Nhân tiện đọc thớt này
Dạo này đọc E_HSMT trên trang muasamcong đọc xong tức rái không chịu nổi kiểu yêu cầu nhà thầu phải có kinh nghiệm đi chân đất, kinh nghiệm đi xe đạp ở Tây Ninh ở Bà Rịa Vũng Tàu, chứ kinh nghiệm đi xe máy ở TP.HCM không được xem xét. Tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư công:
- Mức độ đạt được mục tiêu đầu tư dự án theo quyết định đầu tư đã được phê duyệt;
- Chỉ số khai thác, vận hành thực tế của dự án so với các chỉ số khai thác, vận hành của dự án đã được phê duyệt;
- Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (EIRR);
- Các tác động kinh tế - xã hội, môi trường và các mục tiêu phát triển đặc thù khác (xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, hộ chính sách, đối tượng ưu tiên);
- Các biện pháp để giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực về xã hội, môi trường được thực hiện.
Gần như là không có khái niệm tồn tại trên trong các E_HSMT trên mạng.
Tuy nhiên khá đau đầu, nếu khống chế công nghệ trong HSMT, nếu làm theo công nghệ trong HSMT mà chất lượng đầu ra không đạt ai chịu trách nhiệm ? nhà thầu hay chủ công trình ? Tuy nhiên giá trị gói thầu lại được phê duyệt theo công nghệ giải pháp mà bên thiết kế đưa ra rồi.
Đây là điểm hở của quy trình đấu thầu tại Việt Nam, chủ công trình chỉ cần chào mục tiêu, khuyến khích các nhà thầu chào giải pháp công nghệ, bên thiết kế phải tham gia cùng chủ công trình phản biện công nghệ hay giải pháp được nhà thầu chào, các nhà thầu chứng minh công nghệ của mình và cam đoan hiệu quả.
Thơi buổi công nghệ thì số dự án tương tự đã thực hiện không có ý nghĩa, ví dụ nước thải mỗi thành phố mỗi nhà máy thải ra mỗi kiểu khác nhau, với lĩnh vực của mình thì công nghệ luôn luôn lạc hậu với thời điểm mời thầu. Nhưng nhà thầu mà chào công nghệ khác mà nhà thầu có ưu thế đương nhiên cầm chắc bị đánh loại, buộc phải dự thầu đúng công nghệ và giải pháp nêu trong HSMT đã.
Những công nghệ xử lý nước thải phổ biến và tiên tiến hiện nay
Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, các cơ quan quản lý ngày càng vào cuộc siết chặt. Chính vì lý do đó việc áp dụng công nghệ xử lý nước thải cũng như xây dựng hệ thống xử lý nước thải là một phương pháp tối ưu và cấp bách. Qua quá trình nghiên cứu, ứng dụng và triển khai đại trà...
congdongxaydung.vn
Có ACE nào am hiểu vụ lùm xùm này không ?
Thắng thầu bằng công nghệ sinh học, trúng thầu đổi sang công nghệ MBBR
Gói thầu XL-02 được Ban Quản lý đầu tư dự án Vệ sinh môi trường TPHCM phê duyệt. Đây là kết quả lựa chọn nhà thầu từ tháng 3/2019 với đơn vị trúng thầu là liên danh Acciona Agua S.A.U (Tây Ban Nha) và Vinci Construction Grands projects (Pháp). Khi đó, đơn vị trúng thầu đề xuất công nghệ MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor) cho nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
Tuy nhiên, đến nay những tranh cãi trong công tác đấu thầu vẫn chưa dứt. Bởi khi nộp hồ sơ xét thầu, liên danh Acciona - Vinci đề xuất sử dụng công nghệ sinh học để vượt qua vòng sơ tuyển. Nhưng trong quá trình dự thầu, liên danh này lại đề xuất thay đổi sang công nghệ xử lý nước thải MBBR.
Theo liên danh nhà thầu SUEZ - POSCO (đơn vị bỏ thầu giá 215 triệu USD), việc TPHCM chọn công nghệ MBBR là không phù hợp với điều kiện khí hậu và nước thải đối với việc xử lý nước thải tại kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Công nghệ này cũng chưa được áp dụng trên thế giới đối với những nhà máy xử lý nước thải có công suất lớn hơn hoặc bằng 240.000 m3/ngày đêm như yêu cầu trong hồ sơ mời thầu. Việc TP cho phép bổ sung công nghệ MBBR để cho nhà thầu Acciona - Vinci trúng thầu với lựa chọn công nghệ này là không đúng nguyên tắc mời thầu.
"Qua nghiên cứu tài liệu, chúng tôi thấy rằng điều đáng lo ngại nhất của dự án này là việc lựa chọn công nghệ xử lý bùn. Trong hồ sơ mời thầu tháng 6/2017 (phần 1, mục 3 trang 36) chỉ có 3 công nghệ và các biến thể của 3 công nghệ này được chấp nhận gồm: CAS (bùn hoạt tính truyền thống); SBR (phản ứng sinh học theo mẻ); BF (lọc sinh học). Ba công nghệ này được hiểu là đã được thiết kế trước, được đánh giá và chứng minh là khả thi về mặt kỹ thuật. Việc công nghệ MBBR không phù hợp với hồ sơ mời thầu ban đầu mà vẫn được trúng thầu cần phải được xem lại" - đại diện nhà thầu SUEZ – POSCO phản ánh.
Về việc này, Bộ Xây dựng vừa có ý kiến phản hồi Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TPHCM. Theo đó, Bộ Xây dựng cho biết việc lựa chọn công nghệ xử lý nước thải trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè là thuộc thẩm quyền của UBND TP. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng lưu ý chủ đầu tư và nhà thầu khi lựa chọn công nghệ áp dụng cho dự án cần tuân thủ luật pháp.
Theo tài liệu mà PV Thanh Niên có được, khi nộp hồ sơ, Acciona - Vinci đề xuất sử dụng công nghệ sinh học để vượt qua vòng sơ tuyển. Nhưng trong quá trình dự thầu, liên danh này lại đề xuất thay đổi sang công nghệ MBBR. Theo Suez - Posco, việc Acciona - Vinci chọn công nghệ MBBR thay vì công nghệ CAR (bùn hoạt tính truyền thống), SBR (phản ứng sinh học theo mẻ) và BF (lọc sinh học) là không tuân thủ yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
TP.HCM chịu trách nhiệm chọn công nghệ xử lý nước thải kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè
Bộ Xây dựng khẳng định người quyết định đầu tư là UBND TP.HCM và chủ đầu tư chịu trách nhiệm đối với quyết định lựa chọn công nghệ xử lý nước thải cho dự án vệ sinh môi trường TP.HCM.thanhnien.vn
Vì sao xảy ra khiếu kiện ở gói thầu môi trường hơn 300 triệu USD?
Do xảy ra khiếu kiện nên hơn 7 tháng qua gói thầu vẫn chưa thể triển khai dù nhà thầu đã được phê duyệt, dẫn đến nhiều thiệt hại.thanhnien.vn
Dạo này đọc E_HSMT trên trang muasamcong đọc xong tức rái không chịu nổi kiểu yêu cầu nhà thầu phải có kinh nghiệm đi chân đất, kinh nghiệm đi xe đạp ở Tây Ninh ở Bà Rịa Vũng Tàu, chứ kinh nghiệm đi xe máy ở TP.HCM không được xem xét. Tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư công:
- Mức độ đạt được mục tiêu đầu tư dự án theo quyết định đầu tư đã được phê duyệt;
- Chỉ số khai thác, vận hành thực tế của dự án so với các chỉ số khai thác, vận hành của dự án đã được phê duyệt;
- Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (EIRR);
- Các tác động kinh tế - xã hội, môi trường và các mục tiêu phát triển đặc thù khác (xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, hộ chính sách, đối tượng ưu tiên);
- Các biện pháp để giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực về xã hội, môi trường được thực hiện.
Gần như là không có khái niệm tồn tại trên trong các E_HSMT trên mạng.
Tuy nhiên khá đau đầu, nếu khống chế công nghệ trong HSMT, nếu làm theo công nghệ trong HSMT mà chất lượng đầu ra không đạt ai chịu trách nhiệm ? nhà thầu hay chủ công trình ? Tuy nhiên giá trị gói thầu lại được phê duyệt theo công nghệ giải pháp mà bên thiết kế đưa ra rồi.
Đây là điểm hở của quy trình đấu thầu tại Việt Nam, chủ công trình chỉ cần chào mục tiêu, khuyến khích các nhà thầu chào giải pháp công nghệ, bên thiết kế phải tham gia cùng chủ công trình phản biện công nghệ hay giải pháp được nhà thầu chào, các nhà thầu chứng minh công nghệ của mình và cam đoan hiệu quả.
Thơi buổi công nghệ thì số dự án tương tự đã thực hiện không có ý nghĩa, ví dụ nước thải mỗi thành phố mỗi nhà máy thải ra mỗi kiểu khác nhau, với lĩnh vực của mình thì công nghệ luôn luôn lạc hậu với thời điểm mời thầu. Nhưng nhà thầu mà chào công nghệ khác mà nhà thầu có ưu thế đương nhiên cầm chắc bị đánh loại, buộc phải dự thầu đúng công nghệ và giải pháp nêu trong HSMT đã.