Không biết nói sao nữa, cứ đến mùa mưa bão là đám khối C cứ nhảy đông đổng, rồi lại những người có chuyên môn lại phải nhảy ra giải thích cho đám khối C, bộ chúng nó không biết ngán ngẩm trò câu views rẻ tiền trên mặt báo, bộ não chúng nó chỉ biết mỗi mấy trò rẻ tiền như vậy sao ?
Vãi nhất là báo Lao Động
Năm nào cũng thế lại cứ người có chuyên môn lại phải nhảy ra giải thích
Nào là cột điện loại ly tâm dự ứng lực, tức là khi đổ bê tông, người ta sẽ kéo căng cáp thép để khi đổ bê tông cứng, thép sẽ có xu hướng co lại ( tạo lực nén), nhờ vậy mà khả năng chịu kéo của cốt thép sẽ tăng lên (bê tông chịu nén, cốt thép chịu kéo), chính vì bị kéo căng như vậy nên khi gãy nó đứt ngang như bị cắt chứ không lòi cốt thép như kiểu bê tông bình thường.
Nào là mấy thép lòi ra đó là sợi cáp nên rất mảnh, chứ không lớn như ngón tay ngón chân như thép vằn, thép tròn D12 - D16. Nào là các sợi cáp dự ứng lực đó là thép cường độ cao, nó rất bền thì mới sử căng kéo dự ứng lực trước, rằng nó cải thiện đáng kể sức chịu uốn, chịu kéo, cái yếu nhất của bê tông, nhưng khi nó đã đứt thì .... phừn phựt như đứt thun quần, chứ không thòi lòi như cốt thép thường, vì nó đã bị căng trước tạo ứng suất mà.
Đã bão thì cột điện thường cũng đổ
Người ta sáng kiến ra vì khả năng chịu lực chứ không phải vì tiết kiệm, mấy ông khối C đâu có biết tao cáp dự ứng lực nó đắt hơn thép thanh nhiều, , khả năng chịu lực của cột dự ứng lực cao hơn rất nhiều so với cột bê tông bình thường.
Sàn nhà sàn hầm các chung cư giờ dự ứng lực phổ biến, không biết mấy ông đi làm trần thạch cao trong chung cư có biết mấy vạch kẻ sơn sẵn dưới mặt sàn để các đơn vị thi công trần thạch cao biết chỗ mà khoan tránh cáp không nhỉ ?
Người dân thường không rõ kỹ thuật xây dựng, họ quen với cốt thép tròn thép vằn tua tủa trong cột điện rồi, giờ đứt khúc thấy tròn tít chả thấy gì thò ra thì họ la là chuyện bình thường, nhưng đã bao lần những người có chuyên môn đã giải thích, nhưng đám khối C vẫn cứ thích nhai đi nhai lại.
Xin lỗi ACE , nhưng ức chế quá không chịu được
Vì sao nhiều cột điện gãy, đổ trong bão số 5?
Giám đốc Công ty Điện lực Huế giải thích, phần lớn cột điện bị gãy đổ là cột dự ứng lực. Loại cột dự ứng lực được làm bằng thép chịu lực đường kính nhỏ.
taichinhdoisong.vn
30 phút bão: 253 cột điện bị hạ đo ván
Nếu một trong số hàng trăm chiếc cột điện kia đổ vào nhà dân thì hậu quả sẽ ra sao? Và ngay sau đây, ai sẽ là người cuối cùng...
laodong.vn
Nguồn gốc những cột điện không cốt thép bị 'gãy rạp' do bão số 10
Điện lực Vĩnh Linh (Quảng Trị) cho hay, các cột điện gãy đổ không có lõi thép là loại cột điện bê tông ly tâm dự ứng lực đạt tiêu chuẩn đã được quy định.
soha.vn
Vãi nhất là báo Lao Động
Trả lời Lao động, Điện lực Đà Nẵng cho biết cây cột điện đổ trước số nhà 102 Tôn Đản là cột điện bêtông ly tâm 8,4m. Và đây là “Cột dự ứng lực được sản xuất theo tiêu chuẩn TCVN 5847:2016 và TCVN 6284 - 1997, có các sợi thép chịu lực được kéo giãn khi gia công đúc cột tại nhà máy… Khi có lực tác động lớn làm gãy cột thì các sợi thép này có xu hướng tụt vào bên trong thân cột (khoảng 1cm, do trước đó đã được kéo giãn).
Trên VOV, ông Hà Thanh Long, Giám đốc Công ty Điện lực Huế cũng giải thích phần lớn cột điện bị gãy đổ là cột dự ứng lực, sử dụng thép chịu lực đường kính nhỏ không giống như thép truyền thống.
“Cột truyền thống là phi 16, phi 18. Cột bây giờ chỉ có phi 8, 10, 12, tùy theo loại cột và chịu ứng lực, nên khi gẫy là gẫy đứt luôn".
Cần phải công bằng, bão số 5 rất mạnh. Cơn bão với cường độ gió cấp 7-8, giật cấp 10 đổ bộ vào đất liền khu vực Thừa Thiên Huế.
Nhưng việc hàng trăm cột điện đổ gục vì một cơn bão, dù không bị rút lõi, dù đúng “tiêu chuẩn”, xin nói thẳng, là không thể chấp nhận được.
Bởi ngoài thiệt hại về kinh tế và đời sống với 280 ngàn hộ dân mất điện, chúng ta phải ra câu hỏi: Nếu chẳng may những cây cột điện đó đổ vào nhà dân thì điều gì sẽ xảy ra?!
Khi đó, chắc chắn ngành điện không thể đem “dự ứng lực”, thép phi mây phi mấy hay “tiêu chuẩn” nào đó ra để giải thích được đâu.
Chính ông Nguyễn Thành, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực miền Trung cũng nhìn thấy rằng: Từ thực tế hàng trăm cột điện ngã đổ trong cơn bão số 5 vừa qua, cần phải xem xét, đánh giá lại khả năng chống chịu mưa bão của các cột dự ứng lực.
Đối với dân: cột gãy là cột gãy. Và một mối nguy hiểm khôn lường. Và để tránh những nguy cơ cực kỳ nguy hiểm cho những người dân phía dưới, ngay lúc này, cần kiểm tra chất lượng thi công cột điện, cần xem lại cả tiêu chuẩn quy định cho cái cột điện đó chứ không thể chỉ đổ lỗi cho bão mạnh, hay ráo hoảnh “tiêu chuẩn Việt Nam” là xong.
Xin nhắc lại một sự thật: Chi phí thay thế các cây cột điện này rút cục cũng lại hạch toán vào giá thành điện, rồi cuối cùng... bổ túi dân.
Mà phía trước, còn tới mười mấy cơn bão - không ít hơn - năm nào cũng thế.
Năm nào cũng thế lại cứ người có chuyên môn lại phải nhảy ra giải thích
Nào là cột điện loại ly tâm dự ứng lực, tức là khi đổ bê tông, người ta sẽ kéo căng cáp thép để khi đổ bê tông cứng, thép sẽ có xu hướng co lại ( tạo lực nén), nhờ vậy mà khả năng chịu kéo của cốt thép sẽ tăng lên (bê tông chịu nén, cốt thép chịu kéo), chính vì bị kéo căng như vậy nên khi gãy nó đứt ngang như bị cắt chứ không lòi cốt thép như kiểu bê tông bình thường.
Nào là mấy thép lòi ra đó là sợi cáp nên rất mảnh, chứ không lớn như ngón tay ngón chân như thép vằn, thép tròn D12 - D16. Nào là các sợi cáp dự ứng lực đó là thép cường độ cao, nó rất bền thì mới sử căng kéo dự ứng lực trước, rằng nó cải thiện đáng kể sức chịu uốn, chịu kéo, cái yếu nhất của bê tông, nhưng khi nó đã đứt thì .... phừn phựt như đứt thun quần, chứ không thòi lòi như cốt thép thường, vì nó đã bị căng trước tạo ứng suất mà.
Đã bão thì cột điện thường cũng đổ
Tại sao hàng nghìn trụ điện trung thế gãy đổ trong bão số 10?
Tại sao hàng nghìn trụ điện trung thế gãy đổ trong bão số 10?
cafef.vn
Người ta sáng kiến ra vì khả năng chịu lực chứ không phải vì tiết kiệm, mấy ông khối C đâu có biết tao cáp dự ứng lực nó đắt hơn thép thanh nhiều, , khả năng chịu lực của cột dự ứng lực cao hơn rất nhiều so với cột bê tông bình thường.
Sàn nhà sàn hầm các chung cư giờ dự ứng lực phổ biến, không biết mấy ông đi làm trần thạch cao trong chung cư có biết mấy vạch kẻ sơn sẵn dưới mặt sàn để các đơn vị thi công trần thạch cao biết chỗ mà khoan tránh cáp không nhỉ ?
Người dân thường không rõ kỹ thuật xây dựng, họ quen với cốt thép tròn thép vằn tua tủa trong cột điện rồi, giờ đứt khúc thấy tròn tít chả thấy gì thò ra thì họ la là chuyện bình thường, nhưng đã bao lần những người có chuyên môn đã giải thích, nhưng đám khối C vẫn cứ thích nhai đi nhai lại.
Xin lỗi ACE , nhưng ức chế quá không chịu được