Còn vụ này là điện máy xanh làm màu lùa gà là chính, nhưng thôi nhường chỗ cho các chuyên gia điện lạnh.
Vừa đúng vừa sai , tự trọng của nghề là không bao giờ phán bừa, điện máy xanh làm màu là đúng vì mấy trò bao lắp đặt bao ống đồng thì 99,99% lùa gà, vì ống đồng chất lượng kém, quảng cáo hút chân không nhưng phần lớn thợ nhận làm thợ đụng cho mấy siêu thị điện máy thì ... không quơ đũa cả nắm nhưng mọi người tự hiểu lấy.
Đầu tiên là ảnh hưởng của không khí với gas điều hòa, phải xem lượng không khí trong ống phá hỏng lượng gas như thế nào ? Bản chất thì
R22 (CHF2Cl),
R32 (CH2F2) và
R410A (gồm 50% R32 và 50%
R125 - CHF2CF3) và giống nhau, nhưng có điểm sôi điểm bay hơi cũng như tỷ số nén khác nhau .... ví dụ R32 có khả năng làm lạnh sâu cao gần gấp 2 lần so với gas lạnh R410A, rồi Gas R410A (R32) có tỉ số nén cao gấp 1,6 lần tỉ số nén của Gas R22 .... như bảng này:
1. Giá trị thuộc tính được tính trong điều kiện ở 50ºC
2. Điều kiện nhiệt độ từ 0 - 50ºC, đây là các giá trị tương đối trên tỉ lệ của R22 là 100
3. Được tính theo tỉ lệ Te/Tc/SC/SH = 5/50/3/0ºC
4. Chỉ số GWP (Khả năng làm nóng toàn cầu) được quy định trong báo cáo lần 4 của IPCC
Tuy nhiên cái cần bàn là ảnh hưởng của không khí:
- Gas R22 không cháy, hoá tính không độc hại , không tác dụng với không khí trong môi trường kín, khả năng chịu được tạp chất có không khí lẫn vào ... vậy với máy lạnh gia đình thì thợ lắp ráp thường bỏ qua quá đơn giản.
- Gas R32 cũng là dòng gas đơn chất, không có tác nhân gây cháy, không tác dụng với không khí trong môi trường kín (bị phân hủy bởi quang hóa) ... tuy nhiên có áp suất khá cao, vậy lẫn không khí vào thì ảnh hưởng đến hiệu suất làm lạnh. Vậy với hệ thống điều hòa tập trung cần phải quan tâm kỹ, ở gia đình thì xem phần kỹ thuật bên dưới.
- Gas R410A thì với
R-125 được xem là an toàn - được
sử dụng chữa cháy ... vậy thì tương tự như trên, lẫn không khí vào thì ảnh hưởng đến hiệu suất làm lạnh, nhưng với gas R410A mà đuổi khí vài lần bằng tiền mua mịa nó cái bơm hút chân không, chưa kể vì xả gas đuổi không khí, máy nó thiếu hay thay đổi gas thành phần, không lạnh, tới bảo hành thay hết gas, hút chân không, nạp lại toàn bộ gas thì chi phí thừa sức hút chân không mấy lần. Đó là chưa nói tới nạp nitrogen để leak-off-test !
Về kỹ thuật:
- Nếu đoạn ống ngắn sử dụng phương án của các bác thợ lười biếng là dùng gas đẩy không khí ra, bỏ một ít gas, sau đó khóa lại nạp đầy, đây là cách vẫn thường áp dụng nói chung cũng vẫn ổn, không triệt để trong việc đuối không khí nhưng nhà phố thì hiếm khi đoạn ống dài xa, chi phí lắp đặt thường chỉ 200 - 300k nên cũng khó yêu cầu thợ tuân thủ, nếu thợ tuân thủ thì chi phí lắp đặt phải có thêm chi phí hút chân không, như vậy thì chủ nhà hay phản ứng thợ vẽ chuyện kiếm tiền.
- Tuy nhiên với đoạn ống dài thì không ổn, dễ trả giá lắm, ống đồng khoảng cách lắp tối thiểu 3m , tối đa 15m, vậy nếu lắp ở khoảng 15m mà không hút chân không, dùng cách đuổi khí thì rõ ràng ai cũng thấy tỉ lệ hay áp suất môi chất không còn chuẩn theo thiết kế dẫn đến giảm hiệu suất, phải hút chân không, vì nhiệt độ sôi trong đó phụ thuộc vào nhiệt độ cần làm lạnh , lẫn nhiều không khi là không thể chấp nhận được, mọi lý do đều biện minh.
Và điều quan trọng là nhà sản xuất điều có hướng dẫn,
các siêu thị điện máy đều là nhà buôn thôi. Trên website bán hàng thì chém gió như thánh tướng, nhưng thực tế thì khoán cho hội thợ đụng với đơn giá siêu bóc lột, thợ nếu không chấm mút được vật tư thì sẽ làm qua loa đại khái để còn đi lắp đặt chỗ khác, chứ đúng quy trình thì mỗi ngày chỉ lắp được 2-3 máy thì bán nhà đi làm thợ ráp điều hòa .... vì khi đi ráp điều hòa tối thiểu 2 người, nhân công một người thợ đụng tự do giờ cũng 400k/ngày.
Vậy rõ ràng R22 và R32 thì
nếu có hút chân không thì tốt hơn, đỡ tốn điện hơn, máy hoạt động ít ồn hơn vì ít có tạp chất và khí ẩm trong hệ thống dẫn đến tuổi thọ cao hơn. còn R410A thì bắt buộc hút chân không, nhưng phải biết thỏa thuận thêm với thợ đương nhiên là phải có thù lao xứng đáng
. Lưu ý là ráp xong máy chạy thử áp lại nhé, ngay khoá gas chỗ cục nóng.
Nhưng liệu
mấy ông thợ có máy biết làm đúng kỹ thuật, hay lại là lùa gà? Một điều rất quan trọng là nhiều gia chủ, nhiều chủ đầu tư không biết là thợ lắp máy lạnh đa số đều do kinh nghiệm phụ lên đi phụ rồi cứ thế mà lắp, thợ nhôm kính hầu hết cũng vậy, trường hợp điện năng lượng mặt trời cũng tương tự hiện nay, rất ít rất ít thợ được đào tạo bài bản ở các trung tâm dạy nghề, dù khóa học chỉ có 3-6 tháng. Có yêu cầu (công trình) chứng chỉ nghề thì cũng toàn đi mua.
Nếu
chỉ là một quy trình quá nhỏ làm trong 10 phút - 15 phút cho thợ lành nghề (không cần dùng nitơ hay thử xì kiểu ngâm) thì đâu chuẩn, lắp ống xong, đưa máy vào hút và phải duy trì tối thiểu 2h xem kim đồng hồ chân không có bị tăng không .... Vừa đảm bảo kín và đảm bảo hết không khí thì mất hết mịa 1 ngày công của thợ rồi (thợ phụ nay gần 400k/ngày).
Nên với điều hòa gia đình, nếu đường ống ngắn việc sử Gas đẩy khí cũng là cách không hoàn toàn tồi với thợ có kinh nghiệm, khi chạy máy điều hòa họ kiểm tra dòng điện họ có thể phán đoán cần bù thêm bao nhiều Gas.
Nhân tiện nói đến bù Gas, một thời gian dài thợ điện lạnh Việt Nam toàn móc túi chủ nhà bằng trò bù nạp gas, nhiều chủ nhà đâu biết rằng nếu máy đã lắp ráp chạy ổn định, không có chuyện phải nạp ga mỗi lần vệ sinh vì nó là hệ thống kín. Còn nếu bị rò gas thì chỉ 1-2 ngày là hết và hết lạnh. Nên giờ cứ thợ nào đến mồi chài nạp gas là đuổi thẳng ra khỏi nhà mà khỏi cần giải thích gì.
Quan điểm cá nhân của ThangLongPECC với điều hòa gia đình là thỏa thuận với nhà buôn là
cắt giảm chi phí bao lắp đặt vào giá bán, chứ "bao lắp đặt, bao 5m ống đồng ... " thì không bao giờ có ống đồng tốt và thợ tốt, vì như nói trên là trên website của các nhà buôn chém gió thánh tướng, nhưng với đơn giá thuê thợ đụng dù quy trình có nhưng thợ họ không bao giờ làm nếu không có bồi dưỡng thêm, mà bồi dưỡng thêm chưa chắc thợ đụng đã biết làm. Sau khi mua xong tự thuê thợ tin cậy riêng.
Và nếu đang xây nhà mới, thì cũng như sắt nhôm kính gạch đá đồ nội ngoại thất (liên quan đến xây dựng) cũng phải có người tin tưởng... nhiều chủ nhà không tin mối thầu giới thiệu (đang nói thầu tử tế) , tự tìm bên ngoài ăn quả lừa cũng đắng ngắt.
Nếu dư dả tiền bạc thì khi thi công ống đồng yêu cầu dùng áp cao đuổi bụi và mạt nếu có sau đó bắt bịt đầu và gắn ruồi để test áp. Để test áp cứ bơm nito vào, chụp ảnh từng con ruồi gắn đồng hồ đo áp sau một tuần thì gắn lại đảm bảo là giống hình chụp cũ. Sau đó xả áp, cắt đầu gắn giàn nóng giàn lạnh , hút chân không, bơm gas , kiểm tra dòng.