Các anh chị đã dán thẻ ETC của VETC chưa ?




Háo hức ủng hộ nhưng căng quá nhỉ ?
 
Công bố bắt đầu xử phạt xe không dán thẻ cố tình đi vào làn thu phí không dừng


nhưng lại sắp toi




Như vậy chủ trương TPKD xem như thất bại vì quay trở lại câu chuyện cũ, mỗi trạm thu phí sử dụng hệ thống tự động riêng, gây phiền hà phức tạp cho người sử dụng vì k lẽ quá nhiều thiết bị gắn trên xe => người dân lại tiếp tục sử dụng hình thức mua vé trả tiền => câu chuyện y như cũ đúng mong muốn các nhà đầu tư BOT

Hay là VETC đang cào mặt ăn vạ ?
 
Hay là VETC đang cào mặt ăn vạ ?
Thì đang giả vờ cào mặt ăn vạ với nhà nước thôi, cốt là muốn thúc đít nhà nước ra đòn sinh tử đối với các trạm còn lại chưa chịu hợp tác, chứ ngon dám nhả ra thử coi, bao nhiêu đơn vị nhảy vào hốt không chớp mắt, mấy chục triệu phương tiện đang lưu thông, thơm như múi mít thế mà, vừa ăn commission thu phí, vừa nắm thông tin logistics của toàn bộ hệ thống xe đầu kéo của cả nước, ăn commission với bán thông tin cho forwarder hoặc mở công ty sân sau làm forwarder thì cũng giàu mấy chục họ rồi .

Dĩ nhiên thì các trạm không muốn hợp tác vì lòi ra số lượng xe qua trạm , khó ăn gian được, tiền thay vì thu vào túi mình ngay, nhưng bây giờ lại thu qua VTEC, rủi ro cao khi nó báo ngày hoàn vốn sớm hơn dự định thì phải nhổ trạm.

Rồi các trạm chuyển qua làm không dừng thì có lợi thế là giảm nhân công bán vé, nhưng giờ đây dính những người dán thẻ nhưng hết tiền trong tài khoản thì lại phải tổ chức người ngồi giám sát .

Nếu thực sự muốn thu phí không dừng thì phải có chính sách giảm giá (vài %) cho người dân sử dụng trạm thu không dừng và trích trực tiếp tiền từ tài khoản ngân hàng của người dùng. Đảm bảo ai chả khoái mấy vụ chạy một lèo chả cần phải dừng lại trả trả, thối thối. Còn kiểu chiếm dụng tiền của khách hàng như hiện này thì còn lâu mới thành công được.
 
Đọc bài này thấy choáng choáng



Dự án này phá sản nằm trong dự đoán khi hầu hết các dự án BOT đang bị thua lỗ nghiêm trọng và không muốn hợp tác.
 
Chuẩn bị tăng phí hàng loạt rồi - không thể cưỡng được đâu

Trong báo cáo gửi Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, có nhiều dự án BOT giao thông doanh thu không đạt như phương án tài chính ban đầu. Điều đó dẫn tới có hàng chục nghìn tỷ đồng dư nợ tín dụng cho các dự án BOT nguy cơ phải cơ cấu nợ, phát sinh nợ xấu cho các ngân hàng thương mại.

Phần lớn số tiền đầu tư các dự án BOT giao thông là từ vốn vay ngân hàng, nhà đầu tư chỉ góp vốn tự có từ 10 đến 20%. Cùng với đó, tỷ lệ nợ xấu dư nợ tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông bắt đầu tăng nhanh từ đầu năm 2019, chủ yếu là do doanh thu thu phí không đạt như dự kiến. Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục cảnh báo các ngân hàng thương mại về cho vay dự án BOT, BT giao thông.

Trước nguy cơ các khoản vay đầu tư dự án BOT giao thông đường bộ trở thành nợ xấu, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) kiến nghị Thủ tướng cho phép tăng phí.