Chiến trường thương mại điện tử - đâu là vị trí của những doanh nghiệp vừa và nhỏ ? Truyền thông tiếp thị và vận hành ?!

NamTranKG

Thành viên cơ bản
18/12/19
8
12
Rạch Giá Kiên Giang
Như vậy cuộc chiến TMĐT đã thêm Adayroi rớt khỏi võ đài, giờ cuộc chiến chỉ còn là Sendo của FPT nhưng cứ xem như là của Nhật, Shopee và Lazada và Tiki của Trung Quốc, đơn độc còn mỗi thegioididong ... tuy nhiên đây là cuộc chiến đốt tiền của những doanh nghiệp lớn, những doanh nghiệp chuyên về bán lẻ, nhưng NamTranKG mạo muội muốn mở thớt mới bàn về chiến trường thương mại điện tử - đâu là vị trí của những doanh nghiệp vừa và nhỏ ?

Đúng muôn thuở TMĐT chẳng qua đơn thuần chỉ là có một chút ít thay đổi trong phương thức giao tiếp và thanh toán chứ ... quan trọng là bán cái gì ? giá bao nhiêu ? Nhưng đầu tiên vẫn là website và thương hiệu riêng - làm sao để người tiêu dùn tìm kiếm được sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp vừa và nhỏ ? Nhảy vào cuộc chiến quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm, theo sau đó là mạng xã hội, video trực tuyến và banner trực tuyến thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ đứt bóng rất nhanh , có đọc bài viết này cũng là ý tưởng hay

Không thấy ACE nào chia sẻ về Guerrilla Marketing - Truyền thông du kích, tiếp thị du kích .....








Tiếp theo thì rào cản ngay từ bước đầu tham gia cuộc chơi thương mại điện tử khi việc xây dựng cũng như vận hành hệ thống đòi hỏi rất nhiều thời gian, tài chính cũng như nguồn nhân lực, trình độ vận hành và quản lý

Rõ ràng là cần đầu tư một hệ thống để hiện diện trên Internet dưới dạng website và một hệ thống phía sau quản lý các khâu như kho bãi, vận chuyển. Việc xây dựng hệ thống như vậy thường tốn nhiều thời gian và chi phí… Ngoài ra, còn phải kể đến những rào cản về khâu hậu cần, kỹ thuật. Không chỉ cần đầu tư công nghệ và giải pháp công nghệ, thương mại điện tử cần giải quyết bài toán gặp gỡ giữa người bán và người mua. Tuy vậy, ngay cả khi thành công trong việc chinh phục người mua, doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn với các vấn đề như giao nhận, thanh toán hay một số bài toán khác như bảo hành, xác nhận thông tin khách hàng...

Trích từ


Có vẻ khó khăn quá nhỉ ?
 
TMĐT Việt Nam trong tương lai sẽ chia làm 6 mâm cơ bản, theo mức độ quy mô thứ tự như sau
- Mâm hàng hóa và dịch vụ từ Trung Quốc
- Mâm hàng hóa và dịch vụ từ ASEAN
- Mâm hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam
- Mâm hàng hóa và dịch vụ từ Hàn Quốc và Nhật Bản
- Mâm hàng hóa và dịch vụ từ EU
- Mâm hàng hóa và dịch vụ từ Bắc Mỹ

Về dịch vụ thì chưa biết, nhưng chắc chắn về hàng hóa Trung Quốc thì độc chiếm thị trường chắc chắn sẽ là Lazada. Hàng hóa trên Lazada mua từ Việt Nam còn rẻ hơn EBay, mà còn COD nữa thì việc gì phải xoắn. Hiện nay Alibaba lập ra luôn LEX Việt Nam để vận chuyển, thông quan, thu tiền. Hàng toàn thông quan điện tử, nhanh chóng mà không phải mở cho hải quan kiểm tra ... thì tốt nhất là các doanh nghiệp nhập đồ Trung Quốc về phân phối tại Việt Nam thì nên nhường nhịn, kiếm chuyện khác mà làm. À quên, còn cửa giống như Asanzo hay Khaisilk hay SEVEN.am .... rồi tự mở sàn giao dịch riêng.

Hàng hóa Việt thì Tiki có vẻ triển vọng. Lý do Tiki đầu tư hệ thống kho bãi, quản lý công nghiệp (dạng amazon) .... Tuy hiện nay Tiki bán đồ giá cao nhất trong số các sàn, tuy nhiên đây là nơi có dịch vụ bảo hành tốt nhất, và quan trọng là mua tiki ship rất nhanh. Do vậy nếu muốn nhảy vào kinh doanh nhãn hàng riêng là hàng Việt Nam hay thuê Trung Quốc làm thì không có cạnh tranh qua mạng nổi với Tiki.

Mâm hàng hóa từ Hàn hay Nhật đang là ẩn số, hiện nay các nhà bán lẻ siêu thị Hàn đang bị TMĐT xứ Hàn lùa chạy mất dép nên đang bò sang Việt Nam mở siêu thị .. siêu thị Nhật như AEON cùng cảnh ngộ ... nên chưa biết thế nào. Tương tự với mâm TMĐT hàng hóa từ ASEAN cũng chưa biết thế nào. Các mâm còn lại thì e rằng còn có Amazon đang chống cắm.

Muốn kinh doanh TMĐT thì cũng phải nhìn gương Amazon, giai đoạn đầu Amazon thực sự thì nhờ thu lợi nhuận không phải là TMĐT nên mới gồng gánh được.

Dĩ nhiên TMĐT là phạm vi rộng không chỉ mỗi bán lẻ hàng hóa trực tuyến.
 
May quá, VinGroup chưa kịp lập Vinbank với VinSurance. Còn TMĐT thì đừng đùa với Tiki, hiện Tiki lỗ lớn là do đang đầu tư, chứ tình hình với doanh thu tăng tốc như hiện nay thì sớm ngang ngửa với AliExpress thôi. Tiki toàn các quỹ, trước khi đầu tư vào họ xem kế hoạch rồi, trong đó có phần lỗ kế hoạch.

Á á mình lạc đề mất rồi, thôi trả thớt cho chủ thớt
 
Mình cũng chả hiểu ông chủ thớt muốn gì ? Ông ấy tính website thương mại điện tử chuyên nghiệp hay ký sinh các sàn TMĐT như nếu ở đây. Nếu đầu tư mà lên diễn đàn này hỏi thì bó tay chấm cơm, vì đòi hỏi phải chuyên nghiệp trong đầu tư và lĩnh vực này đòi hỏi nguồn tài chính phải dồi dào để duy trì hoạt động giai đoạn đầu khi chưa có nhiều khách hàng, nhất là thời buổi công nghệ hiện nay là phải tặng tiền cho khách ... nếu thừa tiền và muốn xóa đói giảm nghèo cho dân CNTT thì cứ việc.
 
  • Wow
Reactions: chuyennhathaiphong
Chắc anh chủ thớt sẽ mở website TMĐT xài riêng, nếu là hàng hóa thì vướng mắc lớn nhất vẫn phí ship và thời gian ship, phí ship chiếm tới 20% chi phí của sản phẩm. Những rào cản và rủi ro như việc khách hàng đặt hàng ảo, hay bị trả lại hàng thì tự mở website hay ký sinh càng sàn lớn cũng thế, có thể kết hợp thêm mở cửa hàng nho nhỏ kết hợp bán offline truyền thống.

Lợi thế TMĐT thì quá tuyệt rồi, có thể bán hàng khắp nơi hay vì hóng mỏ chờ khách hàng ghé qua như mở cửa hàng offline. Nên chọn những măt hàng gia dụng và công nghệ để kinh doanh. Đầu tiên thì cứ cứ ngó Lazada bán gì thì thì ta bán cái đó giá rẻ hơn, và cách thức tiến hành tiếp thị thì cũng giống với bài toán của Lazada, lựa chọn kênh quảng cáo bán hàng qua Facebook và Google - giúp nhà quảng cáo có khả năng kiểm soát được chi phí từng đồng tiền họ bỏ ra quảng cáo và không ràng buộc. Nên cài đặt hệ thống mã chuyển đổi của Google và nhận thấy chi phí cho mỗi đơn hàng, để có những đơn hàng gọi điện, hoặc khách hàng biết đến website mà không mua hàng thì Google khuyến mại cho mình vì nó không được tính vào giá thành của một chuyển đổi. Ưu điểm của Google và Facebook là có thể dừng quảng cáo bất kỳ lúc nào, có thể target đối tượng quảng cáo, có thể quyết định chạy vào giờ nào và giá tiên click khác nhau ở từng địa phương khác nhau. Dĩ nhiên là phải bỏ thời gian để quảng cáo hợp lý với ngân sách tốt nhất trên Facebook hay Google.

Thỉnh thoảng bớt ki bo thì chọn thêm các hình thức khác như email marketing hoặc đặt banner quảng cáo trên các trang điện tử hay quảng cáo CPC trên các mạng quảng cáo eclick của VnExpress hay admicro của Dân Trí v.v Nhược điểm thì sẽ mất ngay một mớ tiền mà chưa biết kết quả thu về.

Việc kinh doanh online việc chau chuốt hình ảnh rất quan trọng, khác với bán trên Facebook hay diễn đàn, bán trên website riêng thì khách hàng chỉ căn cứ vào những gì họ nhìn thấy trên website để đặt hàng vì vậy hình ảnh cần chuyên nghiệp, có sự đầu tư về giao diện đồ họa và website.

Một yếu tố quan trọng là chọn tên miền Việt Nam vì nó có thể hiện sự đầu tư chuyên nghiệp và nó cần được cung cấp thông tin chính xác mới có thể đăng ký, cái này sẽ giúp khách hàng tin tưởng hơn vào website của người bán, và điều quan trọng nhất là phải đăng ký website bán hàng online với Bộ Công Thương cho đúng qui định của pháp luật và đây cũng là một hình thức giúp khách hàng tin tưởng hơn để chuyển tiền vì mình là thằng có tóc. Nghiên cứu từ các sàn TMĐT lớn để niêm yết công khai các mức phí vận chuyển, các chính sách đổi trả hàng hóa phù hợp với từng mô hình hoạt động.

Điều quan trọng nhất là chăm sóc khách hàng mọi lúc mọi nơi. Cần phải tích hợp phần mềm Chat vào website để theo dõi và chăm sóc khách hàng kịp thời, khi tích hợp phần mềm chat online vào web sẽ giúp theo dõi được đầy đủ và chính xác khách hàng đang theo dõi website. Có thể nói phần mềm chat trực tuyến giúp biến website thành cửa hàng trực tuyến, có thể biết chính xác có bao nhiêu khách hàng đang online trên website và họ đang xem sản phẩm nào, đã xem sản phẩm nào, và người bán hàng có thể chat trực tiếp với họ. Hệ thống chat trực tuyến cũng giúp lưu trữ lại lịch sử chat với khách hàng, các chức năng thống kê lịch sử số lượng khách hàng chat, khách hàng đã ghé thăm website đây là cách hiệu quả để có thể thống kê hiệu quả của các chương trình marketing online của mình.

Chăm sóc sau bán hàng, lưu lại thông tin khách đã đặt hàng. Một trong những hình thức marketing tốt nhất là phục vụ và chăm sóc tốt lượng khách hàng của của các bạn, họ có thể mua những sản phẩm khác của các bạn, họ có thể nhớ tới thương hiệu của các bạn và giới thiệu cho những người khác mua hàng. Nên sử dụng sử dụng hệ thống email marketing, và email mã khuyến mại giảm giá hàng tuần tới tất cả những khách hàng đã mua hàng trước đây. Facebook, Skype hay Zalo luôn có tính năng thông báo ngày sinh nhật, hãy lưu lại và kết bạn với khách hàng thông qua những hệ thống này, có thể sử dụng phần mềm Zalo hoặc Facebook kết bạn để gửi thông tin khuyến mại, mã coupon nhân ngày sinh nhật. Đây là cách tiếp thị tuyệt vời.

Luôn có chương trình khuyến mại hấp dẫn. Khách hàng luôn thông thái, hãy tạo ra bán hàng thật, giá thật và khuyến mại thật chỉ có như vậy mới có sự phát triển bền vững. Nhiều lúc các bạn nhận được những chương trình khuyến mãi gây sốc như nhân dịp thằng bạn con ông cậu thằng bạn sinh nhật 15 tuổi, shop khuyến mại 15% tất cả hàng hóa trong 15 ngày. Những chiêu khuyến mại này không mới và các bạn thường nhìn thấy ở các siêu thị điện máy, tuy nhiên những chương trình khuyến mại thực (chiếm rất ít) vẫn có thể thu hút được số đông khách hàng tới siêu thị. Liên tục tạo ra các chương trình khuyến mại diện rộng, cho tất cả khách hàng (với những mặt hàng phổ thông) hoặc khuyến mại hướng theo nhóm đối tượng.

Hehe mình trích từ


có chỉnh biên cho phù hợp với diễn đàn congdongxaydung, gọi là câu view.

Chủ thớt cứ tích cực Google là sẽ có nhiều thông tin bổ ích
 
Không biết chủ thớt định vị phân khúc nào ? Cung cấp vật liệu xây dựng ? Cung cấp dịch vụ xây dựng hay mở sàn giao dịch bất động sản ? Nói về TMĐT thì ngành Xây Dựng và Bất Động Sản - Construction & Real Estate vẫn còn dư địa quá lớn, từ giai đoạn từ thiết kế, thi công, quản lý dự án đến phân phối bán hàng và vận hành .... nhưng Môi Giới Bất Động Sản là cách dễ dàng nhất để phát triển TMĐT.
 
  • Like
Reactions: NamTranKG
Mục đích mở thớt là ném đá dò đường thôi mà ACE ? Cảm ơn ACE đã tham gia, rảnh mình sẽ viết dài dòng hơn.
có vỡ nợ chưa ?

1 tháng sau khi đóng cửa, trang thương mại điện tử Leflair vẫn chưa giải quyết hết công nợ tiền hàng cho các nhà cung cấp và cả người lao động.


Không biết chủ thớt định vị phân khúc nào ? Cung cấp vật liệu xây dựng ? Cung cấp dịch vụ xây dựng hay mở sàn giao dịch bất động sản ? Nói về TMĐT thì ngành Xây Dựng và Bất Động Sản - Construction & Real Estate vẫn còn dư địa quá lớn, từ giai đoạn từ thiết kế, thi công, quản lý dự án đến phân phối bán hàng và vận hành .... nhưng Môi Giới Bất Động Sản là cách dễ dàng nhất để phát triển TMĐT.
Mấy trang TMĐT ở Việt Nam sẽ không bao giờ có lời vì không thể nào cạnh tranh về giá với các cửa hàng offline được, chỉ còn những trang TMĐT đang phát triển hiện nay chỉ là một mắt xích trong chuỗi cung ứng của họ - túm váy là online phục vụ offline.

Hãy tập làm offline cho ngon rồi làm online.
 
Các sàn TMĐT hiện nay đang đốt tiền để giành thị phần, hết tiền ở round 1 mà thị phần tăng lên, đối thủ yếu đi thì qua round 2 gọi vốn tiếp, chiến đến bao giờ trở thành độc quyền thì thôi, đến lúc độc quyền rồi thì như Grab bây giờ thôi.

Tiki đã bắt đầu giảm hỗ trợ người dùng, và bây giờ shop muốn bán được thì phải hỗ trợ tiền ship cho người dùng, nếu đơn hàng nhỏ Tiki chỉ hỗ trợ một phần, đơn hàng lớn trên 500k giờ các Shop phải chịu tiền.

Được cái là các Shop đỡ khốn nạn hơn Grab, không bán trên các sàn TMĐT này thì vẫn tự chạy quảng cáo bán hàng hoặc bán offline được, không khốn nạn như các Grabber mà không dùng App nữa thì cũng rất khó khăn chuyển về chạy xe truyền thống được .
 
Vâng các Shop sẽ bị vắt như Grab đang vắt các Biker thôi, vì khi có được người dùng đông đảo, các sàn sẽ không còn lệ thuộc vào doanh thu từ các Shop, ví dụ như Grab hiện nay doanh thu từ gọi xe qua App chỉ còn 50%.