Công trình tuyến đường tránh Chư Sê, giải pháp nào cho các kỹ sư khảo sát địa chất trong thời buổi hiện nay ?!

PhanDuyGeo

Thành viên cơ bản
Sự cố sụt lún xảy ra từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9.2019. Theo đó, tại Km10+200 - Km10+350 thuộc xã Ia Pal, H.Chư Sê thuộc tuyến đường này bỗng dưng sụt lún, có nhiều vết đứt gãy với chiều dài hơn 150 m. Nhiều vị trí trên mặt đường có những vết nứt rộng gần nửa mét, sâu khoảng 40 cm - 1m. Nhiều điểm hai bên mái ta luy bị sụt.

chuse2_pwzg.jpg


Theo kết quả điều tra, địa chất của nền đường đã không được khảo sát kỹ. Đơn vị khảo sát địa chất không thực hiện đầy đủ việc khảo sát, quy định cách 500 m khoan một mũi nhưng vị trí của hai mũi khoan cách nhau đến 900 m.

Về hiện trạng hư hỏng, đoạn tuyến đường tránh Chư Sê từ km10+200 - km10 +300 trên chiều dài 130 m, xảy ra hiện tượng sạt, lún. Bề rộng vết nứt khoảng 20 cm, cao độ mặt đường bị lún từ 60 - 80 cm.

 
Không biết nói sao nữa, hiện chỉ có thông tin từ báo chí nên không biết sai phạm như thế nào, tạm theo báo chí thì nói tai nạn nghề nghiệp thì cũng đúng, mà nói sai phạm nghề nghiệp thì cũng không sai, một sự lằng nhằng bởi cơ chế đầu tư xây dựng hiện nay, lằng nhằng ngay từ ban đầu:
- Đầu tiên là cái nhiệm vụ khảo sát được chủ nhiệm thiết kế: trừ trường hợp chỉ định thầu, nếu đấu thầu thì khối lượng hố khoan gần như đã được chọn, việc chủ nhiệm thiết kế tăng số lượng hố khoan trong quá trình khảo sát không phải dễ dàng.
- Tiếp đến phương án khảo sát: liệu chủ nhiệm khảo sát địa chất có tự mình đề xuất tăng số lượng hố khoan nếu chù nhiệm thiết kế không đề xuất.

Ý kiến cá nhân thì tạm chờ thông tin rõ ràng rồi bàn luận chưa muộn.
 
Ở đây chuối ở chỗ là khoan theo đúng nhiệm vụ khảo sát và đoạn sụt lún rơi vào giữa 2 lỗ khoan .... hóng đây sẽ là tiền lệ để các chủ đầu tư biết run rẩy.
Chứng tỏ năng lực phán đoán kém (fun tẹo).

Thực tế thì khi có sự cố xảy ra sẽ ra soát tất cả các bước, nếu thiết kế sai thì có lẽ đã túm thiết kế rồi, chứ đáng ra là phải túm thiết kế trước, bên khảo sát có sai phạm. Ở đây chưa bàn đến chuyện gian dối chỉ định khoan 20 điểm nhưng chỉ khoan 10 điểm, còn lại 10 điểm thì modify.

Cho nên mới nói hóng tiếp, vì đang điều tra mở rộng, tại thời điểm này thì tạm xem chủ nhiệm thiết kế, thi công, giám sát hay chủ đầu tư chưa phát hiện ra họ có sai phạm.
 
  • Like
Reactions: VietVuongKSXD
Thử lược sơ về địa hình và địa chất khu vực:
- Địa hình Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao nguyên liền kề. Đó là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500 m, Kon Plông, Kon Hà Nừng, Pleiku cao khoảng 800 m, M'Drăk cao khoảng 500 m, Buôn Ma Thuột cao khoảng 500m, Mơ Nông cao khoảng 800–1000m, Lâm Viên cao khoảng 1500m và Di Linh cao khoảng 900–1000 m. Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao chính là Trường Sơn Nam.​
- Gia Lai thuộc địa khối Kon Tum (Bắc Tây Nguyên), nằm trên một phần của nền đá cổ rộng lớn, dày trên 4.000 m, khu vực huyện Chư Sê thuộc cao nguyên Cao nguyên Pleiku​

Thì cho dù xen kẹp giữa đồi núi và thung lũng, thì khu vực này là khu vực đất đỏ Bazan, không có cái gọi là khái niệm đất yếu ở đây, nên chủ nhiệm thiết kế hay chủ nhiệm khảo sát không phải là người dân thổ địa, mà cho dù là dân thổ địa thì cũng phải là thánh mới đoán được sự bất thường địa chất ở đây.

Ban QLDA 6 và đơn vị tư vấn thiết kế (liên danh Công ty CP tư vấn thiết kế cầu đường thuộc TEDI và Công ty CP tư vấn thiết kế 8) đã mời một số chuyên gia đầu ngành về địa chất vào kiểm tra hiện trường. Kết quả kiểm tra sơ bộ thấy có điểm lạ thường trong vị trí nứt gãy. Bình thường sụt trượt võng xuống ở giữa thì hai bên sẽ vồng cao lên, nhưng tại khu vực này nứt gãy theo phương thẳng đứng, nền hai bên vẫn bình thường, nhận định do địa chất phức tạp.

Ông Nguyễn Kiều Hưng, Phó Giám đốc Ban QLDA 6 cho biết, qua tìm hiểu từ những người dân sinh sống chung quanh cho thấy, trước đây khu vực này có ba ao nước sâu từ 4 - 5 m, gần đó có suối, nước ngầm để tưới cà-phê. Dù các ao này đã được lấp gần 10 năm, bề mặt phía trên bằng phẳng nhưng dưới sâu có thể đã hình thành túi bùn. Khi mưa to, khối lượng nước lớn dồn dập tạo áp lực khiến nền đất bị lún, sinh ra nứt gãy thẳng đứng trên bề mặt đường.


Bộ GTVT và UBND tỉnh Gia Lai đã cử các đoàn chuyên gia và xác định nguyên nhân hư hỏng của tuyến tránh là do 2 lớp đất yếu (trạng thái dẻo mềm đến dẻo chảy) nằm phía dưới lớp vỏ cứng, phân bổ rộng khắp khu vực sự cố và xuất hiện nước ngầm. Tuy vậy, các đơn vị chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu không phát hiện để xử lý triệt để trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án



Xảy ra sự cố thì phải bươi bèo ra bọ thôi

Đáng chú ý, quá trình lập hồ sơ thiết kế dự án, tư vấn đã khoan 20 mũi thăm dò địa chất (theo quy định mỗi mũi khoan cách nhau 500 m) trên toàn dự án, nhưng vị trí xảy ra nứt gãy lại không được khoan thăm dò. Thực tế này đặt câu hỏi về trách nhiệm thực hiện của đơn vị nào chưa đến nơi đến chốn?


Trò lôi chủ nhiệm khảo sát ra xử lý hình sự có lẽ nhằm mục đích chính trị hay mục đích đảm bảo trị an hay gì đó, nếu không thì đây chỉ là quan hệ dân sự đơn thuần thôi mà.
 
Chia tay công trình vốn ngân sách nhà nước đã lâu, hehe đơn giản là cảm thấy đau xót vì bị các bên liên quan thẳng lưng vừa ngồi trên đầu trên cổ vừa ăn cướp trắng trợn công sức, còn những kẻ cong lưng cày ngày cày đêm nhiều khi chỉ được hưởng còn 15% giá trị hợp đồng, nhưng cũng có vài dòng về cái gọi là địa chất công trình thì trình tự nó như thế này.
+ Thiết Kế (nhà thầu thiết kế hoặc Chủ nhiệm thiết kế) lập nhiệm vụ khảo sát trình Chủ đầu tư phê duyệt.​
+ Khảo sát địa chất (Nhà thầu khảo sát hoặc Chủ nhiệm khảo sát địa chất) lập Phương án khảo sát trình Chủ đầu tư phê duyệt.​
+ Nhà thầu khảo sát (hoặc đội khảo sát nếu cùng pháp nhân thiết kế) tiến hành khảo sát với sự theo dõi của giám sát khảo sát (thường là Chủ đầu tư luôn).​
+ Chủ đầu tư phê duyệt Báo cáo khảo sát.​

Như vậy xảy ra hai trường hợp cho sự cố trên (giả sử đúng là giữa 2 hố khoan có cái hồ nhân tạo nay đã bị lấp), nếu như thế này thì các bên liên quan thoát
+ Nhiệm vụ khảo sát lập đúng TCVN, TCN ;​
+ Phương án khảo sát đã đảm bảo thu thập đủ số liệu theo Nhiệm vụ khảo sát;​
+ Báo cáo khảo sát đã có đầy đủ và số liệu trung thực (bùa số liệu dễ móc ra khi bị điều tra​
+ Kết luận và kiến nghị của báo cáo: "Đủ số liệu theo nhiệm vụ khảo sát phê duyệt để triển khai bước tiếp theo" (tránh kết luận "Đủ điều kiện để triển khai thiết kế " vì khi đó lạm quyền)​

Nhưng xem báo thì không rõ "nhưng vị trí của hai mũi khoan cách nhau đến 900 m" là nguyên nhân do đâu, không lẽ do Chủ nhiệm khảo sát khoan không theo đúng Nhiệm vụ thiết kế ??? Nếu vậy thì trách nhiệm của Chủ đầu tư ở đâu ???

Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung trong các trường hợp sau (khoản 4 điều 12 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP)
a) Trong quá trình thực hiện khảo sát xây dựng, phát hiện các yếu tố khác thường có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế hoặc khi có thay đổi nhiệm vụ thiết kế cần phải bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng;​
b) Trong quá trình thiết kế, nhà thầu thiết kế phát hiện nhiệm vụ khảo sát xây dựng, báo cáo khảo sát xây dựng không đáp ứng yêu cầu thiết kế;​
c) Trong quá trình thi công, phát hiện các yếu tố khác thường so với tài liệu khảo sát, thiết kế có thể ảnh hưởng đến chất lượng công trình, biện pháp thi công xây dựng công trình.​

Thì có thể kết tội Chủ nhiệm khảo sát không có kinh nghiệm địa lý tương tự (trong hồ sơ đấu thầu thường yêu cầu cái này) và bỏ qua công đoạn thăm dò người dân địa phương (cái này thì chém gió cho vui thôi chứ 10 ông khảo sát thì 11 ông bỏ qua chuyện này), nhưng vẫn phải làm rõ nguyên nhân " hai mũi khoan cách nhau đến 900 m" hoặc là lỗi của Chủ nhiệm thiết kế hoặc là có thêm lỗi của Chủ đầu tư hoặc giám sát khảo sát được Chủ đầu tư thuê.

Bắt một mình ông Chủ nhiệm khảo sát thấy sao sao á
 
Tạm nói là tai nạn nghề nghiệp, nhưng thật chất trong ra sao thì phải chờ điều tra mới biết được

Cứ chờ thôi, thời gian sẽ cho biết
 
Tạm nói là tai nạn nghề nghiệp, nhưng thật chất trong ra sao thì phải chờ điều tra mới biết được
Cái này nói là tai nạn nghề nghiệp cũng có phần đúng, nhưng cũng là do chủ quan không thị sát thực địa và cập nhật các dữ liệu về lịch sử địa chất từ dân cư dọc theo tuyến, nói chung là phải hành quân hai cẳng dọc tuyến hỏi kỹ bà con địa phương.

duong_250_ty_dong_1_hgoy.jpg

Cũng nhờ vu này, từ nay các Chủ đầu tư hoặc bên thẩm định cắt khối lượng lỗ khoan này đi thì phải chịu trách nhiệm nhé, dù bên nhà thầu khảo sát bị cắt suốt, nhưng giờ đây bên nhà thầu khảo sát cố gắng bảo lưu để giữ mình nhé.