Các giải pháp giảm chi phí nền và móng cho nhà ở khả thi

Cu-Li

Thành viên chính thức
14/5/13
162
11
Tuy cũng làm xây dựng, nhưng cũng khá gà mờ về móng công trình, mong các anh chị có kinh nghiệm chỉ giáo.
Chẳng là thế này, em có một mảnh đất phải xây dựng theo mẫu của chủ đầu tư, riêng phần móng chủ nhà được quyền tự xử, bên chủ đầu tư chỉ cử người giám sát thôi.
Theo hồ sơ địa chất thì lớp bùn sâu tới 30m, thiết kế thông thường thì buộc phải làm móng cọc, nhưng như thế thì chi phí cao quá, bằng gần nửa căn nhà, không biết có biết làm cách nào để giảm bớt chi phí móng hay không ?
 

Cu-Li

Thành viên chính thức
14/5/13
162
11
Nghe nói có giải pháp móng phễu (topbase), nghe nói giảm 40% cũng ham qua, vấn đề có thể triển khai và áp dụng an toàn hay không.

Tạm thời lượm lặt, hóng cao nhân nào đi ngang chém giúp ạ


1. Móng phễu là gì?
Móng phễu hay còn được biết đến với cái tên top-base là một công nghệ mới được triển khai ở VIệt Nam. Cấu tạo của nó bao gồm các khối bê tông được thiết kế theo dạng con quay thẳng đứng ( được gọi là top – block). Sau đó, người ta sẽ chèn thêm một số nguyên liệu ( chủ yếu là đá dăm) vào phần giữa các top-block này. Đúng như tên gọi, các top-base được đúc ra như hình chiếc phễu được sử dụng nhằm gia cố nền các công trình xây dựng.

ULoTIli.jpg

Móng phễu là một công nghệ xây dựng mới tại Việt Nam

Nhiều người sẽ thắc mắc, phương pháp gia cố này sẽ làm được gì với chiếc móng phễu như vậy? Quả thật, nếu để riêng từng top-block bạn sẽ không thấy được tác dụng của nó, tuy nhiên khi bố trí chúng cạnh nhau ở vị trí phía dưới bề móng, sau đó các thành thép sẽ được để lên trên. Các móng phễu liên kết trực tiếp với nhau tạo thành một lớp “áo giáp” bảo vệ toàn bộ thân công trình bên trên. Phần không gian bên trong top-base được phủ đầy bằng đá dăm nhỏ và lắp dựng thêm các cột thép nối phía trên… Phần trụ nón nghiêng 45 độ có nhiệm vụ phân phối lại năng lượng từ tải trọng. Đây là phương pháp thi công giảm được chi phí xây dựng do tính đơn giản, giảm được chi phí về vật liệu và nhân công

2. Hiệu quả cải tạo bằng top-base
Tuy mới đưa vào sử dụng chưa lâu nhưng phương pháp dùng móng top-base đã đem lại nhiều hiệu quả. So với các móng được kết cấu từ bê tông, thì độ lún móng của topbase giảm từ 35%-50%, thậm chí có công trình giảm đến 65%. Khả năng chịu tải của nền cũng rất tốt, theo nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh những tòa nhà có nền móng phễu có thể chịu được khối lượng nặng của tòa nhà cao gấp 2 đến 3 lần nền tự nhiên. Bên cạnh đó, móng chịu được động đất rất tốt. Vì vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, móng các khu chung cư hay nhà cao tầng ở bên Nhật đều được thiết kế theo phương pháp này để giảm thiểu thiệt hại do động đất gây ra tại đất nước mặc trời mọc. Ngoài ra, top-base còn phân bố đều ứng suất trong cấu tạo nền, sau đó phần năng lượng này được tập trung ở gần đáy mỏng, khắc phục được cơ chế phá hoại do trượt cục bộ hay bị phá hoại do trượt sâu.
DEwvU0I.jpg

Sử dụng móng phễu đem lại hiệu quả thi công công trình cao

Giải pháp sử dụng móng phễu là một phương pháp cải thiện được nền đất, làm tăng khả năng chịu tải của nền đất, giảm được phần lớn độ lún do sự phân phối ứng suất ra toàn bộ mặt nền và ngăn cản biến dạng các trụ thông qua cơ chế thiết lập hệ kết cấu bởi lớp đá dăm và hình bánh xích của toàn bộ phần trụ nón bên sâu dưới mặt đất.

Gia công nền móng Top- Base là một giải pháp sử lý nền đất yếu, làm tăng khả năng tiếp nhận tải trọng của đất nền làm giảm độ lún của nền và thời gian cố kết đất. Kỹ thuật móng Top- Base (móng phễu) được ứng dụng ở Nhật Bản và Hàn Quốc cho hàng ngàn công trình. Tại Seoul nhiều chung cư 17-20 thậm chí cao tới 30 tầng đã được xây dựng trên nền móng Top- Base không cần dùng cọc.

Khi xảy ra động đất, các công trình trên nền Top- Base ít bị hư hại, trong khi các công trình bên cạnh đó bị hư hại nhiều hơn (trích báo cáo khảo sát về thiệt hại sau động đất năm 1995 tại Kobe-Nhật Bản).

Top- Base quá trình lún cố kết kết thúc nhanh (Khoảng 100 ngày sau khi chất đủ tải) do đó, khi thi công xong phần thân nhà thì móng Top- Base đã kết thúc quá trình lún, không còn ảnh hưởng đến khai thác sử dụng công trình

Top- Base đã được công ty liên doanh TBS Việt Nam khai thác ở Việt Nam từ năm 2008 đến nay đã có hơn 50 công trình ở Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Quảng Ninh, TPHCM…ứng dụng công nghệ này đạt hiệu quả rất tốt

Giải pháp hiệu quả tốt nhất đối với xây nhà nhiều tầng trên nền đất yếu của Việt Nam là phối hợp móng nông gia cố Top- Base với một số cọc để vừa tiết kiệm cọc, giảm thời gian thi công nâng cao hiệu quả kinh tế.

Ưu điểm nổi bật
  • Có thể xây nhà nhiều tầng không dùng cọc bê tông hoặc dùng rất ít cọc bê tông
  • Giảm thời gian thi công cho phần gia cố nền trên 30%
  • Giảm giá thành đến 50%
  • Không gây ảnh hưởng đến công trình xung quanh
  • Giải pháp hiệu quả tốt nhất đối với nhà cao tầng trên nền đất yếu của Việt Nam là phối hợp móng nông gia cố Top Base với một số cọc để vừa tiết kiệm cọc, giảm thời gian thi công nâng cao hiệu quả kinh tế.
  • Thân thiện với môi trường
Nguồn chi tiết:









 
Liệu áp dụng cái này để giảm chi phí móng được không nhỉ ?

Hỏi vì đã có doanh nghiệp thuê vnexpress đăng bài về Bọt PolyLevel - tức là đã manh động hoặc đã có bán tại Việt Nam
 
  • Like
Reactions: lethanhky

TranHuuTan

Thành viên cơ bản
4/5/19
2
0
41
Vinh, Nghệ An
Công nghệ móng Top-Base được giới thiệu lần đầu tiên ở Việt Nam trong buổi trao đổi giữa Giáo sư Kim Hak-Moon của Trường Đại học Dankook, Seoul cùng Công ty Banseok với Bộ môn Cơ học đất – Nền móng Trường Đại học Xây dựng năm 2007. Cũng trong năm này, Ông Đỗ Đức Thắng, Giám đốc Công ty Kết cấu và Công nghệ mới Việt Nam (NST Việt Nam) đã tham quan công nghệ này tại Hàn Quốc và hình thành ý định áp dụng công nghệ mới ở Việt Nam.

Năm 2008, lần đầu tiên Công nghệ móng Top-Base được nghiên cứu tại Trường Đại học Xây dựng trên qui mô mô hình trong phòng thí nghiệm Cơ học đất. Tháng 08/2008, Công ty TBS Việt Nam liên doanh giữa Hàn quốc với Việt Nam ra đời nhằm thúc đẩy áp dụng công nghệ mới vào Việt nam. Lần đầu tiên công nghệ mới TBM được áp dụng xử lý nền tại công trình 110 Mai Hắc Đế Hà nội vào tháng 8 năm 2008 như là một thử nghiệm và ngay sau đó được ứng dụng tại khu đô thị mới PG của Hải phòng dưới danh nghĩa chính thức của Công ty Liên doanh TBS Việt nam.

Móng phễu Topbase tuy được quảng cáo là được sử dụng trên những nền đất yếu nhằm giảm độ lún của móng và tăng khả năng chịu tải ... nhưng ít đơn vị thi công nhà phố áp dụng cái này
xi20mang_cong20nghe20top20base.jpg


Lý do là tính toán món này chưa được gọi là chính quy ở Việt Nam. Chuyện nhà phố khoan địa chất đã hiếm, nay phải vừa phải khoan vừa phải thí nghiệm đủ thứ nữa thì e quá tầm các nhà thầu dép tổ ong, riêng món thí nghiệm lực cố kết Cu đã cản trở rồi, chưa nói ai cam đoan việc sử dụng móng phễu sẽ lún đều cho nhà cao tầng, rồi việc thi công lích ca lích kích đặc biệt là vấn đề kiểm soát chất lượng ... nói chung là chỉ áp dụng cho công trình có diện tích lớn (để áp dụng bài bản kiểm tra chất lượng) thì bài toán hiệu quả kinh tế mới rõ nét được.

Có thể tham khảo bài viết này

Bản chất móng Top-Base cũng là một dạng móng nông, nghe thì có vẻ ưu thế hơn các dạng móng nông (không cọc) như móng băng, móng bè ... nhưng mai mốt nhà bên cạnh mà đào làm nhà thì tiêu, chưa nói bài toán lún theo thời gian của Top-Base này khó đoán định. Mà xét cho cùng trên nền đất yếu thì móng nông cho dù có thỏa về mặt chịu lực, nhưng về lún lâu dài khó mà biết chuyện gì xảy ra (ngay cả móng bè-cọc tức là cọc và bè cùng chịu lực). Ưu điểm thấy rõ nhất của Top-Base đó là chống động đất và chịu tải trọng động rất tốt. Có lẽ vì Nhật và Hàn hay có động đất hơn Việt Nam. Nguyên lý của Top-Base cũng giống như bánh xích xe tăng. Chống lún tức thời rất tốt, nhưng mà lún dài hạn thì... cái này còn phải nghiên cứu nhiều, nói chung là phương án này chỉ dùng cho gia cố nền (làm đường nội bộ, nền nhà, nền xưởng...) là thì bớt ca mơ run, chứ nhà phố thì run lắm.

Thôi thì phương án móng nhà phố trên nền đất yếu như vậy, móng cọc là tối ưu trong thời điểm hiện nay (có thể sử dụng cọc ly tâm). Về giá thành, tối đa là 1/3 tổng chi phí chứ không đến 1/2. Cũng lưu ý là tẩy chay các thể loại cọc nhồi mini (có D<600). Các phương án móng băng / móng bè trên nền đất đã gia cố (cừ tràm / cọc đất / cọc XM ...) cũng không tiết kiệm kinh phí hơn mà lại mất thời gian đào / lấp đất hố móng. Gặp trời mưa thì lại thêm nhiều cái hại.

Nói chung là nên cẩn thận khi có ý định giảm thiểu chi phí cho phần móng hay phần kết cấu chính. Vì một số lý do khách quan cũng như chủ quan trong quá trình thiết kế và thi công mà chất lượng công trình sẽ không làm việc như tính toán nên việc giảm thiểu chi phí vào các phần này rất là nguy hiểm, sẽ không lường hết được hậu quả hay phiền toái có thể gặp trong quá trình thi công hoặc sau khi công trình hoàn thành.
 
Liệu áp dụng cái này để giảm chi phí móng được không nhỉ ?

Hỏi vì đã có doanh nghiệp thuê vnexpress đăng bài về Bọt PolyLevel - tức là đã manh động hoặc đã có bán tại Việt Nam
Mình cũng đang tìm hiểu công nghệ này, theo quảng cáo thì

Xói mòn đất và giải quyết thường gây ra tấm bê tông trong hàng hiên, vỉa hè và đường lái xe chìm vào mặt đất. Loại hình giải quyết này không chỉ là khó coi; nó cũng có thể gây ra nhiều thiệt hại hơn và có thể là mối nguy hiểm về an toàn. Nước có xu hướng bơi trên các bề mặt bị trũng và sàn nhà không bị che khuất gây nguy hiểm cho chuyến đi. Cho đến nay, giải pháp duy nhất có sẵn để sửa chữa tấm chìm là bùn, một quá trình liên quan đến việc khoan các lỗ lớn trên sàn để bơm hỗn hợp xi măng và bùn bên dưới, để nâng nó trở lại mức độ. Foundation Supportworks, một nhà lãnh đạo ngành công nghiệp trong việc phát triển các công nghệ và giải pháp sửa chữa nền tảng, tự hào giới thiệu giải pháp thay thế tiên tiến nhất để chống bùn - Hệ thống PolyLevel. Hệ thống PolyLevel là một phương pháp hiện đại để sửa chữa các tấm bê tông chìm. Nó kết hợp các khái niệm về mudjacking với công nghệ tiên tiến nhất. Thay vì sử dụng hỗn hợp bùn và xi măng để nâng tấm, PolyLevel sử dụng polyurethane mật độ cao được thiết kế đặc biệt cho mục đích này. Những lợi thế của việc sử dụng PolyLevel trên mudjacking thông thường là rất nhiều. PolyLevel nhẹ hơn hỗn hợp bùn-xi măng (4lbs / foot khối trái ngược với 120lbs) vì vậy nó sẽ không làm quá tải đất tải xuống bên dưới bê tông và dẫn đến giải quyết thêm. Bản chất mở rộng của vật liệu cho phép nó thâm nhập vào các khe hở trong đất, làm đầy hoàn toàn khoang và nâng tấm sàn lên mức mong muốn một cách an toàn. PolyLevel có thể được cài đặt chỉ trong một ngày, thông qua các lỗ nhỏ hơn, có kích thước bằng đồng xu được khoan trong bê tông và chỉ 15 phút sau khi cài đặt, bạn có thể đi bộ hoặc lái xe trên tấm bê tông! Không cần phải kéo dài thời gian bảo dưỡng, như trường hợp với các hợp chất xi măng và bùn. PolyLevel® by Foundation Supportworks.

Vì cảm nhận ban đầu là công nghệ bơm nâng nền vẫn có lợi thế do thời gian thi công nhanh và không ảnh hưởng đến bề mặt (ở trên nền vẫn hoạt động bình thường) ... nghĩa là trong thời gian xử lý không phải đóng cửa mất vài tuần, chi phí thiệt hại về kinh doanh lớn hơn chi phí sửa chữa nhiều.
 

ngocluan1990

Thành viên cơ bản
17/2/16
14
2
33
Vì cảm nhận ban đầu là công nghệ bơm nâng nền vẫn có lợi thế do thời gian thi công nhanh và không ảnh hưởng đến bề mặt (ở trên nền vẫn hoạt động bình thường) ... nghĩa là trong thời gian xử lý không phải đóng cửa mất vài tuần, chi phí thiệt hại về kinh doanh lớn hơn chi phí sửa chữa nhiều.
Công nghệ này khá hay, miễn là nền hạ của công trình chắc cứng (nguyên nhân lún là do vật liệu đắp nền), nếu nền hạ là nền đất yếu thì thua, bơm rồi vẫn lún tiếp, đúng là rất thích hợp cho kho bãi, siêu thị ... đang kinh doanh.
 
Công nghệ này khá hay, miễn là nền hạ của công trình chắc cứng (nguyên nhân lún là do vật liệu đắp nền), nếu nền hạ là nền đất yếu thì thua, bơm rồi vẫn lún tiếp, đúng là rất thích hợp cho kho bãi, siêu thị ... đang kinh doanh.
Thì đúng rồi mà, cái này áp dụng cho các lỗ hổng xuất hiện trong lớp vật liệu đắp nền, xử lý các bề mặt bị lún nhẹ, phạm vi hẹp và ở nơi có tải trọng thấp. Chứ lún nặng, phạm vi lớn hoặc tải trọng lớn thì phải đục ra xử lý nền rồi mới đổ bê tông lại hoặc xử lý bằng cọc rồi phủ topping.
 

ngocluan1990

Thành viên cơ bản
17/2/16
14
2
33
Thì đúng rồi mà, cái này áp dụng cho các lỗ hổng xuất hiện trong lớp vật liệu đắp nền, xử lý các bề mặt bị lún nhẹ, phạm vi hẹp và ở nơi có tải trọng thấp. Chứ lún nặng, phạm vi lớn hoặc tải trọng lớn thì phải đục ra xử lý nền rồi mới đổ bê tông lại hoặc xử lý bằng cọc rồi phủ topping.
Quan điểm của mình thì thừa tiền mới làm trò này, vì theo được biết là giá thành không rẻ. Cứ chơi nền sàn BTCT neo vào đà kiềng theo cổ điển là tốt nhất. Nhiều có nhà máy sản xuất không ngừng nghỉ, đến độ nền hạ bên dưới nó tụt xuống cả mét nhưng nền BTCT được treo trên đà kiềng nên chỉ bị võng, phía dưới nền thành hang động giống như hang Sơn Đoòng nhưng chả sao cả.