Hội khoa học kỹ thuật Xây dựng TP. Hồ Chí Minh trân trọng công bố với Quý vị về việc Hội đã xây dựng và ban hành Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 01:2013/HXD.HCM Sức chịu tải cọc ma sát bê tông cốt thép theo Quyết định số 56/2013/QĐ-HXD ngày 27 tháng 12 năm 2013 (file đính kèm) với nội dung sau:
Tiêu chuẩn cơ sở này được áp dụng để kiểm nghiệm thiết kế và thi công cọc ma sát bê tông cốt thép (BTCT) các công trình thuộc lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi và các ngành có liên quan.
Tiêu chuẩn chỉ áp dụng để xác định sức chịu tải cho cọc ma sát BTCT thi công bằng phương pháp ép, đóng ở những môi trường nền cọc tuy yếu nhưng phải đủ khả năng phục hồi và phát triển kết cấu nền cọc sau ép, đóng.
Thực nghiệm thi công cọc đã chứng tỏ cọc BTCT ép ở nhiều công trình xây dựng, đặc biệt công trình ở vùng nền đất yếu; cọc làm việc ở trạng thái ma sát giữa thành cọc và nền là chủ yếu, sức chịu tải do ma sát ≥ 80% sức chịu tải toàn bộ của cọc.
Trong khi chờ các nhà khoa học chuyên ngành về địa kỹ thuật lý giải về bản chất việc duy trì, phát triển sức ma sát giữa thành cọc và nền đất, tạo nên sức chịu tải của cọc, tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) này giúp tư vấn thiết kế và chủ đầu tư chọn lựa được thiết kế cọc BTCT, với:
- Tiết diện cọc hợp lý (a hoặc D, mm);
- Chiều dài cọc (L[SUB]cọc[/SUB] – m) phù hợp điều kiện địa chất nền và tải trọng thiết kế từ công trình tác dụng lên cọc;
- Cọc sử dụng có sức chịu tải đáng tin cậy được thử tải bằng nén tĩnh dọc trục trước khi thi công (ép) đại trà.
Việc xác định sức chịu tải của cọc ma sát theo TCCS này không trái với các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà nước ban hành (TCVN, TCN, TCXD…) hiện nay, kể cả với Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 01:2011/SL Xác định khả năng chịu lực giới hạn của nền cọc và các đặc trưng khác từ số liệu thí nghiệm nén tĩnh cọc đã công bố (file đính kèm).
Cọc ma sát BTCT đã được sử dụng ở nhiều công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp nhưng chưa có một tiêu chuẩn kiểm định nào phù hợp. Vì vậy, Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 01:2013/HXD.HCM xem như một căn cứ pháp lý ban đầu về cọc ma sát BTCT. TCCS này sẽ được các chuyên gia xây dựng có kinh nghiệm hoàn thiện trong quá trình áp dụng.
Hội chân thành cảm ơn các nhà khoa học chuyên ngành (nghiên cứu và giảng dạy); các chuyên gia xây dựng (thi công, thiết kế và quản lý); các doanh nghiệp xây dựng (tư vấn, đầu tư, nhà thầu)… đã tham gia khởi thảo và góp ý trong quá trình xây dựng, hỗ trợ để Tiêu chuẩn cơ sở này sớm được ban hành.
Read more: www.hoixaydunghcm.vn/tin-hoi/hoat-dong-hoi/cong-bo-tieu-chuan-co-so.html#ixzz2pEqdYedQ
Tiêu chuẩn cơ sở này được áp dụng để kiểm nghiệm thiết kế và thi công cọc ma sát bê tông cốt thép (BTCT) các công trình thuộc lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi và các ngành có liên quan.
Tiêu chuẩn chỉ áp dụng để xác định sức chịu tải cho cọc ma sát BTCT thi công bằng phương pháp ép, đóng ở những môi trường nền cọc tuy yếu nhưng phải đủ khả năng phục hồi và phát triển kết cấu nền cọc sau ép, đóng.
Thực nghiệm thi công cọc đã chứng tỏ cọc BTCT ép ở nhiều công trình xây dựng, đặc biệt công trình ở vùng nền đất yếu; cọc làm việc ở trạng thái ma sát giữa thành cọc và nền là chủ yếu, sức chịu tải do ma sát ≥ 80% sức chịu tải toàn bộ của cọc.
Trong khi chờ các nhà khoa học chuyên ngành về địa kỹ thuật lý giải về bản chất việc duy trì, phát triển sức ma sát giữa thành cọc và nền đất, tạo nên sức chịu tải của cọc, tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) này giúp tư vấn thiết kế và chủ đầu tư chọn lựa được thiết kế cọc BTCT, với:
- Tiết diện cọc hợp lý (a hoặc D, mm);
- Chiều dài cọc (L[SUB]cọc[/SUB] – m) phù hợp điều kiện địa chất nền và tải trọng thiết kế từ công trình tác dụng lên cọc;
- Cọc sử dụng có sức chịu tải đáng tin cậy được thử tải bằng nén tĩnh dọc trục trước khi thi công (ép) đại trà.
Việc xác định sức chịu tải của cọc ma sát theo TCCS này không trái với các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà nước ban hành (TCVN, TCN, TCXD…) hiện nay, kể cả với Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 01:2011/SL Xác định khả năng chịu lực giới hạn của nền cọc và các đặc trưng khác từ số liệu thí nghiệm nén tĩnh cọc đã công bố (file đính kèm).
Cọc ma sát BTCT đã được sử dụng ở nhiều công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp nhưng chưa có một tiêu chuẩn kiểm định nào phù hợp. Vì vậy, Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 01:2013/HXD.HCM xem như một căn cứ pháp lý ban đầu về cọc ma sát BTCT. TCCS này sẽ được các chuyên gia xây dựng có kinh nghiệm hoàn thiện trong quá trình áp dụng.
Hội chân thành cảm ơn các nhà khoa học chuyên ngành (nghiên cứu và giảng dạy); các chuyên gia xây dựng (thi công, thiết kế và quản lý); các doanh nghiệp xây dựng (tư vấn, đầu tư, nhà thầu)… đã tham gia khởi thảo và góp ý trong quá trình xây dựng, hỗ trợ để Tiêu chuẩn cơ sở này sớm được ban hành.
Read more: www.hoixaydunghcm.vn/tin-hoi/hoat-dong-hoi/cong-bo-tieu-chuan-co-so.html#ixzz2pEqdYedQ