minh và quản lý tối ưu như nền tảng của Auto Timelapse tối ưu quy trình giám sát và báo cáo chuyên nghiệp.

5fb4881b95.jpg


Tính cập nhật/linh hoạt thông tin

Tính minh bạch và chuyên nghiệp
Sự tận tâm và trách nhiệm của đơn vị giám sát công trình được thể hiện xuyên suốt quá trình thi công dự án. Họ được nhà đầu tư đánh giá cao qua việc xử lý các vấn đề xảy ra, phối hợp kết nối đội ngũ và phong cách làm việc. Thành công của một trình được nhìn thấy qua chất lượng mà khách hàng nhận được. Sự minh bạch, chuyên nghiệp trong quá trình giám sát là yếu tố quan trọng mang tới vị thế thương hiệu và năng lực của chủ đầu tư.

hinh%20so%204%20800px.jpg


Tính minh bạch và chuyên nghiệp

Auto Timelapse:

Bộ giải pháp đồng bộ dành cho giám sát công trình xây dựng. Giải phát được phát triển từ nền tảng kỹ thuật chụp ảnh timelapse và được tự động hóa toàn bộ. Vừa đảm bảo giám sát 24/7 và trích xuất dữ liệu clip timelapse tiến độ công trình, vừa loại bỏ những khuyết điểm timelapse thủ công thường mắc phải gây tốn kém chi phí, thời gian .
 
Timelapse hiện nay được ứng dụng trong hoạt động điện ảnh và truyền thông. Mỗi lĩnh vực sẽ có một đặc thù nhất định mà cần có thủ thuật sử dụng phù hợp. Người dùng cần hiểu rõ để những thước phim thu được mang đủ xúc cảm và phù hợp mục đích.


Clip timelapse từ thiết bị Auto Timelapse ghi dấu khoảnh khắc thay đổi cảnh

1.Chế độ M: Chọn exposure thích hợp cho cảnh chụp và giữ thông số (Tốc độ và khẩu độ) luôn cố định cho tất cả các frame. Khi ánh sáng môi trường thay đổi, bạn sẽ thấy rõ sự thay đổi này. Còn nếu để Auto, Av hay Tv thì các frame lúc nào cũng sáng đều hoặc thậm chí là frame tối frame sáng không đều, không liền mạch và đương nhiên không còn nhận thấy sự biến đổi “mượt mà” khi ánh sáng tự nhiên thay đổi.


2. ISO: Cố định trong suốt quá trình chụp, chỉ khi nào qua một shot khác mới nên thay đổi ISO. Điều đặc biệt ở chỗ, bình thường ai cũng khuyên bạn nên chụp ảnh ở ISO thấp nhất có thể để hạn chế noise (nhiễu), đều này hợp lý. Nhưng nhiều khi chụp trời tối và bạn phải mở khẩu độ hết cỡ mà vẫn chưa đủ sáng, đừng ngần ngại tăng ISO lên 1.600, cho dù có noise đấy nhưng khi bạn resize frame ảnh JPEG từ 2K/3K/4K/5K xuống Full HD (1920 px) thì cũng đã giúp khử noise rồi, hơn nữa tiết tấu của clip Time-lapse rất nhanh, sự tập trung của người xem sẽ không còn chỗ cho noise nữa đâu.

Ky-thuat-time-lapse-la-gi-co-loi-the-gi-so-voi-viec-dung-video-thong-thuong-1(1).png


Timelapse rút ngắn khoảnh khắc thiên nhiên trong khoảng thời gian ngắn tạo xúc cảm người xem


3. White Balance (WB) cố định: Không nên dùng Auto WB vì rất dễ làm các frame hình có tông màu khác nhau, dẫn đến clip thành phẩm nhìn sẽ không đồng màu.
d. Độ phân giải ảnh: Như đã nói ở trên, khi chụp time-lapse, bạn có thể chụp ở độ phân giải cao nhất của máy và clip thành phẩm sẽ có độ phân giải “khủng” 4K hoặc 5K, hơn rất nhiều so với quay video (Full HD). Tuy nhiên, bạn chỉ nên chụp JPEG chứ đừng chụp RAW vì sẽ rất tốn dung lượng thẻ nhớ, tốn pin, máy buffer chậm và lưu file không kịp. Mình thường để tùy chọn chất lượng ảnh là S (tầm 2K pixel) vì đa số clip Time-lapse thành phẩm của mình là Full HD (1920×1080).

4. Auto focus (AF) hay Manual Focus (MF)? Giả sử lúc đang chụp có con chim hay chiếc lá bay qua, nếu để AF (tự động lấy nét) thì DOF (độ sâu trường ảnh) tại frame đó sẽ khác những frame còn lại, hơn nữa lại tốn thời gian và pin để focus. Cho nên câu trả lời nhất định là MF (lấy nét thủ công). Thực ra, bạn nên AF trước khi chụp, sau đó chuyển qua MF rồi cứ thế mà bấm. Còn nếu bạn có thể lấy nét chính xác bằng tay với MF thì quá tốt và bạn sẽ càng có thể lợi thế để thực hiện thủ thuật ở phần 9a bên dưới.

5. Exposure time vs. Time interval: Bạn nên giảm thời gian delay giữa các frame (tức là thời gian từ lúc kết thúc frame này đến khi bắt đầu frame kế tiếp), như vậy video sẽ mượt hơn, ko bị cảm giác “nấc cục”. Nên chỉnh exposure time sao cho gần bằng interval time, giả sử exposure time là 1.6 giây thì time interval nên là 2 giây, coi như chỉ cho máy có 0.4 giây để “nghỉ ngơi”

6. FPS (frame per second): Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng của một clip time-lapse. Mình thường chọn 25 – 30 fps. Đối với những cảnh có chuyển động nhanh, bạn chỉ nên làm FPS cao khi thời gian delay giữa các frame thật ngắn, nếu không thì người xem sẽ chóng mặt lắm. Còn những cảnh như chụp hoa nở như mình nói ở trên thì ngược lại, thời gian delay phải tương đối dài (5-10 phút) vì hoa nở rất rất chậm. Tưởng chừng như việc xác định FPS này là thuộc về khâu Xử lý hậu kỳ, những thực ra ngay từ trước khi chụp time-lapse, bạn cần xác định FPS sẽ là bao nhiêu vì nó sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tổng thể của cả clip, từ đó mình sẽ quyết định được cả exposure time lẫn time interval là bao nhiêu cho vừa phải.

17282.jpg


Thiết bị Auto Timelapse ghi lại thời gian trong ngày tại Chợ Nổi Cái Răng (Cần Thơ)


7. Một số setting cơ bản và điển hình khi dùng Timer remote (bạn có thể tùy chỉnh cho đúng ý đồ của mình):
Phơi sáng ban đêm: exposure time 1.6 giây, time interval 2 giây.
Đường phố ban ngày: exposure time 1/100 giây hoặc 1/20 giây (để có motion blur), time interval 1 giây.
Hoa nở: exposure time 1/60 giây, time interval 5 – 10 phút.
Mây: exposure time 1/60 giây, time interval 2 – 5 giây.
Thác nước (motion blur): exposure time 0.5 giây, time interval 1 giây.
Công trường hoặc cảnh dàn dựng sân khấu: exposure time 1/50 giây, time interval từ 5 giây trở lên.
Dòng người di chuyển (motion blur): exposure time 0.6 – 1.6 giây, time interval từ 1 – 2 giây trở lên.


8. Khi dùng Wired remote: Chụp với exposure time tương tự như ở trên, còn time interval thì bạn không cần quan tâm nữa. Bạn chỉnh camera ở chế độ Continuous và Lock phím chụp trên remote. Cách này có hạn chế là bạn phải tự đếm số lượng frame đã chụp để dừng lại cho đúng lúc vì camera chỉ biết “bắn” và “bắn” liên tục thôi. Nhưng lợi ích rất lớn là làm cho video rất mượt vì mọi chuyển động sẽ liên tục và ít bị đứt quãng, do thời gian delay giữa các frame là rất ngắn.
Thực tế, khi mình dùng cách này với Canon 60D (chất lượng JPEG: S1) thì có thể “bắn phá” vô tư, nhưng với Nikon D90 thì chỉ bắn được 100 frame liên tiếp thôi do bị giới hạn buffer. Tuy nhiên ngay lúc bị ngắt này, bạn chỉ cần Unlock nút chụp trên wired remote khoảng 1 giây sau đó Lock tiếp rồi cứ thế chụp tiếp thôi.

Tại Sao Phải Chụp Time-Lapse

Chụp bằng DSLR cho độ phân giải cao (4K, 5K) hơn nhiều so với quay phim (thường chỉ là Full HD); Chất lượng ảnh chụp luôn đẹp hơn so với quay phim đối với bất cứ máy ảnh DSLR nào. Có thể delay giữa các frame khi chụp, qua đó khi phát ở tốc độ 30 hình/giây, thời gian thực sẽ được tua nhanh, giúp tăng tốc những chuyển động bình thường vốn chậm hoặc rất chậm (mây bay, mặt trời mọc/lặn, đặc biệt là hoa nở). Ví dụ, khi chụp cảnh xe chạy ban đêm, cứ mỗi giây bạn chụp một ảnh, khi chiếu clip với tốc độ 30 fps, bạn đã “tăng tốc” cho xe cộ gấp 30 lần. Khi bạn chụp hoa nở, cứ mỗi 5 phút bạn chụp 1 ảnh, khi chiếu clip với tốc độ 30fps, bạn đã tua nhanh thời gian thực gấp: 5 x 60 giây x 30 fps = 9.000 lần. Trên hết, khi chụp time-lapse, bạn sẽ thấy được sự sôi động của cảnh chụp, nhấn mạnh hoặc có thể nói là phóng đại sự chuyển động và tốc độ, tạo cảm giác về sự năng động của khung cảnh.

Auto Timelapse

Là bộ giải pháp giám sát ứng dụng trên nhiều lĩnh vực công trình xây dựng, nông nghiệp, du lịch trải nghiệm, an ninh dựa trên kỹ thuật timelapse nhưng được tự động hóa. Người dùng không cần phải tốn quá nhiều công sức chụp ảnh, di chuyển và xử lý thủ công vẫn có những thước phim chất lượng 2K, 4K, 6K.

Auto Timelapse là bộ giải pháp công nghệ hữu ích, được nghiên cứu, tích hợp, chế tạo và phát triển tại Viện Nghiên cứu Công nghệ Không gian và Dưới nước với sự đồng hành đầu tư của Công ty I&I HITECH từ tháng 8/2017. Audio Timelapse đã khẳng định tính tiên phong, sự khác biệt, độ tin cậy, tính thực tiến cao và được nhiều đối tác lớn trong nước áp dụng thành công như: Sungroup, Vingroup, Hòa Phát, Lotte, Hòa Bình, … với các dòng sản phẩm Auto timelapse Công trình xây dựng (ATL-C), quét địa hình 3D, công nghệ thực tế ảo VR360 phục vụ trọn gói các Dự án từ giai đoạn thiết lập, thi công cho đến hoàn thiện.
Auto Timelapse đã song hành cùng hàng trăm Dự án với mọi điều kiện thời tiết khí hậu , trải dài khắp lãnh thổ Việt Nam.
Auto Timelapse cũng đang hoàn thiện các phiên bản:
ATL-A ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao
ATL-E ứng dụng trong lĩnh vực môi trường
ATL-T ứng dụng trong lĩnh vực du lịch
ATL-S ứng dụng trong lĩnh vực an ninh
nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất cho các đối tác

ATL.png


Bộ thiết bị ATL-C (Auto Timelapse ứng dụng công trình xây dựng

Nguyên tắc chụp timelapse

Những video mà bạn đang xem hàng ngày thực chất là sự phát liên tiếp hàng loạt những khung hình ở tốc độ thông thường 24 khung hình/ giây. Time-lapse cũng dựa trên nguyên tắc đó, bạn chụp hàng loạt những bức hình sau đó ghép lại với nhau tạo thành một đoạn video.
Ví dụ nếu mỗi giây bạn chụp 1 khung hình, sau đó ghép lại thành video với tốc độ 30 khung hình/giây (fps) thì như thế bạn đã đẩy tốc độ video so với thực tế nhanh hơn 30 lần. Tức là độ trễ giữa các bức ảnh bạn chụp sẽ tỉ lệ thuận với tốc độ video tạo ra. Thông thường video time-lapse khi ghép lại sẽ là 25fps hoặc 30fps. Chính vì tính chất "tua nhanh" thời gian nên time-lapse thường được sử dụng để ghi lại quá trình rất lâu như công trường xây dựng, hoa nở... hoặc chụp những hoạt động thông thường để tăng sự "kịch tính".

Ưu điểm của timelapse so với cách quay video thông thường

- Timelapse có khả năng tạo ra một video có chất lượng và độ phân giải rất cao như 2K, 4K...so với việc quay video full HD thông thường.
- Với khả năng tua nhanh chuyển động, Timelapse tạo ra sự sôi động và kịch tính, tăng sự hấp dẫn cho đoạn video.
- Bên cạnh đó, Timelapse còn tận dụng khả năng phơi sáng của máy ảnh để tạo ra hiệu ứng mờ nhòe (blur) hoặc các vệt sáng vào ban đêm.
- Có thể delay giữa các frame khi chụp, qua đó khi phát ở tốc độ 30 hình/giây, thời gian thực sẽ được tua nhanh, giúp tăng tốc những chuyển động bình thường vốn chậm hoặc rất chậm.

Xây dựng là lĩnh vực mà đặc điểm là bao gồm những khu vực công trường quy hoạch rộng lớn cũng như thời gian thi công lắp đặt kéo dài.

1.jpg


Việc sử dụng máy quay gặp nhiều hạn chế, trong khi Autotimelapse có thể khắc phục được với những đặc điểm vượt trội của riêng mình:


- Autotimelapse lắp đặt một lần duy nhất, máy tự hoạt động xuyên suốt thời gian dự án.
- Autotimelapse trang bị nhiều công nghệ, hệ thống thông minh, tận dụng được các nguồn năng lượng sạch khác để có thể vận hành độc lập.
- Autotimelapse lắp đặt được tại mọi địa hình, vận hành ổn định trong các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, độ bền cao, thân thiện với môi trường.

2.jpg


Ngoài ra, Autotimelapse còn được tăng cường những tính năng hiện đại độc đáo:

- Theo dõi hình ảnh thực trạng dự án tại bất cứ thời điểm nào
- Lập báo cáo tiến độ thi công với hình ảnh từ video Autotimelapse
- Quản lí và nâng cao hiệu suất công việc
- Cung cấp tư liệu khách quan, củng cố niềm tin vào năng lực công ty với đối tác hoặc khách hàng tiềm năng.
 
Trên thế giới khái niệm về AutoTimelapse chắc hẳn không còn xa lạ với người dùng. Đây là một công nghệ tạo ra thước phim tua nhanh thời gian được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề. Vậy bạn đang có tò mò về công nghệ này hiện đã có mặt ở Việt Nam chưa? Và quá trình hình thành sản phẩm đó như thế nào? Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về AutoTimelapse nhé!

Tham khảo Công nghệ chụp timelapse được I&I phát triển và sử dụng trong một số lĩnh vực như:

  • Timelapse công trình
  • Timelapse Nông nghiệp công nghệ cao
  • Timelapse Môi trường khí hậu
  • Timelapse Du lịch trải nghiệm
  • Timelapse Giám sát an ninh
Mục lục:

I. Bộ giải pháp Auto Timelapse là gì?

II. Auto Timelapse được hình thành như thế nào?

a. Ý tưởng hình thành autotimelapse

b. Vận hành autotimelapse

I. Nếu đã tìm hiểu về Timelapse, bạn đã biết về Autotimelapse của I&I?

Auto Timelapse
là bộ giải pháp hữu ích có khả năng chụp ảnh tự động, lưu truyền ảnh trực tuyến . Được hình thành trên nền tảng trí tuệ nhân tạo tự động hóa và công nghệ thông tin. Sau quá trình tìm tòi, nghiên cứu, thử nghiệm và chế tạo, hoàn thiện và đến tự sản xuất. Đã qua 12 phiên bản đã được phát triển nâng cấp cho khả năng tùy biến cao, hoạt động ổn định với nhiều tính năng ưu việt. Auto Timelapse mang đến tính tối ưu, hoạt động mọi thời tiết địa hình đáp ứng đầy đủ với độ tin cậy cao.

3.jpg


Hình ảnh 1.1: Công nghệ AutoTimelapse ứng dụng trong nhiều lĩnh vực

Auto Timelapse là hệ thống tổng thể tinh giản về thiết bị và đơn giản về vận hành. Có thểxây dựng lắp đặt linh hoạt dưới mọi điều kiện thời tiết, ánh sáng, môi trường khác nhau. Kể cả sau thời gian dài vài năm vẫn được cập nhật liên tục theo trình tự lập trình. Được điều khiển tùy biến, luôn cho những hình ảnh rõ nét, chất lượng 4K không bị thay đổi về góc máy. Là sự lựa chọn tin tưởng và đồng hành cùng các đối tác khách hàng.

II. AutoTimlapse được hình thành và nền tảng phát triển như thế nào?

a. Ý tưởng hình thành AutoTimelapse

Auto Timelapse
được thành lập từ tháng 8 năm 2017, được Viện nghiên cứu công nghệ Không gian và Dưới nước - Đại Học Bách Khoa Hà nội đồng hành sáng lập. Với nhiệm vụ ứng dụng, nghiên cứu và phát triển những công nghệ hiện đại nhất vào trong các lĩnh vực của cuộc sống. Auto Timelapse đã dần khẳng định mình qua những sản phẩm công nghệ có giá trị ứng dụng thực tiễn cao, được nhiều đơn vị, đối tác tin tưởng sử dụng. Đặc biệt, thiết bị ATL giám sát tiến độ công trình xây dựng đã có mặt tại mọi tỉnh thành trên toàn quốc và bước đầu được triển khai tại các nước trong khu vực. Sau nhiều năm nghiên cứu, phát triển sản phẩm, Auto Timelapse đã phát triển thêm nhiều sản phẩm mới, có giá trị thực tiễn cao trong các lĩnh vực như: Nông nghiệp công nghệ cao, môi trường, giám sát an ninh, du lịch trải nghiệm… mang lại khả năng tự động hoá cao, giảm chi phí nhân công, tăng hiệu quả công việc, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho các đối tác.

dongtau_3.jpg


Hình ảnh 1.2: Ý tưởng hình thành AutoTimelapse

b. Hệ thống vận hành AutoTimelapse


Với AutoTimelapse hình ảnh sẽ được theo dõi bất kỳ lúc nào, sau đó hình ảnh sẽ được gửi về và lưu trữ ở trung tâm dữ liệu một cách có hệ thống, được bảo mật phân cấp truy cập thay vì sao chép lưu trữ thủ công vừa mất thời gian vừa không đảm bảo an toàn thông tin. Khách hàng hoàn toàn chủ động lựa chọn thời gian chụp tự động từ trạm điều khiển trung tâm. Hệ thống cũng sẽ tự động dựng các hình ảnh này thành các các đoạn phim giúp nhìn thấy trực tiếp nhìn thấy sự tiến triển, diễn biến thay đổi được thực hiện cho từng giai đoạn dự án bất cứ lúc nào bằng máy tính hay điện thoại thông minh.

8.jpg


Hình ảnh 1.3: Hệ thống vận hành AutoTimelapse

Từ những tư liệu này, góp phần cải tiến quy trình xem xét trình tự trình tự công việc sửa đổi các phương pháp để tối ưu hóa công trình thi công cho các dự án tương tự. Giảm chi phí, thời gian quản lí, đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo kỹ thuật được đơn giản khi lập báo cáo kế hoạch và công tác quản lí.


Hãy cùng AutoTimelapse lưu giữ lại mọi khoảnh khắc lịch sử và giá trị công trình dự án của bạn. Chúng tôi luôn ở đây lắng nghe và trao những giải pháp tuyệt vời đến với bạn!