(Hợp nhất của Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 và Luật số 90/2025/QH15)
Luật này quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu; thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động đấu thầu; hoạt động lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu, hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh.
Điều 2. Đối tượng áp dụng (Đã sửa đổi theo Luật 90/2025/QH15)
1. Hoạt động lựa chọn nhà thầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, vốn từ nguồn thu hợp pháp theo quy định của pháp luật của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, trừ trường hợp quy định tại các khoản 7, 8 và 9 Điều 3 của Luật này.
2. (Đã bãi bỏ)
3. Hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh sử dụng đất của Nhà nước theo quy định của pháp luật về đầu tư.
4. Tổ chức, cá nhân có hoạt động đấu thầu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này được tự quyết định chọn áp dụng toàn bộ hoặc các điều, khoản, điểm cụ thể của Luật này.
Điều 3. Áp dụng pháp luật về đấu thầu (Đã sửa đổi, bổ sung theo Luật 90/2025/QH15)
1. Hoạt động đấu thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Trường hợp có quy định khác nhau về đấu thầu giữa Luật này và luật khác được ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này.
2. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được tự quyết định việc mua sắm trên cơ sở bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả và trách nhiệm giải trình trong các trường hợp sau đây:
d) Lựa chọn nhà thầu của doanh nghiệp nhà nước không sử dụng vốn ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên không sử dụng ngân sách nhà nước;
d1) Lựa chọn nhà thầu để thực hiện các gói thầu thuộc dự án đầu tư kinh doanh quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật này; lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn phục vụ trực tiếp cho gói thầu mà đơn vị sự nghiệp công lập đã ký hợp đồng;
8. Đối với phần kinh phí khoán chi của nhiệm vụ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo sử dụng toàn bộ hoặc một phần ngân sách nhà nước, tổ chức, cá nhân chủ trì được tự quyết định việc lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
9. Đối với việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ để thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp thông qua mua trực tiếp từ hộ gia đình, cá nhân thì tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thực hiện mua gom trực tiếp hàng hóa, dịch vụ từ hộ gia đình, cá nhân.
Điều 10. Ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư (Đã sửa đổi, bổ sung theo Luật 90/2025/QH15)
1. Các đối tượng được hưởng ưu đãi bao gồm:
g) Nhà thầu là: cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo được cơ quan có thẩm quyền công nhận; trung tâm đổi mới sáng tạo; doanh nghiệp khoa học và công nghệ; tổ chức khoa học và công nghệ; trung tâm nghiên cứu và phát triển; tổ chức, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao, cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao;
h) Nhà thầu có sử dụng lao động nữ, thương binh, người khuyết tật hoặc người dân tộc thiểu số;
i) Sản phẩm công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển được sản xuất bởi doanh nghiệp công nghệ cao hoặc doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao được công nhận theo pháp luật về công nghệ cao; sản phẩm, hàng hóa từ kết quả của nhiệm vụ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đặc biệt, sản phẩm, hàng hóa từ kết quả của nhiệm vụ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong nước theo quy định của pháp luật về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; sản phẩm, dịch vụ công nghệ số đáp ứng quy định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm:
a) Chỉ định thầu, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, đặt hàng, mua sắm trực tiếp;
b) Đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh, đấu thầu hạn chế;
c) Tự thực hiện, tham gia thực hiện của cộng đồng, đàm phán giá.
Điều 23. Chỉ định thầu (Đã sửa đổi toàn diện theo Luật 90/2025/QH15)
1. Chỉ định thầu được áp dụng để giao cho một nhà thầu thực hiện gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
a) Có yêu cầu cấp bách, khẩn cấp nhằm thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bảo vệ chủ quyền quốc gia; ngăn chặn hoặc xử lý hậu quả do sự kiện bất khả kháng, bảo vệ tài sản, sức khỏe, tính mạng của người dân; phòng, chống dịch bệnh;
b) Có yêu cầu về bảo vệ bí mật nhà nước;
c) Thuộc dự án đầu tư công đặc biệt; dự án đầu tư công khẩn cấp; dự án quan trọng quốc gia được cho phép áp dụng tại nghị quyết của Quốc hội khi quyết định chủ trương đầu tư dự án;
d) Có yêu cầu, điều kiện đặc thù về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật; nghiên cứu, thử nghiệm, quyền tác giả, bản quyền, bảo hành hoặc cần bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền, quy hoạch;
đ) Có duy nhất một nhà thầu, nhà sản xuất cung cấp hàng hóa, dịch vụ trên thị trường;
e) Thuộc hạn mức áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ;
g) Thuộc trường hợp chỉ định thầu theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực;
h) Thuộc các lĩnh vực chiến lược, các dự án, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo đặc biệt, chuyển đổi số;
i) Gói thầu cần đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 24. Chào hàng cạnh tranh (Đã sửa đổi toàn diện theo Luật 90/2025/QH15)
1. Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức theo quy định của Chính phủ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;
b) Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;
c) Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt;
d) Gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp, trong đó nội dung xây lắp đáp ứng quy định tại điểm c khoản này.
2. Đối với gói thầu áp dụng chào hàng cạnh tranh, hồ sơ mời thầu không bắt buộc quy định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu.
Điều 29a. Đặt hàng (Điều mới được bổ sung theo Luật 90/2025/QH15)
1. Đặt hàng là hình thức giao trực tiếp cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc các trường hợp sau đây:
a) Sản phẩm, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công;
b) Hàng hóa, dịch vụ thuộc các lĩnh vực chiến lược; các dự án, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trọng điểm, quan trọng quốc gia, công nghiệp nền tảng, công nghiệp mũi nhọn, hạ tầng năng lượng, hạ tầng số, giao thông xanh, quốc phòng, an ninh, đào tạo nhân lực gắn với chuyển giao công nghệ; công nghệ số trọng điểm;
c) Sản phẩm, hàng hóa từ kết quả của nhiệm vụ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đặc biệt theo pháp luật về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo;
d) Hàng hóa, dịch vụ được đặt hàng theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 29b. Nguyên tắc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu (Điều mới được bổ sung theo Luật 90/2025/QH15)
1. Chủ đầu tư áp dụng một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này trong các trường hợp và đáp ứng điều kiện quy định tại các điều 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 và 29a của Luật này.
2. Trường hợp gói thầu đáp ứng điều kiện áp dụng của một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 20 của Luật này nhưng chủ đầu tư quyết định không áp dụng các hình thức này thì được áp dụng một trong các hình thức quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 của Luật này mà không phải tuân thủ điều kiện của hình thức tương ứng.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Việc lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt được áp dụng đối với dự án đầu tư kinh doanh có một trong các điều kiện sau đây:
a) Có yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, biên giới lãnh thổ, lợi ích quốc gia, thực hiện nhiệm vụ chính trị của quốc gia;
b) Có yêu cầu thực hiện đặt hàng, giao nhiệm vụ để thực hiện dự án thuộc các lĩnh vực chiến lược, các dự án đầu tư phát triển trọng điểm, quan trọng quốc gia trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo;
c) Có yêu cầu đặc thù về thủ tục đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư, thủ tục giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biên hoặc có điều kiện đặc thù khác mà nếu áp dụng một trong các hình thức lựa chọn nhà đầu tư quy định tại các khoản 1, 2 và 2a Điều 34 của Luật này thì không đáp ứng được yêu cầu thực hiện dự án.
2. Cơ quan có thẩm quyền quyết định việc áp dụng hình thức lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
2. Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
Chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Đối với gói thầu đấu thầu trước theo quy định tại Điều 42 của Luật này hoặc gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án, trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư thì người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án tổ chức lập và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
3a. Phương pháp dựa trên kỹ thuật (mới bổ sung):
a) Phương pháp dựa trên kỹ thuật có thể được áp dụng đối với gói thầu có yêu cầu sử dụng công nghệ hoặc sản phẩm thuộc Danh mục công nghệ chiến lược và sản phẩm công nghệ chiến lược theo quy định của pháp luật về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, pháp luật về công nghệ cao;
b) Nhà thầu có hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và đạt điểm kỹ thuật cao nhất được xếp hạng thứ nhất, được mời đến mở hồ sơ đề xuất tài chính, làm cơ sở để thương thảo hợp đồng.
4. Đối với tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm, sử dụng tiêu chí đạt, không đạt. Đối với tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, sử dụng phương pháp chấm điểm hoặc tiêu chí đạt, không đạt. Đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá, phương pháp dựa trên kỹ thuật quy định tại khoản 3 và khoản 3a Điều này, sử dụng phương pháp chấm điểm để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật. Khi sử dụng phương pháp chấm điểm, phải quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật không thấp hơn 70% tổng số điểm về kỹ thuật.
Điều 62. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu – nhà đầu tư (Đã sửa đổi, bổ sung theo Luật 90/2025/QH15)
2. Tiêu chuẩn đánh giá:
a1) Các nhà đầu tư sau đây không phải chứng minh khả năng thu xếp vốn chủ sở hữu: doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm đổi mới sáng tạo, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao theo quy định của pháp luật về công nghệ cao;
4a. Đối với trường hợp dự án áp dụng lựa chọn nhà đầu tư quốc tế, nhà đầu tư nước ngoài cam kết chuyển giao công nghệ cho nhà đầu tư, đối tác trong nước thì được hưởng ưu đãi khi đánh giá hồ sơ dự thầu.
4c. Các nhà đầu tư là các tổ chức, doanh nghiệp quy định tại điểm a1 khoản 2 Điều này được sử dụng dự án, công trình do mình trực tiếp thực hiện mà công nghệ đã được đưa vào vận hành thử nghiệm thành công để chứng minh kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự khi tham dự thầu.
12. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người có thẩm quyền về các nội dung sau:
a) Việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
b) Việc chuẩn bị, tổ chức lựa chọn nhà thầu; ký kết, quản lý thực hiện hợp đồng với nhà thầu;
c) Tiến độ, chất lượng, hiệu quả của gói thầu.
13a. Chấp thuận hoặc không chấp thuận việc điều chuyển khối lượng, phạm vi công việc của nhà thầu phụ cho tổ chức, đơn vị khác khi cần đáp ứng yêu cầu về tiến độ, chất lượng gói thầu khi nhà thầu chính đề xuất.
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
2. Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 57/2024/QH15 hết hiệu lực từ ngày Luật này có hiệu lực.
Điều 97. Quy định chuyển tiếp
1. Đối với gói thầu đã phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trước ngày Luật này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát hành.
2. Đối với gói thầu đã phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nhưng chưa mở thầu tại thời điểm Luật này có hiệu lực thì có thể lựa chọn tiếp tục thực hiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát hành hoặc điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu và các tài liệu liên quan để thực hiện theo quy định của Luật này.
Điều 98. Trách nhiệm thi hành
Chính phủ quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật này.
Điều 99. Tổ chức thực hiện
Chính phủ, các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Luật này.
LƯU Ý QUAN TRỌNG:
CHƯƠNG I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnhLuật này quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu; thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động đấu thầu; hoạt động lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu, hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh.
Điều 2. Đối tượng áp dụng (Đã sửa đổi theo Luật 90/2025/QH15)
1. Hoạt động lựa chọn nhà thầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, vốn từ nguồn thu hợp pháp theo quy định của pháp luật của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, trừ trường hợp quy định tại các khoản 7, 8 và 9 Điều 3 của Luật này.
2. (Đã bãi bỏ)
3. Hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh sử dụng đất của Nhà nước theo quy định của pháp luật về đầu tư.
4. Tổ chức, cá nhân có hoạt động đấu thầu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này được tự quyết định chọn áp dụng toàn bộ hoặc các điều, khoản, điểm cụ thể của Luật này.
Điều 3. Áp dụng pháp luật về đấu thầu (Đã sửa đổi, bổ sung theo Luật 90/2025/QH15)
1. Hoạt động đấu thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Trường hợp có quy định khác nhau về đấu thầu giữa Luật này và luật khác được ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này.
2. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được tự quyết định việc mua sắm trên cơ sở bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả và trách nhiệm giải trình trong các trường hợp sau đây:
d) Lựa chọn nhà thầu của doanh nghiệp nhà nước không sử dụng vốn ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên không sử dụng ngân sách nhà nước;
d1) Lựa chọn nhà thầu để thực hiện các gói thầu thuộc dự án đầu tư kinh doanh quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật này; lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn phục vụ trực tiếp cho gói thầu mà đơn vị sự nghiệp công lập đã ký hợp đồng;
8. Đối với phần kinh phí khoán chi của nhiệm vụ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo sử dụng toàn bộ hoặc một phần ngân sách nhà nước, tổ chức, cá nhân chủ trì được tự quyết định việc lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
9. Đối với việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ để thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp thông qua mua trực tiếp từ hộ gia đình, cá nhân thì tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thực hiện mua gom trực tiếp hàng hóa, dịch vụ từ hộ gia đình, cá nhân.
Điều 10. Ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư (Đã sửa đổi, bổ sung theo Luật 90/2025/QH15)
1. Các đối tượng được hưởng ưu đãi bao gồm:
g) Nhà thầu là: cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo được cơ quan có thẩm quyền công nhận; trung tâm đổi mới sáng tạo; doanh nghiệp khoa học và công nghệ; tổ chức khoa học và công nghệ; trung tâm nghiên cứu và phát triển; tổ chức, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao, cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao;
h) Nhà thầu có sử dụng lao động nữ, thương binh, người khuyết tật hoặc người dân tộc thiểu số;
i) Sản phẩm công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển được sản xuất bởi doanh nghiệp công nghệ cao hoặc doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao được công nhận theo pháp luật về công nghệ cao; sản phẩm, hàng hóa từ kết quả của nhiệm vụ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đặc biệt, sản phẩm, hàng hóa từ kết quả của nhiệm vụ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong nước theo quy định của pháp luật về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; sản phẩm, dịch vụ công nghệ số đáp ứng quy định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
CHƯƠNG II HÌNH THỨC, PHƯƠNG THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU, NHÀ ĐẦU TƯ
Mục 1: HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU
Điều 20. Các hình thức lựa chọn nhà thầu (Đã sửa đổi theo Luật 90/2025/QH15)1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm:
a) Chỉ định thầu, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, đặt hàng, mua sắm trực tiếp;
b) Đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh, đấu thầu hạn chế;
c) Tự thực hiện, tham gia thực hiện của cộng đồng, đàm phán giá.
Điều 23. Chỉ định thầu (Đã sửa đổi toàn diện theo Luật 90/2025/QH15)
1. Chỉ định thầu được áp dụng để giao cho một nhà thầu thực hiện gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
a) Có yêu cầu cấp bách, khẩn cấp nhằm thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bảo vệ chủ quyền quốc gia; ngăn chặn hoặc xử lý hậu quả do sự kiện bất khả kháng, bảo vệ tài sản, sức khỏe, tính mạng của người dân; phòng, chống dịch bệnh;
b) Có yêu cầu về bảo vệ bí mật nhà nước;
c) Thuộc dự án đầu tư công đặc biệt; dự án đầu tư công khẩn cấp; dự án quan trọng quốc gia được cho phép áp dụng tại nghị quyết của Quốc hội khi quyết định chủ trương đầu tư dự án;
d) Có yêu cầu, điều kiện đặc thù về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật; nghiên cứu, thử nghiệm, quyền tác giả, bản quyền, bảo hành hoặc cần bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền, quy hoạch;
đ) Có duy nhất một nhà thầu, nhà sản xuất cung cấp hàng hóa, dịch vụ trên thị trường;
e) Thuộc hạn mức áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ;
g) Thuộc trường hợp chỉ định thầu theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực;
h) Thuộc các lĩnh vực chiến lược, các dự án, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo đặc biệt, chuyển đổi số;
i) Gói thầu cần đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 24. Chào hàng cạnh tranh (Đã sửa đổi toàn diện theo Luật 90/2025/QH15)
1. Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức theo quy định của Chính phủ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;
b) Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;
c) Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt;
d) Gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp, trong đó nội dung xây lắp đáp ứng quy định tại điểm c khoản này.
2. Đối với gói thầu áp dụng chào hàng cạnh tranh, hồ sơ mời thầu không bắt buộc quy định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu.
Điều 29a. Đặt hàng (Điều mới được bổ sung theo Luật 90/2025/QH15)
1. Đặt hàng là hình thức giao trực tiếp cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc các trường hợp sau đây:
a) Sản phẩm, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công;
b) Hàng hóa, dịch vụ thuộc các lĩnh vực chiến lược; các dự án, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trọng điểm, quan trọng quốc gia, công nghiệp nền tảng, công nghiệp mũi nhọn, hạ tầng năng lượng, hạ tầng số, giao thông xanh, quốc phòng, an ninh, đào tạo nhân lực gắn với chuyển giao công nghệ; công nghệ số trọng điểm;
c) Sản phẩm, hàng hóa từ kết quả của nhiệm vụ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đặc biệt theo pháp luật về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo;
d) Hàng hóa, dịch vụ được đặt hàng theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 29b. Nguyên tắc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu (Điều mới được bổ sung theo Luật 90/2025/QH15)
1. Chủ đầu tư áp dụng một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này trong các trường hợp và đáp ứng điều kiện quy định tại các điều 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 và 29a của Luật này.
2. Trường hợp gói thầu đáp ứng điều kiện áp dụng của một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 20 của Luật này nhưng chủ đầu tư quyết định không áp dụng các hình thức này thì được áp dụng một trong các hình thức quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 của Luật này mà không phải tuân thủ điều kiện của hình thức tương ứng.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Mục 3: HÌNH THỨC, PHƯƠNG THỨC LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ
Điều 34a. Lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt (Điều mới được bổ sung theo Luật 90/2025/QH15)1. Việc lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt được áp dụng đối với dự án đầu tư kinh doanh có một trong các điều kiện sau đây:
a) Có yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, biên giới lãnh thổ, lợi ích quốc gia, thực hiện nhiệm vụ chính trị của quốc gia;
b) Có yêu cầu thực hiện đặt hàng, giao nhiệm vụ để thực hiện dự án thuộc các lĩnh vực chiến lược, các dự án đầu tư phát triển trọng điểm, quan trọng quốc gia trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo;
c) Có yêu cầu đặc thù về thủ tục đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư, thủ tục giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biên hoặc có điều kiện đặc thù khác mà nếu áp dụng một trong các hình thức lựa chọn nhà đầu tư quy định tại các khoản 1, 2 và 2a Điều 34 của Luật này thì không đáp ứng được yêu cầu thực hiện dự án.
2. Cơ quan có thẩm quyền quyết định việc áp dụng hình thức lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
CHƯƠNG III KẾ HOẠCH LỰA CHỌN NHÀ THẦU
Điều 40. Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án (Đã sửa đổi theo Luật 90/2025/QH15)2. Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
Chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Đối với gói thầu đấu thầu trước theo quy định tại Điều 42 của Luật này hoặc gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án, trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư thì người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án tổ chức lập và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
CHƯƠNG VI PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ THẦU VÀ XÉT DUYỆT TRÚNG THẦU
Điều 58. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu – nhà thầu (Đã sửa đổi, bổ sung theo Luật 90/2025/QH15)3a. Phương pháp dựa trên kỹ thuật (mới bổ sung):
a) Phương pháp dựa trên kỹ thuật có thể được áp dụng đối với gói thầu có yêu cầu sử dụng công nghệ hoặc sản phẩm thuộc Danh mục công nghệ chiến lược và sản phẩm công nghệ chiến lược theo quy định của pháp luật về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, pháp luật về công nghệ cao;
b) Nhà thầu có hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và đạt điểm kỹ thuật cao nhất được xếp hạng thứ nhất, được mời đến mở hồ sơ đề xuất tài chính, làm cơ sở để thương thảo hợp đồng.
4. Đối với tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm, sử dụng tiêu chí đạt, không đạt. Đối với tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, sử dụng phương pháp chấm điểm hoặc tiêu chí đạt, không đạt. Đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá, phương pháp dựa trên kỹ thuật quy định tại khoản 3 và khoản 3a Điều này, sử dụng phương pháp chấm điểm để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật. Khi sử dụng phương pháp chấm điểm, phải quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật không thấp hơn 70% tổng số điểm về kỹ thuật.
Điều 62. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu – nhà đầu tư (Đã sửa đổi, bổ sung theo Luật 90/2025/QH15)
2. Tiêu chuẩn đánh giá:
a1) Các nhà đầu tư sau đây không phải chứng minh khả năng thu xếp vốn chủ sở hữu: doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm đổi mới sáng tạo, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao theo quy định của pháp luật về công nghệ cao;
4a. Đối với trường hợp dự án áp dụng lựa chọn nhà đầu tư quốc tế, nhà đầu tư nước ngoài cam kết chuyển giao công nghệ cho nhà đầu tư, đối tác trong nước thì được hưởng ưu đãi khi đánh giá hồ sơ dự thầu.
4c. Các nhà đầu tư là các tổ chức, doanh nghiệp quy định tại điểm a1 khoản 2 Điều này được sử dụng dự án, công trình do mình trực tiếp thực hiện mà công nghệ đã được đưa vào vận hành thử nghiệm thành công để chứng minh kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự khi tham dự thầu.
CHƯƠNG VIII QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤU THẦU
Điều 78. Trách nhiệm của chủ đầu tư trong lựa chọn nhà thầu (Đã sửa đổi, bổ sung theo Luật 90/2025/QH15)12. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người có thẩm quyền về các nội dung sau:
a) Việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
b) Việc chuẩn bị, tổ chức lựa chọn nhà thầu; ký kết, quản lý thực hiện hợp đồng với nhà thầu;
c) Tiến độ, chất lượng, hiệu quả của gói thầu.
13a. Chấp thuận hoặc không chấp thuận việc điều chuyển khối lượng, phạm vi công việc của nhà thầu phụ cho tổ chức, đơn vị khác khi cần đáp ứng yêu cầu về tiến độ, chất lượng gói thầu khi nhà thầu chính đề xuất.
CHƯƠNG X ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 96. Hiệu lực thi hành1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
2. Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 57/2024/QH15 hết hiệu lực từ ngày Luật này có hiệu lực.
Điều 97. Quy định chuyển tiếp
1. Đối với gói thầu đã phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trước ngày Luật này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát hành.
2. Đối với gói thầu đã phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nhưng chưa mở thầu tại thời điểm Luật này có hiệu lực thì có thể lựa chọn tiếp tục thực hiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát hành hoặc điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu và các tài liệu liên quan để thực hiện theo quy định của Luật này.
Điều 98. Trách nhiệm thi hành
Chính phủ quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật này.
Điều 99. Tổ chức thực hiện
Chính phủ, các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Luật này.
LƯU Ý QUAN TRỌNG:
- Nội dung này được biên tập dựa trên việc hợp nhất Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 và các sửa đổi, bổ sung của Luật số 90/2025/QH15 mang tính chất chủ quan cá nhân, cung cấp lên diễn đàn chỉ mang tính chất tham khảo
- Chính phủ sẽ quy định chi tiết các nội dung được giao trong luật