CEO Nhật Bản nói gì về người Việt Nam?

huynhbao

Thành viên cơ bản
21/5/13
142
8

(Người nổi tiếng)-“Chúng tôi tôn trọng những người trực tiếp làm ra cái thìa, cái kính vì họ có kỹ năng”. Đó là tâm sự của ông Ito Junichi, CEO công ty World Link Japan Inc về sự khác biệt trong việc đào tạo lao động ở Việt Nam với đất nước mặt trời mọc.

Theo như sự nhìn nhận của vị doanh nhân người Nhật này, thì người lao động Việt Nam ngày nay thích kiếm tiền nhưng lại không chăm chỉ.
ceo-nhat.jpg
Vị CEO người Nhật
Cùng xuất phát điểm là những đất nước bước ra từ chiến tranh với vô vàn khó khăn trong công cuộc hàn gắn vết thương do bom đạn, dựng xây đất nước, với những người dân cần lao, chăm chỉ. Ông Ito Junichi cho biết: “Khi tôi mới đến Việt Nam (VN) 20 năm trước, tôi thấy người VN cũng rất chăm chỉ như người Nhật”.
Thế nhưng chỉ sau đó ít năm: “Nhưng giờ thì tôi không còn cảm thấy điều đó nữa. Giờ tôi thấy người VN thích kiếm tiền nhưng không còn chăm chỉ như 20 năm trước nữa.”


“Một điều có thể thấy là người Việt Nam thường coi thường những người lao động chân tay như thợ hàn, công nhân lao động, công nhân xí nghiệp. Nhiều người trẻ chỉ thích làm trong những văn phòng tiện lợi, nhà có điều hòa.”

Khác với nước Nhật: “Ở Tokyo, trường đại học nổi tiếng nhất là Đại học Tokyo. Nhưng các sinh viên ở trường này nếu có đến làm cho công ty tàu hỏa của thành phố thì việc đầu tiên họ phải làm là dọn dẹp nhà vệ sinh, cắt vé. Họ phải học lao động bằng chân tay. Họ phải trải qua mọi việc từ dưới lên trên trước khi muốn trở thành sếp. Theo tôi, việc người trẻ không tôn trọng những người lao động chân tay là khuyết điểm rất lớn của xã hội”.

Trong khi đó, ở Việt Nam người trẻ lại coi thường lao động chân tay, nhiều công ty Nhật muốn nhân viên ra xí nghiệp chỉ dẫn cho công nhân nhưng nhân viên trẻ VN không muốn làm việc đó. Còn người Nhật thì họ trân trọng những người làm ra cái thìa, cái kính bởi họ có kĩ năng.

Ở Việt Nam, giờ có nhiều người tốt nghiệp đại học, nhiều người có bằng MBA nhưng họ chưa đụng tay làm những việc thật bao giờ cả. Họ chưa bao giờ làm những công việc tay chân lấm láp. Những người trẻ đó chỉ học trên giấy tờ, đọc sách nhưng họ chẳng hiểu gì thực tế cả.


Ông CEO này kể lại: “Tôi có họp với những người làm việc trong các lĩnh vực như chứng khoán, ngân hàng… để bàn về đầu tư một nhà máy, những người này cần tiền để làm nhà máy nhưng họ không hiểu gì về nguyên liệu thô, quy trình sản xuất hay thị trường… Tôi hỏi thì họ bảo “sếp tôi bảo phải làm”. Những người như vậy, họ chỉ hiểu được phần ngọn, phần bề mặt mà không hiểu hết mọi thứ…”


Để thấy rằng người Việt Nam chỉ thích lao động bàn giấy mà không gắn với thực tiễn, chỉ thích bề nổi mà không thấy cái bề sâu.

Thiết nghĩ giáo dục Việt Nam nên tạo điều kiện cho những người giỏi kĩ năng. Thay vì tạo điều kiện cho những người chỉ giỏi làm bài kiểm tra mà bỏ quên những người không giỏi làm bài kiểm tra nhưng có kĩ năng.

Nhìn nhận về cách sống, cách nghĩ của người Việt hiện đại
Độc giả Chi cũng nhận định thẳng thắn vấn đề về lối sống của người Việt ngày nay qua những gì CEO Nhật Bản nhận định:
“Ông Nhật này nói quá hay, quá đúng, ngay tim đen. Dân Việt đa số nay toàn loại ‘có khiếu’ chém gió, ăn bám, chỉ muốn khoe mẽ mà óc rỗng tuếch, tâm nông cạn. Đây chính là nguyên nhân sâu xa khiến Việt Nam chưa, và có nguy cơ, chẳng bao giờ tạo lập được cái công nghiệp gì cho ra hồn.

Hãy nhìn cho kỹ và ra sức học theo lối sống cần cù chịu khó, tinh thần yêu lao động đích thực của dân Nhật, Hàn! Thôi ngay mấy cái trò chém gió, ru ngủ bấy lâu nay!”

Bạn đọc do van có đánh giá: “Chuyên gia Nhật này nhận xét quá đúng về hiện tại của đất nước ta. Đây là những thứ đã kiềm soát VN, vì thế không bao giờ phát triển. Mọi người trẻ bây giờ, chỉ thích nói không thích làm,… hay xem thường những ngành nghề chân tay,… đây cũng là lỗi của hệ thống giáo dục Việt Nam cũng như chính sách của nước ta. Cần thay đổi nếu không 50 năm sau đất nước vẫn như xưa.

Cảm ơn ông bạn người Nhật có suy nghĩ và chia sẽ đúng đắng về điều này. Hi vọng rằng chính phủ, ngành giáo dục và xã hội nhìn thấy và thay đổi, chứ không như bây giờ nhà nhà cho con học ngân hàng tài chính, thương mại kế toán,..”


 
  • Like
Reactions: khanhpham90
Chính xác là trong nước mình lười lao động, đặc biệt là ở các thành phố.

Có được mấy thứ sau thì VN mình sẽ cất cánh ngay lập tức sau 5-10 năm:
- Giáo dục cải tạo hoàn toàn áp dụng chương trình của Tây Âu, Mỹ
- Cái hệ thống dở hơi cản đường kia
- Dân phải luôn tích cực lao động hơn nữa (viết ngắn thì thế thôi, để phân tích ra thì còn tỷ thứ nữa mới lao động tích cực đúng nghĩa).
Bài rất hay, ông ấy nói rất đúng, ... .
Nhưng cái gốc của vấn đề vẫn chưa được nói ra.

Xem thêm:
nguoiduatin.vn/nguoi-viet-noi-gi-ve-lao-dong-viet-a115826.html
Thích cái CM thợ hàn 7/7.

Hình thái xh quyết định các tố và tương lai của nó
Chí Phèo đã nói: Ai cho tôi sống lương thiện!
 
Người Việt chỉ may ra được tiến xa trong lĩnh vực kinh doanh vì còn có đất dụng võ, chứ bên kỹ thuật loay hoay chỉ có nhiêu trò cúi gằm mặt trên dây chuyền hoặc chổng mông chui rúc là chủ yếu, đi làm mà kỹ năng thực tế ko có thì làm cái gì, đây là lỗi hệ thống không phải do người dân, chứ giờ đưa mấy ông Honda, hyundai,... vào Việt Nam mà khởi nghiệp xem
teo tèo tèo


 
Cả triệu người bán hàng đa cấp.
Cả triệu người đánh đề.
Hàng trăm vụ bể nợ vài chục tỷ
....
Muốn tay không bắt giặc
Nên hang chục năm nữa chúng ta gặp nhau vẫn khoe nhau: công việc tao nhàn mà lương cao!
 
Ở VN giờ đầu tư vào sản xuất giống như tự biến mình thành con tin của chính sách nên người người đi buôn, nhà nhà đánh quả là chính.
Thằng nước ngoài nào đầu tư ở VN đều sợ nhất sự thay đổi chính sách của các lãnh đạo nhà mình, tư duy du kích theo kiểu "đi tắt đón đầu" và "sai đến đâu sửa đến đó" làm thui chột mọi ý định ý định sản xuất và đầu tư nghiêm túc, cả Tây cả Việt đều chết.
Người dân thì làm cái gì có lợi nhất cho mình là họ làm. Mấy chục năm qua, tầng lớp elite của VN chủ yếu làm giàu nhờ:
1) Dựa vào quan hệ với chính quyền để kiếm siêu lợi nhuận. Hôm qua có cái thớt về mấy công ty ruột ở khắp các tỉnh thành trên cả nước là minh họa;
2) Đánh quả như buôn bất động sản, buôn CK, buôn lậu;
3) Phá rừng, đào bới tài nguyên thiên nhiên đem bán.


Chả có ông nào chịu đầu tư vào công nghệ như Honda, Sony bên Nhật, Samsung, Hyundai bên Hàn, Formosa, HTC bên Đài Loan, hay thậm chí như BYQ, Huawei bên TQ. Ngu gì đầu tư khi vốn liếng bỏ ra thì lớn, rủi ro thì nhiều, thời gian thu hồi vốn tính bằng cả chục năm, trong khi mấy cái 1), 2), 3) bên trên ngon ăn quá mà.
Hị hị nhưng có 1 thực tế là người Việt mình ko đủ tầm để làm công nghệ như bọn kia. VN làm chi tiết thì rất tốt nhưng làm tổng thể thì kém (team work hiện giờ là điểm yếu của VN).

Cũng phải nói thêm là môi trường lao động ở Nhật hoàn toàn khác với VN.
CN ở Nhật làm 5 năm có thể lên lon, lên lương kha khá, có thể nói là nuôi đủ vợ con.
Ở VN thì nếu là dân xây dựng thẳng lưng tiến tới thì nuôi mình chưa đủ lấy gì nuôi người khác.
Hic nhưng c
ường độ lao động như bên Nhật dân mình chịu không nổi đâu: Các công ty thường họ chỉ nghỉ duy nhất thứ 7 cuối tháng, buổi trưa tất cả ăn uống nghỉ ngơi trong vòng 45 phút, trong giờ làm việc tuyệt đối không thấy họ nói chuyện riêng, giữa buổi có nghỉ 15 phút tập thể dục và 15 hút hút thuốc/uống cà phê...Hết ngày làm việc ra khỏi công ty mặt thằng nào cũng trắng bệch, lên tàu điện là ngủ...Về tới nhà là đêm, trông vợ yêu...cũng nhịn luôn vì không còn đủ sức ... một thằng nói vui vậy
 
Gần nhà em có 1 gia đình người Nhật, hai vợ chồng có 1 bé gái chừng 10t. Em để ý thấy bé không bao giờ ngủ trưa, mà cứ hay tha thẩn đi lòng vòng trong khuôn viên. Lúc nãy ra hóng mát, em mới hỏi chuyện bé. Hai cô cháu nói chuyện lung tung nhưng có 2 câu hỏi mà em thật sự thấy nể phục:
1. Sao cô thấy con không bao giờ ngủ trưa vậy?
- ba mẹ dạy con không được ngủ trưa, ngủ trưa là thói quen lười biếng. Ba mẹ nói người lớn đi làm không có ngủ trưa, nếu con có thói quen ngủ trưa thì con không thể làm việc tốt được.
2. Con có tự hào về đất nước của con không?
- con tự hào, nhưng mà đất nước con nghèo lắm, cái gì cũng phải mua, nên con phải ráng học, cho dù con ở đâu cũng phải ráng học để giúp đỡ quê hương!

Còn ngày xưa em được học:
Đất nước ta cong cong hình chữ S
rừng vàng........
đất phì nhiêu
các nước anh em viện trợ nhiều
.........
Lâu quá quên rùi
 
Ai dám nói Việt nam mình nghèo ???

>> Trụ sở tỉnh nào to như cung điện?
>> Trụ sở tỉnh như cung điện
>> Chốn công quyền đơn sơ bên trời Tây

Trụ sở huyện cũng phải to

Hình ảnh trụ sở một số tỉnh, huyện ở phía Bắc:
20131120144205-3.jpg

20131120144014-ubnd-lai-chau1.jpg
Trụ sở làm việc của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và các sở ban ngành tỉnh Lai Châu. Ảnh: Thông Thiện

20131120144416-ubnd-tinh-lao-cai.jpg
UBND tỉnh Lào Cai. Ảnh: Quốc Dũng

20131120144528-ubndtinhdienbien-1.jpg
UBND tỉnh Điện Biên

20131120144613-ubndtinhvinhphuc-1.jpg
UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Lê Anh Dũng

20131120144708-ubndhuyenmocchau-sonla-1.jpg
UBND huyện Mộc Châu, Sơn La. Ảnh: Lê Anh Dũng

20131120144743-ubndhuyenme-linh-hn-1.jpg
UBND huyện Mê Linh, Hà Nội. Ảnh: Lê Anh Dũng

20131120144825-ubndquantayho-hn-2.jpg
UBND quận Tây Hồ, Hà Nội. Ảnh: Lê Anh Dũng

20131120144905-ubndxataleng-tp-dienbienphu.jpg
UBND xã Tà Lèng, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Ảnh: Lê Anh Dũng




Chúng ta sánh vai các city hall của bọn tây lông cũng hoành tráng lắm
New York City Hall
300px-New_York_City_Hall.jpg

Duesseldorf City Hall
City-Hall-Rathaus-50615.jpg

Cán bộ ta nghèo lắm. Lương đã thấp rồi, nếu còn phải làm việc trong văn phòng chật chội nữa thì ai mà cống hiến cho nổi

Nên
nữa nè

ImageView.aspx

BRVT

a%20binh.JPG

Bình Dương.
 

(Người nổi tiếng)-“Chúng tôi tôn trọng những người trực tiếp làm ra cái thìa, cái kính vì họ có kỹ năng”. Đó là tâm sự của ông Ito Junichi, CEO công ty World Link Japan Inc về sự khác biệt trong việc đào tạo lao động ở Việt Nam với đất nước mặt trời mọc.

Theo như sự nhìn nhận của vị doanh nhân người Nhật này, thì người lao động Việt Nam ngày nay thích kiếm tiền nhưng lại không chăm chỉ.
ceo-nhat.jpg
Vị CEO người Nhật
Cùng xuất phát điểm là những đất nước bước ra từ chiến tranh với vô vàn khó khăn trong công cuộc hàn gắn vết thương do bom đạn, dựng xây đất nước, với những người dân cần lao, chăm chỉ. Ông Ito Junichi cho biết: “Khi tôi mới đến Việt Nam (VN) 20 năm trước, tôi thấy người VN cũng rất chăm chỉ như người Nhật”.
Thế nhưng chỉ sau đó ít năm: “Nhưng giờ thì tôi không còn cảm thấy điều đó nữa. Giờ tôi thấy người VN thích kiếm tiền nhưng không còn chăm chỉ như 20 năm trước nữa.”


“Một điều có thể thấy là người Việt Nam thường coi thường những người lao động chân tay như thợ hàn, công nhân lao động, công nhân xí nghiệp. Nhiều người trẻ chỉ thích làm trong những văn phòng tiện lợi, nhà có điều hòa.”

Khác với nước Nhật: “Ở Tokyo, trường đại học nổi tiếng nhất là Đại học Tokyo. Nhưng các sinh viên ở trường này nếu có đến làm cho công ty tàu hỏa của thành phố thì việc đầu tiên họ phải làm là dọn dẹp nhà vệ sinh, cắt vé. Họ phải học lao động bằng chân tay. Họ phải trải qua mọi việc từ dưới lên trên trước khi muốn trở thành sếp. Theo tôi, việc người trẻ không tôn trọng những người lao động chân tay là khuyết điểm rất lớn của xã hội”.

Trong khi đó, ở Việt Nam người trẻ lại coi thường lao động chân tay, nhiều công ty Nhật muốn nhân viên ra xí nghiệp chỉ dẫn cho công nhân nhưng nhân viên trẻ VN không muốn làm việc đó. Còn người Nhật thì họ trân trọng những người làm ra cái thìa, cái kính bởi họ có kĩ năng.

Ở Việt Nam, giờ có nhiều người tốt nghiệp đại học, nhiều người có bằng MBA nhưng họ chưa đụng tay làm những việc thật bao giờ cả. Họ chưa bao giờ làm những công việc tay chân lấm láp. Những người trẻ đó chỉ học trên giấy tờ, đọc sách nhưng họ chẳng hiểu gì thực tế cả.


Ông CEO này kể lại: “Tôi có họp với những người làm việc trong các lĩnh vực như chứng khoán, ngân hàng… để bàn về đầu tư một nhà máy, những người này cần tiền để làm nhà máy nhưng họ không hiểu gì về nguyên liệu thô, quy trình sản xuất hay thị trường… Tôi hỏi thì họ bảo “sếp tôi bảo phải làm”. Những người như vậy, họ chỉ hiểu được phần ngọn, phần bề mặt mà không hiểu hết mọi thứ…”


Để thấy rằng người Việt Nam chỉ thích lao động bàn giấy mà không gắn với thực tiễn, chỉ thích bề nổi mà không thấy cái bề sâu.

Thiết nghĩ giáo dục Việt Nam nên tạo điều kiện cho những người giỏi kĩ năng. Thay vì tạo điều kiện cho những người chỉ giỏi làm bài kiểm tra mà bỏ quên những người không giỏi làm bài kiểm tra nhưng có kĩ năng.

Nhìn nhận về cách sống, cách nghĩ của người Việt hiện đại
Độc giả Chi cũng nhận định thẳng thắn vấn đề về lối sống của người Việt ngày nay qua những gì CEO Nhật Bản nhận định:
“Ông Nhật này nói quá hay, quá đúng, ngay tim đen. Dân Việt đa số nay toàn loại ‘có khiếu’ chém gió, ăn bám, chỉ muốn khoe mẽ mà óc rỗng tuếch, tâm nông cạn. Đây chính là nguyên nhân sâu xa khiến Việt Nam chưa, và có nguy cơ, chẳng bao giờ tạo lập được cái công nghiệp gì cho ra hồn.


Hãy nhìn cho kỹ và ra sức học theo lối sống cần cù chịu khó, tinh thần yêu lao động đích thực của dân Nhật, Hàn! Thôi ngay mấy cái trò chém gió, ru ngủ bấy lâu nay!”

Bạn đọc do van có đánh giá: “Chuyên gia Nhật này nhận xét quá đúng về hiện tại của đất nước ta. Đây là những thứ đã kiềm soát VN, vì thế không bao giờ phát triển. Mọi người trẻ bây giờ, chỉ thích nói không thích làm,… hay xem thường những ngành nghề chân tay,… đây cũng là lỗi của hệ thống giáo dục Việt Nam cũng như chính sách của nước ta. Cần thay đổi nếu không 50 năm sau đất nước vẫn như xưa.

Cảm ơn ông bạn người Nhật có suy nghĩ và chia sẽ đúng đắng về điều này. Hi vọng rằng chính phủ, ngành giáo dục và xã hội nhìn thấy và thay đổi, chứ không như bây giờ nhà nhà cho con học ngân hàng tài chính, thương mại kế toán,..”
cái này chính xác nè mọi người. Mình cũng cảm thấy như vậy
 
cái này chính xác nè mọi người. Mình cũng cảm thấy như vậy
Mình cũng cảm thấy chính xác, bạn tiêu biểu cho những người não ngắn
ac34f93016b311e89f41afb00d864a6d.jpg

Nên chỉ biết đi rải spam
Thôi thì đọc bài này để rõ hơn
 
  • Like
Reactions: Worldsoft