Biện pháp thi công hầm nhà phố 2 bên có nhà!!

Cu-Li

Thành viên chính thức
14/5/13
175
12
Đào đất, làm tường cừ hố đào khi thi công móng hoặc hầm cho nhà phố trong thời gian gần đây đã gây ra nhiếu sự cố cho các công trình lân cận hố đào, đặc biệt tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số đô thị khác. Sự cố đã xảy ra trong cả quá trình thi công tường cừ lẫn trong khi đào đất. Các sự cố chủ yếu đã xảy ra là: nứt gãy kết cấu,đứt đường ống, nghiêng lún nhà, sụt đất, đổ tường rào, sập đổ nhà. Các hiện tượng này thường xảy ra tại các khu vực có đất sét yếu hoặc cát chảy khi tường cừ hố đào không đủ độ cứng hoặc thiếu khả năng cách nước (cọc ép, cọc khoan nhồi không liên tục, cừ tràm hoặc một số loại khác). Tại một vài công trình sự cố đã xảy ra ngay cả khi đất nền không quá yếu nhưng tường cừ không đủ cứng hoặc khi tường cừ là tường trong đất đủ cứng nhưng lại bị khuyết tật, không ngăn được xói ngầm nền nước và cát.

Hiện nay khi xin phép xây dựng tầng hầm, đơn vị cấp phép yêu cầu lập biện pháp thi công tầng hầm. Cu-Li mạn phép tóm tắt (vì cũng đang quá trình chuẩn xây nhà - lượm lặt chia sẻ mọi người)


Lập biện pháp thi công trước

Nhiều trường hợp được thiết kế hiện nay là xây tầng hầm hay bán hầm để có thêm diện tích sử dụng như làm nơi để xe, kho chứa… Chiều sâu đào gồm chiều sâu tầng hầm và chiều sâu móng nên mức đào đất tương đối sâu và rộng (đào hết diện tích bề mặt công trình); do đó rất dễ gây lún sụt các công trình kề bên. Xây bán hầm, thông thường đào xuống độ sâu khoảng 1,5m trở lại so với mặt đất tự nhiên; còn xây hầm thì sâu phải 1,5m trở lên. Vậy để thi công được tầng hầm hay bán hầm buộc phải đào đất cả công trình, trung bình chiều sâu đào cho đến đáy móng là 3m. Vì vậy, các phụ tải do những công trình lân cận gây nên một áp lực trong quá trình đào là rất phức tạp. Bởi khi đó hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô và kết cấu của công trình bên cạnh, ví dụ, nhà đúc bao nhiêu tấm, nhà một tầng nhưng kết cấu gạch, nhà đúc giả…

Do đó, người thiết kế lẫn đơn vị thi công cần phải có biện pháp thi công cụ thể trong việc đào đất và sử dụng hệ tường vây và hệ giằng để chống lại các phụ tải của công trình kế cận gây ra khi đào. Việc lập biện pháp này phải là đơn vị chuyên ngành thực hiện và nên được thẩm tra trước khi tiến hành thi công. Điều quan trọng là chủ đầu tư và đơn vị thi công nên tiến hành khảo sát thực tế trước để xem kết cấu của các công trình kế cận (nhờ một đơn vị có chức năng). Từ đó mới đưa ra biện pháp thi công công trình của mình hợp lý được.

Biện pháp thi công phổ biến và chi phí

Đối với những trường hợp xây nhà phố, xây chen, hiện thường sử dụng hệ tường vây quanh khu đất xây dựng là cọc khoan nhồi 300 – 400, và cách nhau chỉ vài tấc có một cọc (tuỳ lập biện pháp). Trên đầu cọc có một đà giằng liên kết các cọc lại và phải có hệ giằng chống, có thể dùng thép hình chữ H, I để giằng các cọc vây trong quá trình đào đất. Có một số nhà thầu đưa ra biện pháp thi công khác cũng thực hiện được nhưng không phổ biến. Miễn sao đảm bảo được các yếu tố trên về mặt kỹ thuật.

Chi phí xây dựng tầng hầm thường gấp đôi giá xây dựng phần thô của những tầng trên mặt đất. Giá xây phần thô trên mặt đất hiện nay vào khoảng 2,6 – 3 triệu đồng/m2, gồm cả vật tư và nhân công. Tuy nhiên, tuỳ vào từng quy mô công trình và ở những vị trí cụ thể mà có giá khác nhau; có thể cao hơn hay thấp hơn mức nêu trên. Riêng phần lập biện pháp thi công tầng hầm đã phải tốn chi phí khoảng 1 triệu đồng/m2.

9PhkLz7.jpg


Tường vây làm bằng cọc nhồi cách nhau khoảng vài tấc chung quanh công trình

1SCLyPu.jpg


Hệ giằng chống chung quanh tường vây phải có để đảm bảo trong khi đào sâu xuống lòng đất
 
Những bải học kinh nghiệm về cọc ván thép

1. Nhà văn phòng ở Quận Hai Bà Trưng –Hà Nội
Công trình ( Xây Chen ) có diện tích mặt bằng 7,15m* 22,90m,cao 8 tầng, có 1 tầng hầm, mặt tiền ở mặt phố, xây ngay sát ngôi nhà cũ 4 tầng, có kết cấu khung, móng băng với cốt đáy móng khoảng -1,2m.
Để làm móng cọc ép và tầng hầm cho ngôi nhà mới, người ta đã dùng cọc ván thép U200 dài 6m ép thành tường cừ xung quanh chu vi móng và tầng hầm.

Trong khi ép cọc chỉ cách tường nhà cũ 0,5m, đã thấy có tác động ảnh hưởng đến móng và độ ổn định của công trình cũ liền kề. Sau khi thi công xong tường vây hố móng, người ta đào hố, hút nước để thi công đài cọc và tầng hầm.

Theo số liệu quan trắc lún từ 22/10/2007 đến ngày 28/02/2008 thì độ lún của nhà cũ về phía hố đào ( để xây tầng hầm của nhà mới ) đạt tới 5cm làm cho ngôi nhà lún nghiêng, tách hẳn khỏi nhà liền kề có sẵn ở trên mái 15cm. Do đó công trình mới chưa làm xong móng và tầng hầm, đã phải ngừng thi công cho đến nay để tìm giải pháp xử lí.

Nguyên nhân của sự cố này là do thi công ép cọc ván thép làm tường cừ đã chấn động đến nền và móng cũ, mặt khác khi bơm hút nước trong hố đào đã làm cho nền đất của móng cũ lún thêm. Độ lún của nhà không đều làm cho nó nghiêng về phía hố đào của công trình đang xây dựng tầng hầm .

2.
Nhà văn phòng trên đường Hà Nội – Hà Đông
Đây là ngôi nhà theo thiết kế là 15 tầng, có 2 tầng hầm. Để bảo vệ thành hố đào sâu khoảng 10m, người ta làm tường cừ bằng cọc lắc xen sâu khoảng 16m với hệ thanh chống bằng thép hình để ổn định thành hố đào

Trong quá trình thi công ép cọc lắc xen và bơm hút nước trong hố móng đã làm cho nền đất dưới móng nông của một số nhà ở 4 tầng gần đó bị lún không đều và gây nứt tường nhà, phải ngừng thi công để xử lí.

Nguyên nhân có thể là chân của tường cừ chưa đặt được vào tầng đất sét dẻo cứng cách nước mà đặt vào tầng cát pha chứa nước, bảo hòa nước. Trong khi đó, thì mực nước dưới đất ngoài hố móng chỉ cách mặt đất khoảng 1m. Như vậy khi bơm hút nước trong hố móng, đã hạ mức nước chênh lệnh gần một chục mét làm cho áp lực nước lỗ rỗng trong đất thay đổi và làm cho nền đất dưới móng bị lún. Ở đây cần nói thêm rằng, tường vây bằng cọc lắc xen cũ không kín nước. Như vậy nước ở trong và ngoài hố đào thông với nhau qua chân tường vây và thấm qua bản thân tường vây .

Như vậy, tuy chưa có sự cố lớn, nhưng cũng là bài học kinh nghiệm khi sử dụng cọc lắc xen và bơm hạ mực nước dưới đất.

3.
Thi công hầm đường bộ qua nút giao thông Ngã tư Sở - Hà Nội
Ở đây có vấn đề rút cọc lắc xen , để thi công hầm, người ta phải dùng tường cừ bằng cọc lắc xen để bảo vệ tạm thời thành hố đào. Nhưng do thi công sát nhà dân, nên khi rút cọc lắc xen có nguy cơ làm cho nhà dân bị nứt, do đó đành phải để lại không rút lên nữa. Như vậy là có thêm một bài học kinh nghiệm nữa để dự báo khi thiết kế, nên sử dụng cọc lắc xen như thế nào cho hiệu quả và an toàn

4.
Thi công tầng hầm Cao Ốc Residence ( Tp Hồ Chí Minh )
Công trình có 1 tầng hầm, 1 tầng trệt và 11 lầu . Theo thông tin từ bài báo của tác giả Trần Văn Xuân ( ĐH Bách Khoa Tp HCM ), thì khi đào ở độ -8m dưới đáy hố móng, phát hiện nước ngầm phun lên rất mạnh cuốn theo cát hạt nhỏ. Hậu quả là ngày 31/10/2007 hè đường Nguyễn Siêu có hố sụt rộng 4*4m và sâu khoảng 3-4m và chung cư Casaco ( Đường Thi Sách , Q1) bị lún nghiêm trọng .
Nguyên nhân cũng có thể là dùng cọc lắc xen làm tường vây không ngăn được nước, nên khi hút nước để thi công tầng hầm, thì cột nước chênh áp ngoài thành hố đào tạo nên áp lực lớn đẩy nước luồn qua chân tường vây đẩy trồi đáy móng lên. Nước dưới đất được thoát ra như bình thông nhau, cuốn theo đất cát làm sụt lún nền các công trình xung quanh gần đó ( trong phạm vi “phểu” hạ thấp mực nước )

Trước tình trạng đó, người ta đã phải khẩn cấp lấp ngay các hố đào sâu và hố sụt tạo cân bằng áp lực để tránh tình trạng sụt lún tiếp. Đồng thời lắp đặt các trạm quan trắc dịch chuyển, lún và động thái nước dưới đất để tránh các rủi ro có thể xảy ra

5.
Cao ốc văn phòng Bến Thành TSC – 186 Lê Thánh Tôn, TPHCM:
Công trình này có diện tích mặt bằng 10*40m và 2 tầng hầm .Tháng 11/2007, trong khi đào hố móng sâu, thì nước ngầm ở đáy hố phun lên rất mạnh, làm phồng trồi đáy hố làm xê dịch tường cừ bằng cọc lắc xen khoảng 8cm. Đất nền bị sụt lún làm nứt đường hẻm lân cận và nghiêng tường ngăn. Do đó buộc phải ngừng thi công và dùng biện pháp khoan giếng bơm hạ nước ngầm.

Như vậy ở đây lại xảy ra trường hợp dùng tường cừ bằng cọc ván thép không hơp lí. Chân tường cừ đang đặt ở lớp cát pha bảo hòa nước nên khi có chênh áp lực bơm hút nước trong hố đào thì nước phun mạnh từ đáy hố lên kéo theo đất cát và gây sụt lún

Tóm lại , cả 5 trường hợp sự cố trên đều do việc thiết kế và thi công tường cừ bằng cọc lắc xen không tốt tạo ra tình trạng chênh áp lực nước lớn giữa trong va ngoài hố đào sâu , nước phun mạnh từ đáy hố lên làm hỏng hố đào, đồng thới nước cuốn theo đất cát làm hỏng nền của các công trình lân cận và gây ra sự cố lún sụt nghiêm trọng.
 
Những bài học kinh nghiệm về “ tường trong đất”

Cụm từ “tường trong đất” có lẽ cũng cần giải thích thêm, vì nó còn mới đối với nhiều người. Tường trong đất có tiếng Pháp là PAROI MOULÉE DANS LE SOL, tiếng Anh là DIAPHRAGM WALL , tiếng Nga là CTEHABRPYHTE. Có người còn gọi là tường Barét, cũng được nhưng không đúng thông lệ quốc tế và không đúng lắm. Thực ra thì tường trong đất cấu tạo bởi những Barét nối với nhau thành bức tường bằng bêtông cốt thép ở trong đất . Để chống thấm, giữa các Barét phải có giooăng chống thấm.

Dùng giải pháp tường trong đất để xây dựng tầng hầm cho nhà cao tầng là hợp lý. Khi xây dựng công trình có 2, 3 tầng hầm trở lên, trên nền đất yếu, trong các đô thị, thì giải pháp tường trong đất là tốt nhất

Công nghệ tường trong đất đã được Công Ty Bachy Soletanche thực hiện cho công trình nhà cao tầng SaiGon Centre ( 3 tầng hầm ) từ năm 1994 đầu tiên ở Việt Nam. Sau đó là nhà cao tầng Harbour View (2 tầng hầm ), San Woan (2 tầng hầm), Vietcombank Hà Nội ( 2 tầng hầm), Số 7 Láng Hạ ( 2 tầng hầm ) ….Và hiện nay thì nhiều Công ty Việt Nam đang sử dụng công nghệ tường trong đất để xây dựng tầng hầm khá phổ biến .Tuy nhiên có nhiều công trình ít khuyết tật, có thể nghiệm thu được, nhưng cũng không ít các dự án có những sai phạm rất đáng tiếc, cần phải rút kinh nghiệm

Thí dụ, tài liệu khảo sát địa chất công trình, địa chất thủy văn thiếu các dữ liệu để thiết kế và có độ tin cậy rất thấp, thiết kế chưa hợp lý và thi công chưa tốt, còn nhiều khuyết tật
Có lẽ trước tiên, chúng tôi xin nêu một bài học đắt giá nhất trong thời gian vừa qua, đó là sự cố công trình tầng hầm PACIFIC tại TP Hồ chí Minh


VỀ SỰ CỐ TẦNG HẦM PACIFIC
Có thể nói, từ tháng 10 năm 2007 đến nay, báo chí cũng đã viết nhiều về sự cố công trình này, chúng tôi chỉ xin bổ sung một số ý kiến mong được làm rõ thêm

1.
Mô tả sự cố công trình
Công trình cao ốc Pacific có 5 tầng hầm, 1 tầng trệt và 18 tầng lầu. Tường tầng hầm bằng bêtông cốt thép, dày 1m, thi công bằng công nghệ tường trong đất, khi đào đất để thi công tầng hầm thứ 5 thì phát hiện một lỗ thủng lớn ở tường tầng hầm có kích thước 0,2m x 0,7m, dòng nước rất mạnh kéo theo nhiều đất cát chảy từ ngoài vào qua lỗ thủng của tường tầng hầm. Công nhân đã dùng hết cách, nhưng không thể bịt được lỗ thủng. Nước kéo theo đất cát chảy ào ào vào tầng hầm, công nhân phải thoát khỏi tầng hầm để tránh tai nạn có thể xảy ra.

Sự cố công trình này đã làm sụp đổ hoàn toàn công trình Viện nghiên cứu Khoa học xã hội Nam Bộ ngay bên cạnh, tòa nhà Sở Ngoại Vụ cũng bị lún nứt nghiêm trọng, Cao ốc YOCO 12 tầng và các tuyến đường xung quanh công trình Pacific cũng có nguy cơ bị lún nứt.

2.
Nguyên nhân sự cố:
Theo chúng tôi, nguyên nhân chủ yếu của sự cố này là chất lượng thi công tường tầng hầm không tốt. Lỗ thủng lớn ở tường tầng hầm có thể là do đổ bê tông không đúng quy trình và dùng Bentonite không đúng yêu cầu gây sạt lỡ đất ở hố đào. Đất cát sạt lỡ lẫn với Bentonite chèn vào bêtông làm cho bêtông bị rời xốp tạo nên lỗ thủng. Đất bên ngoài tầng hầm là cát pha bão hoà nước, là loại cát chảy, nên phải dùng loại Bentonite đặc biệt có dung trọng
d = 1.15g/cm[SUP]3[/SUP] chứ không được dùng loại thông thường cho đất loại sét có d = 1.04g/ cm[SUP]3 [/SUP]

Mặt khác, mực nước dưới đất bên ngoài tầng hầm rất cao (ở cốt – 1.5m), lỗ thủng ở tường tầng hầm nằm ở độ sâu 20m, tức là có cột nước với áp lực lớn chênh nhau đến 18,5 mét. Với một cốt nước, có áp lực 18.5atm như vậy, chứa đầy trong tầng các bồi tích hạt nhỏ và các pha bão hòa nước, thì khi có lỗ thủng ở tầng hầm cho nó thoát, dòng chảy sẽ rất mạnh kéo theo đất cát chảy vào tầng hầm đồng thời làm rỗng xốp, làm xói lỡ và phá hoại đất nền của móng các công trình lân cận, khiến cho các công trình đó bị biến dạng, bị sụt lún, thậm chí bị phá hoại.


Đó là nguyên nhân sự cố công trình, một bài học đắt giá. Còn biện pháp xử lý về mặt quản lý và biện pháp khắc phục về mặt kỹ thuật thì có lẽ cần có ý kiến tập thể của một hội đồng bao gồm các nhà quản lý và các chuyên gia kỹ thuật.
 
Các giải pháp thi công chủ yếu tường hầm
Khi thi công tầng hầm cho các công trình nhà cao tầng, một vấn đề phức tạp đặt ra là giải pháp thi công hố đào sâu trong khu đất chật hẹp liên quan đến các yếu tố kỹ thuật và môi trường. Thi công hố đào sâu làm thay đổi trạng thái ứng suất, biến dạng trong đất nền xung quanh khu vực hố đào và có thể làm thay đổi mực nước ngầm dẫn đến nền đất bị dịch chuyển và có thể lún gây hư hỏng công trình lân cận nếu không có giải pháp thích hợp.Các giải pháp chống đỡ thành hố đào thường được áp dụng là: tường cừ thép, tường cừ cọc xi măng đất, tường cừ barrette. Yêu cầu chung của tường cừ là phải đảm bảo về cường độ cũng như độ ổn định dưới tác dụng của áp lực đất và các loại tải trọng do được cắm sâu vào đất, neo trong đất hoặc được chống đỡ từ trong lòng hố đào theo nhiều cấp khác nhau.Dưới đây tóm tắt các giải pháp thiết kế, thi công chủ yếu phục vụ việc chống giữ ổn định thành hố đào sâu:
1. Tường vây barrette
Là tường bêtông đổ tại chỗ, thường dày 600-800mm để chắn giữ ổn định hố móng sâu trong quá trình thi công. Tường có thể được làm từ các đoạn cọc barette, tiết diện chữ nhật, chiều rộng thay đổi từ 2.6 m đến 5.0m. Các đoạn tường barrette được liên kết chống thấm bằng goăng cao su, thép và làm việc đồng thời thông qua dầm đỉnh tường và dầm bo đặt áp sát tường phía bên trong tầng hầm. Trong trường hợp 02 tầng hầm, tường barrette thường được thiết kế có chiều sâu 16-20m tuỳ thuộc vào địa chất công trình và phương pháp thi công. Khi tường barrette chịu tải trọng đứng lớn thì tường được thiết kế dài hơn, có thể dài trên 40m (Toà nhà 59 Quang Trung) để chịu tải trong như cọc khoan nhồi.Tường barrette được giữ ổn định trong quá trình thi công bằng các giải pháp sau:

1.1. Giữ ổn định bằng Hệ dàn thép hình
Số lượng tầng thanh chống có thể là 1 tầng chống, 2 tầng chống hoặc nhiều hơn tuỳ theo chiều sâu hố đào, dạng hình học của hố đào và điều kiện địa chất, thuỷ văn trong phạm vi chiều sâu tường vây.a. Ưu điểm: trọng lượng nhỏ, lắp dựng và tháo dỡ thuận tiện, có thể sử dụng nhiều lần. Căn cứ vào tiến độ đào đất có thể vừa đào, vừa chống, có thể làm cho tăng chặt nếu có hệ thống kích, tăng đơ rất có lợi cho việc hạn chế chuyển dịch ngang của tường.b. Nhược điểm: độ cứng tổng thể nhỏ, mắt nối ghép nhiều. Nếu cấu tạo mắt nối không hợp lý và thi công không thoả đáng và không phù hợp với yêu cầu của thiết kế, dễ gây ra chuyển dịch ngang và mất ổn định của hố đào do mắt nối bị biến dạng.
1.2. Giữ ổn định bằng phương pháp neo trong đất
Thanh neo trong đất đã được ứng dụng tương đối phổ biến và đều là thanh neo dự ứng lực. Tại Hà Nội, công trình Toà nhà Tháp Vietcombank và Khách sạn Sun Way đã được thi công theo công nghệ này. Neo trong đất có nhiều loại, tuy nhiên dùng phổ biến trong xây dựng tầng hầm nhà cao tầng là Neo phụt.Ưu điểm: Thi công hố đào gọn gàng, có thể áp dụng cho thi công những hố đào rất sâu.Nhược điểm: Số lượng đơn vị thi công xây lắp trong nước có thiết bị này còn ít. Nếu nền đất yếu sâu thì cũng khó áp dụng.
1.3. Giữ ổn định bằng phương pháp thi công Top - down
Phương pháp thi công này thường được dùng phổ biến hiện nay. Để chống đỡ sàn tầng hầm trong quá trình thi công, người ta thường sử dụng cột chống tạm bằng thép hình (l đúc, l tổ hợp hoặc tổ hợp 4L...). Trình tự phương pháp thi công này có thể thay đổi cho phù hợp với đặc điểm công trình, trình độ thi công, máy móc hiện đại có.Ưu điểm:- Chống được vách đất với độ ổn định và an toàn cao nhất.- Rất kinh tế;- Tiến độ thi công nhanh.Nhược điểm:- Kết cấu cột tầng hầm phức tạp;- Liên kết giữa dầm sàn và cột tường khó thi công;- Công tác thi công đất trong không gian tầng hầm có chiều cao nhỏ khó thực hiện cơ giới.- Nếu lỗ mở nhỏ thì phải quan tâm đến hệ thống chiếu sáng và thông gió.
2. Tường bao bê tông dày 300-400mm
2.1 Giữ ổn định bằng tường cừ thép
Tường cừ thép cho đến nay được sử dụng rộng rãi làm tường chắn tạm trong thi công tầng hầm nhà cao tầng. Nó có thể được ép bằng phương pháp búa rung gồm một cần trục bánh xích và cơ cấu rung ép hoặc máy ép êm thuỷ lực dùng chính ván cừ đã ép làm đối trọng. Phương pháp này rất thích hợp khi thi công trong thành phố và trong đất dính.
Ưu điểm:- Ván cừ thép dễ chuyên chở, dễ dàng hạ và nhổ bằng các thiết bị thi công sẵn có như máy ép thuỷ lực, máy ép rung.- Khi sử dụng máy ép thuỷ lực không gây tiếng động và rung động lớn nên ít ảnh hưởng đến các công trình lân cận.- Sau khi thi công, ván cừ rất ít khi bị hư hỏng nên có thể sử dụng nhiều lần.- Tường cừ được hạ xuống đúng yêu cầu kỹ thuật có khả năng cách nước tốt.- Dễ dàng lắp đặt các cột chống đỡ trong lòng hố đào hoặc thi công neo trong đất.
Nhược điểm:- Do điều kiện hạn chế về chuyên chở và giá thành nên ván cừ thép thông thường chỉ sử dụng có hiệu quả khi hố đào có chiều sâu ≤ 7m.- Nước ngầm, nước mặt dễ dàng chảy vào hố đào qua khe tiếp giáp hai tấm cừ tại các góc hố đào là ngụyên nhân gây lún sụt đất lân cận hố đào và gây khó khăn cho quá trình thi công tầng hầm.- Quá trình hạ cừ gây những ảnh hưởng nhất định đến đất nền và công trình lân cận.-Rút cừ trong điều kiện nền đất dính thường kéo theo một lượng đất đáng kể ra ngoaì theo bụng cừ, vì vậy có thể gây chuyển dịch nền đất lân cận hố đào.- Ván cừ thép là loại tường mềm, khi chịu lực của đất nền thường biến dạng võng và là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất gây nên sự cố hố đào.
2.2. Giữ ổn định bằng cọc Xi măng đất
Cọc xi măng đất hay cọc vôi đất là phương pháp dùng máy tạo cọc để trộn cưỡng bức xi măng, vôi với đất yếu. Ở dưới sâu, lợi dụng phản ứng hoá học - vật lý xảy ra giữa xi mưng (vôi) với đất, làm cho đất mềm đóng rắn lại thành một thể cọc có tính tổng thể, tính ổn định và có cường độ nhất định. Tại công trình Ocean Park (số 1 - Đào Duy Anh - Hà Nội) đã dùng tường cừ bằng cọc xi măng đất sét. Địa hình khu đất trước khi xây dựng tương đối bằng phẳng, phần lớn khoảng lưu không có chiều rộng trên 5m. Chiều sâu hố móng cần đào: phần giữa sâu 7.8m; phần lớn sâu 6.5m.
Bảng 2
Độ sâu hố đào (m)​
Giải pháp​
H ≤ 6m - Tường cừ thép (không hoặc 1 tầng chống, neo) - Cọc xi măng đất (không hoặc 1 tầng chống, neo)
6m < H ≤ 10m - Tường cừ thép (1-2 tầng chống, neo) - Cọc xi măng đất (1-2 tầng chống, neo) - Tường vây barrette (1-2 tầng chống, neo) tuỳ theo điều kiện nền đất, nước ngầm và chiều dài tường ngập sâu vào nền đất.
H > 10m - Tường vây barrette ( ≥ 02 tầng chống, neo) - Tường cừ thép ( ≥ 2 tầng chống, neo) nếu điều kiện địa chất và hình học hố đào thuận lợi.
 
Thiết kế ổn định kết cấu chắn giữ hố móng
1. Các yêu cầu đặt ra trong thiết kế
a. An toàn tin cậy
b. Tính hợp lý về kinh tế.
c. Thuận lợi và bảo đảm thời gian tho công.

2. Thiết kế ổn định tường chắn
Lựa chọn và bố trí kết cấu chắn giữ hố móng;Có thể sơ bộ lựa chọn kết cấu chắn giữ theo độ sâu hố đào (H) như sau:
2.1. Kết cấu chắn giữ hố móng không hoặc một tầng chống, neo.
Tham khảo tài liệu: Cẩm nang dành cho kỹ sư địa kỹ thuật - Trần Văn Việt; Thiết kế móng sâu - Nguyễn Bá Kế.
2.2. Thiết kế tường chắn nhiều hàng neo, chống.
Gồm thiết kế tường chắn và thiết kế hệ neo chống. Cả hai công việc này đều dựa trên kết quả tính toán nội lực và chuyển vị trong tường chắn.Các phương pháp tính toán tường chắn:
- Phương pháp 1:
Dùng sơ đồ phân bố áp lực đơn giản cuả Tarzaghi và Peck, 1967 và tính toán tường chắn như một dầm liên tục tựa lên các gối là thanh chống hoặc neo.
- Phương pháp 2:
Dùng chương trình phần mềm nền móng chuyên dụng PLAXIS 2D (Hà Lan) hoặc GEOSLOPE (Canađa).
Thực tế cho thấy chỉ có dùng chương trình phần mềm địa kỹ thuật chuyên dụng mới có thể giải quyết ổn thoả bài toán tường chắn nhiều tầng neo chống.Chương trình PLAXIS 2D cho phép mô tả kết cấu chắn giữ bằng các thông số hình học (chiều dài, tiết diện, mômen quán tính), loại vật liệu (trọng lượng riêng); tiết diện, cường độ, khoảng cách các thanh neo chống; các thông số cơ bản của nền đất (γ, c, φ, k, E), các chế độ nền đất thoát nước hay không, các loại tải trọng trên mặt đất. Các mô hình tính toán của chương trình (đàn hồi tuyến tính, đàn hồi dẻo tuyệt đối, đất mềm, đất yếu). Đặc biệt, chương trình đưa ra kết quả mô phỏng ở các giai đoạn thi công khác nhau của hố đào. Các kết quả nếu được hiệu chỉnh theo kinh nghiệm xây dựng, các số liệu quan trắc tại địa phương thì sẽ cho kết quả khả quan.
3. Tính toán thiết kế cơ cấu giữ ổn định tường chắn
3.1. Phương pháp tính toán ổn định hệ dàn chống bằng thép hình
Mô hình hệ dàn chống bằng chương trình tính toán kết cấu không gian (chương trình SAP, Etabs, Staad...) tính toán sự ổn định và khả năng chịu lực của tiết diện thanh chống và cột chống dưới tác động của tải trọng ngang; áp lực gây ra do đất nước và hoạt tải đứng.
3.2 Phương pháp tính toán neo phụt
(Tham khảo Tiêu chuẩn Anh BS 8081: 1989) Về cơ bản, việc thiết kế hệ thanh neo trong đất bao gồm các công việc sau:- Xác định sức kháng cắt của đất tại khu vực bầu neo.- Thiết kế số tầng thanh neo, khoảng cách thanh neo, góc nghiêng.- Tính toán ổn định tổng thể thanh neo.
3.3. Tính toán kiểm tra ổn định kết cấu tường vây - sàn hầm bằng phương pháp thi công Top - down
Kiểm tra ổn định và khả năng chịu lực của sàn hầm dùng để giữ ổn định xô ngang của tường hầm bằng chương trình tính toán kết cấu không gian (Sap, Etabs, Staad...).
 
Theo TS. Nguyễn Dư Tiến, ThS. Trần Đức Cường
(Nguồn tin: T/C Tư vấn Thiết kế, số 3/2006)

So sánh chỉ tiêu kinh ttế - kỹ thuật cho giải pháp tường cừ thép và tường barrette trong thi công nhà cao tầng có 2 tầng hầm
So sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tại một công trình có 02 tầng hầm mà ở đó 02 giải pháp khác nhau là khả thi về mặt kỹ thuât.
Giải pháp 1: Thiết kế, thi công, giữ ổn định hố đào bằng tường vây barrette, dày 600mm, sâu 16m;
Giải pháp 2: Thiết kế tường bao bê tông dày 400mm, sâu 7,3m, giữ ổn định bằng cừ thép dài 12m..

Bảng 3. So sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật theo các giải pháp thiết kế
TT Chỉ tiêu so sánh Đơn vị Vật liệu Giá XL (triệu VND)
Cừ thép + tường D400 Tường Barrette D600 Cừ thép + tường D400 Tường Barrette D600
1 Cừ thép 12m m 227 681
2 Tường BT chu vi 203m m[SUP]3[/SUP] 593 1949 1779 9745
3 Công tác đất ngoài chu vi CT m[SUP]3[/SUP] 4200 168
Tổng Gxl phần ngầm 25,5tỷ. Phương án Cừ thép tiết kiệm 7,1 tỷ đồng (28% Gxl phần ngầm) 2628 9745


So sánh chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật với giải pháp giữ ổn định tường vây barrette bằng hệ dàn thép và phương pháp thi công Top - down
So sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tại một công trình có 02 tầng hầm, giải pháp thiết kế là tường vây barrette, cọc khoan nhồi.
Các giải pháp chống giữ hố đào là:
Giải pháp 1: giữ ổn định tường vây barrette bằng hệ dàn thép hình chữ H, 2 tầng chống;
Giải pháp 2: giữ ổn định tường vây barette bằng phương pháp thi công Top - down.

Bảng 4. So sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật theo giải pháp thi công
TT Chỉ tiêu so sánh Đơn vị Vật liệu Giá XL (triệu VND)
Chống bằng dàn thép hình Thi công Top - down Chống bằng dàn thép hình Thi công Top - down
1 Cột thép H400 Đào mở: 240m*56.1kg/m Topdown: 160m*56.1kg/m Tấn 13.5 9.0 162 108
2 Dầm thép H300 Đào mở:1490m*36.5kg/m Tấn 54.4 653
3 Chi phí liên kết của phương pháp Topdown 100
Tổng Gxl phần ngầm 32.6tỷ Phương án Topdown tiết kiệm 0.6 tỷ đồng (60% chi phí BPTC) 815 208


Kết luận
-
Giải pháp thiết kế và thi công công trình tầng hầm gắn bó chặt chẽ với nhau do đặc điểm thiết kế kết cấu chắn giữ công trình tầng hầm phụ thuộc vào công nghệ thi công. Kết cấu chắn giữ có thể đồng thời là kết cấu chịu lực vĩnh cửu cho công trình. Do đó giải pháp thi công tổng thể cần được lựa chọn ngay từ khâu thiết kế công trình.
- Công nghệ thi công hiện nay là khá đa dạng. Do đó đơn vị thiết kế và thi công cần phân tích, đưa ra giải pháp thiết kế và thi công phù hợp nhất trong những điều kiện hiện có.- Về mặt kinh tế, công trình tầng hầm là dạng công trình mà ở đó có thể gây lãng phí nếu lựa chọn giải pháp thiết kế, thi công không phù hợp với đặc điểm dự án.- Về mặt kỹ thuật, đây là dạng công trình phức tạp; thi công dưới sâu, dễ xảy ra sự cố cho bản thân công trình và các công trình liền kề. Vì vậy, công việc thiết kế, thi công, giám sát thi công phải được đặc biệt coi trọng.

 
Chống thấm sàn tầng hầm



Phạm vi:
Chống thấm cho đáy sàn tầng hầm bằng lớp màng chống thấm gốc Co-polymer biến tính một thành phần
1/ Vật liệu sử dụng:
-BestSeal AC400 là hợp chất chống thấm một thành phần, gốc polymer biến tính có độ đàn hồi siêu cao. Khi BestSeal AC400 đóng rắn tạo ra một lớp màng liên tục, uyển chuyển với độ đàn hồi rất cao (≥ 400%) ngăn cản tuyệt dối hiện tượng nước thấm qua bề mặt vật liệu.
-Nguồn cung cấp: Công ty cổ phần Siêu Cường.
2/Yêu cầu kỹ thuật:
-Đất nền phải được đầm chặt.
-Lớp bê tông lót đạt cường độ yêu cầu.
-Các vết nứt, các hư hỏng bề mặt phải được sửa chữa, dặm vá đúng phương pháp và yêu cầu kỹ thuật.
3/Quy trình thi công:
-Dùng máy mài để làm sạch các tạp chất, bê tông, vữa xi măng rơi vãi trên bề mặt lớp bê tông lót.
-Dùng vòi phun nước áp lực cao rửa sạch bụi bám trên bề mặt bê tông.
-Dùng cọ quét, ru-lô lông ngắn (hoặc vòi phun áp lực) quét mạnh tay và đều BestSeal AC400 lên toàn bộ bề mặt đã được chuẩn bị như mô tả nêu trên. Yêu cầu thực hiện thi công phải đảm bảo toàn bộ diện tích bề mặt cần chống thấm phải được phủ đều bằng BestSeal AC400 với định mức 1.75 kg/m2/lớp.
-Sau 6-8 giờ tùy theo điều kiện nhiệt độ tiến hành thi công lớp thứ hai với định mức 1.75 kg/m2/lớp nên thực hiện theo hướng vuông góc với lần thi công thứ nhất nhằm hạn chế tối đa quá trình cuốn khí giữa hai lớp vật liệu khi thực hiện công việc thi công.
-Sau 24 giờ đổ một lớp bê tông lót bảo vệ với độ dày 50mm.
-Bảo dưỡng vật liệu tối thiểu 7 ngày trước khi tiến hành các công tác khác (nếu có).
 
@Cu-Li , nhà phố thì khoan cọc nhồi làm tường chắn là lý thuyết thôi, làm rồi thì hầm còn lại bé tẹo à
Dùng cừ cọc bản thép larssen cho hố đào là đã siêu hiếm thấy, hầu hết đều dùng cừ lá

Tường chắn đất hố đào bằng cừ lá là một trong các giải pháp đào đất hố lộ thiên dựa trên tính toán điều kiện cho phép của các đặc trưng địa chất cũng như hiện trạng tồn tại của công trình lân cận. Đó là xét về độ bền và ổn định cục bộ theo từng mặt cắt địa chất của từng hố khoan sao cho việc thi công hố đào sau này là khả thi, hạn chế tối đa các sự cố đẩy trồi đất, trượt lở đất xung quanh hố đào làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận. Đặc biệt phải lựa chọn hệ thanh chống sao cho hạn chế biến dạng tường vây và chuyển vị ngang tại đỉnh tường là tối thiểu.

Phương pháp này phù hợp với độ sâu hố đào không quá 5-7m thích hợp với nền đất yếu có mực nước ngầm cao, thi công không phức tạp. Nhược điểm của cừ lá là độ cứng tương đối thấp, nếu biện pháp chống đỡ không hợp lý, cừ lá sẽ bị biến dạng và tại đỉnh cừ chuyển vị ngang rất lớn làm gia tăng dịch chuyển đất quanh hố đào, gây ra lún đất nền và tất yếu làm nứt vỡ kết cấu công trình lân cận, gây hư hỏng hệ thống cống ngầm hay các kênh kỹ thuật trong thành phố, nứt mặt đường giao thông. Trong cả quá trình thi công đào đất hố móng kéo dài xét về nhiều mặt thì phương pháp này thường phát sinh hiện tượng rò rỉ nước ngầm qua cừ làm đẩy nổi đất đáy hố đào. Thứ hai là, hệ thanh chống ngang, chống xiên không hạn chế một cách tuyệt đối được các chuyển vị lớn tại đỉnh tường cừ nếu kích thước hố đào rộng và lớn. Thứ ba là, do cần thiết phải sử dụng nhiều tầng, nhiều lớp thanh chống cho tường cừ sẽ gây trở ngại các hoạt động máy đào đất dù là sử dụng máy đào cỡ nhỏ, vì vậy phải đào đất bằng biện pháp thủ công nên thời gian thi công phần ngầm kéo rất dài.

@dinhdonguyen tầng hầm nhà dân thì chỉ phức tạp nhất là cái ram dốc xuống thôi.

Không rõ bạn đang nói tới độ dốc hầm hay cái gì ?
 
Chắc @dinhdonguyen đang bàn về độc dốc xuống hầm, hiện nay nhiều nhà phố tham lam muốn làm hầm, đang khóc ròng, làm ram dốc dốc quá (với gầm cao thì độ dốc đường xuống có thể lên đến 25%) thì sedan không xuống được, làm thoải quá ( phải <20% không thì cạ gầm), theo tiêu chuẩn cho 15-18% thì chiếm hết chiều dài hầm (nhà phố giờ thông thường dài 20m).


Giờ ai có hỏi mình có nên làm hầm hay không thì mình thường bàn ra, đầu tiên là vì tình trạng ngập lút, kế nữa làm tầng hầm rất tốn kém do vách và đáy phải đổ BT và phụ gia chống thấm, thi công thì suốt ngày sợ sạt lở nghiêng lún nhà bên cạnh. Trong quá trình vận hành, phải có kế hoạch bảo dưỡng thường xuyên để chống ẩm mốc nếu khu vực có mực nước ngầm cao .

Nhà nào nhất quyết thì mình thường hướng tới làm garage âm khỏang -0,5m (giống như nhà có tầng lửng thôi), giải quyết được rất nhiều vấn đề. Nhà dân dụng thì làm sao cho tiện dụng và đỡ tốn diện tích. Nếu nhà có 2 mặt tiền (trước sau) có hầm để xe thì tốt hơn trong điều kiện đất chật người đông như hiện nay, không bực bội vì con xe cản trở tầm nhìn và lối vào và có 2 mặt tiền thì giải quyết được thông thoáng.
 
Nếu nhà 2 bên là nhà có móng BTCT, tầng 1 (trệt) là sàn BTCT thì biện pháp thi công chỉ cần ép cừ lá để chống sạt đất dưới đáy nền (mặc dù khi nhổ cừ lá lên có bơm cát thì nền nhà 2 bên vẫn sạt một phần) - dùng cừ U200-C200, U300-C300 - giá thành rẻ hơn nhiều so với cừ Larsen.

GkHnLS5.jpg

GvZ2aV7.jpg

I4e5K6y.jpg


Nếu nhà bên nhà có móng BTCT, tầng 1 không phải là sàn BTCT thì hoặc là xác định làm lót lại gạch nền cho hàng xóm, hoặc thì cừ (bỏ) cừ U200-C200.

Nếu nhà bên là nhà cấp 4 (cột gạch móng gạch) nữa thì xác định hoặc là đập xây lại tường và làm lại nền cho hàng xóm hoặc làm tường vây cọc khoan nhồi mini D200-300, nhưng xác định là mất đất, vì khi đổ tầng hầm dày 20cm nữa thì xem như tầng hầm dày từ 50-60cm. Phần khe hở giữa các cọc khoan nhồi phải tích cực dùng vữa bê tông lấp vào, hoặc xây gạch ống chèn vào

ccXdbSS.jpg



Lưu ý là các kết cấu sư quen làm nhà lớn, quên mất nhà dân làm hầm xây chen luôn phải có được khóa bằng dầm giằng tại phần kết thúc của các giải pháp chắn đất .
 
  • Like
Reactions: SonRysu
Thấy tình trạng nhiều nhà giám sát không kỹ, khi khóa hầm hay dính tình trạng thợ nhấn thép cột kiểu này
1CFvOno.jpg

cột lệch tâm chịu lực, chân cột có thêm lực cắt
vấn đề chuyển thành cột làm việc đúng tâm như thế nào trong trường hợp này nhỉ, chẳng lẽ tường xây sát nhà 2 bên, cột đổ dày vô trong nhà.
 
@SonRysu hình chụp sao nhìn quen quen nhỉ ? tưởng chuyện gì chứ thợ làm nhà phố nhấn thép cột phổ biến mà, vấn đề là cách xử lý thế nào cho hiểu quả và an toàn vẫn đảm bảo chịu lực theo thiết kế - giúp định vị cột truyền lực đúng tâm xuống móng, chứ nhà dân đập đi là khó ===> cấy thêm cốt thép chủ vào cái chỗ nhấn ra đó (nhấn hình chữ L -- phần dưới để vào dầm), đổ cột to ra nếu không muốn nhấn thép vào.
 
Em đoán mò có vẻ bác @SonRysu muốn đề cập cột lệch tâm với cổ cột (tức là do phải mất một phần cừ lá), nếu không có nhà hai bên thì, cột luôn đúng tim với cổ cột.
 
@hongtvtkqn giới thiệu khung vây tệ quá đi, ít nhất phải cũng gọn gàng thẳng thớm thế này chứ

quy-trinh-thi-cong-mong-nha-pho-1.jpg


Hiểu cách mà @SonRysu đề cập , tức là cột biên và cổ móng bị lệch tim . như vậy thì cột nên đúc thẳng lên, không cần đúc ép sát tường, lên đến sàn tầng 1 thì xây ra ngoài lại ok hơn như thế dễ làm, oan toàn (khi đó cột trên dầm).

Việc thiết kế và thi công móng nhà liền kề có điểm đặc biệt là nó nằm ngay cạnh móng nhà hàng xóm. Chúng ta không được phép đổ bê tông trực tiếp vào móng nhà hàng xóm, lấy móng nhà kia làm cốp pha. Nhiều đội thợ làm ẩu, không cần đặt cốp pha ngăn cách 2 móng, sau này sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến ngôi nhà của bạn sau này. Đối với móng nhà loại này, chúng ta cần đặt móng cách nhau khoảng 2 – 3 cm. Khoảng cách này còn được gọi là khe biến dạng (khe nhiệt, khe lún, khe co giãn, khe kháng chấn…). Nó có vai trò rất quan trọng nếu không để ý được chi tiết nhỏ này. Do 2 nhà xây dựng ở các thời điểm khác nhau, tải trọng công trình khác nhau, nên việc lún không đều, lún lệch là điều đương nhiên. Ngoài lún, thì 2 nhà có thể biến dạng theo các phương khác nhau, có thể dịch chuyển tương đối với nhau, có thể tiến sát vào nhau, hay tách ra xa nhau ở những thời điểm khác nhau, nhiệt độ khác nhau. Nếu không có khe biến dạng thì có thể sẽ gây nứt ngôi nhà đẹp của bạn, điều này là rất cần phải tránh.

Mọi người cũng có thể tham khảo Kho Tư Liệu Xây Dựng
 
@SonRysu cho năm xu ảnh , có phải đang đề cập "dầm khóa" vách hầm, tức là kết thúc bê tông vách hầm = đồng nghĩa dầm biên có tác dụng như giằng móng - vì sau này xây tường gạch lên ? Do rút cừ C200 (300) lên, vách hầm tuy dày 200, nhưng dầm giằng này dày 400-500 là bình thường.
Điều băn khoăn là cột nếu đổ sát tường, dẫn đến lệch trục với ngay điểm kết nối cổ cột và đà giằng ???
Rất đơn giản, trong mọi trường hợp cột đều phải cột đều phải nhỏ hơn cổ móng, tuy tình hình ... nên tìm hiểu kỹ về việc thay đổi tiết diện cột ... độ cứng và cường độ của kết cấu nhà cao tầng cần được thiết kế đều nhau hoặc thay đổi giảm dần lên phía trên và tránh thay đổi đột ngột. Độ cứng của kết cấu tầng trên không nhỏ hơn 70% độ cứng của kết cấu tầng dưới kề nó (tức là giảm không quá 30%). Nếu 3 tầng giảm độ cứng liên tục thì tổng mức giảm không vượt quá 50% .
Thực tế rất hiếm khi thay đổi tiết diện cột để tiết kiệm, ngoại trừ là yêu cầu kiến trúc.
Việc thay đổi tiết diện cột tiết kiệm bê tông thì ít nhưng gặp rất nhiều bất lợi:
1. Độ cứng giảm đột ngột, gây nên những moment cục bộ (tập trung) tại chỗ thay đổi. Độ cứng chống xoắn nhìn chung giảm. Đó là những cái mà người thiết kế ít kinh nghiệm có thể không nhìn ra.
2. Có thể làm chậm tiến độ thi công nếu dùng coffa định hình. Cái này quan trọng trong thời buổi lãi suất ngân hàng cao, bão giá đang hoành hành và chưa có dấu hiệu giảm.
3. Nếu thiết kế tầng điển hình thì sẽ làm khó cho kiến trúc và nội thất.
Nói chung người thiết kế cần phải có một cái nhìn bao quát và toàn diện trước khi đi vào chi tiết kỹ thuật.

UoV3icg.jpg


uEu1omY.jpg


ErFKA8J.jpg


lUZKNq4.jpg


uqk7ham.jpg


Rrvdf7g.jpg


iTwr4Fc.jpg


VWbK5ZY.jpg


HWH6xB6.jpg


Upload ảnh bên bị lỗi, có thể tải file pdf này về xem
 
Trường hợp cột lệch trục so với cổ móng - giải pháp cấy thép hình để tạo nên liên kết cứng tại nút là giải pháp tốt nhất, còn nguyên tắc nếu chỉ bê tông cốt thép thường (tài liệu cổ điển mình có nêu bên này )

Tuy nhiên cần phải tính toán kết cấu bê tông thép hình (sau đây gọi là “bê tông cốt thép cứng”) trong thiết kế các kết cáu chịu nén uốn theo tiêu chuẩn nước ngoài. Việc bố trí cốt cứng nhằm tạo ra khả năng chịu lực của kết cấu ngay cả khi bê tông đã bị phá hoại, theo đó cũng cải thiện độ dẻo của kết cấu. Dĩ nhiên là cốt thép thanh vẫn giữ nguyên để có tính dẻo (ductility) cho phần bê tông.

À quên khi đó xem vùng bê tông giao giữa cột, cổ cột và dầm vách hầm (dầm giằng) là nút khung, dĩ nhiên khi đó nút khung nếu bị nén thẳng đứng, sẽ khó bị phá hủy hơn do bị kiềm chế bởi dầm giằng, chỉ cần tính là tính cái uốn.