[Chia sẻ] Nỗi ám ảnh giấy phép xây dựng khi người thân/ người quen nhờ vẽ giùm nhà phố

linhdannguyen

Thành viên cơ bản
6/11/14
34
8
Mỗi khi có người thân/ người quen đánh tiếng nhờ vẽ giùm nhà lại cảm thấy mệt mỏi, từ chối thì chẳng đặng - từ chối thì bảo là sợ vẽ chùa à ... nhận lời thì bỗng dưng mang rắc rối vào người mà còn ngầm chê trách là thiếu năng lực, tất cả vì mỗi cái gọi là giấy phép xây dựng dù đã cảnh báo là "“sẵn sàng giúp đỡ hết mình, nhưng để được mấy ông cán bộ quản lý đô thị chấp thuận thì lại là chuyện khác!”

Lý do muôn thuở người thân/ người quen nhờ vẽ giúp vì họ nói rằng nhờ các công ty dịch vụ vẽ cho đã rồi cũng phải sửa lại bản vẽ và phải đi xin điều chỉnh lại giấy phép xây dựng. Đúng thật là không thể sử dụng được các bản vẽ thực hiện bởi các thợ vẽ tại các công ty dịch vụ, nên nhiều chủ nhà nghe lời thầu dẫn đến tình trạng thiết kế để duyệt cấp giấy phép xây dựng một đường, thiết kế thực để xây dựng một nẻo, đến khi hoàn công méo mặt.

Phương án chữa cháy là mình vẽ đầy đủ theo quy định: mật độ xây dựng, chiều cao tầng theo quy định, vạt góc nếu có, khoảng lùi trước sau, kích thước rộng ban-công, chiều cao lan-can, đến biện pháp thi công bảo đảm an toàn công trình lân cận, các quy định về môi trường, phòng cháy, chữa cháy, lộ giới ngõ ngách ...vv. , rồi nói người thân/ người quen mang hồ sơ bản vẽ tới dịch vụ xin giấy phép xây dựng họ làm cho, nhưng vẫn không thoát kiếp nạn sửa chữa những thứ trời ơi đất hỡi như quy cách nét vẽ, ký hiệu, hướng bắc nam ... cứ mỗi lần người thân/ người quen mang văn bản trả hồ sơ về, lại phải ngồi soi để sửa tiếp .... cứ thông báo sửa lắt nhắt cả mấy tháng trời .... mệt mỏi vô cùng.

Giờ bất khả kháng phải vẽ thì bảo chỉ vẽ giùm, không đóng dấu .... và yêu cầu họ đến các công ty “sân sau” của địa phương đó (thường là trước cổng UBND quận) để... đóng dấu. Với “nhãn hiệu cầu chứng” trên, mọi hồ sơ xin CPXD sẽ qua được các khâu xét duyệt dễ dàng. Xây nhà ở quận nào thì đến "lấy dấu" công ty "sân sau" của quận đó. Tất nhiên thì trước khi vẽ phải soi quy hoạch, quy chuẩn xây dựng và hàng loạt các văn bản quy định về kiến trúc công trình, chiều cao cho nhà ở riêng lẻ.

Chia sẻ bức xúc không biết tỏ cùng ai vì hôm nay có mấy người thân mời đi ăn sáng .... lại tiếp tục nhờ vẽ giúp cái nhà .... không dám tương lên Facebook, đành mượn diễn đàn tương lên ... mong MOD/MIN bỏ quá cho.
 
Cả Thành Phố Hà Nội lẫn Thành Phố Hồ Chí Minh, thủ tục về cấp phép xây dựng đều thông thoáng rồi. Không có chuyện sân sau sân trước hay độc quyền gì đâu.

Thực tế tại Hà Nội là ở tất cả các phường, bộ phận một cửa các quận đều công khai các thành phần hồ sơ xin cấp phép xây dựng, gồm: đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng, giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất, bản vẽ thiết kế gồm bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất, sơ đồ vị trí công trình, bản vẽ các mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, mặt bằng móng, sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông, cấp thoát nước, điện. Đồng thời, công khai các yêu cầu, biện pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận, các quy định về môi trường, phòng cháy, chữa cháy. Đối với công trình có quy mô từ ba tầng trở lên phải có bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, kèm theo bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế... Ngoài ra, đối với công trình xây dựng xen kẽ có tầng hầm phải có văn bản phê duyệt biện pháp thi công móng và tầng hầm. Công trình cao từ bảy tầng trở lên phải có thêm báo cáo thẩm tra thiết kế do cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hoặc tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực tiến hành… Thời gian giải quyết trong 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Tuy nhiên việc hoàn thiện đầy đủ những thành phần hồ sơ như trên rất khó khăn, phần lớn hồ sơ do người dân tự chuẩn bị đều phải sửa chữa, bổ sung nhiều lần. Vướng mắc, khó khăn và dễ bị cơ quan chức năng yêu cầu sửa chữa, bổ sung nhất trong các thành phần hồ sơ là bản thiết kế công trình. Cán bộ chuyên môn có thể yêu cầu chủ đầu tư chỉnh sửa những chi tiết rất nhỏ, từ khoảng lùi, độ cao công trình, độ cao từng tầng, chiều dài, rộng ban-công, chiều cao lan-can, đến biện pháp thi công bảo đảm an toàn công trình lân cận …

Và đương nhiên, vẽ để xin giấy phép xây dựng xem đơn giản vậy nhưng phải "đúng" mới được duyệt nên mấy ông KTS hay kỹ sư ngán hay ngán ngẫm là đúng rồi, vì không liên quan đến chuyên môn của họ. Các vị làm những công trình lớn hành nghề cả thành phố, tỉnh, trong khi những công ty dịch vụ thì quận nào rành rẽ quận đó, nội cái quy hoạch lộ giới của cái ngõ ngách ở đó không có lấy gì mà tính mật độ ( muốn có cả thành phố chắc chỉ có người làm trong sở Quy hoạch hoặc sở xây dựng thì may ra). Nói vậy là để cho hiểu không phải hoạch họe mà đôi khi chỉ có công ty chuyên dịch vụ từng khu vực sẽ rành rẽ hơn.

Ví dụ ở Thành Phố Hồ Chí Minh, ai thông thạo Quyết định số 135/2007/QĐ-UBND của UBND TP Hồ Chí Minh : Ban hành Quy định về kiến trúc nhà liên kế trong khu đô thị hiện hữu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (có hiệu chỉnh bởi Quyết định 45/2009/QĐ-UBND) thì nếu có chuyên môn thì việc gì phải thuê công ty dịch vụ nếu lương tháng trên 20 triệu :D. Gì thì gì, trăm hay không bằng tay quen. Nói chung là KTS ăn rồi cắm cúi tra theo mật độ, theo quy định chung thì cũng nên giải nghệ đi.

KTS thì nên lo thiết kế đi, KTS phác thảo chủ yếu chính là mặt tiền, cao độ, vị trí tum, kỹ sư dép lào thì lo xây đi, còn giấy tờ thì có đội ngũ dịch vụ như bọn mình lo, xã hội phân công hết rôi.
 
  • Like
Reactions: kimtrongphat
sggfdgd1233.png



Nếu ACE không có nhiều thời gian và không biết bắt đầu từ đâu, hãy sử dụng dịch vụ xin phép xây dựng của chúng tôi. Chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện việc xin giấy phép xây dựng với thời gian tối ưu và chi phí hợp lý nhất để bạn khởi công công trình theo đúng quy định pháp luật để không vi phạm quy chế xây dựng.
 
Có quy định mới cho mọi người, thông tư 07/2019/TT-BXD Sửa đổi, bổ sung, thay thế một số quy định tại Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng .... có rất nhiều điểm mới cho nhà riêng lẻ


Công trình có tầng tum không tính vào số tầng của công trình khi chỉ dùng để bao che lồng cầu thang bộ hoặc giếng thang máy, bao che các thiết bị công trình (nếu có), phục vụ mục đích lên mái và cứu nạn, có diện tích không vượt quá 30% diện tích của sản mái.

Đối với nhà ở riêng lẻ, tầng lửng không tính vào số tầng của công trình khi diện tích sản tầng lửng không vượt quá 65% diện tích sản xây dựng của tầng ngay bên dưới.
 
Có quy định mới cho mọi người, thông tư 07/2019/TT-BXD Sửa đổi, bổ sung, thay thế một số quy định tại Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng .... có rất nhiều điểm mới cho nhà riêng lẻ


Công trình có tầng tum không tính vào số tầng của công trình khi chỉ dùng để bao che lồng cầu thang bộ hoặc giếng thang máy, bao che các thiết bị công trình (nếu có), phục vụ mục đích lên mái và cứu nạn, có diện tích không vượt quá 30% diện tích của sản mái.

Đối với nhà ở riêng lẻ, tầng lửng không tính vào số tầng của công trình khi diện tích sản tầng lửng không vượt quá 65% diện tích sản xây dựng của tầng ngay bên dưới.

Nhưng chiều cao tum là bao nhiêu ?