Bàn về vật liệu composite trong xây dựng - bê tông cốt thép & bê tông dự ứng lực

VietVuongKSXD

Thành viên cơ bản
Thấy các chủ đề này trên diễn đàn




liên quan đến bê tông cốt thép dự ứng lực, nhưng có vẻ các anh chị không chịu đi phân tích sâu về loại vật liệu composite, trong đó có BTCT


Chỉ cần bám theo đây là xong thôi mà, đặt gặt mở thớt mới "Bàn về vật liệu composite trong xây dựng - bê tông cốt thép & bê tông dự ứng lực" , nếu MOD/MIN duyệt sẽ viết tiếp.
 
Ngoại đạo hóng, tuy luẩn quẩn tí vậy phải chăng có cốt thép hoặc cáp vào thì bê tông chịu kéo chịu uốn tốn hơn ? Hóng giải thích cơ chế ???
 
Ngoại đạo hóng, tuy luẩn quẩn tí vậy phải chăng có cốt thép hoặc cáp vào thì bê tông chịu kéo chịu uốn tốn hơn ? Hóng giải thích cơ chế ???

Cũng hóng luôn

b-tng-d-ng-lc-trong-xy-dng-1-638.jpg

 
Tay chủ thớt chạy đâu rồi nhỉ ?

BTCT dự ứng lực là sẽ tính toán và thiết kế nén trước cho vùng (thớ) bê tông chịu kéo. Các cấu kiện chịu uốn, nén lệch tâm lớn thường xuất hiện vùng chịu kéo. Chẳng hạn đà hoặc sàn tại vị trí giữa nhịp, thớ chịu kéo nằm mặt bên dưới...

Do phải nén trước nên BT càng cao càng có thể nén trước (đương nhiên có giới hạn) càng nhiều và hiệu quả càng lớn nên BTCT DUL thường có mác cao hơn BTCT bình thường. Bê tông mác cao thì tính dẻo thấp nên "giòn" hơn bê tông mác thấp.

Để nén trước được nhiều & kinh tế nên phải sử dụng cáp cường độ cao. Cường độ lớn hơn khoảng 3-4 lần thép xây dựng bình thường. Và cáp này được sử dụng là những sợi thép kéo nguội vượt qua giới hạn chảy của thép. Vì thế nếu kéo vượt giới hạn là cáp dứt luôn không có "giai đoạn chảy" nên tính dẻo của cấu kiện giảm đi & "giòn" tăng lên.

BTCT DUL hiệu quả cho các cấu kiện chịu uốn như đà sàn...hoặc cột chịu nén lệch tâm: cột mái đón khán đài.

Tuy nhiên cột điện & cọc chịu nén vẫn sử dụng BTCT DUL là phục vụ cho công tác vận chuyển & cẩu lắp có xuất hiện mô men uốn. Cột điện có dây điện nên phải kiểm tra mô men uốn khi có dây phải nhỏ hơn khả năng chịu uốn của cột điện.

Cọc & Cột điện BTCT DUL căng trước. Căng trước là cáp được căng trước trên bệ trong nhà máy với lực kép 70-75% lực kéo đứt, sau đó mới tiến hành đổ BT. BT đủ cường độ thì cắt cáp & tháo khôn. Cáp & BT làm việc với nhau thông qua lực ma sát và không có chuyện cáp bị tụt vào như báo nêu. Các bác thi công cọc ly tâm DUL đều thấy thép không hề bị tụt vào khi cắt cọc.

--- Sưu tầm và cóp pết ---