Bản vẽ cầu Rồng

Cảm ơn nhiều nhé!

Chuyện thi công không thể hiện đúng ý đồ thiết kế trong xây dựng giống như bi kịch ngàn năm giữa tác giả kịch bản và đạo diễn phim. Nhà thiết kế có thể vẽ vời thoải mái để thể hiện ý tưởng của mình ở mức cao nhất. Nhà thi công thì phụ thuộc vào khả năng thực hiện và yêu cầu kỹ thuật. Nhìn mẫu thiết kế, thấy con rồng thật sự đang muốn bay lên, hùng dũng quá thể. Ngó lại ảnh chụp thực tế cây cầu, sao tôi thấy con rồng có vẻ thảm não, hết xíu quách quá.

công trình được xây dựng với chiều dài toàn cầu 666m, trong đó sơ đồ cầu chính là (64+ 128+ 200+ 128+ 72)m, cầu dẫn là (26+2x24)m, khổ cầu 37,5m gồm làn xe chạy: 6x3,75m + 4x0,5m = 24,50m, lề bộ hành: 2x(2,75- 3,50)m, dải phân cách 6m.Phần kết cấu nhịp chính gồm 5 nhịp liên tục chiều dài là 592m, 2 nhịp 2 đầu là dầm hộp BTCT DƯL, thi công bằng phương pháp đổ tại chỗ trên đà giáo, 3 nhịp giữa là dầm hộp thép liên tục được treo vào các vòm thép bên trên thông qua hệ
thống cáp treo.
 
Thiết kế hình ảnh con rồng trên cầu Rồng là của điêu khắc gia nổi tiếng Phạm Văn Hạng, một người con của Đà Nẵng. Nhưng hãy hiểu cho ông, ông chỉ là một nghệ sĩ điêu khắc, vẽ hình tượng con rồng sao cho đạt tới mức cao nhất về mỹ thuật và ý tưởng. Ông không phải là nhà thi công cầu. Nhưng thú thiệt tôi không hiểu rõ ý của tác giả thiết kế khi trên báo điện tử VNExpress (27-3-2013), ông khẳng định: đầu rồng được thi công đúng như thiết kế ban đầu. Bởi nếu nói là đúng như bản vẽ thiết kế kỹ thuật thì không có gì bàn nữa, nhưng nếu so với bản vẽ của ông (được công bố rộng rãi trước nay) thì giữa thi công và thiết kế rõ ràng có một khoảng cách. Ông cũng nhấn mạnh là đầu rồng chỉ mang tính biểu tượng. Có lẽ vì thế mà nhìn ảnh chụp đầu rồng khi hoàn thành, tôi chỉ nhận ra đó là một “đầu rồng biểu tượng đầy tính sắt thép” chứ không có cái cảm giác như xưa nay khi nhìn thấy một tượng đầu rồng.
caurong-danang-05.jpg