Bàn về các dự án cao tốc đường bộ

Điểm danh các dự án cao tốc đã và đang dự kiến đầu tư tại Việt Nam thì phải nói là chính phủ đầu tư quá mạnh mẽ cho khu vực phía Bắc

9-tuyen-cao-toc-phia-Bac1.jpg




Trong khi đó phía Nam có lẽ do suất đầu tư quá lớn nên đang dẫm chân tại chỗ nhiều dự án cao tốc, đặc biệt là các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long.

Rất mong nhà nước sau khi tập trung đầu tư dứt điểm cho từng vùng, quay vào đầu tư cho miền Trung và miền Nam.
 
Toàn BOT cả chứ báu gì chủ thớt. Miền Nam cần nhất cái cái tốc Phan Thiết - Dầu Giây, rồi Trung Lương - Mỹ Thuận làm cho xong. Rồi tập trung làm cầu cống, đường liên tỉnh lên huyện cho tốt là được. Dải đất miền nam hẹp, không giống như đồng bằng sông Hồng và Trung du mà cần nhiều đường cao tốc xương cá. Chỉ cần làm trục trên xuống cho chuẩn là đủ.
 
Có việc làm cho anh em xây dựng rồi - tại thông báo 147/TB-VPCP, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thống nhất với đề xuất của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chuyển đổi 08 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông và dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ sang hình thức đầu tư công; trình Quốc hội điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án theo đúng quy định của Luật Đầu tư công.


Miền bắc BOT vì nhanh thu hồi vốn hơn:
- Suất đầu tư rẻ hơn (đền bù giải tỏa, địa chất ổn, địa hình ít sông ngòi, nhân công rẻ)
- Tốc độ tăng trưởng vùng nhanh, tốc độ tăng phương tiện vận tải cao
- Lưu lượng hàng hóa vận chuyển thông thương với TQ lớn

....
 

TranTrungHau

Thành viên cơ bản
9/12/20
1
0
Toàn BOT cả chứ báu gì chủ thớt. Miền Nam cần nhất cái cái tốc Phan Thiết - Dầu Giây, rồi Trung Lương - Mỹ Thuận làm cho xong. Rồi tập trung làm cầu cống, đường liên tỉnh lên huyện cho tốt là được. Dải đất miền nam hẹp, không giống như đồng bằng sông Hồng và Trung du mà cần nhiều đường cao tốc xương cá. Chỉ cần làm trục trên xuống cho chuẩn là đủ.


Phân tích lý do nhiều dự án PPP hạ tầng giao thông kém hấp dẫn, ông Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông (VARSI), cho rằng thách thức lớn nhất đối với các nhà đầu tư là huy động vốn tín dụng. Các dự án PPP hạ tầng giao thông có mức đầu tư lớn, đơn cử dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết dài 101 km, tổng mức đầu tư hơn 11.600 tỷ đồng; thời gian vay vốn kéo dài tiềm ẩn rủi ro cho các ngân hàng, nên khó vay vốn.

Trong khi đó, thời gian qua nhiều dự án BOT đã phát sinh những vướng mắc về thu phí, dẫn đến doanh thu thực tế thấp hơn phương án tài chính đề ra ban đầu.

Ngoài ra, ông Chủng nhìn nhận việc các chính sách liên quan thường xuyên thay đổi, như quy định về thuế, phí hay về quản lý, sử dụng tài sản công...., gây rủi ro cao trong quá trình đầu tư, ảnh hưởng xấu đến việc thúc đẩy đầu tư dài hạn. Nhiều dự án được nhà nước hỗ trợ vốn ngân sách song chậm giải ngân cũng khiến nhà đầu tư lo ngại.

Với các dự án cao tốc Bắc Nam đang triển khai, lãnh đạo VARSI cho rằng, tại hồ sơ mời thầu, nhà đầu tư chỉ có tối đa 6 tháng để huy động vốn tín dụng; trường hợp không huy động được vốn thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ hủy hợp đồng. Quy định mốc thời gian được cho là "quá gấp gáp" trong điều kiện huy động vốn ở Việt Nam.

"Với hàng loạt khó khăn trên, cơ hội để nhà đầu tư tiếp cận được các dự án cao tốc Bắc Nam là rất thấp", ông Chủng nói và cho rằng chỉ khi cơ chế của phương thức đối tác công tư là các bên cùng có lợi, tạo dựng được niềm tin thì Nhà nước mới kêu gọi được thêm vốn trong dân, vốn từ nhà đầu tư nước ngoài cùng làm PPP.

Ông Trần Văn Thế, Phó chủ tịch Hiệp hội VARSI, nêu thêm một số vấn đề như: Nhiều dự án BOT hiện nay không được tăng giá theo lộ trình, vốn hỗ trợ của Nhà nước không đủ... khiến nhà đầu tư không mặn mà các dự án BOT mới. Theo ông, trong trường hợp không huy động được vốn tín dụng từ ngân hàng, cơ quan quản lý có thể tháo gỡ bằng chính sách, ví dụ như cho phép phát hành trái phiếu công trình được Nhà nước bảo lãnh.

Với góc nhìn doanh nghiệp, ông Phan Văn Thắng, Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả, nói "hiện nhiều doanh nghiệp đủ năng lực kỹ thuật làm đường cao tốc, song chính sách hay thay đổi khiến họ lo lắng khi tham gia dự án hạ tầng giao thông thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian cả chục năm".

Theo ông, với hợp đồng BOT, nhà đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền đều bình đẳng. Nhưng thực tế cơ quan quản lý có thể xử lý nhà đầu tư không thực hiện đúng cam kết, ở chiều ngược lại, khi cơ quan quản lý không thực hiện đúng cam kết thì không bị xử lý vì không có chế tài.


Mỡ đấy húp đi
 

ngonhubu

Thành viên cơ bản
8/11/14
150
57
Lớn nhất liên quan tới ngân sách nhà nước là hành lang pháp lý giữa Kiểm toán (thuộc Quốc Hội quản lý) và các cơ quan thuộc Chính phủ, ai đã từng bị kiểm toán cắt giảm kinh phí là sẽ biết.

BOT cũng vậy, được triển khai khi hành lang pháp lý thì chưa đầy đủ, dẫn đến khi gặp trục trặc thì chính sách thay đổi, ngay cả "có nhiều dự án nhà nước đã không thực hiện phần đóng góp tài chính của mình như cam kết ban đầu" cũng không biết cơ quan nào sẽ phán xử ? dẫn đến không ngân hàng nào dám tài trợ vì không quản trị được rủi ro pháp lý, các nhà đầu tư ngoại cũng vậy thôi nên những nhà đầu tư như Hàn Nhật sẽ làm với điều kiện giá phải cao thật là cao, riêng nhà đầu tư Trung Quốc thì ai cũng thừa biết dây máu ăn phần là chính,

Thôi thì chờ sử dụng ngân sách nhà nước thôi, chứ PPP chắc khó.